5 quy tắc vàng cho một sức khỏe xương hoàn hảo
Chăm sóc sức khỏe xương đang được xem như một mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ trong xã hội ngày nay.
Một sức khỏe tốt, một hệ xương chắc khỏe luôn là yếu tố quan trọng giúp người phụ nữ chu toàn công việc gia đình và hoàn thành tốt công việc ngoài xã hội. Tuy nhiên, bước sang tuổi 35, khi xương bắt đầu bị lão hoá dần gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe thể chất của phụ nữ. Hãy quan tâm chăm sóc sức khỏe xương bằng cách thay đổi thói quen hằng ngày bằng những quy tắc đơn giản sau đây để sống vui khỏe và tận hưởng cuộc sống.
1. Thể dục thể thao:
Việc tập thể dục thường xuyên giúp cho việc duy trì thể trạng cơ thể và góp phần tích cực vào duy trì trọng lượng cơ thể, xây dựng và duy trì mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, mất xương, loãng xương.
Khi bước qua tuổi 35, xương mất đi độ đặc, khớp trở nên cứng, khó linh hoạt hơn, tập thể dục đều đặn là một trong những cách tốt nhất để kéo chậm hoặc ngừa suy giảm cơ, xương và khớp.
Theo khoa học nghiên cứu, mỗi ngày chỉ cần tập thể dục 30-45 phút sẽ thúc đẩy việc hình thành xương, các hoạt động thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ…được xem là rất tốt cho việc duy trì và bảo vệ sức khỏe xương.
2. Hạn chế rượu bia và các loại đồ uống có ga
Video đang HOT
Theo khoa học nghiên cứu chất cồn có trong bia rượu sẽ gây trở ngại cho tuyến tụy và sự hấp thụ canxi, vitamin D, hai dưỡng chất cần thiết cho xương của bạn. Việc uống bia rượu nhiều làm cho hormone estrogen bị giảm, dẫn đến quá trình tái tạo xương sẽ chậm dần lại và dẫn đến mất xương. Bên cạnh đó, các loại đồ uống có ga thường chứa nhiều axit photphoric làm tăng tỷ lệ bài tiết canxi qua nước tiểu khiến cơ thể bạn giảm hấp thu canxi tổng thể và gây nên bệnh loãng xương.
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Theo những báo cáo mới đây nhất của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, vấn đề thiếu canxi đối với sức khỏe của người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng vẫn đang là điều đáng báo động. Hiện nay, có đến 71% dân số nông thôn và 65% dân số thành thị tại Việt Nam có khẩu phần canxi thấp hơn so với khuyến nghị (500mg/ngày).
Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn khi đối với phụ nữ, đối tượng chính của căn bệnh loãng xương mà nguyên nhân là do thiếu hụt canxi. Do vậy, nên lựa chọn các loại thực phẩm như pho mát, sữa chua, bông cải, rau muống, cải xoăn, cải bẹ, cá hồi, cá mòi, tôm, cua, các thức uống như nước cam, nước táo, nước yến, nước thơm…cho bữa ăn hàng ngày để bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
4. Kiểm tra sức khỏe xương định kỳ
Phụ nữ thường có nguy cơ mắc chứng loãng xương sau tuổi 35, đặc biệt nguy cơ này tăng nhanh khi phụ nữ bước sang thời kì mãn kinh. Theo thống kê, nhiều phụ nữ trên 45 tuổi dành nhiều thời gian điều trị tại bệnh viện vì bệnh loãng xương hơn bất cứ căn bệnh mãn tính khác, bao gồm cả bệnh tiểu đường, đau tim hoặc ung thư vú. Việc kiểm tra sức khỏe xương định kỳ giúp bạn có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu phát sinh.
5. Hai ly Anlene mỗi ngày
Mỗi ngày, cơ thể cần một lương canxi trung bình tư 1.000 đến 1.300 mg. Tuy nhiên, bữa ăn hàng ngày thường không đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết này. Việc bổ sung hai ly sữa Anlene mỗi ngày giúp cung cấp 100% nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể. Sản phẩm Anlene đã được thử nghiệm lâm sàng và đã được chứng minh là bắt đầu làm giảm các dấu hiệu hư tổn xương trong vòng 4 tuần.
Theo TNO
Thoái hóa khớp gối, nên tập môn thể thao gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị mòn lớp sụn bề mặt khớp, tổn thương lớp xương dưới sụn. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi.
Cuộc sống năng động giúp người lớn tuổi giảm nhiềazu nguy cơ về sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, khoa Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa.
Bệnh nhân bị bệnh này thường thấy đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.
Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X - quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.
Bác sĩ Thành Ý cho hay, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt bình thường.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.
Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng.
Bác sĩ Thành Ý phân tích, việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao phù hợp để tham gia.
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Bác sĩ Thành Ý cho biết, khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh.
Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá...
Do đó, để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.
Theo TNO
Những thuốc gây hại cho xương của bạn Nếu bạn bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương, điều bạn có thể làm là giữ cho xương càng khỏe càng tốt. Ngoài việc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn và tập luyện, bạn nên biết rằng một số thuốc thân thiện với xương và những thuốc khác có thể có những tác dụng phụ...