10 đồ vật hiện đại này từng xuất hiện từ… 1.000 năm trước
Nhiều giả thuyết cho rằng, “vật thể lạ” trong bức tranh được vẽ vào năm 1937 chính là điện thoại di động. Tuy nhiên, không chỉ có smartphone, rất nhiều đồ vật khác cũng từng xuất hiện trong quá khứ..
Không hiểu là tình cờ hay có chủ ý, nhiều phát minh “hiện đại” đã từng “xuyên không”, xuất hiện cách đây cả trăm năm. Người ta tìm thấy nó trong các tác phẩm nghệ thuật, điểm khai quật khảo cổ hay đâu đó trong đống đồ cũ.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao nó lại xuất hiện ở đó? Chỉ là một thứ giông giống hay đó là những gì người xưa cũng từng có giống chúng ta.
Câu hỏi thì không ai dám chắc, nhưng có lẽ, lịch sử thú vị hơn chúng ta vẫn tưởng tượng.
1. Phẫu thuật chỉnh hình: 3000 năm trước Công Nguyên
Người ta cho rằng, việc phẫu thuật chỉnh hình đã nhen nhóm từ cách đây vài nghìn năm, và thực tế nó đã thành công. Một ví dụ điển hình là việc người Ai Cập cổ đại từng ghép ngón chân cái thành công.
Bên cạnh đó, vào khoảng những năm 800 trước Công nguyên tại Ấn Độ, các bác sĩ đã biết chỉnh sửa hình dáng của mũi, sử dụng da từ trán và má.
2. Hệ thống nước thải: 2.600 năm trước Công Nguyên
Hệ thống thoát nước đầu tiên trên thế giới thuộc về nền văn minh thung lũng Indus tại Mohenjo-daro, một khu vực thuộc Pakistan ngày nay. Người Babylon cổ đại, một vài thành phố tại Trung Quốc và cả Rome cũng từng xuất hiện các hệ thống cống nước thải ngầm.
3. Pin: 2.500 năm trước Công Nguyên
Pin Baghdad là bình gốm chứa một ống đồng với dây thép bên trong. Những phiên bản phục chế của loại pin này cho thấy chúng hoàn toàn có thể sản sinh ra điện thế.
Có lẽ người Babylon cổ đại đã biết phương pháp mạ điện khi sáng tạo ra đồ vật như vậy. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chỉ là một cái bình để chứa các cuộn đơn thuần.
4. Thuyền phun lửa: 420 năm trước Công Nguyên
Những phiên bản đầu tiên của loại vũ khí này được sử dụng trong trận đánh Delium vào những năm 424 trước Công nguyên tại Hy Lạp.
Thuyền phun lửa cổ đại được trang bị một khẩu súng, hay còn được gọi bằng cái tên “súng lửa Hy Lạp” – một ống bằng đồng với hỗn hợp tạo ra lửa. Theo nhiều nhà sử học, sức công phá của nó khá lớn và có uy lực át chế đối phương.
5. Đồng hồ báo thức, 400 năm trước Công nguyên
Triết gia người Hy Lạp Plato từng sử dụng một chiếc đồng hồ nước mà có thể tạo ra những âm thanh, giúp ông báo hiệu giờ bắt đầu bài giảng.
Những chiếc đồng hồ báo thức vận hành bằng nước sau đó đã được phát triển thêm tại Rome cổ đại và Trung Đông. Tuy nhiên, phải mãi đến thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên thì những chiếc đồng hồ báo thức mới thực sự có cơ chế giống như ngày nay.
6. Robots, 323 năm trước Công Nguyên
Những con robot đầu tiên được cho là xuất hiện vào khoảng 323 năm trước Công nguyên tại đảo Pharos. Chúng được lắp đặt trong một ngọn hải đăng tại hòn đảo này.
Vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày, chúng sẽ xuất hiện và đánh chuông. Đến tối, chúng sẽ tạo nên những âm thanh lớn, giúp người đi biển có thể ước lượng khoảng cách tới bờ. Tới thế kỷ 17, 18, những chiếc máy này dần được cải tiến tại Tây Âu và hoàn thiện hơn trong thế kỷ 21.
7. Máy bán hàng: thế kỷ 1 sau Công Nguyên
Vào thời buổi ngày nay, những chiếc máy bán hàng có thể bán bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ, từ đồ chơi cho đến bánh pizza. Tuy nhiên vào thời điểm xa xưa, bạn chỉ có thể mua nước thiêng trong các ngôi đền với các máy bán hàng tự động. Sau khi thả một đồng xu vào thiết bị, một chút nước sẽ chảy ra khỏi vòi cho khách hàng.
8. Đồng hồ đo khoảng cách: thế kỷ 1 sau Công Nguyên
Nhiều người cho rằng, thiết bị đo khoảng cách bởi các phương tiện – đồng hồ công tơ mét, được sáng tạo bởi Archimedes. Chiếc đồng hồ công tơ mét đầu tiên trông giống như một bộ nhiều bánh xe nhỏ được đánh số để chỉ khoảng cách đi được khi phương tiện chuyển động. Tương tự với thiết bị này, người Trung Quốc cũng có một phát minh tương tự của triết gia Zhang Heng.
9. Kính địa chấn: 132 năm sau công nguyên
Một phát minh nổi tiếng khác của Zhang Heng là máy địa chấn có thể phản ứng khi động đất xảy ra. Thiết bị này trông khá kỳ lạ nhưng hoạt động khá chuẩn xác. Nó được ra đời từ năm 132 sau Công nguyên và được sử dụng tại Trung Quốc để xác định động đất.
10. Máy tính, 100 năm trước Công nguyên
Chiếc máy tính cổ đại được thiết kế vào những năm 100 trước Công nguyên. Vào thời bấy giờ, người ta sử dụng nó để tính thời điểm bắt đầu kỳ Olympic. Cách thức hoạt động của chúng là đo lường đường đi và hướng hoạt động của các kỳ nhật thực và nguyện thực.
Carbon màu nâu nguy hiểm được phát hiện trong không khí ở Himalaya
Himalaya có những đỉnh cao nhất so với bất kỳ dãy núi nào trên Trái đất và là nơi có trữ lượng băng tuyết lớn nhất bên ngoài vòng Bắc Cực và Nam Cực.
Nhưng việc ở trên cao và biệt lập đã không giúp khu vực này tránh được ô nhiễm không khí công nghiệp.
Một báo cáo mới đã phân tích thành phần của các hạt trong không khí trên dãy núi trải dài qua Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Bhutan, Nepal, và phát hiện ra sự hiện diện dồi dào đến mức đáng báo động của carbon nâu.
Carbon trong khí quyển được chia thành carbon đen và carbon nâu. Trong đó, carbon đen là một chất dạng hạt mịn, chủ yếu là carbon nguyên chất. Nó thường được hình thành trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn ở nhiệt độ cao và là thành phần chính của muội than.
Carbon nâu là carbon trộn với ôxy nhưng cũng có dấu vết của các nguyên tố khác như nitơ, lưu huỳnh và kali. Chất này chủ yếu được tạo ra trong quá trình đốt sinh khối hoặc thảm thực vật và cuối cùng tạo ra những quả cầu hắc ín, những quả cầu nhỏ, nhớt chỉ có kích thước vài trăm nanomet.
Các nghiên cứu trước đây từ lâu đã làm nổi bật ảnh hưởng của carbon đen trong khu vực và theo dõi cách các hạt sol khí này di chuyển dọc theo quỹ đạo của khối không khí từ Trung Quốc và Ấn Độ đến Cao nguyên Tây Tạng và Himalaya. Carbon nâu đã bị nghi ngờ đi theo con đường tương tự.
Những mẫu không khí được lấy tại một trạm ghi độ cao từ xa trên sườn phía bắc của dãy Himalaya và nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng 28% trong số hàng nghìn hạt được phát hiện là những quả cầu hắc ín.
Những quả cầu hắc ín này vừa hấp thụ ánh sáng vừa hấp thụ nhiệt, khiến băng tuyết khó phản xạ lại tia Mặt trời và do đó sông băng dễ tan chảy hơn.
Kỳ thú hang động băng chưa bao giờ tan chảy, kể cả mùa hè Hang động băng Ningwu ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới khi các khối băng chưa bao giờ tan chảy, kể cả mùa Hè. Nơi đây được hình thành vào khoảng 3 triệu năm trước. Hang động băng Ningwu còn được gọi là "Wanniandong" là địa điểm du lịch hút khách ở tỉnh Sơn...