30 tuổ.i không có nổi 1 triệu phòng thân lại còn nợ 100 triệu nhưng biết lý do xong không ai dám trách
Tuổ.i tác, thu nhập và tiề.n tiết kiệm đôi khi là những đường thẳng song song, tìm cách nào cũng không thể thấy 1 điểm chung.
Có một thời, người ta cứ tranh cãi mãi câu chuyện “30 tuổ.i mà không có nổi 100 triệu tiết kiệm, có phải là thất bại hay không?”.
Có người khẳng định chắc nịch, thế chắc chắn là thất bại rồi, vì 30 tuổ.i, tính ra cũng đi làm gần chục năm, mà mỗi tháng không để dành được 1-2 triệu, chẳng phải là quá kém hay sao? Cũng có người phản đối, cho rằng không thể nhìn vào số tiề.n tiết kiệm mà khẳng định một người là thất bại, vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nếu phải lo cho gia đình, thay bố mẹ nuôi em ăn học hoặc kinh doanh nhưng thất bại, không có 100 triệu tiết kiệm ở tuổ.i 30 cũng là điều dễ hiểu, không có gì đáng bị chỉ trích.
Câu chuyện có bao nhiêu tiề.n tiết kiệm ở độ tuổ.i 30 – Cột mốc từ người trẻ chuyển sang người “chớm trung niên, chớm già”, mãi vẫn là chủ đề không nói thì thôi, chứ nói là lại tranh cãi, vì suy cho cùng, ai cũng có cái lý riêng.
“30 tuổ.i, không có gì trong tay ngoài… 2 đứa con”
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một bà mẹ 2 con khiến nhiều người đồng cảm. Vợ chồng 30 tuổ.i, thu nhập hơn 20 triệu/tháng nhưng không có nổi 1 đồng tiết kiệm vì con hay ốm.
Nguyên văn chia sẻ của bà mẹ 30 tuổ.i
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người cũng chia sẻ hoàn cảnh tương tự. Thay vì chỉ trích rằng 30 tuổ.i không tiết kiệm được đồng nào là yếu kém, họ lại dành cho bà mẹ này những lời động viên.
Khó khăn về tiề.n bạc cũng chỉ là 1 giai đoạn trong đời, nếu vợ chồng đồng lòng phấn đấu
Nhiều người chia sẻ hoàn cảnh tương tự và động viên bà mẹ này cố gắng
Tựu trung lại, mọi người đều đồng tình rằng mức thu nhập 20-30 triệu/tháng có thể dư dả với người độc thân, chứ với những người đã có gia đình, đặc biệt là lại đang nuôi con nhỏ, không dư đồng nào cũng rất dễ hiểu.
Nên chuẩn bị tài chính thế nào để bớt áp lực tài chính khi nuôi con?
Video đang HOT
Nuôi một đứ.a tr.ẻ chưa bao giờ là việc đơn giản và không tốn kém. Chắc chắn bố mẹ nào cũng muốn cho con những điều tốt nhất. Để giảm áp lực tài chính trong và sau khi đón thiên thần nhỏ, các cặp đôi đang có dự định kết hôn, các cặp vợ chồng đang có dự định “thả bầu” có thể tham khảo 3 gợi ý dưới đây.
1 – Mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản
Nhắc tới bảo hiểm thai sản, nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng đây là một loại bảo hiểm độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm thai sản chỉ là một quyền lợi bổ sung của bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe.
Trong trường hợp bản thân đang có dự định “thả bầu”, bạn nên mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản để được chi trả chi phí thăm khám trong quá trình mang thai và sinh con.
Ảnh minh họa
Để được chi trả và nhận quyền lợi ở mức tối đa khi mua bảo hiểm thai sản, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ khái niệm “thời gian chờ”. Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm thai sản hiện nay đều áp dụng mức thời gian chờ là 270 ngày. Điều này có nghĩa là nếu bạn sinh con trong vòng 270 ngày sau khi mua bảo hiểm thai sản, bạn có thể sẽ không được tối đa quyền lợi của bảo hiểm thai sản.
Chính bởi vậy, thời điểm hợp lý nhất để mua bảo hiểm thai sản chính là khoảng từ 1 – 1,5 tháng trước khi “thả bầu”, nhớ nhé!
2 – Lên kế hoạch tiết kiệm một khoản riêng phục vụ công cuộc bỉm sữa
Cần nhấn mạnh rằng đây là khoản tiết kiệm độc lập, chỉ dùng để phục vụ việc nuôi con chứ hoàn toàn không còn mục đích nào khác ở đây. Chính bởi thế, bạn cần tự mình làm rõ 3 vấn đề dưới đây:
- Mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ 100% hay kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?
- Khi hết 6 tháng nghỉ thai sản, có thể nhờ ông bà hỗ trợ trông cháu để mình đi làm lại không, hay sẽ phải thuê giúp việc?
- Mình muốn nuôi con theo kiểu “tiết kiệm tối đa” hay “chi mạnh hết mức”?
Tự làm rõ được những vấn đề này rồi, tự khắc bạn sẽ tìm ra được mức ngân sách cho việc nuôi con hàng tháng, từ đó biết được con số cần tiết kiệm ngay từ bây giờ để sẵn sàng đón thiên thần nhỏ.
Có sổ tiết kiệm 1,7 tỷ đồng, lương tháng gần trăm triệu nhưng vẫn không dám sống thoải mái
Không phải cứ lương cao, cứ dư dả tiề.n bạc là có thể thảnh thơi sống không cần lo nghĩ gì...
Lương 76 triệu, có tháng hơn 120 triệu, tiề.n tiết kiệm "sương sương" 1,7 tỷ đồng nhưng vẫn chẳng dám sống thoải mái chỉ vì một lý do
Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Người lương trung bình - thấp thì đau đáu tìm cách cắt giảm chi tiêu, đồng thời tăng thu nhập; lúc nào cũng ước giá như lương tăng gấp 3-4 lần thì cuộc sống sẽ dễ thở hơn nhiều.
Trong khi đó, những người có mức lương tương đương với con số "tăng gấp 3-4 lần" ấy, tưởng chừng có thể thảnh thơi sống, không quá áp lực chuyện tiề.n bạc, nhưng sự thật đôi khi hoàn toàn ngược lại.
Dù lương cao hay thấp, ai cũng có một nỗi lo riêng, trừ khi trở thành tỷ phú, tiề.n tiêu 3-4 đời không hết thì may ra mới có thể sống mà không lo lắng về chuyện tiề.n bạc.
Lương trung bình 71 triệu/tháng, có 1,7 tỷ đồng tiề.n tiết kiệm vẫn đau đáu tự hỏi "có nên vay tiề.n mua nhà không?"
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một bà mẹ đơn thân đang thu hút sự quan tâm của CĐM. Với mức lương cứng 71 triệu/tháng chưa tính tiề.n trợ cấp và tiề.n thưởng, cộng thêm 1,7 tỷ đồng tiề.n tiết kiệm, bà mẹ này vẫn không dám chi tiêu thoải mái vì nỗi băn khoăn: Có nên vét sạch tiề.n tiết kiệm, vay thêm ngân hàng để mua nhà, thoát cảnh ở thuê hay không?
Nguyên văn chia sẻ của mẹ đơn thân về việc mua nhà, cũng như các khoản chi và tổng số tiề.n chi tiêu hàng tháng của 2 mẹ con
71 triệu chỉ là lương cứng, cộng thêm tiề.n trợ cấp và tiề.n thưởng, có tháng bà mẹ này kiếm được hơn 120 triệu
Với mức chi tiêu 57 triệu/tháng, tính ra mỗi tháng, bà mẹ này tiết kiệm được ít nhất 14 triệu đồng. Có sẵn trong tay 1,7 tỷ đồng; lại được bố mẹ ngỏ ý cho vay 500-600 triệu không tính lãi nếu mua nhà, dẫu vậy, cô vẫn không tự tin để chấm dứt cảnh ở thuê, vì sợ áp lực nợ nần. Số tiề.n 2 tỷ đương nhiên không nhỏ, đặc biệt là với một người mẹ đơn thân.
Trong phần bình luận của bài đăng, phần lớn mọi người đều cho rằng nếu duy trì được công việc với mức thu nhập tốt như hiện tại, thì bà mẹ này nên mua nhà, chứ đợi vài ba năm nữa, khi có đủ tiề.n trong tay để mua được nhà mà không cần vay ngân hàng, thì có khi giá BĐS đã tăng gấp vài lần số tiề.n mình có mất rồi.
Người khuyên nên mua nhà luôn, người lại bảo nên cố gắng tiết kiệm 2-3 năm nữa rồi mua cũng chưa muộn...
Nhiều người khuyên bà mẹ này nên mua nhà, đồng thời cắt giảm tiề.n chi tiêu, đặc biệt là khoản thuê giúp việc và tiề.n đi taxi
Không chỉ động viên mua nhà, có người còn cảm thông, thấu hiểu với hoàn cảnh của bà mẹ này vì cũng trong tình cảnh tương tự
Tựu trung lại, lương cao, tiề.n thuê nhà hiện tại cũng đã 13 triệu, có thể vay người thân không bị tính lãi, công tâm mà nói, lời khuyên mua nhà mà mọi người dành cho bà mẹ này cũng dễ hiểu. Đương nhiên, đã vay tiề.n mua nhà là xác định phải gánh nợ, đồng nghĩa với việc phải hạn chế chi tiêu lại một chút nhưng đổi lại, có căn nhà của mình, cũng coi như có tài sản để lại cho con sau này, cũng xứng đáng để cố gắng.
Cách tính toán số tiề.n vay mua nhà để áp lực nợ nần không lấn át cảm giác hân hoan khi cầm trong tay sổ hồng
Vay tiề.n mua nhà là điều hoàn toàn bình thường và dễ hiểu, vì hiếm ai có đủ tiề.n để trả đứt một căn hộ, đặc biệt lại là căn hộ ở những thành phố lớn như TP.HCM.
Tuy nhiên, để việc vay tiề.n mua nhà không trở thành áp lực quá lớn, bạn nhất định phải biết quy tắc vàng 28/36.
Quy tắc 28/36 có nguồn gốc từ các ngân hàng Mỹ, thường được dùng để xem xét các khoản vay thế chấp mua nhà không được chính phủ hậu thuẫn. Quy tắc này vừa giúp phía ngân hàng chọn lọc được khách vay có khả năng chi trả tốt, vừa giúp người đi vay mua nhà tự cân nhắc khả năng tài chính của bản thân.
Theo quy tắc 28/36: Bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà, và tối đa 36% thu nhập cho toàn bộ các khoản vay khác.
Ảnh minh họa
Ví dụ như trường hợp của mẹ đơn thân trong câu chuyện phía trên, thu nhập hàng tháng (tính ở mức thấp nhất) là 71.000.000đ. Như vậy, trong 1 tháng:
- Số tiề.n tối đa mà cô nên dành cho khoản vay mua nhà là: 71.000.000 x 28% =19.880.000.
- Số tiề.n tối đa mà cô nên dành cho tất cả các khoản nợ khác (bao gồm cả nợ vay mua nhà) là: 71.000.000 x 36% = 25.560.000.
Trong trường hợp không có khoản nợ nào khác ngoài tiề.n vay mua nhà, cô có thể cân nhắc tăng tỷ lệ vay mua nhà lên thành 36%/tổng thu nhập hàng tháng.
Việc áp dụng quy tắc 28/36 trong quản lý nợ nần nói chung và nợ vay mua nhà nói riêng giúp bạn tính toán và cân đối được số tiề.n mình phải trả nợ, với tổng thu nhập; từ đó, giảm bớt áp lực tài chính trong quá trình trả nợ, đồng thời, đảm bảo khoản vay này không có quá nhiều tác động tới những nhu cầu cơ bản cần dùng đến tiề.n trong cuộc sống hàng ngày.
Tính chất các khoản vay mua nhà là kỳ hạn dài, trung bình 10-15 năm. Trong quá trình ấy, hoàn toàn có thể có những yếu tố phát sinh như ốm đau, thất nghiệp, giảm lương, giảm thu nhập,... Không ai có thể chắc chắn trong 1-2 thập kỷ tới, mức thu nhâp của mình chỉ có giữ nguyên hoặc tăng, chứ không giảm.
30 tuổ.i nợ 200 triệu, không 1 đồng tiết kiệm nhưng vợ vẫn thản nhiên tiêu hết sạch tiề.n: Anh chồng bất lực đến mức phải lên mạng "cầu cứu" Theo chia sẻ của anh chồng này, dù đã nói chuyện với vợ về việc cắt giảm chi tiêu nhưng có vẻ chị vẫn thờ ơ, chẳng thèm bận tâm... Thời còn độc thân, chẳng phải lo cho ai ngoài chính mình, chúng ta có thể cho phép bản thân chi tiêu xả láng không lo nghĩ. Nếu có lỡ vung tay quá...