1001 thắc mắc: Làm thế nào thoát dòng xoáy tử thần trên biển?
Dòng xoáy tử thần hay dòng chảy xa bờ là hiện tượng thường gặp ở các bãi biển. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra các vụ tại nạn chết người khi đi tắm biển.
Dòng chảy xa bờ là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển Sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current). Dòng chảy xa bờ có thể lôi người ra xa bờ với vận tốc lớn hơn một vận động viên Olympic – trong 1 phút có thể bất ngờ cuốn xa khoảng 100m.
Nơi có nước xoáy thường trông giống như chỗ an toàn cho người bơi lội. Vì không nhìn thấy có sóng lớn nên nhiều người thường không cảnh giác.
Hầu hết mọi người không biết cách nhận ra nơi nhiều khả năng có dòng chảy xa bờ (dòng nước xoáy tử thần) hoặc không biết họ phải làm gì khi vướng vào tình cảnh nguy hiểm này.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng/cả năm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ra biển mà chạy dọc theo bờ biển.
Cách sống sót khi gặp dòng chảy xa bờ
Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây: Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn; Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn; Đôi khi có thể thấy các mảnh vỡ / bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.
Rip Current có thể đột nhiên xuất hiện với vận tốc 0,3-0,6m/giây và thường sẽ không có dấu hiệu để nhận biết. Nhưng một khi lọt vào và để bị cuốn ra xa, dòng chảy này có thể nhanh chóng tăng tốc, đạt đến 1-2,5m/giây, lúc này không ai có thể thoát khỏi dòng xoáy tử thần này.
Khi mắc phải dòng xoáy tử thần, bạn hãy cố gắng thực hiện những điều sau đây: Không được hoảng sợ. Đây là điều tối quan trọng. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Dòng rút bờ sẽ không hút bạn xuống đáy mà chỉ đưa bạn ra xa bờ thôi. Và thông thường dòng chảy tức thời đưa bạn ra xa bờ khoảng 30 m.
Không bơi ngược dòng. Đừng cố gắng bơi ngược dòng chảy xa bờ bởi hầu hết trường hợp chết đuối vì ngược dòng, không phải vì bị hút xuống dưới mà vì người bị nạn quá hoảng loạn và cố gắng bơi ngược dòng nước. Đây là điều không thể, vì với vận tốc 2,5m/giây thì dù có là Michael Phelps – anh chàng kình ngư người Mỹ cũng sẽ kiệt sức và chết đuối mà thôi.
Video đang HOT
Bơi ngang bờ biển. Thay vì cố bơi ngược dòng, hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.
Đi theo dòng chảy. Đối với những người đã đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi dòng ngược, hãy thả nổi mình trôi theo dòng. Khi đã hết dòng ngược, cố gắng bơi song song với bờ biển hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc người dân gần đó ứng cứu.
Những xoáy nước “tử thần” lớn nhất thế giới
Saltstraumen ở Bodo, Na Uy có dòng hải lưu thủy triều mạnh nhất thế giới. Cứ 6 giờ 1 lần, lực nước biển lên tới 400 triệu m khối nước qua eo biển dài 3km và rộng 150m, với tốc độ nước có thể lên tới 41km/h.
Xoáy nước Naruto ở eo biển Naruto đi ngang qua Tokushima và đảo Hyogo, Nhật Bản. Dòng hải lưu ở eo biển thuộc vào hàng chảy xiết và nhanh nhất Nhật Bản và chảy nhanh thứ 4 thế giới. Những dòng xoáy nước có thể thấy từ trên tàu hay từ cây cầu Naruto bắc ngang eo biển.
Xoáy nước Niagara dọc theo sông Niagara nằm ở biên giới Mỹ-Canada (New York-Ontarion). Nó nằm ở Niagara George, hạ lưu thác Niagara. Độ sâu nhất của những dòng xoáy có thể lên tới 38m.
Eo biển French Pass là một hẻm nước hiểm trở chia cắt đảo D’Urville ở cực bắc của Đảo South ở New Zealand khỏi đất liền. French Pass có những dòng thủy triều nhanh nhất New Zealand, lên tới 4m/s. Khi thủy triều thay đổi, dòng hải lưu mạnh tới mức đủ để nuốt cá.
Old Sow là xoáy nước thủy triều lớn nhất ở bán cầu tây. Nó nằm ở phía tây nam bờ biển đảo Deer, New Brunswick, Canada.
Xoáy nước trên sông hình thành như thế nào?
Trên sông khi đến gần các mố cầu hoặc những chỗ dòng sông lượn vòng, gấp khúc ta hay thấy xuất hiện nhiều xoáy nước.
Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên phải lùi lại sau. Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo nó chảy theo. Như thế, số nước này tiến không được, lùi cũng không xong, đành chạy vòng tròn ở vùng gần trụ cầu. Vậy là ở đó xuất hiện xoáy nước.
Trên dòng sông, xung quanh các cọc gỗ hay mỏm đá nhô lên khỏi mặt nước cũng có thể xuất hiện xoáy. Đó là vì dòng nước sau khi bị các vật cản ngăn lại, nó chỉ có thể đi vòng ra hai bên. Khi đến mặt sau vật cản, do ở nơi đó nước sông chảy chậm, ảnh hưởng đến sự chảy qua của dòng nước, thế là nó lao vào số nước đã ngăn cản sức chảy của nó và khiến chúng chạy vòng.
Ở những chỗ dòng sông lượn vòng, gấp khúc cũng dễ xuất hiện xoáy nước. Do nước sông có xu hướng chảy theo đường thẳng, vì vậy ở gần mặt trong đoạn vòng, luồng nước đã “thoát ly” bờ sông để chảy thẳng.
Thế nhưng, luồng nước ở phía ngoài lại ép luồng nước phía trong phải đi vòng qua. Khi luồng nước mặt trong chịu áp lực của mặt ngoài bị chen bật trở lại thì một phần của nó sẽ chảy bổ sung vào nơi mất nước, và như vậy đã hình thành xoáy nước.
Nếu chú ý bạn có thể thấy, xoáy nước trên dòng sông đều xuất hiện ở những nơi tốc độ và phương hướng dòng chảy đột ngột thay đổi.
1001 thắc mắc: Chúa tể đầm lầy bơi nhanh thế nào?
Do sống dưới nước nên các chi và đuôi của cá sấu hỗ trợ hoàn hảo cho khả năng bơi lội. Đuôi cực khỏe giúp cá sấu có thể bơi với vận tốc 32km/h.
Cá sấu sinh sống mạnh trên các vùng đầm lầy, sông nước nhiệt đới ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Hiện có 14 loài cá sấu khác nhau với đủ mọi kích cỡ và đặc tính tồn tại trên trái đất, từ cá sấu lùn nhỏ tới loài cá sấu nước mặn to lớn.
Khá nổi tiếng nhờ kích cỡ, cá sấu châu Mỹ có thể dài tới 4,6m, nặng 900kg. Loài cá sấu này được tìm thấy ở miền nam Mexico, Trung Mỹ, vùng cận Caribbean và miền bắc Nam Mỹ. Một số lượng không lớn loài động vật này được phát hiện ở các đầm lầy Florida, Mỹ.
Thức ăn của cá sấu nói chung là những loài sống trên mặt đất và ở dưới nước. Chúng có thể ăn cá, chim, động vật có vú hay thậm chí là con cá sấu nhỏ hơn nếu có cơ hội. Đối với những động vật sống trên mặt đất, cá sấu sẽ tìm cơ hội tấn công khi chúng tới uống nước sát mép sông.
Đa phần cú tấn công của cá sấu nhằm vào các tử huyệt của con mồi. Do cấu tạo của hàm không cho phép cá sấu thực hiện việc nhai nên chúng thường xé thịt con mồi thành từng mảng và nuốt chửng. Với chiếc dạ dày "bằng sắt", cá sấu nuốt thêm cả đá để giúp nghiền nát thức ăn bị nuốt chửng.
Cá sấu không thể xé con mồi theo cách bình thường, vì thế chúng sử dụng một cách thức tuyệt vời để xé nhỏ thịt trước khi nuốt. Hàm khỏe ngoạm chặt vào con mồi trước khi các chi và đuôi hỗ trợ cá sấu xoay tròn xé nát miếng thịt. Sức mạnh đằng sau những cú xoay khiến tất cả con mồi đều bị xé xác.
Do sống dưới nước nên các chi và đuôi của cá sấu hỗ trợ hoàn hảo cho khả năng bơi lội. Đuôi cực khỏe giúp cá sấu có thể bơi với vận tốc 32km/h trong khi sức mạnh của các chi còn được thể hiện ngay cả khi cá sấu ở trên mặt đất. Rời môi trường nước, cá sấu có thể di chuyển với vận tốc tối đa 18km/h trong khoảng cách ngắn.
Cá sấu sinh sản bằng cách đẻ trứng
Một con cá sấu được gọi là trưởng thành khi chúng tầm 4-6 năm tuổi và lúc đó mới có động đực. Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ.
Vào mùa sinh sản, chúng phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều cây số trong làn nước. Chúng thu hút những con cái và tất nhiên, những con đực khác cũng đố kỵ.
Rất nhanh chóng, hàng chục con đực khác kéo đến và thi nhau cất lên những lời ca trầm hùng, đôi khi còn làm rung động mặt nước phía trên tấm lưng chúng, khiến nước bắn lên cao một cách đáng kinh ngạc.
Tất nhiên, con sấu nào khỏe hơn sẽ có tiếng ca lớn hơn. Ở môi mỗi con cá sấu đều có một bộ phận cảm nhận những rung động của mặt nước, đối với con cái là để tìm được người chồng ưng ý, còn đối với những chàng ca sĩ khác là để đánh giá đối thủ.
Nếu cảm thấy kẻ to mồm kia mạnh hơn mình, những con cá sấu khác sẽ tự rời bỏ cuộc tranh giành, còn nếu không thì trận chiến thực sự giữa những hàm răng sắc nhọn sẽ nổ ra.
Cá sấu đẻ trứng trên bờ và trong những đống cát. Số lượng trứng sau mỗi lần đẻ trứng nhiều hay ít chủ yếu là phụ thuộc vào lứa so hay lứa dạ (lần đầu thường là 15 trứng, còn những con cá sấu già có khả năng đẻ tới 70 trứng là chuyện rất bình thường).
Sau khi đẻ trứng xong, cá sấu sẽ ngay lập tức lấp cát lại thành từng mô cao rồi nằm cạnh để bảo vệ trứng. Thời gian ấp trứng kéo dài từ 11 đến 13 tuần (78 - 90 ngày).
Khi mới nở, cá sấu con chỉ có kích thước to bằng ngón tay cái và dài chừng 1 gang tay mà thôi. Trong vài chục phút đầu khi mới bước ra khỏi lớp vỏ trứng, chúng có vể rất chậm chạp. Nhưng ngay sau đó, chúng chạy rất nhanh và đã biết cách tìm mồi.
Trong khoảng thời gian 2 năm đầu, khả năng tăng trưởng của cá sấu là rất chậm, trong các năm tiếp theo, chi của chúng phát triển một cách nhanh chóng. Thời kỳ sinh sản của loài cá sấu thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 30-40 năm.
Cá sấu có thính giác và khứu giác vô cùng nhạy bén
Ngoài ra, cá sấu còn sở hữu thính giác và khứu giác vô cùng nhạy bén. Mũi nằm phía trước hàm và nhô cao khỏi mặt nước cho phép cá sấu đánh hơi tìm kiếm con mồi, trong khi khứu giác hoàn hảo giúp loài vật này nghe rõ cả ở dưới nước. Thậm chí, tiếng cựa mình đòi ra của cá sấu non cũng được nghe rõ để cá sấu mẹ có thể lên bờ giúp con chúng bước vào cuộc sống.
Trên thực tế, quá trình trao đổi chất của cá sấu diễn ra rất chậm, khiến chúng tồn tại trong nhiều tháng mà không cần thức ăn. Điều này giúp cá sấu tồn tại khi thời tiết ở vùng nhiệt đới trở nên khô hạn trong tháng mùa hè. Tuy sở hữu khả năng tồn tại vượt trội nhưng chính sự bành chướng của con người vào môi trường tự nhiên của cá sấu khiến loài động vật này đang dần bị cô lập.
Xoáy nước giữa đại dương nhìn từ vũ trụ Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ghi lại hiện tượng độc đáo khi bay qua Nam Thái Bình Dương. Xoáy nước xanh nhạt gây ấn tượng khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Doug Hurley. Phi hành gia Mỹ Doug Hurley hôm 16/6 chia sẻ ảnh chụp Trái Đất lên mạng xã hội Twitter. "Xoáy nước màu xanh nhạt này...