1 phim Việt vừa ra rạp đã bị quay lén toàn bộ nội dung, netizen phẫn nộ lên án hành động vô ý thức
Giữa thời điểm bộ phim này gây sốt ngoài rạp, nhiều người đã tranh thủ để trục lợi, câu view từ phim.
Mới ra mắt được gần hai ngày nhưng Cám đã gây bão mạng xã hội với hàng loạt bình luận khen chê. Phim cũng lập nhiều kỷ lục phòng vé, cho thấy sức hút từ thương hiệu Tấm Cám. Song, đi kèm với độ hot đó lại là hệ quả tiêu cực khi một TikToker đã đăng tải gần như toàn bộ nội dung phim lên mạng xã hội.
Cám đang là phim Việt nhận nhiều quan tâm nhất hiện tại
Trước Cám, không ít phim Việt cũng gặp phải tình trạng này như Chị Chị Em Em 2 (2023), Kẻ Ăn Hồn (2023), Nhà Bà Nữ (2023)… Đây không chỉ là hành động thể hiện ý thức kém của một bộ phận khán giả mà còn gây thất thoát lớn cho bộ phim. Nặng hơn, việc quay lén trong rạp là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Các nhà làm phim đã lên án cực kỳ gay gắt hành vi này. Nữ diễn viên Minh Hằng từng đăng story: “Không nói nên lời vì những vấn nạn vô văn hoá”, khi Chị Chị Em Em 2 bị quay lén. Thảo Trang – tác giả bộ tiểu thuyết gốc của Kẻ Ăn Hồn – đăng một bài viết dài bày tỏ sự phẫn nộ. Nghiêm trọng hơn, Ngô Thanh Vân đã khởi kiện người livestream Cô Ba Sài Gòn lên mạng xã hội hồi năm 2017. Song, dường như một bộ phận người xem vẫn muốn lợi dụng hành vi này để câu like, lượt xem…
Video đang HOT
Xuất hiện nhiều tài khoản quay lén phim Cám
Phim điện ảnh Cám là dị bản kinh dị lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Tấm Cám. Trong đó, gia tộc của Tấm Cám từng giao kèo với ác quỷ, hiến tế trinh nữ trong nhà để đổi lấy sự giàu sang. Cám (Lâm Thanh Mỹ) sinh ra đã dị dạng, bị mọi người trong gia đình kỳ thị, hạnh hạ. Tấm ( Rima Thanh Vy) là người duy nhất yêu thương đứa em gái cùng cha khác mẹ. Cho đến một ngày Cám bị cha là Hai Hoàng (Quốc Cường) đem đi hiến tế.
Từ khi chưa ra rạp, bộ phim đã gây chú ý và lập kỷ lục phim kinh dị có lượt bán vé sớm cao nhất lịch sử với hơn 110 nghìn vé. Tác phẩm cũng lấy ngay ngôi đầu phòng vé ngày đầu công chiếu với 200 nghìn lượt khán giả ra rạp. Hiện tại (tính đến 21h ngày 21/9), doanh thu của Cám là gần 34 tỷ đồng sau chưa đến hai ngày công chiếu.
Cám thu về gần 34 tỷ chỉ sau chưa đầy 2 ngày công chiếu
Đạo diễn Trần Hữu Tấn: Mọi trang phục phim 'Cám' đều phải qua 3 bước thiết kế
Sau khi tung teaser trailer và poster, ngày 20/8, phim điện ảnh Cám chính thức công bố tập phim hậu trường (BTS) kể về quá trình thực hiện phục trang của phim. Cám là bộ phim hư cấu lấy bối cảnh làng quê thời phong kiến.
Đạo diễn Trần Hữu Tấn nhấn mạnh tiêu chí: Hay dở tính sau, phục trang phải đúng trước
Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết: "Bộ phim là dị bản kinh dị từ truyện Tấm Cám, thế nên chúng tôi phải làm sao để phần phục trang gần với hình dung của mọi người về câu chuyện này, nhưng đồng thời cũng phải mới lạ và sáng tạo. Những bộ trang phục trong phim lấy cảm hứng từ phục trang ở giai đoạn cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn". Phần phục trang của phim do chuyên gia phục trang Nabongchua thực hiện, với thiết kế của họa sĩ Duy Văn và tư vấn từ nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam (Ấm Chè).
Ở góc độ tổ chức sản xuất, nhà sản xuất Hoàng Quân tiết lộ thách thức lớn với phim mới là số lượng diễn viên quần chúng đông đảo, có những đại cảnh đến 200 - 300 người. Chính vì thế, nhu cầu cho phần phục trang cũng cao hơn dự án trước là Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn. "Phim Cám có nhiều nhân vật, từ người dân quê đơn sơ đến những người giàu có hơn như gia đình lý trưởng; rồi cả Thái tử, Thái tử phi, các quan, thái giám, cung nữ, cận vệ, thị vệ... Chính vì thế, độ đa dạng trong trang phục là rất lớn".
Bàn sâu hơn về quá trình làm phục trang, đạo diễn Trần Hữu Tấn chia sẻ: "Quá trình làm phục trang gồm 3 bước. Đầu tiên, tôi và họa sĩ Duy Văn tạo ra bản phác thảo từ những nghiên cứu và ảnh tham khảo cổ phục. Sau đó, hình ảnh phác thảo đó sẽ được đưa qua nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam để có những nhận xét, góp ý. Cuối cùng, trang phục sẽ được đưa qua anh Nabongchua (Giám đốc phục trang của phim) để thực hiện". Yếu tố màu sắc cũng được đạo diễn tính toán sao cho phù hợp khi lên hình với máy quay, ánh sáng, cũng như phản ánh tính cách của nhân vật.
Lần thứ hai hợp tác cùng đạo diễn Trần Hữu Tấn sau Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, nhà nghiên cứu Phan Thanh Nam chia sẻ: "Nói về truyện Tấm Cám, người ta chưa xác định rõ được niên đại của nó. Khi thực hiện phim Cám, tôi cũng lưu tâm cố ý lựa chọn những chất liệu văn hóa đậm nét Việt Nam. Chúng tôi khai thác phục trang, đạo cụ, cũng như những nét văn hóa đặc sắc mang tính chất bản địa của Việt Nam".
Hành trình sáng tạo toàn bộ phục trang từ khảo cứu sử liệu
Toàn bộ trang phục trong dự án được nhận dạng là trang phục trong dòng văn hóa dân gian Việt Nam xưa như áo Tứ thân, Ngũ thân, Giao lĩnh, Viên lĩnh, Đối khâm... Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng của cổ phục, tổ phục trang còn chú ý vào các chi tiết như cách mặc sao cho đúng; như cách đắp vạt áo theo cách của người Việt, các chất liệu, màu sắc phù hợp từng giai cấp cụ thể và tiệm cận với thời kỳ mà bộ phim lựa chọn, các phụ kiện hài, guốc hay việc các tầng lớp nào thì phải mang chân không trong phim.
Một số cảnh trong phim cần những bộ trang phục đặc biệt, ví dụ như phân đoạn Thái tử rước Tấm về cung. Nhà sản xuất chia sẻ: "Ở cảnh này, trang phục của Thái tử và Tấm phải thể hiện được không khí trang trọng của buổi lễ cũng như địa vị hoàng tộc. Đây là hai bộ trang phục khiến chúng tôi tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện nhất, vì độ công phu và chi tiết của nó từ những thứ nhỏ nhất như họa tiết thêu trên áo vừa phải mang dấu ấn nhân vật, nhưng cũng phải đáp ứng các tiêu chí về địa vị người mặc".
Bộ trang phục Thái tử phi mà Rima Thanh Vy khoác lên lấy cảm hứng từ bộ trang phục của một vị Hoàng hậu thời Lê Trung Hưng, với tổng quan kín đáo cùng nhiều lớp áo, bên trong là áo Giao lĩnh, khoác ngoài Đối khâm, trên vai là Vân kiên và phần dưới là Tế tất với Thường. Ngoài ra, trang sức của nàng Tấm gồm nhiều trâm cài và kim hoa chạm khắc công phu bằng vàng, khăn Nhiễu với Ngọc bội tượng trưng cho sự uy quyền của phụ nữ quý tộc xưa.
Bên cạnh đó, bộ trang phục Lý trưởng của Hai Hoàng (Quốc Cường) được lấy cảm hứng từ hình ảnh được lưu lại trong sử liệu về một hương lão thời Nguyễn, với các chi tiết nón, chiếc gậy, đôi dép cùng thời kỳ. Ngoài ra, các trang phục khác trong phim còn được lấy cảm hứng từ cách phối màu đặc trưng trong một số tranh dân gian tiêu biểu như tranh Đông Hồ, tranh Làng Sình của người Việt.
Cám là dự án điện ảnh được thực hiện bởi ê-kip Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, từ đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân. Cám là dị bản kinh dị đẫm máu từ câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, dự kiến khởi chiếu ngày 27/9/2024.
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể Ngay ngày đầu ra mắt, doanh thu của bộ phim Việt này đã bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký. Sau một thời gian dài gây nhiều tò mò cho khán giả thì cuối cùng bộ phim điện ảnh Cám cũng chính thức ra mắt tại phòng vé. Không nằm ngoài dự kiến, phim ngay lập tức ghi nhận thành tích khủng...