Xung quanh tranh luận về việc Australia “mời” du học sinh về nước

Theo dõi VGT trên

Quyền Bộ trưởng Di trú Australia Alan Tudge khẳng định, không có chuyện Chính phủ Úc mời sinh viên nước ngoài về nước. Ngược lại, Chính phủ kêu gọi các sinh viên nước ngoài ở lại nếu có thể tự trang trải cuộc sống.

Xung quanh tranh luận về việc Australia mời du học sinh về nước - Hình 1

Ảnh minh họa

Thông báo chính thức từ Bộ Ngoại giao Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã có phát biểu được hiểu theo hướng kêu gọi người không có quốc tịch Australia hãy về nước đã khiến dư luận Việt Nam có những hoang mang, lo lắng và tranh cãi trái chiều, đặc biệt là đối với những gia đình đang có con du học tại Australia.

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại để làm rõ nội dung phát biểu của Thủ tướng Scott Morrison”.

Theo đó, nội dung được làm rõ cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Australia khuyến cáo khách du lịch nước ngoài về nước nếu không tự lo được vấn đề tài chính.

Đối với gần 600.000 du học sinh nước ngoài, Chính phủ Australia khuyến khích trông cậy vào hỗ trợ của gia đình, việc làm bán thời gian (cho phép tối đa 40 giờ trong 2 tuần) và từ nguồn tiết kiệm cá nhân để trang trải chi phí.

Những sinh viên đã ở Australia hơn 1 năm có thể xin rút tối đa 10.000 AUD từ quỹ hưu trí trong năm tài khóa hiện nay để phục vụ cuộc sống. Chính phủ Australia cũng sẽ tiếp tục làm việc với ngành giáo dục để thảo luận các biện pháp hỗ trợ khác cho sinh viên quốc tế.

Đại sứ quán Việt Nam đã phổ biến, làm rõ và hướng dẫn chính sách nói trên của Chính phủ Australia tới Hội sinh viên Việt Nam tại Australia, đồng thời phối hợp với Hội Người Việt Nam tại Australia động viên tinh thần cộng đồng người Việt tại đây để bà con yên tâm tiếp tục cuộc sống, công việc và học tập.

Ngày 6/4, Quyền Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM Australia về ASEAN và Cấp cao Đông Á (EAS), Justin Hayhurst khẳng định, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia sẽ cùng Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và các cơ quan chức năng khác tiếp tục có các chính sách, biện pháp hỗ trợ để du học sinh Việt Nam vượt qua khó khăn, yên tâm học tập tại Australia.

Sinh viên mong muốn được giảm học phí online

Trao đổi với PV Báo KH&ĐS, chị Nguyễn Lan Hương, Ba Đình, Hà Nội, phụ huynh của một du học sinh Australia chia sẻ, mới đầu, chị cũng hoang mang. Tuy nhiên, khi nghe lại bài phát biểu của Thủ tướng, chị thấy sự việc không như những gì lo ngại.

Cụ thể, đối với du học sinh, trong bài phát biểu nói rằng, những sinh viên mới đến Australia năm đầu, thì Chính phủ không lo lắng lắm, bởi trước khi sang Australia, để được cấp visa, họ đã phải chứng minh có đủ tiề.n để sống và học trong ít nhất 1 năm.

Video đang HOT

Đối với sinh viên không có đủ tài chính để tự trang trải thì có một phương án khác, đó là trở về nhà.

“Tôi thấy các du học sinh cần hiểu đúng lời của Thủ tướng nói để tránh hoang mang. Ở đây, không phải là chuyện Chính phủ Australia mời sinh viên về nước, mà là trong trường hợp gia đình không lo được chi phí, thì sinh viên có thể trở về nhà”, chị Hương nói.

Đồng quan điểm với chị Hương, một luật sư ở Australia cho biết, thông điệp chỉ đơn giản là trong khó khăn chung, du học sinh và người lao động nước ngoài cần tự lực cánh sinh. Nếu cuộc sống quá vất vả, có thể tính đến phương án hồi hương, nơi bạn là công dân và có những chính sách an sinh dành cho bạn.

Chỉ riêng với những người đang có visa du lịch ngắn hạn (tối đa 3 tháng), Thủ tướng mới dùng từ “đã đến lúc nên về”. Điều này là dễ hiểu, vì ở thời điểm này, nếu không đủ điều kiện về kinh tế thì việc trở về quê cũng là hợp lý.

Chia sẻ với Báo KH&ĐS về cuộc sống hiện tại của du học sinh tại Australia thời điểm này, em Dương Hoàng Minh, Trường ĐH UTS cho biết, dịch Covid-19 đã khiến tất cả các trường ĐH ở Úc phải đóng cửa, sinh viên phải nghỉ học và không đi làm thêm được.

Điều này sẽ gây khó khăn cho những sinh viên phải tự trang trải tiề.n ăn, ở, vì dù không đi học vẫn phải ở lại nước sở tại.

Tuy nhiên, hiện tại, quyền Bộ trưởng Di Trú Alan Tudge khẳng định, chính phủ Australia cho phép các sinh viên quốc tế làm thêm 40 giờ trong 2 tuần. Điều đó khiến các sinh viên an tâm hơn.

“Chúng em chỉ mong muốn các trường đại học giảm học phí học online trong thời điểm này vì học online không thể giống như học như ở trên lớp. Và sinh viên quốc tế nói chung được hưởng những chính sách hỗ trợ như sinh viên bản địa”, em Minh chia sẻ.

Về phát biểu của Thủ tướng Úc, em Dương Hoàng Minh cho biết, sau khi sự việc được lên truyền thông, phụ huynh của các bạn bè đã hoang mang, lo lắng khiến các sinh viên bị áp lực theo.

Trước một sự việc, theo em Minh du học sinh cần có sự bình tĩnh xem xét, đặc biệt là việc quay trở về Việt Nam trong thời điểm này. Bởi vì, khi về nước, sự quay trở lại để học tập có thể có những khó khăn, trở ngại, do dịch Covid-19 diễn biến khó lường và ở mỗi nước sẽ có những chính sách riêng. Điều này, có thể khiến việc học tập bị lỡ dở.

Trong bài phát biểu của mình, quyền Bộ trưởng Di trú Australia Alan Tudge khẳng định, không có chuyện Chính phủ Úc mời sinh viên nước ngoài về nước. Ngược lại, với khoảng 600.000 sinh viên quốc tế tại Australia, Chính phủ nước này xác định đây là nhóm đối tượng quan trọng đối với nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm, nên kêu gọi các sinh viên nước ngoài ở lại nước này nếu có thể tự trang trải cuộc sống bên cạnh những hỗ trợ linh hoạt khác từ Chính phủ.

“Chúng tôi nói với các bạn sinh viên quốc tế rằng chúng tôi khuyến khích các bạn tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và từ nguồn thu của các công việc mà các bạn có được cũng như từ nguồn tài chính dự trữ để giúp các bạn có thể đảm bảo cuộc sống trong thời gian ở tại Australia. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tiếp cận nguồn tiề.n trong Quỹ hưu trí mà bạn đã đóng góp trong thời gian làm việc bán thời gian tại Australia”- Ông Alan Tudge nêu.

Mai Nguyễn

Sinh viên quốc tế lâm cảnh chông chênh

Khi gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới, ưu tiên đối nội hơn đối ngoại để chống dịch, sinh viên quốc tế, bao gồm sinh viên Việt Nam, khó tránh khỏi cảm giác hoang mang, lo lắng vì bị "bỏ rơi".

Sinh viên quốc tế lâm cảnh chông chênh - Hình 1

Các sinh viên đang theo học đại học tại Mỹ đã chuyển sang học trực tuyến trong mùa dịch COVID-19. Trong ảnh: sinh viên tại ĐH Harvard, bang Massachusetts ngày 10-3 - Ảnh: Reuters

Hôm 3-4, các du học sinh Việt Nam đang học tập ở Úc như ngồi trên lửa khi Thủ tướng Scott Morrison khuyến cáo khách du lịch và sinh viên nước ngoài nên sớm rời Úc nếu không còn khả năng trang trải chi phí trong bối cảnh nước này phải huy động mọi nguồn lực để chống dịch COVID-19.

Úc là một trong những ví dụ điển hình về việc chính phủ các nước phải ứng biến và thay đổi liên tục khi nhận thấy tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn ước đoán ban đầu.

Khi gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới, ưu tiên đối nội hơn đối ngoại để chống dịch, sinh viên quốc tế, bao gồm sinh viên Việt Nam, khó tránh khỏi cảm giác hoang mang, lo lắng vì bị "bỏ rơi".

Khó khăn chồng khó khăn

Theo học tại ĐH Macquarie (Sydney) từ năm 2019, Như Nguyễn là một trong số rất nhiều sinh viên Việt Nam phải cập nhật thông tin mỗi ngày về chính sách của Úc, trong bối cảnh nước này phải ra thông báo và điều chỉnh liên tục để đối phó dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19).

"Công tác chống dịch ở Úc lúc đầu chưa tốt, có lẽ vì sợ gánh nặng lên kinh tế. Một số người dân ngoài ra cũng lơ là trong việc bảo vệ bản thân. Nhưng sau đó, chính phủ đã đưa ra biện pháp phòng dịch nghiêm khắc hơn như đóng biên giới hoặc hạn chế ra đường không cần thiết, và những biện pháp này theo tôi thấy thật sự hiệu quả" - Như nói với Tuổ.i Trẻ.

Tại Mỹ có khoảng 1,1 triệu du học sinh đang học tập và sinh sống. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, tất cả các trường có du học sinh chiếm tỉ lệ lớn đều đã mở các lớp trực tuyến.

Tính đến ngày 23-3, 72% trong số 36 trường ĐH tham gia khảo sát của trang tin Quartz cho biết họ yêu cầu sinh viên rời khỏi ký túc xá, trong khi số còn lại để sinh viên tự lựa chọn. Tất cả các trường đều cho biết họ sẽ cho phép những sinh viên không thể trở về nhà được ở lại trường hoặc tìm chỗ ở khác.

Để lựa chọn ra về là một quyết định khó khăn, du học sinh có nguy cơ mất thị thực hoặc bỏ qua cơ hội đăng ký các khóa cao học nếu như rời khỏi Mỹ quá lâu. Sở Di trú và hải quan Mỹ (ICE) đã nới lỏng quy định để cho phép sinh viên duy trì thị thực đủ lâu để yên tâm học tập qua mạng.

Du học sinh còn đối diện với vấn đề phân biệt đối xử. Nguyễn Thùy Linh, một sinh viên tại Dallas (Texas), chia sẻ với Tuổ.i Trẻ: "Tình trạng bài ngoại ngày một tăng, một số chính trị gia Mỹ gốc Á đã lên tiếng nhưng chính phủ vẫn chưa hành động. Thành thật, đa số người châu Á, trong đó có cả tôi, hiện vẫn rất lo lắng khi ra ngoài mua thực phẩm. Một số thậm chí mang theo sún.g để tự vệ".

Cần chuẩn bị tài chính vững

Có thể thấy tình trạng các nước siết chặt biện pháp giữ khoảng cách xã hội, đóng cửa nhà hàng, cửa hàng... tạo ra khó khăn riêng biệt cho du học sinh, vì đa số phải trang trải chi phí bằng công việc làm thêm.

Câu chuyện ở Úc có thể là bài học cho du học sinh Việt cũng như người Việt nói chung khi đối diện với những giai đoạn bất ổn. Họ có thể bảo đảm lợi ích thông qua việc chuẩn bị thật tốt cho hành trang du học hoặc cập nhật đầy đủ các quy định mới khi có biến động.

Tại các nước có nhiều du học sinh Việt Nam và quốc tế như Mỹ hoặc Úc, thông tin của chính phủ luôn được cập nhật qua nhiều đường khác nhau. Điều quan trọng là nắm bắt được thông tin chính thống, tuân thủ và tìm thấy giải pháp bảo vệ lợi ích tối đa.

Chia sẻ với Tuổ.i Trẻ, Như Nguyễn kể trong hội du học sinh, mọi người bàn luận những thông tin quan trọng mà chính phủ đề cập để vượt qua dịch bệnh, những cách để nhận trợ cấp cho đối tượng có quốc tịch, những vấn đề tương tự liên quan đến du học sinh và cư trú tạm thời.

Ngoài ra, trong bất kỳ trường hợp nào, việc chuẩn bị đầy đủ khả năng tài chính khi đi du học cũng là điều cần thiết, nếu không phải nói bắt buộc. Đây chính là cách để du học sinh tự chủ trong những trường hợp khẩn cấp.

"Khi sang Úc du học, các du học sinh đã phải đáp ứng nhiều điều khoản. Một trong số đó là khả năng tự trang trải chi phí sinh hoạt trong năm đầu tiên. Vậy nên khi Thủ tướng Morrison nói ai không đủ khả năng thì nên về nước, theo tôi là có phần đúng" - Nguyễn Ngọc Minh Trân, sinh viên ĐH Macquarie, nhận xét.

Hỗ trợ sinh viên từ quỹ hưu bổng

Sinh viên quốc tế lâm cảnh chông chênh - Hình 2

Biểu ngữ kêu gọi chống phân biệt đối xử với sinh viên quốc tế ở TP Melbourne, Úc - Ảnh: Feminist Campus

Đại sứ quán Việt Nam tại Úc ngày 4-4 đã giải thích rõ khuyến cáo khách du lịch và sinh viên nước ngoài về nước nếu không tự lo được vấn đề tài chính của Thủ tướng Scott Morrison. Theo đó, đối với gần 600.000 du học sinh nước ngoài, Chính phủ Úc khuyến khích trông cậy vào hỗ trợ của gia đình, việc làm bán thời gian (cho phép tối đa 40 giờ trong 2 tuần) và từ nguồn tiết kiệm cá nhân để trang trải chi phí.

Những sinh viên đã ở Úc hơn 1 năm có thể xin rút tối đa 10.000 AUD (hơn 140 triệu đồng) từ quỹ hưu trí trong năm tài khóa hiện nay để phục vụ cuộc sống. Chính phủ Úc cũng sẽ tiếp tục làm việc với ngành giáo dục để thảo luận các biện pháp hỗ trợ khác cho sinh viên quốc tế.

Trao đổi với Tuổ.i Trẻ, anh Vũ Tuấn - nhân viên công ty truyền thông ở Melbourne - giải thích tiề.n hưu bổng là khoản tiề.n bắt buộc mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho nhân viên khi ký hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp đặc biệt, như dịch COVID-19 hay chương trình mua nhà tiết kiệm, những người có visa cư trú tạm thời tại Úc (du học sinh, người đi làm) khi về nước có quyền rút tiề.n từ quỹ này ra. Để làm thủ tục này, bạn cần phải chuẩn bị nhiều giấy tờ liên quan như: hộ chiếu, ID, visa hết hạn, giấy tờ chứng minh bạn đã rời khỏi Úc.

ASEAN kiến nghị hỗ trợ sinh viên quốc tế

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Úc, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã gửi thư kiến nghị, mong muốn Úc hỗ trợ gần 150.000 sinh viên thuộc ASEAN. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đại sứ Việt Nam tại Úc Ngô Hướng Nam cùng các đại sứ ASEAN tại Canberra đã gửi thư chung tới bộ trưởng giáo dục, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Úc - ASEAN và các bộ trưởng giáo dục và việc làm của tất cả 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ của Úc.

Theo TTXVN, các đại sứ và Ủy ban cao cấp ASEAN bày tỏ sự cảm thông tới chính phủ và nhân dân Úc, tin rằng tất cả sẽ vượt qua khó khăn hiện nay. Theo các đại sứ ASEAN, du học sinh ASEAN cũng đang trải qua một loạt vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và quyết định tiếp tục học tập tại Úc, trong đó có thể kể tới tình trạng mất việc làm bán thời gian, dẫn tới khó khăn tài chính và nguy cơ vô gia cư. Ngoài ra sinh viên ASEAN cũng lo lắng về vấn đề học tập ở Úc, quyền lợi chăm sóc y tế, vấn đề quay lại Úc để tiếp tục việc học...

NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
09:29:44 04/10/2024
Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine
17:36:13 03/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024

Tin đang nóng

MC Thanh Bạch đã chia tay "bà trùm" Thúy Nga dù làm đám cưới 10 lần, U70 tu sửa nhan sắc, sống bí ẩn?
20:25:58 04/10/2024
HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Bức ảnh làm dấy tin hẹn hò của "Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" với Ảnh đế kém 7 tuổ.i
19:55:31 04/10/2024
Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
21:17:04 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
Trước khi trục trặc, đây là lý do Phương Lan quyết định cưới mà không chờ Phan Đạt cầu hôn
19:28:31 04/10/2024

Tin mới nhất

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

Tân Thủ tướng Ishiba ưu tiên giảm gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai

21:34:00 04/10/2024
Dự kiến sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng này, Nội các sẽ nhanh chóng trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 (tính đến hết tháng 3/2025), nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp kin...

Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g

21:32:28 04/10/2024
Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.

Đài Loan khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Krathon

21:30:14 04/10/2024
Thống kê cho thấy ít nhất 2 người đã thiệ.t mạn.g, 1 người mất tích và hơn 600 người bị thương do bão Krathon. Hiện hơn 100.000 ngôi nhà vẫn đang phải chịu cảnh mất điện.

Căng thẳng tại Trung Đông: IMF cảnh báo nguy cơ lớn đối với kinh tế toàn cầu

21:22:36 04/10/2024
IMF dự kiến cập nhật các dự báo kinh tế cho tất cả các quốc gia và nền kinh tế toàn cầu vào cuối tháng 10, khi tổ chức này cùng Ngân hàng Thế giới tổ chức các cuộc họp mùa Thu tại Washington (Mỹ).

WB kích hoạt ứng phó khẩn cấp hỗ trợ Liban

21:20:59 04/10/2024
Tuyên bố ngày 4/10 của tổ chức này nêu rõ: WB đang kích hoạt các kế hoạch ứng phó khẩn cấp để có thể tái sử dụng các nguồn lực trong danh mục đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của người dân Liban .

Trên 5 triệu người ở Tây và Trung Phi chịu ảnh hưởng do lũ lụt

21:15:18 04/10/2024
Văn phòng này cho biết thêm hơn 1.000 người đã thiệ.t mạn.g và ít nhất 740.000 người đã phải di dời. Ngoài ra, hàng trăm nghìn ngôi nhà, hơn 100 trường học và hàng chục cơ sở y tế đã bị hư hại. Gần 500.000 mẫu đất nông nghiệp đã bị ảnh hư...

Sau thông báo phát tiề.n cho người dân, Trung Quốc có cú hích kích cầu mới

20:55:43 04/10/2024
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất đối với các khoản vay thế chấp mua nhà nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nối lại thi công tòa nhà cao nhất thế giới sau 7 năm đóng băng

20:53:13 04/10/2024
Việc thi công Tháp Jeddah vẫn duy trì sau những vụ bắt giữ này, tuy nhiên, bị đóng băng vào đầu năm 2018. Đại dịch COVID-19 cũng kéo dài thêm thời gian trì hoãn thi công Tháp Jeddah.

WHO cấp phép xét nghiệm chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp

20:51:20 04/10/2024
Hiện WHO đã nhận được 3 hồ sơ xin đán.h giá EUL bổ sung và các cuộc thảo luận đang được tiến hành với các nhà sản xuất IVD bệnh đậu mùa khỉ để đảm bảo có nhiều lựa chọn chẩn đoán chất lượng hơn.

Tổng tư lệnh Ukraine lệnh phòng thủ chặt toàn chiến tuyến miền đông sau khi Vuhledar thất thủ

20:45:56 04/10/2024
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10 cũng thông tin, các đơn vị của Nhóm chiến đấu Vostok đã giành quyền kiểm soát khu định cư Vuhledar (mà Nga gọi là Ugledar).

Ông chủ Facebook trở thành người giàu thứ hai thế giới

20:21:04 04/10/2024
Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Meta, ông Mark Zuckerberg, đã vượt qua ông Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Tôi 'già đầu' vẫn bị gái trẻ lừa tiề.n khi hẹn hò qua ứng dụng trực tuyến

Góc tâm tình

05:11:31 05/10/2024
Thiếu kinh nghiệm tình trường, dù đã ở tuổ.i ông chú , tôi vẫn bị cô nhóc 20 tuổ.i lừa thê thảm khi hẹn hò qua ứng dụng ghép đôi trực tuyến, tốn rất nhiều tiề.n.

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Rộ tin Baifern Pimchanok có tình mới hậu chia tay Nine Naphat, nhà trai b.ị ghé.t vì từng "bắt cá 2 tay"

Hậu trường phim

23:05:48 04/10/2024
Thời gian gần đây, Baifern và Jespipat Tilapornputt bỗng rộ lên nghi vấn phim giả tình thật khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề

Phim châu á

23:00:53 04/10/2024
Xuất Nhập Bình An lỗ trắng 250 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng) tiề.n vốn sản xuất. Con số này có thể cao hơn nếu tính thêm chi phí marketing.

Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!

Xã hội

22:26:36 04/10/2024
Bên cạnh phát ngôn thiếu chuẩn mực, Negav còn gây phẫn nộ khi thành lập group với hàng ngàn thành viên chỉ để bàn vấn đề nhạy cảm. Theo luật sư, 1 hành động anh làm trong nhóm là vi phạm pháp luật.

B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy

Tin nổi bật

22:04:58 04/10/2024
Ngày 4.10, Công an xã Lê Minh Xuân, Công an xã Tân Nhựt (H.Bình Chánh, TP.HCM) đã tiếp nhận tin báo của người dân về vụ việc b.é tra.i 9 tuổ.i và b.é gá.i 5 tuổ.i mất liên lạc với gia đình nhiều ngày nhưng chưa tìm thấy.

Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

Sức khỏe

22:04:40 04/10/2024
Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.

Bộ Công an thông tin về các vụ án lớn đang điều tra

Pháp luật

22:03:54 04/10/2024
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án lớn.

Độc lạ món mì trà sữa trân châu bắp bò không phải ai cũng dám thử

Ẩm thực

21:37:47 04/10/2024
Vào ngày 27/9 vừa qua, một chuỗi trà sữa và mì Đài Loan tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi trình làng một món ăn siêu độc lạ với tên gọi Mì trà sữa trân châu bắp bò .