3 quy tắc vàng cần thiết cho cuộc hôn nhân viên mãn
Ai kết hôn cũng mong muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc bền lâu. Để có được điều này, các cặp đôi cần trải qua những cung bậc trải nghiệm sau đây.
Xác định mục tiêu và mặt trái của hôn nhân
Xác định mục tiêu khi bước vào thế giới của hôn nhân, chính là rũ bỏ một cuộc sống mà trước đó mình từng sống. Thế giới của kẻ độc thân khác với thế giới của ít nhất là 2 người trong một không gian. Không gian đó được thiết lập có những thói quen đôi khi khác hẳn với thói quen thường ngày mà ta vẫn sống.
Bên cạnh đó, các cặp đôi phải xác định rõ rằng hôn nhân chẳng phải là màu hồng, càng chẳng phải thảm đỏ hoa thơm. Chớ có mang trong mình ý nghĩa, rằng cứ yêu nhau đắm say rồi thì hôn nhân sẽ có quả ngọt. Hôn nhân có mặt tốt đẹp đồng thời cũng đầy rẫy thách thức, thậm chí đắng cay hay tàn khốc đến nỗi vô số cặp đôi không thể chịu nổi mà chia tay đó thôi. Hôn nhân là một chặng đường trong đó người ta sẽ gặp không ít gập ghềnh, thậm chí sóng gió mà nếu không đủ bản lĩnh thì sẽ bị chao đảo, chống chếnh và rồi đổ sụp lúc nào không hay.
Hôn nhân được xây dựng dựa trên nền tảng trách nhiệm. Là khi người chồng muốn tự do theo đuổi cảm xúc nhưng đành phải để cảm giác say nắng đó là gió thoảng bởi vợ đang vất vả nuôi con nhỏ. Là khi người vợ cũng muốn nghe lời ngon ngọt của đám đồng nghiệp nam dỗ dành đi hát karaoke đêm khuya nhưng phải từ bỏ vì nghĩ đến chồng đang cặm cụi làm thêm. Cuộc sống làm cho người ta buộc phải có cái nhìn thực tế hơn.
Xác định hôn nhân muốn tồn tại thì không gì khác, trách nhiệm phải đặt hàng đầu, chứ chẳng phải là tình yêu.
Chị họ tôi chia tay với chồng chẳng phải vì đã hết tình cảm mà đơn giản chỉ vì không thực sự hiểu nhau. Vì thiếu sự thấu hiểu nên mâu thuẫn cứ thế nảy sinh. Ban đầu là mâu thuẫn nhỏ, rồi đến mâu thuẫn lớn hơn, lớn mãi đến mức không thể vượt qua.
Video đang HOT
Tần suất các cuộc xung đột cứ thế ngày một gia tăng – như một gánh nặng buồn phiền, mệt mỏi. Kéo theo đó là một hệ lụy chán nản, không muốn nói chuyện, không muốn bên nhau và bất lực nhìn nhau rời xa dẫu có thể có những gắn kết về nhiều phương diện như con cái, có cùng tài sản ở công ty với chồng.
Khi chưa kết hôn, chỉ cần sự rung động, chỉ cần xúc cảm mà chị không cần hiểu nhiều về chồng song lực hấp dẫn không thể chối từ. Như một trò chơi “trốn tìm”, mơ mơ hồ hồ, hư hư thực thực, khiến cho chị muốn khám phá, muốn đi đến tận cùng cảm xúc. Thứ tình cảm ấy rất lãng mạn, rất đẹp, rất lung linh. Khi đã đi qua miền “say nắng” chuyển sang vùng miền mới, cuộc sống hôn nhân trần tục hơn, lúc này chị không hiểu anh, anh không hiểu chị nên đã xảy ra những ngờ vực, nghi ngờ, rồi bất mãn.
Hai người không hiểu nhau nên không thấu về tâm tư, nguyện vọng, ước muốn cũng như hiểu về điều căm ghét, nỗi buồn đau, điều chán nản… của đối phương. Để từ đó không biết cảm thông và không bao dung cho nhau. Hôn nhân có sự ràng buộc với nhau về mặt trách nhiệm nhưng không thể là quyền năng để vượt qua mọi sóng gió, chông gai, thử thách.
Khi hôn nhân gặp trắc trở, lạc lối, chệch hướng, lúc này sự thấu hiểu lên ngôi, mà nếu thiếu vắng nó, cuộc hôn nhân khó thể bước tiếp. Bởi có hiểu mới có cảm thông. Từ cảm thông mới có thương. Từ thương mới có bao dung. Từ bao dung mới có thể tồn tại.
Học cách tha thứ
Không phải lỗi lầm nào cũng có thể tha thứ nhưng nếu lỗi lầm đó mà bản thân nhận thấy không quá gây tổn hại đến cuộc hôn thì có nghĩa, lỗi lầm ấy nên tha thứ.
Một trong những món quà tốt nhất trong bất kỳ mối quan hệ nào là khả năng bỏ qua cho người bạn đời của mình những lỗi lầm hay vi phạm thông thường. Chồng tôi có cách nói không mấy nhẹ nhàng mỗi khi có chuyện bực mình ở đâu đó rồi mang về nhà. Anh ấy từng có lúc làm tôi buồn chuyện chia sẻ tình cảm. Nhưng sau đó, nhận ra sai lầm và thực sự có thiện chí mong tôi thứ tha.
Nếu tôi cứ khăng khăng không tha thứ, cứ cho rằng chuyện ấy là to tát, là tày đình, là không đội trời chung, là lỗi của một mình anh ấy thì làm sao tôi nhìn ra những điểm tốt khác trong con người anh. Làm sao tôi nhìn thấy được anh là người trụ cột trách nhiệm, là người cha tốt, là người con hiếu thảo mà các con tôi sau này nhìn thế mà noi theo. Và nếu cứ khăng khăng anh xấu xa nên tôi không cần phải nhìn nhận lại bản thân thì có nghĩa, hoặc là chia tay hoặc là sống trong dằn vặt.
Chia tay thì dễ nhưng chắc gì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Cảm giác dằn vặt chính là cảm giác tiêu cực bởi sự phẫn nộ vây quanh, điều này dẫn đến thiệt hại về mặt tình cảm về lâu về dài. Không thể kiểm soát những gì xảy ra với ta nhưng có thể học cách kiểm soát phản ứng của bản thân trước mọi chuyện.
Tha thứ chính là tôi học cách tự chữa lành vết thương khi nó rỉ máu. Tha thứ đồng nghĩa với dũng cảm vì phải nỗ lực rất nhiều nhưng tha thứ cũng có nghĩa là tôi không bỏ cuộc. Không bỏ cuộc có nghĩa là đã nắm chắc phần thắng, tự tin về bản thân. Trong một đời người có vô số nỗi đau và chuyện này cũng không phải là tận thế. Tha thứ là tôi đủ bản lĩnh để vượt qua nỗi đau khác còn lớn hơn thế trong cuộc đời.
Mẹ chồng luôn miệng muốn tôi và chồng lương ai nấy tiêu, lúc bà đưa chị chồng đến nhà tôi ở nhờ, tôi làm điều này khiến ai cũng nín lặng
Khi Thư mở cửa, thấy mẹ chồng và chị chồng bụng to tướng chờ. Chị chồng chuẩn bị sinh, còn đến nhà Thư làm gì?
Không phải tất cả các cuộc hôn nhân đều sẽ nhận được sự ủng hộ của mẹ chồng, mà trong cuộc sống hôn nhân, nếu vợ chồng đưa ra đề xuất "bình đẳng tài chính" thì cuộc hôn nhân đó gần như không thể tránh khỏi kết thúc. Trong trường hợp của Thư, mẹ chồng hy vọng vợ chồng cô sống theo chế độ "bình đẳng tài chính", bởi bà luôn cảm thấy cô là kẻ "phá gia", luôn chỉ biết tiêu tiền của chồng, khiến bà rất không vừa mắt. Chỉ có điều mẹ chồng đã không thể lường trước được tương lai, không ngờ chế độ "bình đẳng" đó lại gây ra nhiều hệ quả đến vậy. Lúc đó, hối cũng không kịp.
Thư năm nay 38 tuổi, đã kết hôn được 5 năm. Trong 5 năm qua, tình cảm của vợ chồng cô luôn rất tốt. Chỉ có điều mẹ chồng lại không thích Thư cho lắm. Vào năm thứ 2 sau kết hôn, mẹ chồng bất ngờ đề xuất vợ chồng Thư sẽ theo chế độ "bình đẳng tài chính". Bà nói Thư chỉ biết ở nhà rồi chi tiền của chồng, nghĩ cô lợi dụng anh. Thư thật không thể hiểu, mẹ chồng cũng là phụ nữ, bà phải hiểu nếu vợ chồng theo chế độ "bình đẳng tài chính" thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Từ lúc Thư và chồng còn đang yêu đương, mẹ chồng đã không ưa cô rồi. Bà cảm thấy trình độ học vấn của Thư thấp, không xứng đáng với con trai bà. Thư thì cho rằng bằng cấp không thể quyết định tương lai của một người. Xã hội này, có rất nhiều người có trình độ học vấn thấp, nhưng vẫn kiếm được rất nhiều tiền, thậm chí còn trở thành lãnh đạo. Do đó, dựa vào điều gì mà có thể coi thường những người học vấn thấp? Thư thực sự thấy rất tức giận!
Sau đó, Thư và chồng vẫn không chia tay. Mặc bị mẹ phản đối, chồng Thư vẫn đối xử rất tốt với cô. Anh nói: "Miễn là em không bỏ cuộc, anh sẽ không làm em thất vọng". Nghe chồng nói như vậy, cô cảm nhận anh là một người đàn ông đáng tin cậy, tin rằng anh có thể cho cô cuộc sống cô muốn.
Sau 3 năm hẹn hò, hai người kết hôn. Sau kết hôn, họ không sống chung với mẹ chồng. Thư nghĩ trước kết hôn mẹ chồng đã không thích mình thì sau kết hôn mà sống với bà, sẽ rất phức tạp. Do đó, vợ chồng cô thà chuyển ra ngoài ở nhà thuê còn hơn, sẽ tránh được những phiền phức không đáng có. Ai ngờ kể cả khi Thư đã chuyển ra ngoài, mẹ chồng vẫn luôn viện đủ lý do để tìm cô gây rắc rối.
Nửa năm sau khi vợ chồng Thư chuyển ra ngoài, mẹ chồng đột nhiên không mời mà tới. Khi bà tới, Thư giữ thái độ niềm nở, làm một bàn thức ăn ngon chiêu đãi. Nhưng mẹ chồng vừa nhìn thấy bàn thức ăn lớn như vậy, liền nói ra một câu khiến Thư không thốt nên lời: "Con dâu à, con làm một bàn đồ ăn ngon như vậy là tốn không ít tiền của chồng con rồi. Con thấy chưa, con đúng là phá gia mà. Con có thể nể tình con trai mẹ vất vả như vậy, tiết kiệm chút hay không. Hãy suy nghĩ nhiều hơn cho gia đình này! Mà nếu con vẫn phá gia như vậy, mẹ cảm thấy hai đứa nên theo chế độ "bình đẳng tái chính" đi. Ai muốn mua gì thì tự bỏ tiền của mình ra. Như vậy, không ai lợi dụng được ai. Con thấy mẹ nói có đúng không? Tóm lại là mẹ không thể để con có phá hoại cái gia đình này được".
Nghe mẹ chồng nói xong, Thư chỉ biết cười cay đắng. Trước kia Thư rất thích mua thứ này thư kia, từ khi về làm dâu ở nhà này, không nỡ mua, cũng không nỡ ăn, những thứ mình mua đều là mua cho chồng... Hơn nữa hôm nay nấu nhiều đồ ăn như vậy cũng là vì để đón tiếp mẹ chồng. Không ngờ cuối cùng lại bị bà gọi là đồ phá gia.
Khi mẹ chồng nói muốn hai vợ chồng "bình đẳng tài chính", Thư rất tức giận, chồng cô thì không nói gì. Thư thật không hiểu, mẹ chồng có tư cách gì để yêu cầu vợ chồng cô phải như vậy, nhưng bà nói: "Con trai mẹ quá dễ bắt nạt nên mới không dám thể hiện ra bên ngoài, Bây giờ mẹ đến rồi, chuyện "bình đẳng tài chính", dù muốn dù không, con cũng phải thực hiện. Bắt đầu từ hôm nay, mỗi khoản chi tiêu đều trong nhà phải chia đều, nếu chi tiêu cá nhân thì là dùng tiền của riêng mình. Con cũng không phải hỏi con trai mẹ làm gì, mẹ nói nó phải nghe theo mẹ, nên chị đừng làm khó chồng con làm gì".
Thư vô cùng thất vọng với mẹ chồng, lại càng thất vọng trước sự im lặng của chồng. Anh đã từng bỏ qua sự ngăn cản của mẹ anh để kết hôn với cô. Không ngờ bây giờ lại nghe lời bà như vậy. Bởi thế, Thư nói: "Được. Nếu mọi người đã thích như vậy, con sẽ đáp ứng. Con hy vọng mọi người sẽ không hối hận". Sau đó mẹ chồng khẳng định sẽ không bao giờ hối hận và Thư sẽ phải tuân theo chế độ kia suốt cuộc hôn nhân.
Từ đó về sau, mỗi một xu mà hai vợ chồng tiêu đều sẽ theo chế độ "bình đẳng tái chình". Thư chưa từng tiêu một xu của chồng, cô mua gì cũng là tiền của riêng mình. Mỗi ngày cô đều làm việc chăm chỉ, bởi cô nghi chỉ có cách kiếm được nhiều tiền hơn và chờ khi mình có tiền, mẹ chồng nhất định sẽ phải hối hận. Nhưng sau một năm, mẹ chồng đột nhiên mang theo chị chồng đến nhà vợ chồng Thư. Khi Thư mở cửa, thấy mẹ chồng và chị chồng bụng to tướng chờ. Chị chồng chuẩn bị sinh, còn đến nhà Thư làm gì?
Mẹ chồng vốn rất thương chị chồng, có chuyện gì, đều sẽ chạy tới trước tiên, trong nhà có gì ngon - đẹp đều sẽ mang qua cho con gái cưng. Lần này mẹ chồng đưa chị chồng đến nhà Thư hẳn phải có lý do. Đúng như Thư dự liệu, bà nói: "Con dâu, chị con chuẩn bị sinh. Ở chỗ nhà chồng nó tương đối phiền toái, ồn ào, không tốt cho an thai. Cho nên mẹ bảo chị con đến nhà hai đứa ở, dù sao chỗ này cũng tương đối thanh tĩnh".
Thư chưa kịp đáp, 2 người đa tự tiện vào nhà. Mẹ chồng bảo Thư dọn dẹp phòng khách cho chị chồng ở. Vốn rất tức giận, nhưng sau khi nghĩ đến chế độ "bình đẳng tái chính" kia, Thư trong nháy mắt liền bình tĩnh, cảm thấy cơ hội "phục thù" đa đến. Cô muốn mẹ chồng phải hối hận, vì thế ngoan ngoãn đi chuẩn bị phòng ốc cho chị chồng. Sau đó còn 1 ngày 3 bữa nấu cơm, còn bưng đến phòng cho chị chồng ăn. Tuy Thư đối với chị chồng không có tâm tư gì xấu nhưng đề cho mẹ chồng một bài học, cô vẫn phải tiến hành theo kế hoạch của mình. Lúc chị chồng sinh con, Thư bận rộn trước sau, chuẩn bị tốt mọi thứ. Chị chồng còn vui vẻ nói với cô: "Em đối xử với chị tốt quá". Thư cười giả trân đáp lại.
Chị chồng và mẹ chồng vui vẻ ở nhà Thư hơn 1 tháng. Nói chung ở rất thoải mái vì có người phục vụ từ A đến Z. Chỉ là họ không biết trong thời gian họ ở đây, tất cả chi tiêu của họ đã được Thư ghi chép lại, 1 xu cũng không thiếu. Sau đó Thư đưa cho mẹ chồng. Mẹ chồng nhìn các khoản chi tiêu, không thể tin được, nói: "Con có ý gì?". Thư đáp: "Không có ý gì cả. Chỉ là muốn mẹ thanh toán cho con". Mẹ chồng tròn mắt: "Thanh toán gì? Chúng ta có tiêu đồng nào của con đâu. Sao con lại nói thế?". Thư cười: "Mẹ ơi, mẹ trông tinh anh thế mà lại đãng trí rồi. Chế độ "bình đẳng tài chính" ở nhà con, mẹ quên rồi à? Trong tháng này, mẹ và chị ăn ở nhà con, đều là con hầu hạ, làm trâu làm ngựa cho 2 người, mẹ nói xem, số tiền này có phải trả cho con không? Con nể mọi người đều là người nhà nên cũng không tính quá nhiều. Dựa trên chi phí thuê osin bên ngoài, lương 1 tháng là 8 triệu, cộng thêm tiền ăn ở, sinh hoạt phí, những thứ này con giảm giá cho mọi người, chỉ cần thanh toán cho con 20 triệu, những thứ khác miễn phí!"
Mẹ chồng vội vàng tức giận: "Con cố tình phải không? Chúng ta là người một nhà, có cần phải tính toán rạch ròi như vậy không?"
Thư đáp: "Mẹ từng nói lời mẹ đưa ra sẽ thực hiện đến cùng. Nếu làm không được thì vô nghĩa lắm mẹ à!"
Mẹ chồng nghe xong Thư nói, không dám nói một câu. Chị chồng hiểu ra mọi chuyện, liền vội vàng bảo mẹ chồng lấy đưa tiền cho Mẹ chồng không cam lòng, trước khi rời khỏi nhà Thư, bà cay đắng nói: "Thật không ngờ, đến nhà con dâu ở so với trung tâm chăm sóc bà đẻ bên ngoài còn đắt hơn, quá thiệt!".
"Sau khi phản bội chồng, lựa chọn quay về là sai lầm lớn nhất của tôi" Có một số con đường, càng tiến tới càng sai, nhưng chọn quay trở lại có khi còn tồi tệ hơn. Đối với một người phụ nữ, điều sợ hãi nhất trong hôn nhân là gì? Ảnh minh họa: 163. Thanh Mai nói rằng cô đã phạm phải hai sai lầm trong cuộc hôn nhân của mình, một là phản bội cuộc hôn...