12 dấu hiệu có thể cảnh báo ung thư ở trẻ em, cha mẹ dễ tưởng lầm là bệnh vặt
Một bác sĩ nhi khoa tiết lộ các triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ em mà mọi cha mẹ nên biết.
Bác sĩ chuyên khoa ung thư nhi Colin Moore không chỉ có kinh nghiệm nhiều năm trong việc điều trị ung thư cho trẻ mà chính anh cũng từng trải qua điều đó.
22 năm trước, bản thân bác sĩ Moore cũng là một bệnh nhân ung thư khi còn thiếu niên. Năm 16 tuổi, bác sĩ Moore được chẩn đoán mắc ung thư mô mềm bắt nguồn từ chân và đã di căn đến não của anh ấy.
Sau đó anh đã trải qua phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liều cao và cấy ghép tủy xương. Hiện tại, Moore không còn bị ung thư nữa. Bác sĩ Moore nói rằng chìa khóa để phát hiện sớm bệnh ung thư ở trẻ em là nhận thức được các triệu chứng kéo dài, hoặc một loạt các dấu hiệu thể chất, chúng có thể biểu thị một vấn đề lớn hơn điều mà mọi người nghĩ.
Bác sĩ chuyên khoa ung thư nhi Colin Moore.
Mặc dù tình trạng ung thư ở trẻ em không nhiều nhưng việc phát hiện bệnh sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ Moore nói: “Một trong những điều khó khăn nhất đối với bệnh ung thư ở trẻ em là hầu hết các bệnh ung thư mà chúng ta thấy không chỉ có một triệu chứng bộc phát. Hầu hết các triệu chứng đó đều tương tự như các bệnh khác. Tuy nhiên nếu các triệu chứng đó không biến mất hoặc không có câu trả lời chính xác, đã đến lúc nên đưa trẻ đi khám.”
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư ở trẻ em. Lưu ý khi có điều gì đó không ổn, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa.
1. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Hãy để ý nếu trẻ giảm cân đột ngôt, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên vì lúc này các bậc phụ huynh sẽ ít quan tâm tới việc con phát triển cân nặng hay chiều cao thế nào nên ít đi khám bệnh hơn.
Dấu hiệu ban đầu phổ biến của bệnh ung thư ở người lớn cũng như trẻ em chính là giảm cân không rõ nguyên nhân xảy ra do các tế bào ung thư có thể chiếm đoạt quá trình trao đổi chất của cơ thể, chiếm dụng calo cho sự phát triển của cơ và xương.
2. Không tăng cân
Ung thư ở trẻ em có thể có các triệu chứng không cụ thể và phát triển nhanh chóng, điều đặc biệt quan trọng là phải tuân thủ mọi cuộc hẹn với bác sĩ nhi khoa. Alex Ota – giám đốc điều hành quan hệ công chúng ở San Clemente, California (Mỹ) kể lại rằng con gái sơ sinh của cô từng được chẩn đoán mắc bệnh u nguyên bào thần kinh, loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. “Con bé ăn rất nhiều nhưng chỉ tăng được 3 lạng,” Ota nói, “Con bé cũng không chịu bò. Khi bác sĩ kiểm tra bụng của con bé đã sờ thấy khối u rõ ràng”.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn, rồi tái phát và phẫu thuật lần hai, con gái của Ota nãy đã 10 tuổi và khỏe mạnh.
3. Thay đổi ở nốt ruồi hoặc tàn nhang
Video đang HOT
Ung thư tế bào hắc tố, dạng ung thư da nguy hiểm nhất, được coi là bệnh của người lớn – hậu quả của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều giờ. Nhưng đây cũng là căn bệnh ung thư được chẩn đoán thường xuyên thứ hai ở thanh thiếu niên và thanh niên từ 15 đến 29 tuổi, bác sĩ da liễu Keira Barr, có trụ sở tại Gig Harbour, Washington cho biết.
Hãy chú ý tới bất kỳ thay đổi nào về nốt ruồi, tàn nhang hoặc đốm trên da của con bạn và dạy chúng cách kiểm tra dựa trên quy tắc ABCDE.
A (asymmetry) – không đối xứng
Các khối u sắc tố lành tính thường đối xứng, có đường viền nhẵn hình tròn hoặc bầu dục, trong khi hình dạng của các tổn thương u ác tính thường không đối xứng và hầu hết là không đều.
B (border) – viền không đều
Nốt ruồi thông thường có mép nhẵn và có đường viền rõ ràng với vùng da xung quanh, các nốt ruồi có sắc tố biến đổi ác tính thường có viền mờ và không đều.
C (color) – màu sắc bất thường
Màu sắc của các nốt ruồi thông thường chủ yếu là đen, nâu hoặc rám nắng, trong khi u ác tính thường có nhiều màu trên cơ sở các nốt ruồi thông thường, hoặc màu đột ngột sẫm lại, chuyển sang đen, xanh hoặc bắt đầu mờ dần trong vòng vài tháng. Nếu màu sắc của nốt ruồi phân bố không đều, bạn cần hết sức cảnh giác.
D (diameter) – đường kính lớn hơn 6mm
Nốt ruồi bình thường thường nhỏ hơn 5mm trong khi đường kính của nốt ruồi là u ác tính thường lớn hơn 6mm. Bất kỳ điểm sắc tố nào có đường kính lớn hơn 1 cm đều phải được đánh giá bằng sinh thiết.
E (enlargement) – phát triển kích thước
Nốt ruồi thông thường sẽ không thay đổi, không có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu đó là u hắc tố thì thường to nhanh trong thời gian ngắn, vùng da xung quanh bị viêm nhiễm như chảy máu, loét, ngứa, khó lành, đau, đóng vảy. Tức là nốt ruồi có sự thay đổi tương đối lớn trong thời gian ngắn, cho thấy khả năng chuyển thành ác tính.
Chú ý nếu trên cơ thể xuất hiện nốt ruồi có các đặc điểm như trên bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
4. Đau mãn tính
Cha mẹ cần nói chuyện với con trẻ nếu có điều gì đó gây tổn thương và dạy con trẻ rằng phải nói với cha mẹ nếu có điều gì đó không ổn. Bác sĩ Moore cho biết anh từng gặp cậu bé vị thanh niên vì xấu hổ không dám nói với cha mẹ việc bị đau dai dẳng ở háng. Đến khi gia đình phát hiện mới đi khám, cậu bé được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn và bệnh đã tiến triển nặng
“Tôi nhớ bố cậu bé đã khóc khi nói với tôi rằng con trai ông ấy quá xấu hổ để lên tiếng,” bác sĩ Moore nói. “Nếu con bạn nói với bạn rằng chúng cảm thấy không ổn, đừng phủ nhận nó. Hãy nhìn nhận nó một cách trung thực. Bạn không muốn bỏ qua những dấu hiệu quan trọng đâu”.
5. Ho dai dẳng không rõ nguyên nhân và/hoặc sưng hạch bạch huyết
Anthony Kouri, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Y tế Đại học Toledo cho biết: “Đây là một phát hiện phổ biến ở trẻ em bị ung thư hạch không Hodgkin”.
Ho dai dẳng có thể là do một khối u trong khoang ngực. Những đứa trẻ này cũng có thể bị sưng hạch bạch huyết ở nách và phía trên xương đòn. Bất kỳ triệu chứng nào trong số này đều phải cảnh báo cho chuyên gia y tế. Những hạch bạch huyết này nên được sinh thiết và có thể cần phải thực hiện CT hoặc MRI.
6. Dễ bị bầm tím, chảy máu, hoặc chảy máu cam thường xuyên
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bệnh bạch cầu là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm 1/3 trường hợp chẩn đoán ung thư ở trẻ em. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm dễ bị bầm tím, vết bầm tím lớn bất thường, dễ chảy máu hoặc chảy máu cam thường xuyên. Chúng có thể là kết quả của việc thiếu tiểu cầu, các tế bào gây đông máu thường bị tiêu diệt bởi bệnh bạch cầu.
7. Khối u ở bụng không đau
Một khối ở bụng nhưng không đau là dấu hiệu phổ biến của khối u Wilms, hoặc u nguyên bào thận (một loại ung thư thận) là khối u trong ổ bụng phổ biến nhất ở trẻ em. Những khối u này có thể phát triển rất lớn trước khi chúng được nhận thấy. Cha mẹ thường nhận thấy khối u rõ hơn trong khi tắm cho con.
8. Ăn mất ngon
Nếu con bạn chán ăn dai dẳng, đó có thể là dấu hiệu của ung thư lá lách, gan hoặc các hạch bạch huyết, có thể thúc đẩy dạ dày và khiến trẻ cảm thấy no sớm. Nếu con thường xuyên chán ăn, ăn không ngon, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.
9. Đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi
Không có gì bất thường khi trẻ em phàn nàn về một số cơn đau ở chân hoặc đầu gối khi chơi thể thao. Tuy nhiên, cơn đau không thuyên giảm dù trẻ đã nghỉ ngơi là dấu hiệu đáng báo động. Đây có thể là dấu hiệu của một khối u xương chẳng hạn như u xương. Các triệu chứng khác cần chú ý bao gồm đau nặng hơn vào ban đêm, đi khập khiễng và khối mô mềm.
10. Tăng kích thước đầu
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thóp chưa đóng lại có thể không phải dấu hiệu của khối u não, nhưng nếu đầu của chúng đang phát triển nhanh hơn bình thường, hãy cẩn thận. Điều này xảy ra do đầu mở rộng khi khối u phát triển. Điều quan trọng là phải cảm nhận thóp và để bác sĩ đo đầu của con bạn cho đến khi chúng lên hai tuổi. Trẻ có thể biểu hiện sự khó chịu và quấy khóc khi quay đầu. Nếu trẻ có những biểu hiện này, nên chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
11. Sốt dai dẳng
Sốt là dấu hiệu nhiễm trùng tự nhiên của cơ thể. Sốt kéo dài dường như không liên quan đến cảm lạnh hoặc cúm có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt các tế bào bạch cầu, cơ quan chống nhiễm trùng của cơ thể. Số lượng của chúng có thể được giảm bớt trong một số bệnh ung thư, bao gồm cả bệnh bạch cầu.
12. Mệt mỏi kéo dài
Mệt mỏi kéo dài có thể là triệu chứng của một số bệnh ung thư ở trẻ em. Ví dụ như bệnh ung thư máu,người bệnh thường mệt mỏi do thiếu máu, thiếu hụt hồng cầu. Nếu con bạn thiếu năng lượng hơn bình thường và dường như không thể rũ bỏ nó, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa .
Một số tác dụng phụ sau tiêm vắc xin có thể do từng mắc COVID-19
Theo một nghiên cứu mới tại Vương quốc Anh, những người gặp phải các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 (như sưng hạch bạch huyết) trước đó có thể đã bị nhiễm COVID-19.
Các tác dụng phụ thường gặp như sốt, mệt mỏi, đau cơ và đau khớp cũng phổ biến hơn ở những người đã từng bị nhiễm COVID-19 trước đó.
Các nhà nghiên cứu tại ba bệnh viện ở Vương quốc Anh đã khảo sát các nhân viên y tế sau khi tiêm liều vắc-xin Pfizer đầu tiên. Trong số 974 nhân viên y tế được khảo sát, 265 người báo cáo xét nghiệm COVID-19 dương tính hoặc kháng thể trước khi được tiêm chủng. Kết quả cho thấy, khoảng 4% những người đã khỏi COVID-19 bị sưng hạch bạch huyết sau khi tiêm chủng, so với dưới 1% những người không mắc COVID-19 trước đó.
Có 8% những người đã nhiễm COVID-19 gặp sốt sau tiêm, so với 2% những người chưa bao giờ bị nhiễm. Khoảng 30% những người đã từng mắc COVID-19 bị đau cơ, so với 15% những người không mắc COVID-19 trước đó. 29% người mắc COVID-19 bị mệt mỏi, so với 20% người không mắc COVID-19.
Một số tác dụng phụ sau tiêm vắc xin có thể do từng mắc COVID-19.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ dựa trên thời gian bị nhiễm COVID-19 và thời điểm tiêm vắc xin. Phụ nữ và những người trẻ tuổi có nhiều khả năng gặp các tác dụng phụ hơn, mức độ nghiêm trọng cao hơn và thời gian xuất hiện các triệu chứng lâu hơn.
Dấu hiệu phát hiện nhiễm HIV ở nam giới Khi nhiễm virus HIV, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, khiến việc phát hiện khó khăn, thậm chí nhầm lẫn sang các tình trạng sức khỏe khác. Với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, Việt Nam là nước điều trị HIV/AIDS thành công trên thế giới, cùng...