4 cách nấu cháo cho bé 9 tháng giúp con khỏe mẹ vui
Cách nấu cháo cho bé 9 tháng rất khác so với cách chế biến cháo ở những tháng trước đó. Lý do là giai đoạn này, cơ thể trẻ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn,
Để có thể phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Cũng như, hệ tiêu hóa của bé đã tốt hơn, có thể tiếp nhận đa dạng thực phẩm hơn. Giúp mẹ bổ sung thêm vào thực đơn món cháo dinh dưỡng cho bé 9 tháng, Yeutre.vn chia sẻ với mẹ 4 cách nấu cháo đơn giản, dễ làm, nhưng đảm bảo thơm ngon cho bé như dưới đây.
1. Cách nấu cháo trứng gà khoai lang cho bé 9 tháng
Nguyên liệu
1 quả trứng gà
1 củ khoai lang
40g bột gạo
1 thìa cà phê dầu olive
Sữa hoặc nước lọc.
Thực hiện
- Khoai lang được rửa sạch, gọt vỏ, thái thành những khoanh tròn, cho vào nồi hấp chín rồi lấy ra, nghiền nhuyễn. Sau đó, bạn trộn khoai lang với một chút nước lọc hoặc sữa, khuấy đều.
- Trứng gà đậ.p vỏ, mẹ có thể lấy lòng đỏ hoặc nguyên trứng (trường hợp bé không dị ứng với lòng trắng trứng) cho vào chén, để riêng ra một bên. Cho bột gạo vào nồi nấu cùng một lượng nước vừa đủ, đun với lửa liu riu cho chín. Thỉnh thoảng, bạn mở nắp, khuấy đều để bột không bị dính dưới đáy nồi nhé.
Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn – Ảnh Internet
- Khi bột chín, bạn cho khoai lang vào nồi, khuấy đều và đun sôi. Sau đó, lòng đỏ trứng gà được cho vào, đun thêm từ 1 – 2 phút nữa cho trứng chín thì tắt bếp.
- Bạn múc cháo trứng gà khoai lang ra chén, cho thêm 1 thìa cà phê dầu olive vào, khuấy đều và chờ cháo bớt nóng thì cho bé ăn.
Cháo trứng gà khoai lang cải thiện tình trạng táo bón của bé – Ảnh Internet
2. Cách nấu cháo tôm cà rốt
Trong các món ăn cho bé 9 tháng , không thể thiếu món cháo tôm cà rốt. Là món ăn giàu đạm và vitamin, mẹ dễ làm, bé dễ ăn, nên đây là món cháo hầu như đều có trong sổ tay của các bà mẹ.
Nguyên liệu
35g tôm tươi
50g gạo tẻ
1/2 củ cà rốt
Dầu olive
Thực hiện
Video đang HOT
- Cà rốt được gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Tôm bỏ chân và đầu, bóc phần vỏ bao quanh, rửa sạch thịt, lấy chỉ đen ở sống lưng ra, băm nhỏ.
- Gạo được vo sạch, ngâm nước trong khoảng 30 phút cho mềm rồi đổ vào nồi ninh nhừ thành cháo.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, chân rồi rửa sạch và băm nhỏ – Ảnh Internet
- Khi cháo chín nhừ, cho cà rốt vào ninh khoảng 15 – 20 phút, khuấy đều để cháo không bị dính dưới đáy nồi. Sau đó, bạn cho tôm vào đun thêm 5 phút nữa, tắt bếp, nêm thêm chút dầu ăn rồi múc cháo tôm cà rốt ra chén, cho bé khi thưởng thức khi cháo còn ấm.
Cháo tôm cà rốt giàu canxi giúp bé chắc khỏe – Ảnh Internet
3. Cách nấu cháo óc heo đậu Hà Lan
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng cũng thường sử dụng đậu Hà Lan và óc heo. Óc heo giàu đạm và đậu Hà Lan giàu tinh bột, rất thích hợp để bổ sung về lượng thức ăn, cũng như lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé ở giai đoạn này.
Nguyên liệu
20g gạo tẻ
30g óc heo
30g đậu Hà Lan
1 muỗng cà phê dầu olive
Thực hiện
- Gạo tẻ được vo sạch, ngâm với nước trong khoảng 30 phút cho mềm rồi vớt ra, cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, ninh nhừ thành cháo. Đậu Hà Lan được rửa sạch, cho vào nồi khác cùng với nước, luộc chín rồi vớt ra, để nguội, bóc vỏ và xay nhuyễn.
- Óc heo mua về làm sạch rồi hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước. Khi cháo chín nhừ, cho óc heo vào, khuấy đều và đun sôi trong khoảng từ 2 – 3 phút.
Đậu hà lan luộc chín, bóc vỏ và xay nhuyễn – Ảnh Internet
- Tiếp theo, bạn cho đậu Hà Lan đã xay nhuyễn vào nồi, tiếp tục khuấy đều đến khi đậu hòa tan vào cháo, cháo được bạn tắt bếp.
- Bạn múc cháo óc heo đậu Hà Lan ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu olive vào, khuấy đều và cho bé dùng khi cháo còn ấm.
Cháo óc heo đậu Hà Lan ngon mềm, bổ dưỡng – Ảnh Internet
4. Cách nấu cháo gan gà khoai lang
Nguyên liệu
20g gạo tẻ
30g gan gà
20g khoai lang
1 muỗng cà phê dầu olive
Thực hiện
- Gạo tẻ được vo thật sạch, đem ngâm với nước trong 30 phút rồi cho vào nồi nấu sôi cùng 1 chén nước đầy.
- Khoai lang được gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành những khoanh tròn rồi cho vào nồi hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Gan gà được làm sạch, rửa với nước và băm nhuyễn.
Gan gà loại bỏ hết phần xơ, rửa sạch – Ảnh Internet
- Khi cháo chín nhừ, bạn cho khoai lang, gan gà vào nấu trong 2 – 3 phút, khuấy đều và tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn múc cháo ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu olive vào, khuấy đều và chờ cháo bớt nóng thì cho bé ăn.
Cháo gan gà khoai lang giúp bé thay đổi khẩu vị – Ảnh Internet
5. Lưu ý trong cách nấu cháo cho bé 9 tháng
Không nêm gia vị như mắm muối vào cháo của bé, vì dưới 1 tuổ.i, gia vị tự nhiên trong thực phẩm đã đủ cho bé. Không cần xay nhuyễn mịn vì 9 tháng tuổ.i là giai đoạn bé đã có thể ăn thô. Lưu ý với đậu Hà Lan cần làm nhuyễn không để nguyên hạt để tránh tình trạng hóc hạt khi bé ăn cháo còn nguyên hạt đậu.
Các thực phẩm tươi sống như tôm, gan gà, óc heo,…bạn cần sơ chế kỹ để giảm mùi tanh sẽ làm món cháo ngon hơn và bé ăn được nhiều hơn. Trẻ từ 6 tháng tuổ.i trở lên đã có thể ăn toàn trứng với điều kiện trứng sạch an toàn và bé không có dị ứng với lòng trắng trứng.
4 cách nấu cháo cho bé 9 tháng được giới thiệu trên đây chắc chắn sẽ là gợi ý hay cho bạn nếu đang băn khoăn không biết cho bé nhà mình ăn món gì . Thêm vào đó, một vài lưu ý nhỏ cần thiết khi chế biến cháo cho bé 9 tháng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, để bạn chế biến cháo đúng cách cho con. Chúc bé nhà bạn ăn ngon, ăn được nhiều và nhận được nguồn dinh dưỡng phong phú từ các món cháo này nhé.
2 cách nấu cháo cho bé ăn dặm cơ bản và nguyên tắc cần nhớ khi mẹ cho bé ăn
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm tưởng chừng khó nhưng thực ra rất dễ dàng. Chỉ với vài bước cùng những nguyên liệu đơn giản là bố mẹ đã có ngay cho bé yêu một chén cháo nóng hổi thơm ngon rồi.
Hôm nay, Cachnau.vn sẽ chia sẻ cùng bạn 2 cách chế biến cháo cho bé ăn dặm cùng một số nguyên tắc khi ăn. Điều này sẽ giúp việc ăn uống của con trở nên dễ hơn bao giờ hết. Theo dõi ngay để học hỏi và thực hiện bạn nhé.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm và nguyên tắc khi ăn mẹ nắm rõ sẽ khiến việc chuẩn bị lẫn cho bé ăn trở nên nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Internet
1. Gợi ý 2 cách nấu cháo cho bé ăn dặm đơn giản nhất
1.1. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện
Bước 1: chuẩn bị gạo, nồi cơm điện, dầu ăn chuyên dùng cho tr.ẻ e.m và những dụng cụ cần thiết khác. Sau khi đã chuẩn bị xong, chúng ta tiến hành các bước nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện.
Bước 2: lấy một lượng gạo vừa đủ, cho vào chén nhỏ rồi đem đi vo sơ. Sau đó cho nước sạch vào ngâm khoảng 3 giờ đồng hồ để gạo mềm. Bước này sẽ giúp cháo nhanh chín mềm đều hơn
. Bước 3: gạo ngâm xong thì vo sơ lại rồi cho vào nồi cơm điện. Thêm nước sôi để nguội khoảng từ 40 độ - 50 độ C. Tùy thuộc vào sở thích của bé mà mẹ đổ lượng nước phù hợp. Việc thêm nước ấm giúp cháo nhanh chín hơn.
Bước 4: sau khi xong bước 3, các bạn cho thêm một muỗng dầu ăn vào. Dầu ăn giúp cháo không bị trào khi sôi ở nhiệt độ cao và nước cũng trong hơn.
Bước 5: tiếp tục các bạn chỉ cần cắm điện, bật nút và chờ khoảng 20 phút hoặc có thể hơn. Đến khi cháo chín nở mềm đều là được. Sau khi cháo chín, thì tiếp tục ủ ở chế độ giữ nóng khoảng 30 phút. Đợi đủ thời gian là có thể múc cháo ra và cho bé dùng.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện. Ảnh: Internet
1.2. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng bình giữ nhiệt
Nấu cháo cho trẻ ăn dặm bằng bình giữ nhiệt, thường thành phẩm khi hoàn thành sẽ chín mềm đều, rất thích hợp cho trẻ mới tập ăn dặm. Tuy nhiên, cách nấu này mất thời gian hơn nhiều so với những cách khác. Dưới đây là cách thực hiện mà các bạn có thể tham khảo.
Bước 1: chuẩn bị gạo trắng, bình giữ nhiệt và những dụng cụ cần thiết khác.
Bước 2: gạo trắng đem vo khoảng 2 lần rồi cho vào bát tiến hành ngâm khoảng vài tiếng. Sau khi xong cho gạo vào nồi. Thêm nước sạch khoảng 100ml nước hoặc có thể hơn tùy theo sở thích.
Bước 3: bắt nồi lên bếp và bật lửa nấu sôi. Đợi nồi sôi khoảng vài phút thì các bạn tắt bếp và đổ cháo cùng nước vào bình giữ nhiệt.
Bước 4: đậy kín nắp bình giữ nhiệt và tiến hành ủ cháo khoảng từ 8 - 10 giờ đồng hồ.
Bước 5: lúc này cháo đã chín và nở đều. Các bạn có thể bắt lên bếp đun sôi lại, đợi nguội và cho bé ăn. Ngoài ra, mọi người cũng có thể kết hợp nấu thêm với những nguyên liệu khác nếu thích.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng bình giữ nhiệt. Ảnh: Internet
2. Một số nguyên tắc khi cho bé ăn dặm mà mẹ cần biết
Bên cạnh việc tìm kiếm những món ăn giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển, thì mẹ cũng cần nắm rõ những nguyên tắc khi cho bé ăn. Việc này, góp phần giúp bé dễ thích nghi và đón nhận các loại thức ăn mới dễ dàng và mẹ cũng khỏe hơn. Dưới đây là những nguyên tắc mà mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm:
Thực phẩm ăn dặm phong phú
Bên cạnh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện, thì việc đa dạng thực phẩm cũng rất cần thiết. Bởi, nếu trẻ chỉ ăn hoài một món chắc chắn sẽ rất dễ bị chán. Điều này dẫn đến biến ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, ngoài chú ý đến chất dinh dưỡng, khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm , bố mẹ cũng nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây cho thực đơn của bé. Không những vậy, tăng cường rau xanh còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
Thực phẩm ăn dặm phong phú giúp bé yêu không bị ngấy. Ảnh: Internet
Khẩu phần ăn thích hợp
Vì bé còn nhỏ hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nên chưa thể hấp thụ và xử lý được một lượng thức ăn lớn. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn khẩu phần ăn nhỏ mỗi ngày để giúp trẻ quen hơn.
Màu sắc món ăn bắt mắt và tạo không khí vui vẻ
Món ăn với nhiều màu sắc bắt mắt sẽ giúp kích thích thị giác của bé. Nhờ đó mà bé sẽ thấy thích thú cũng như thú vị hơn khi ăn. Đồng thời, tạo một bầu không khí vui vẻ khi ăn cũng giúp bé thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Món ăn chứa nhiều màu sắc bắt mắt giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Ảnh: Internet
Kiên nhẫn và không nên ép bé ăn
Những loại thức ăn mới lần đầu ăn có thể bé sẽ không thích. Lúc này, mẹ cần phải kiêng nhẫn hoặc đợi vài ngày sau thử cho bé ăn lại, chứ không nên ép bé ăn. Vì điều này dễ khiến trẻ bị áp lực và cảm thấy việc ăn uống giống như "cực hình". Lâu dầu trẻ sẽ dễ bị biếng ăn.
Sữa vẫn là thức ăn chính
Trẻ mới ăn dặm thì mẹ không nên quá chú trọng đến việc ăn uống của trẻ. Mà, mẹ cần phải kiên nhẫn và từ từ đợi trẻ thích nghi dần. Trong thời gian này, sữa vẫn là nguồn thức ăn chính.
Đề phòng nguy cơ trẻ bị nghẹt thở khi ăn
Ngoài những nguyên tắc trên thì việc đề phòng trẻ bị nghẹt thở trong quá trình ăn cũng là điều rất quan trọng mà bố mẹ cần phải chú ý. Trong quá trình ăn uống, nghẹt thở rất có thể xảy ra kể cả đối với người lớn hay tr.ẻ e.m. Do đó, tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ nên xay nhuyễn thức ăn hoặc tăng dần độ thô sao cho phù hợp.
Bố mẹ nên đề phòng trẻ bị nghẹt thở trong quá trình ăn uống. Ảnh: Internet
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn 2 gợi ý về cách nấu cháo cho bé ăn dặm cực đơn giản, và những nguyên tắc bổ ích khi cho bé ăn dặm. Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng lưu lại ngay vào cẩm nang chăm con và áp dụng khi cần nhé. Sau cùng, Yeutre.vn chúc các bạn cùng con trải qua thời kỳ ăn dặm thật thuận lợi nhé.
Cách nấu cháo bằng nước dashi cho bé ăn dặm đúng chuẩn nhất mẹ cần biết Cách nấu cháo bằng nước dashi như thế nào là đúng cách, các mẹ đã biết chưa? Nước dashi được biết đến là một trong những thành phần rất quan trọng, khi nấu cháo cho bé ăn dặm. Thông thường, đối với trẻ nhỏ dưới một tuổ.i, mẹ không nên nêm nếm các loại gia vị như muối vào đồ ăn. Vậy nên,...