10 lợi ích của vỏ quýt mà bạn chưa biết đến
Quýt là loại hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra vỏ quýt còn có rất nhiều công dụng mà bạn không biết đến.
1. Khử mùi
Các loại vỏ cam, quýt có công dụng kháng khuẩn nên bạn có thể cắt nhỏ, phơi sấy khô để tẩy trùng phòng ốc trong nhà và xua muỗi. Nếu tủ lạnh nhà bạn bị hôi, chỉ cần cho vào đó một miếng vỏ quýt đã khô. Khi đốt than đề sưởi hoặc nấu ăn thường có mùi rất khó chịu, cho vào bếp vài miếng vỏ quýt, cam khô, mùi than sẽ được khử bớt.
2. Tác dụng an thần
Trong khi đó, hương thơm từ vỏ quýt tạo tâm trạng hưng phấn, kích thích những cảm xúc tích cực. Vì thế, khi bị mất ngủ, tinh thần căng thẳng hoặc huyết áp cao, tim đập nhanh, bạn có thể tận hưởng những hương thơm quyến rũ này.
3. Trị say xe
Trước khi lên ô tô, tàu thủy, hay máy bay 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp dập làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra.
Sau khi lên các loại phương tiện dễ gây say trên, tiếp tục lặp lại những thao tác trên sao cho ngửi được lượng dầu hương quýt tối đa nhất.
Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.
4. Trị ho
Video đang HOT
Cách làm: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.
Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.
5. Trị gàu và hói
Khi có tóc gàu, hãy nghiền nát một vỏ quýt (hoặc vỏ cam) cho vào dung dịch nước sôi, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Sau đó lược sạch và vắt lấy bã. Trước lúc gội đầu khoảng nửa giờ, thoa đều nước hãm lên chân tóc. Thực hiện như thế 2 đến 3 lần/ tuần, mái tóc sẽ trở nên khỏe đẹp.
6. Trị nứt nẻ da
Cách làm: xao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều.
Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng. Dầu quýt cộng thêm với dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.
7. Trị viêm phế quản mãn tính
Cách làm: Vỏ quýt tươi từ 5 – 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.
Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.
8. Tạo cảm giác ngon miệng
Bạn hay các thành viên trong gia đình cảm thấy chán ăn, không ngon miệng? Chỉ cần nấu sôi hỗn hợp vỏ quýt khô băm nhuyễn và nước, đậy kín để hãm trong vài phút, sau đó lược lại cho sạch. Uống mỗi lần 1/3 ly nước hãm ấm từ 2 đến 3 lần một ngày trước bữa ăn khoảng nửa giờ giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
9. Trị đau đầu
Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
10. Trị hôi miệng
Để trị chứng hôi miệng, hãy nhai và ngậm một lát vỏ quýt tươi nhỏ nhiều lần trong ngày, khoảng mười phút mỗi lần.
Theo VNE
Ăn uống làm ấm cơ thể
Theo lương y Trần Khiết, ăn uống, dưỡng sinh của con người cần phù hợp theo thời tiết, khí hậu của mỗi mùa.
Vỏ quýt hay tắc chưng với đường phèn để trị ho do thời tiết rất hay
Với những người hay bị tiểu nhiều vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh số lần tiểu đêm càng nhiều hơn, thì có thể dùng một cái bàng quang heo, 3 gr nhục quế, 30 gr ích trí nhân.
Cách chế biến: bàng quang heo làm sạch, giã nát nhục quế và ích trí nhân rồi đem tất cả chưng cách thủy với bàng quang heo cho chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này dùng nóng ấm, có công dụng bổ dương, tán hàn (lạnh), thích hợp cho những người thận dương hư suy gây tiểu nhiều.
Hoặc có thể dùng 100 gr gạo loại ngon, 2 gr nhục quế, cùng một lượng đường vừa đủ. Cách chế biến: đem nhục quế nấu lấy nước cốt, bỏ bã, thêm vào một lượng nước vừa đủ để nấu cháo với lượng gạo nói trên, nấu loãng, và gia ít đường vào, dùng cháo này vào buổi sáng lúc cháo còn nóng ấm. Món này dùng cho những trường hợp thận dương hư suy, tiểu nhiều, lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa vào mùa lạnh.
Với những người thường bị ho do trời trở lạnh, thì có thể dùng đường phèn nấu vỏ quýt (hoặc vỏ quả tắc). Cách làm như sau: lấy 20 gr vỏ quýt, 100 gr đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu lửa nhỏ đến chín. Món này dùng trị ho rất hay.
Với những người bị tình trạng môi khô vào mùa lạnh, có thể dùng cách: lấy một ít củ cà rốt và củ năng, lượng bằng nhau (chừng 50 gr), cùng nhân hạt mơ 15 gr, 5 quả chà là, một ít vỏ quýt, đem nấu chung cho nguyên liệu chín mềm để dùng.
Nhục quế giúp làm ấm cơ thể khi trời lạnh - Ảnh: H.Mai
Còn để bồi bổ và làm ấm cơ thể thì dùng một con gà ác làm sạch, cùng các vị thuốc hoàng kỳ 8 gr, đảng sâm 12 gr, đương quy 6 gr, câu kỷ tử 8 gr, thục địa 12 gr, hoài sơn 8 gr, khiếm thực 12 gr, long nhãn 4 gr, vài lát gừng tươi. Cho gà cùng các vị thuốc (đã rửa sạch) vào thố cùng nước chín (cho ngập trên bề mặt thố) và đem chưng cách thủy cho thật mềm. Dùng lúc món còn nóng ấm.
Cũng để bồi bổ và làm ấm cơ thể, có thể dùng một lượng vừa (tùy người) bao tử heo (làm sạch) rồi đem hầm với củ cải trắng, rau mồng tơi và tiêu xanh, nêm nếm gia vị.
Buổi sáng có thể dùng món cháo vừa ấm cơ thể vừa nhẹ bụng: lấy một ít gạo tẻ đem nấu cháo với một ít gừng tươi (thái lát), nấu loãng, ăn khi còn ấm nóng.
Dùng thức uống ấm nóng bằng cách lấy 15 gr gừng tươi đem nấu nước với 5 gr cam thảo để uống trong ngày, có thể gia thêm ít đường phèn.
Theo VNE
15 tác dụng bất ngờ của vỏ quýt Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần. 1. Trị say xe Trong vỏ quýt có...