5 chi tiết ở Squid Game chỉ người Hàn mới hiểu: Một điều nhỏ spoil sạch cả cái kết, giọng nói của nữ chính cũng có 1 bí mật
Nếu không biết tiếng Hàn, khán giả sẽ khó mà nhận ra được những chi tiết sau đây trong Squid Game!
Thật bất ngờ khi Squid Game (Trò Chơi Con Mực) – một bộ phim đến từ Hàn Quốc lại có thể soán ngôi Bridgerton để trở thành phim được xem nhiều nhất của Netflix. Với 111 triệu người xem trên khắp thế giới, Squid Game được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ và trở thành một hiện tượng toàn cầu. Tuy nhiên, bản chất của Squid Game vẫn là một bộ phim Hàn Quốc. Có nhiều tình tiết, chi tiết và lời thoại đắt giá của bộ phim đã biến mất thông qua những phiên bản dịch thuật hoặc lồng tiếng, khiến trải nghiệm thưởng thức phim của khán giả quốc tế không thật sự trọn vẹn. Dưới đây chính là những chi tiết mà khán giả quốc tế vô tình “bỏ qua” khi thưởng thức Squid Game mà không hề hay biết.
1. Ý nghĩa đằng sau cái tên của nữ chính
Nhân vật nữ chính trong Squid Game là Sae Byeok, được thể hiện bởi nữ diễn viên, người mẫu Jung Ho Yeon. Điều khán giả thế giới không nhận ra chính là tên nhân vật này có nghĩa là “bình minh” trong tiếng Hàn Quốc. Bình minh là khoảnh khắc mở đầu một ngày mới, và nhân vật này cũng là người vượt biên, đi tìm cuộc sống mới cho bản thân và gia đình mình.
2. Trò chơi có búp bê tử thần mỗi người dịch một kiểu, đố ai biết búp bê đang hát điều gì?
Tên của trò chơi đầu tiên trong Squid Game được dịch ra khá nhiều phiên bản. Nào là “Hoa dâm bụt nở”, nào là “Trò chơi ngựa gỗ” hay “Đèn đỏ đèn xanh”… khiến khán giả quốc tế không thể hiểu rõ đâu mới là cái tên thực sự của trò chơi này, cũng như lời hát bí ẩn mà búp bê hát trong lúc quay mặt đi.
“Mugunghwa kkochi pieot seumnida” là những gì búp bê đã hát. Mugunghwa chính là bông hoa dâm bụt – loài hoa nổi tiếng của Hàn Quốc. Ý nghĩa của câu hát là “Mỗi khi hoa nở, bạn phải đứng yên”.
3. Cái tên của tập cuối cùng cũng spoil toàn bộ cái kết
Tập thứ 9 của Squid Game có tên “Một ngày may mắn” (A Lucky Day) . Khán giả có lẽ sẽ không hiểu được ý nghĩa của cái tên này nếu không quen thuộc với văn chương Hàn Quốc. Đây là tên của một câu chuyện ngắn nổi tiếng của tác giả Hyun Jin Gun.
Trong câu chuyện này, nhân vật chính là một người đàn ông làm việc quần quật suốt cả ngày để kiếm tiền nuôi vợ ốm yếu. Tuy nhiên khi anh về tới nhà, anh phát hiện ra vợ của mình đã qua đời. Câu chuyện này khá giống với những gì xảy ra ở tập cuối Squid Game , khi Gi Hun trở về sau những trò chơi chết chóc và thấy mẹ già đã qua đời.
4. Nữ chính chật vật để giấu đi chất giọng Bắc Hàn của mình – sự chối bỏ quê hương mà khán giả bình thường không thể phát hiện
Nhân vật Sae Byeok dường như đã rất vất vả để không bị phân biệt đối xử khi tới Nam Hàn. Một người dùng Twitter đã chỉ ra rằng khi nói chuyện với cậu em trai, cô sử dụng giọng Hàn Quốc thông thường. Tuy nhiên khi cậu bé trở nên buồn bã, cô ngay lập tức chuyển sang giọng nói địa phương – giọng đặc trưng của người Bắc Hàn.
5. Lời thoại của nhân vật bị dịch cho sai rành rành, mất luôn cả ý nghĩa đằng sau!
Nhân vật “bà điên” Mi Nyeo là một trong những gương mặt đáng nhớ nhất của Squid Game. Khi thuyết phục người khác tin tưởng mình, nhân vật này đã nói “Ngoại trừ những thứ tôi không giỏi ra thì cái gì cũng giỏi” – theo bản dịch tiếng nước ngoài của Netflix. Tuy nhiên, những khán giả biết cả tiếng Hàn đã khẳng định đây là bản dịch sai, không phản ánh đúng những gì nhân vật này nói.
Theo nhiều khán giả, những gì Mi Nyeo thực sự nói là “Tôi rất thông minh, tôi chỉ không có cơ hội học hành”. Câu nói này có ý nghĩa khác biệt hoàn toàn, và cũng là một lý do thường thấy ở nền văn hóa châu Á. Đồng thời, nó còn nói lên nhiều điều về quá khứ, cuộc đời của nhân vật này.
Trailer Squid Game
Squid Game hiện đã ra mắt đủ các tập trên Netflix.
Lộ bằng chứng "trùm cuối" Squid Game thực chất vẫn còn sống, điểm đáng ngờ ai cũng nhìn thấy nhưng lại không nhận ra!
Liệu nhân vật này ở Squid Game thật sự đã chết hay tất cả chỉ là "một cú lừa"?
Squid Game (Trò Chơi Con Mực) đã trở thành phim ăn khách nhất Netflix với lối kể chuyện hấp dẫn, nội dung lắt léo cùng những trò chơi tử thần gay cấn. Ngay từ những phút giây đầu tiên cho tới tập cuối cùng, Squid Game luôn khiến khán giả phải bất ngờ khi từng tình tiết được lật mở, cũng như danh tính các nhân vật "trùm cuối" được tiết lộ.
Ở tập cuối cùng của Squid Game, khán giả mới phát hiện ra trùm cuối của trò chơi thực chất chính là ông già Il Nam - người chơi 001 đã gắn bó với nam chính Gi Hun từ tập đầu. Hóa ra khi ông thua cuộc trong trò bắn bi, ông đã làm giả cái chết và quay trở về thân phận thật của mình là người tạo ra trò chơi chết chóc này. Phát hiện này khiến nam chính Gi Hun sốc óc và sụp đổ niềm tin.
Ông già này thú nhận ông đã tạo ra trò chơi vì vốn dĩ đã mất niềm tin vào lòng tốt của nhân loại. Họ nhìn thấy một người vô gia cư ốm yếu đang nằm trên vỉa hè trong đêm lạnh, và đưa ra một trò cá cược: cho tới nửa đêm, nếu không có ai tới giúp người vô gia cư ấy thì ông già sẽ thắng.
Đúng như dự đoán của Gi Hun, một người qua đường đã gọi cảnh sát tới giúp người vô gia cư nọ vào lúc 12h đêm. Tuy nhiên khi Gi Hun quay sang ông già để khẳng định rằng mình đã đúng, ông ta đã qua đời ngay khoảnh khắc ấy. Cái chết của ông già Il Nam để lại cảm giác bất ngờ cho khán giả, khi còn quá nhiều bí ẩn về Squid Game chưa được giải đáp. Dẫu vậy, nhiều người cho rằng cái kết của nhân vật "trùm cuối" ở đây cũng là hợp lý, không thừa không thiếu.
Gi Hun thắng cược 1 phút trước nửa đêm, khi có người tới giúp ông già vô gia cư
Chi tiết đáng ngờ cho thấy cái chết có thể chỉ là sắp đặt
Một số khán giả đã phát hiện ra điểm đáng ngờ ở nhân vật trùm cuối này vào giây phút lâm chung. Việc có người tới giúp người vô gia cư vào đúng lúc 12h đêm, hay chi tiết ông già cũng chết vào ngay khoảnh khắc ấy - là một sự trùng hợp kỳ lạ đến gai người. Tất cả có thể chỉ là trùng hợp, nhưng cũng có thể là sự sắp đặt từ trước. Ông già trước đây đã từng "chơi" Gi Hun một vố đau điếng, nên cũng không hoàn toàn bất ngờ nếu ông ta có khả năng sắp đặt cái chết của chính mình lần thứ 2.
Ở thời điểm 12h kém 25 phút, ông già nhờ Gi Hun rót cho mình một cốc nước để uống. Theo một vài khán giả, trong nước này chính là một thứ chất nào đó khiến ông bất tỉnh hoặc... chết lâm sàng trong một thời gian nhất định, đủ để đánh lừa Gi Hun.
Liệu có thứ gì trong ly nước?
Vì sao ông già "trùm cuối" phải làm giả cái chết của chính mình?
Ông ta đã tính toán tỉ mẩn từng đường đi nước bước để kết thúc cuộc trò chuyện cũng như mối liên hệ với Gi Hun. Nếu như ông ta còn sống sau cuộc trò chuyện này, ông sẽ trở thành mục tiêu tra hỏi, tấn công của Gi Hun. Sự tồn tại của mối quan hệ qua lại giữa hai người cũng sẽ làm ảnh hưởng tới "an nguy" của tổ chức Squid Game. Chính vì thế, ông cần phải sử dụng biện pháp mạnh để Gi Hun không bao giờ tìm tới mình lần nữa.
Đây có phải cách để ông già "seen tin nhắn" của Gi Hun mà không cần trả lời?
Không ngoại trừ khả năng, ông già Il Nam muốn "chiêu mộ" Gi Hun vào làm cho tổ chức của mình. Đó là lý do duy nhất mà ông ta muốn gặp lại anh chàng sau một thời gian rất dài. Với những người bị sang chấn tâm lý sau trò chơi và nhân sinh quan bị thay đổi (như tên quản trò - nhân vật của Lee Byung Hun) thì hoàn toàn có khả năng xoay chuyển, thuyết phục họ trở thành một phần của "hệ thống" Squid Game. Tuy nhiên, sự kiên định vào lòng tốt của con người trong Gi Hun đã khiến ông già này bỏ cuộc.
Đây là một giả thuyết hoàn toàn có thể xảy ra. Việc sắp đặt, làm giả cái chết của ông già Il Nam là một điều khả thi. Nếu ông ta còn sống, dự là mùa 2 của Squid Game sẽ còn căng thẳng, sốc óc hơn rất nhiều.
Squid Game đã ra mắt đủ các tập trên Netflix.
Trailer Squid Game
Dàn cast Squid Game đồng lòng hé lộ cảnh quay khổ sở, đau đớn nhất: Khó nhọc đến đâu mà "kiệt quệ", nam chính phải nôn vài lần? Cảnh quay nào đã khiến dàn cast Squid Game "sức cùng lực kiệt", khổ sở với vấn đề sức khỏe vậy? Một trong những điểm thú vị và thu hút nhất của Squid Game (Trò Chơi Con Mực) chính là những vòng chơi tử thần, dựa trên các trò trẻ em quen thuộc tại Hàn Quốc. Nếu như khán giả luôn hào hứng...