Xung đột Nga – Ukraine: Những hệ lụy khôn lường

Theo dõi VGT trên

Hơn 3 tháng đã trôi qua kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát, một thỏa thuận ngừng b.ắn hay hòa bình vẫn còn xa vời khi các bên liên quan vẫn còn nhiều vấn đề căng thẳng chưa thể giải quyết.

Điều đáng lo ngại là tác động kinh tế quy mô toàn cầu của sự kiện này ngày một lớn, trong khi cuộc xung đột giữa hai nước nhiều khả năng sẽ còn kéo dài.

Xung đột Nga - Ukraine: Những hệ lụy khôn lường - Hình 1
Trạm bơm tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông Izhevsk, LB Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Thời điểm tồi tệ

Cuộc xung đột Nga – Ukraine xảy ra vào thời điểm thế giới vừa trải qua hai năm điêu đứng vì COVID-19 và đang kỳ vọng vào giai đoạn phục hồi hậu đại dịch. Tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2007-2008, các ngân hàng trung ương và chính phủ trong mùa dịch đã nới lỏng chính sách t.iền tệ và tài chính để hỗ trợ nền kinh tế trước tác động tàn phá của đại dịch.

Nhưng khi tình hình dịch bệnh đã có sự cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao trong khi tình trạng tắc nghẽn nguồn cung dài ngày đã đẩy lạm phát tại nhiều nước lên cao kỷ lục. Tình hình đó buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách t.iền tệ trở lại để kiềm chế lạm phát, qua đó có thể tác động mạnh tới đà tăng trưởng.

Một cú sốc nguồn cung cũng bất ngờ xảy ra trên thị trường năng lượng, đột ngột đẩy giá dầu lên các mức cao trái ngược với xu hướng giảm sâu hồi đại dịch hoành hành và khiến chi phí năng lượng ở một loạt nước leo thang.

Tình hình càng bi đát hơn khi Nga – nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất, dầu mỏ lớn thứ hai và than đá lớn thứ ba thế giới – tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2. Sự kiện này đã châm ngòi cho một loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây, mới đây nhất là một lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với hầu hết nguồn dầu nhập khẩu từ Nga.

Không khó hiểu khi một loạt yếu tố như vậy đẩy giá dầu và khí đốt liên tiếp tăng vọt, với mức tăng ước khoảng gần 50% tính từ đầu năm tới nay. Lạm phát đang hoành hành trên toàn thế giới và ngay cả các nước giàu cũng đang phải hứng chịu tác động từ cuộc xung đột này.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng dịch vụ tài chính JP Morgan dự báo giá dầu có nguy cơ tăng lên 175 USD/thùng trong những năm tới, cùng với khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ. Không chỉ tác động tới giá năng lượng, cuộc xung đột cũng đẩy giá nông sản tăng vọt và đe dọa chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu.

Tính tới hiện tại, giá lúa mỳ đã tăng khoảng 35%, giá ngô tăng 17%, giá đậu tương tăng 8%… Trên thực tế, Nga và Ukraine chiếm khoảng 25% lượng xuất khẩu lúa mỳ thế giới, 15% xuất khẩu ngô và gần như toàn bộ lượng xuất khẩu dầu hướng dương.

Điều này cho thấy cuộc xung đột có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng lương thực, đồng thời kéo theo những hệ luỵ tiêu cực, gây bất ổn xã hội ngay cả ở những khu vực rất xa biên giới Nga và Ukraine. Một số ước tính của các tổ chức quốc tế cho rằng xung đột Nga – Ukraine có thể đẩy 250 triệu người vào cảnh đói kém.

Các loại hàng hóa quan trọng khác cũng không tránh được tác động từ sự kiện này. Khoảng 25% nickel cấp cho hoạt động sản xuất pin xe điện đến từ Nga. Trên thực tế, 50% lượng uranium nhập khẩu của Mỹ đến từ Nga, chưa kể đến đồng, palladium và những hàng hóa khác. Nhưng các lệnh trừng phạt khiến các tàu chở hàng Nga khó rời Biển Đen, đồng nghĩa là một cú sốc lớn từ phía cung đang thành hình ngày một rõ.

Ai sẽ thiệt hại lớn nhất?

Video đang HOT

Xung đột Nga - Ukraine: Những hệ lụy khôn lường - Hình 2
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở London, Anh ngày 5/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng cảnh báo rằng, các nhóm yếu thế ở những nước đang phát triển sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi giá dầu và lương thực tăng cao do xung đột tại Ukraine.

Cuộc chiến ở Ukraine đang thúc đẩy một cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt. Báo cáo mới nhất từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết lạm phát trong tháng 5/2022 của Khu vực sử dụng đồng t.iền chung châu Âu (Eurozone) đứng ở mức 8,1% – con số so sánh theo năm cao nhất từng được Cơ quan này ghi nhận.

Lạm phát cao đang kìm nén đời sống các hộ gia đình trên khắp châu Âu, với 83% gia đình Tây Ban Nha, 80% ở Anh, 76% ở Italy, 66% ở Pháp, 65% ở Đan Mạch và 62% ở Thụy Điển đều báo cáo chi tiêu hàng ngày tăng trong một cuộc thăm dò ý kiến của công ty nghiên cứu thị trường YouGov.

Không chỉ các nước châu Âu ở gần khu vực chiến sự mới chịu nhiều tác động. Cách xa “lục địa già”, người dân ở các khu vực khác như Trung Đông và châu Phi cũng đang chịu áp lực lớn khi tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga – Ukraine lan ra toàn cầu.

Theo Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, xung đột Nga – Ukraine kéo dài có thể dẫn đến bất bình đẳng thu nhập cao hơn và gây ra bất ổn chính trị – xã hội ở Ai Cập, Jordan, Liban, Morocco và Tunisia.

Ai Cập phụ thuộc tới 86% lượng nhập khẩu lúa mì từ Nga và Ukraine, trong khi lương thực chủ đạo của nước này bánh mì. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy giá lúa mì thế giới đã tăng tới 19,7% trong tháng 3/2022, đạt mức cao nhất từ năm 1990 cùng với giá lúa mạch và lúa miến. Điều này sẽ gây sức ép không hề nhỏ với Ai Cập, khi nước này đối mặt với cả giá lương thực và năng lượng cao.

Khu vực châu Phi phía Nam Sahara, nơi 40% ngân sách gia đình dành cho thực phẩm cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại từ cuộc xung đột xa xôi. Những nạn nhân lớn nhất sẽ là Libya, Tunisia, Ai Cập và Liban, khi một báo cáo kinh tế do S&P cảnh báo các nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn cung lúa mì cùng các loại ngũ cốc khác từ Nga và Ukraine.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao ở những quốc gia này có thể là một yếu tố khác dẫn đến sự bất bình trong xã hội. Trong khi đó, các biện pháp tài khóa nhằm giảm thiểu tác hại cho người tiêu dùng và tránh căng thẳng xã hội sẽ lại càng gây áp lực lên việc củng cố chính sách tài khóa của các chính phủ sau đại dịch.

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố hồi tháng 4, Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 3,6% trong năm 2022 và trong năm 2023, lần lượt giảm 0,8 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 1. Chuyên gia kinh tế trưởng IMF Pierre-Olivier Gourinchas nhận định: “Triển vọng kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng, phần lớn chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine”.

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2022, từ mức 4,1% xuống còn 3,2% với lý do tương tự IMF.

Các lệnh trừng phạt và tác động

Xung đột Nga - Ukraine: Những hệ lụy khôn lường - Hình 3
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN

Thiệt hại từ hơn 600 lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế Nga trong hơn 3 tháng qua khá rõ. Nga đã bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, hoạt động toàn cầu của các ngân hàng nước này bị hạn chế. Các nhà máy của Nga đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phụ tùng để tiếp tục hoạt động. Hàng loạt thương hiệu lớn của thế giới đã rút khỏi Nga.

Hiển nhiên, Ukraine cũng chịu vô số thiệt hại từ xung đột. Có rất nhiều báo cáo nói rằng kinh tế Ukraine đang đứng trên bờ vực sụp đổ.

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) hồi giữa tháng Năm đã dự báo kinh tế Ukraine sẽ suy giảm 20% trong năm 2022 do bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Tăng trưởng có thể phục hồi trong năm 2023, nhưng những tổn thất về hạ tầng mà Ukraine phải gánh chịu là rất lớn, với ước tính lên đến 100 tỷ USD.

Về phần Nga, ngân hàng trên nhận định suy giảm tăng trưởng kinh tế tại nước này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm, với mức tăng trưởng âm 10% trong năm nay. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của nước này đã chống chọi được với cú sốc cấm vận từ bên ngoài.

Những biện pháp Ngân hàng trung ương Nga áp dụng sau ngày 24/2 như tăng mạnh lãi suất, cung cấp, hỗ trợ thanh khoản giúp ổn định hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các công ty năng lượng Nga có thể gặp khó khăn trong thanh toán khoản nợ nước ngoài, nguồn thu trên thị trường quốc tế suy giảm do các lệnh trừng phạt từ phương Tây, tiềm ẩn nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính.

Song các công ty Nga không phải bên duy nhất chịu ảnh hưởng từ một loạt lệnh trừng phạt này – chúng cũng làm mất lợi nhuận của rất nhiều công ty châu Âu. Nhiều công ty Đức và Pháp đang phải gánh chịu hậu quả. Tất nhiên, các công ty Trung Quốc hoạt động ở phương Tây không thể hoạt động ở Nga như trước đây. Tình hình tương tự đối với các công ty Ấn Độ.

Tất nhiên, Nga cũng có thể đáp trả các biện pháp trừng phạt đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga không chỉ “khóa van” đường ống khí đốt mà còn dừng cả nguồn cung cấp nickel. Khi đó, châu Âu có thể nói “lời tạm biệt” nền kinh tế xanh cùng những chiếc xe sạch của mình.

Sau đó là câu hỏi về hệ thống tài chính toàn cầu. Tài sản của Ngân hàng trung ương Nga đã bị đóng băng và các ngân hàng nước này bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT gồm 11.000 thành viên từ đầu tháng Ba. Trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra, cả Trung Quốc và Nga đều đã phát triển các hệ thống thay thế SWIFT.

Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hệ thống Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới CIPS do nước này xây dựng, trong khi Nga đã thiết lập hệ thống nhắn tin liên ngân hàng của riêng mình có tên SPFS.

Dù vậy, SWIFT vẫn chưa có “đối thủ xứng tầm” trên toàn cầu. Hệ thống này vẫn được sử dụng cho khoảng 70% các giao dịch thanh toán trong nước Nga.

Song một yếu tố cần chú ý ở đây là quyết định loại Nga khỏi SWIFT của châu Âu và Mỹ có thể trở thành một t.iền lệ, khiến những nước có quan hệ “nhạy cảm” với phương Tây cẩn trọng tìm cách đối phó trước. Vì vậy, một loạt các cuộc thảo luận về việc mua bán dầu bằng đồng NDT đã xuất hiện và thách thức vị thế gần như độc tôn của đồng USD, bên cạnh các cuộc đàm phán về thương mại bằng đồng rupee – ruble (Ấn Độ – Nga) và NDT – ruble (Trung Quốc – Nga).

Việc một số nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu giao dịch bằng đồng nội tệ của riêng họ có thể là một thách thức đối với đồng USD. Trong bối cảnh đó, việc Nga bị loại khỏi SWIFT cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của một hệ thống thay thế rẻ hơn và hoạt động ngoài vòng ảnh hưởng của SWIFT.

Theo giới phân tích, kỳ vọng kinh tế thế giới phục hồi nhanh sau đại dịch đang trở nên mong manh khi mà xung đột Nga – Ukraine chưa có điểm dừng. Thêm vào đó, cú sốc lạm phát đình trệ (nghĩa là lạm phát cao kèm theo suy thoái kinh tế) xảy ra hồi đầu năm nay càng làm thế giới thêm quay cuồng trong “bão tố”.

Lý do nguồn thu của Nga không giảm dù ngừng bán khí đốt cho nhiều nước

Sau khi ngừng cung cấp khí đốt cho nhiều quốc gia châu Âu, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã giảm hơn 1/4.

Lý do nguồn thu của Nga không giảm dù ngừng bán khí đốt cho nhiều nước - Hình 1
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN

Tuy nhiên, giá khí đốt tăng cao đã khiến Nga thu về ngày càng nhiều t.iền dù nước này tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt bán ra.

Theo kênh CNN, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom cho biết ngày 1/6 rằng xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước bên ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập, gồm 11 quốc gia ở Trung Á và Đông Âu, đã giảm gần 28% trong 5 tháng đầu năm 2022.

Cho đến nay, Gazprom đã cắt ít nhất 20 tỷ mét khối nguồn cung cấp khí đốt hàng năm cho khách hàng ở 6 quốc gia châu Âu (Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Hà Lan) vì họ không thanh toán bằng đồng ruble theo yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3.

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, con số này chiếm gần 13% tổng lượng khí đốt mà Liên minh châu Âu nhập khẩu hàng năm từ Nga.

Ông James Huckstepp, trưởng nhóm phân tích khí đốt EMEA tại S&P Global Commodity Insights, nói rằng giá khí đốt đã tăng lên mức trung bình 102 USD/megawatt giờ vào năm 2022 so với năm ngoái. Do đó, không có khả năng Nga sẽ thu về ít hơn đáng kể cho đến khi tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt bán ra.

Kể từ khi có yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble, Gazprom đã đưa ra cho khách hàng một giải pháp thay thế. Người mua có thể thực hiện thanh toán bằng đồng euro hoặc USD vào một tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga, sau đó sẽ chuyển t.iền thành ruble và chuyển sang tài khoản thứ hai để thanh toán cho Nga.

Nhiều khách hàng lớn đã chấp nhận làm theo đề nghị này để tiếp tục mua khí đốt của Gazprom. Tuy nhiên, một số khách hàng đã phản đối. Ngày 31/5, tập đoàn Shell cho biết họ đã không đồng ý với các điều khoản thanh toán mới, dẫn đến việc Gazprom ngừng bán khí đốt cho các khách hàng Đức. Tương tự, tập đoàn GasTerra của Hà Lan cũng cho biết trong một tuyên bố ngày 30/5 rằng họ sẽ không tuân thủ các yêu cầu thanh toán một chiều của Gazprom.

Dù sao thì EU cũng đang nhanh chóng giảm bớt phụ thuộc vào khí đốt Nga. EU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và cam kết cắt giảm tiêu thụ khí đốt của Nga tới 66% trước cuối năm nay.

Các quốc gia cũng đang chạy đua để tích đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt trước mùa đông để tránh những cú sốc nguồn cung thảm khốc có thể xảy ra. Khối này đã đặt ra mục tiêu là khí đốt trong các kho chứa ngầm của các quốc gia thành viên phải đầy ít nhất 80% vào tháng 11.

Đức, nền kinh tế lớn nhất khối, đặc biệt phụ thuộc vào khí đốt Nga để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp nặng, nhưng đã cố gắng giảm thị phần nhập khẩu từ Nga xuống 35% từ mức 55% trước khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine.

Nga có thể chưa cảm nhận được tác động. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, EU là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga và giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng cao đã làm tăng doanh thu của Nga.

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của EU từ Nga đã giúp Nga thu về 47 tỷ USD trong hai tháng sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, gấp đôi giá trị cùng kỳ năm 2021.

Một số công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đã bắt đầu quá trình mở tài khoản mới với ngân hàng Gazprombank để tiếp tục mua khí đốt Nga, bất chấp các quan chức EU cho rằng động thái như vậy sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt Nga.

Tuy vậy, khi châu Âu quay lưng lại với khí đốt của Nga trong những tháng tới, Nga sẽ khó tìm được người mua thay thế như với dầu, vì khí đốt Nga chủ yếu được cung cấp qua đường ống, có thể mất nhiều năm xây dựng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Boeing chịu phạt vì tiết lộ chi tiết điều tra
17:18:32 28/06/2024
Hãng dược phẩm Kobayashi điều tra thêm 76 trường hợp t.ử v.ong liên quan thực phẩm chức năng
20:09:25 28/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Chú rể Minh Đạt khóc nức nở nói lời thề, cô dâu phủ phê kim cương
07:36:35 30/06/2024
Tuấn Hưng bật khóc, diễn ca khúc "thảm họa" trên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, danh thủ Hồng Sơn hát hit Mỹ Tâm gây bất ngờ!
06:22:49 30/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!
06:29:27 30/06/2024
Sao nhí đắt giá nhất showbiz "dậy thì thất bại" đầy đáng tiếc, 6 t.uổi phải gánh nợ cho bố còn bị b.ạo h.ành suýt c.hết
08:25:02 30/06/2024
Phim mới chiếu đã được khen nức nở vì kịch bản quá sốc, nữ chính diễn hay tới độ netizen đòi trao ngay Daesang
06:01:42 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Mẹ đẻ đề nghị tôi ly hôn khi chứng kiến hành động này của gia đình thông gia
08:58:06 30/06/2024
HIEUTHUHAI "cạch mặt" Đức Phúc sau tiết mục siêu sến?
06:25:40 30/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Có thể bạn quan tâm

Đám cưới Midu: Anh Đức bị chất vấn, Nhã Phương hồi tưởng đòi Trường Giang 1 điều

Sao việt

10:36:00 30/06/2024
Lễ cưới của Midu và thiếu gia Minh Đạt đang là tâm điểm chú ý của toàn thể cư dân mạng. Dàn sao Vbiz đều tập trung hội tụ, để chúc mừng cho ngày vui của cô dâu chú rể. Loạt khoảnh khắc hài hước cũng được netizen chia sẻ.

Móng rồng bãi đá kỳ vỹ trên đảo Cô Tô

Du lịch

10:33:33 30/06/2024
Các phiến đá xếp thành từng tầng, giật cấp như những bậc thang được bồi đắp bởi bàn tay của tạo hóa. Nhiều du khách đến đây đã phải trầm trồ: Điều đáng tiếc nhất khi du lịch Cô Tô chính là bỏ qua bãi đá Móng Rồng!

Vận may tháng 7: 3 con giáp thoát nghèo thoát khổ, làm ăn gặp thời, lãi đơn, lãi kép

Trắc nghiệm

10:33:15 30/06/2024
Trong thời gian tháng 7, 3 con giáp này sẽ thoát được vận xui rủi, gặp thời hơn trong công việc.Từ tháng 6 Âm lịch, 4 con giáp có sự nghiệp khởi sắc, thu nhập tăng dần

Chàng trai với hành trình trở thành ứng viên giáo sư tại Mỹ

Netizen

10:29:07 30/06/2024
Chuyến du hành của Trần Quốc Thiện cùng mẹ qua những vùng đất tại Mỹ vừa kết thúc vào cuối tháng 5. Trong khoảng 20 ngày, anh Thiện đã đưa mẹ đến thăm những địa điểm mang tính biểu tượng của xứ cờ hoa .

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người

Tin nổi bật

10:23:14 30/06/2024
Sáng 30/6, lãnh đạo xã Hà Linh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ va chạm giữa ô tô khách và xe máy khiến một người phụ nữ đi bán cá t.ử v.ong tại chỗ.

Sốc với lượng người xem một trời một vực của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ Anh Trai Say Hi

Tv show

10:18:29 30/06/2024
Dù gây bất ngờ và nhận được nhiều lời khen từ khán giả, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vẫn chưa thể lấn lướt Anh Trai Say Hi.

Mỹ nhân bị 100 đoàn phim từ chối vì không có người chống lưng, "phục thù" bằng bom tấn có rating cao nhất nhà đài

Hậu trường phim

09:43:27 30/06/2024
Có nhan sắc ưa nhìn lại thêm được đào tạo bài bản về diễn xuất nhưng những năm đầu sự nghiệp, Ha Yoon Kyung lại chẳng thể tìm được cơ hội làm nghề.

Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên

Góc tâm tình

09:42:03 30/06/2024
Tôi đóng sầm cửa lại rồi bỏ về phòng mình. Câu nói từ bạn thân của vợ cứ văng vẳng bên tai. Vợ tôi được nhiều người nhận xét là nam tính, mạnh mẽ.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 85: Muốn có chắt, bà nội tham gia kế hoạch của Đức Anh

Phim việt

09:36:35 30/06/2024
Muốn kế hoạch thành công, Lan nói Đức Anh phải dụ được bà nội tham gia cùng. Nhưng để bà nội nhận lời phải có lý do thuyết phục.

4 mẹo giảm mỡ, giúp gương mặt thon gọn chuẩn V-line, chẳng cần nhờ cậy bác sĩ

Làm đẹp

09:34:22 30/06/2024
Đồng thời, hãy chọn gối có độ cao vừa phải, không quá thấp hoặc quá cao, để giảm áp lực lên khuôn mặt và ngăn chặn sự phình to của các mô mỡ.

Chiêm ngưỡng vòng ba 102cm của hot girl quyến rũ bậc nhất Trung Quốc

Người đẹp

09:25:43 30/06/2024
Carina Sitong là cái tên quá đỗi quen thuộc đối với các bạn trẻ Trung Quốc, nhất là những người yêu gym. Cô nàng gây ấn tượng bởi gu thời trang táo bạo cùng body n.óng b.ỏng.