Xây dựng những vùng biển hòa bình – Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế

Theo dõi VGT trên

Năm 2022 là tròn 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ( UNCLOS) chính thức được ký kết, 20 năm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và 10 năm thông qua Luật Biển Việt Nam 2012.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 1
Ngày 8/12/2022, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng khóa 77 tổ chức Phiên họp chính thức kỷ niệm 40 năm ngày thông qua Công ước LHQ năm 1982 về Luật biển (UNCLOS). Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang tham gia chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN phát

Trong bối cảnh cục diện thế giới đang biến động nhanh chóng và khó lường, những thách thức trong giải quyết các vấn đề trên biển và đại dương ngày càng nhiều, yêu cầu tiếp tục tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, đồng thời duy trì, củng cố lòng tin và hợp tác càng trở nên cấp thiết. Việc xây dựng những vùng biển xanh, hòa bình, an toàn, ổn định cũng là lộ trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho cả nhân loại. Việt Nam, với tư cách là thành viên UNCLOS và tham gia ký DOC, đang tích cực đóng góp hướng tới mục tiêu này. Điều đó đã được giới chuyên gia, học giả quốc tế khẳng định trong các cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN.

Đây cũng là nội dung chùm bài “Xây dựng những vùng biển hòa bình” gồm 4 bài: Bài 1 – Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế; Bài 2 – Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển; Bài 3 – Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC; Bài 4 – Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm.

Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế

Bốn mươi năm trước, thế giới lần đầu tiên có một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia khi hành xử trên biển. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) được ký ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực ngày 16/11/1994, là kết quả của hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán. Việt Nam nằm trong số 107 quốc gia đầu tiên tham gia ký thỏa thuận quan trọng này tại Vịnh Montego, Jamaica. Số lượng quốc gia ký Công ước vào thời điểm đó, theo đán.h giá của Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales, Australia, là “điều chưa từng có”.

Video đang HOT

Bốn mươi năm sau, số thành viên tham gia UNCLOS 1982 đã là 168 quốc gia, trong đó có 164 quốc gia thành viên LHQ. Ngoài ra còn có 14 quốc gia thành viên LHQ đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Như vậy, UNCLOS 1982 được đán.h giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất, sau Hiến chương Liên hợp quốc, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Công ước được coi là bản “Hiến pháp của đại dương”, là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và cơ sở pháp lý duy nhất để xác định một cách toàn diện, đầy đủ trật tự trên biển và đại dương.

Là văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục, với hơn 1.000 quy phạm pháp luật, UNCLOS chứa đựng toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, từ quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đến chế độ pháp lý đối với biển cả và các vùng di sản chung của loài người; từ việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển đến bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển…

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 2
Giáo sư, Tiến sỹ Thomas Engelbert trả lời phỏng vấn TTXVN. Ảnh: Vũ Tùng/TTXVN

Giáo sư, Tiến sĩ Thomas Engelbert, chuyên gia nghiên cứu về biển tại Đại học Hamburg (Đức) đã gọi sự ra đời của UNCLOS 1982 là cột mốc quan trọng trong luật quốc tế liên quan đến biển. Với UNCLOS 1982, lần đầu tiên các không gian đại dương trên Trái Đất được phân bổ rõ ràng, với tất cả các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, tất cả các tiện ích trên biển trên cơ sở công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các quốc gia nhỏ, các quốc gia đang phát triển. UNCLOS 1982 là khuôn khổ cho hợp tác quốc tế, khu vực và quốc gia trong các lĩnh vực biển, duy trì trật tự pháp lý trên biển và giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Theo giải thích của Đại sứ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2027, dựa trên nguyên tắc “Đất thống trị Biển”, UNCLOS 1982 lần đầu tiên đưa ra các khái niệm xác định thềm lục địa, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế… qua đó xác định chủ quyền về mặt kinh tế, quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Điều 87 của Công ước nêu rõ: “Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển”, cùng với định nghĩa vùng đáy biển là di sản chung của loài người. UNCLOS 1982 cũng là cơ sở để các bên tiếp tục đàm phán khung pháp lý điều chỉnh bảo tồn và khai thác bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán của các quốc gia.

Bộ quy tắc cho các hoạt động biển và đại dương được đề ra trong UNCLOS 1982 giúp thiết lập và thúc đẩy cơ chế quản lý và bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển một cách đồng bộ và hiệu quả dựa trên hệ sinh thái. Nhà báo cao cấp người Indonesia, ông Veeramalla Anjaiaj nêu rõ UNCLOS 1982 đặt ra quy chế luật pháp và trật tự toàn diện tại các đại dương và vùng biển trên thế giới, đồng thời thiết lập quy tắc quản lý mọi hoạt động sử dụng đại dương và tài nguyên của chúng.

Có thể nói, sự ra đời của UNCLOS 1982 đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý đối với các vấn đề biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Thay vì các yêu sách và thực hiện pháp lý riêng rẽ của từng quốc gia ven biển, thế giới giờ đã có một khuôn khổ pháp lý toàn diện về quản trị đại dương, có Hiến pháp của đại dương làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến biển và đại dương. UNCLOS là thỏa thuận “trọn gói”, nghĩa là các quốc gia ký kết không được phép lựa chọn thực thi điều khoản nào mà phải tuân thủ tất cả các điều khoản trong Công ước. Việc thực thi Công ước sẽ giảm thiểu các khu vực chồng lấn và quản lý các tranh chấp một cách hiệu quả hơn, tránh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Giáo sư Carl Thayer đán.h giá UNCLOS 1982 phản ánh sự nhất trí của cộng đồng quốc tế rằng các điều ước quốc tế phải bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc để có thể có hiệu lực thực thi. UNCLOS 1982 cung cấp một khuôn khổ cho việc giải thích và áp dụng Công ước để giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết.

Nguyên tắc quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp mà Công ước đưa ra là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ. Cựu nghị sĩ Bryon Wilfert, thành viên Hội đồng cố vấn Viện Macdonald-Laurier, Canada, nhận định UNCLOS 1982 là cơ chế vì hòa bình và giải quyết các tranh chấp trên biển, thiết lập một cách rõ ràng các quy định về môi trường, quản lý tài nguyên biển.

Tầm quan trọng của UNCLOS 1982 còn thể hiện ở mức độ phổ quát của Công ước, khi không phải chỉ những nước tham gia ký kết mới cần tuân thủ văn kiện này. UNCLOS 1982 là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán (chiếm đa số), có nghĩa là UNCLOS 1982 có hiệu lực pháp lý ngay cả đối với các quốc gia chưa phải thành viên Công ước, và tất nhiên các quốc gia chưa phê chuẩn văn kiện này được thừa hưởng các thành quả từ Công ước. UNCLOS 1982 quy định tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền thống về hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học và đán.h cá trên vùng biển quốc tế. Bằng việc xác định các vùng di sản chung của con người cũng như quy định về trách nhiệm hợp tác giữa các quốc gia trong quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên trên biển, quyền được nghiên cứu khoa học biển…, UNCLOS 1982 cho phép cả các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý được tham gia trên cơ sở công bằng trong việc khai thác một phần thích hợp tài nguyên biển và đại dương.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 3
Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: TTXVN

Theo Giáo sư Carl Thayer, UNCLOS 1982 đã kết hợp các lợi ích cạnh tranh của đại đa số các quốc gia, kể cả các quốc gia không giáp biển, trong một khuôn khổ pháp lý toàn diện giải quyết hầu như tất cả các khía cạnh của việc quản lý, quản trị biển và tài nguyên biển. Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Hải Đăng, chuyên gia cao cấp về luật và chính sách đại dương thuộc Trung tâm luật quốc tế, Đại học quốc gia Singapore, bình luận việc Công ước được 168 quốc gia trên thế giới phê chuẩn, trong đó có cả những quốc gia không có biển như Lào, Mông Cổ hay Thụy Sĩ, cho thấy rằng các quy định của Công ước được cộng đồng quốc công nhận rộng rãi. Do đó có thể nói UNCLOS 1982 thể hiện sự thỏa hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới.

Sau 40 năm, thế giới đã có nhiều thay đổi, nhiều vấn đề mới nảy sinh đặt ra những thách thức đối với UNCLOS 1982. Bên cạnh đó, những khác biệt trong cách diễn giải Công ước và hành xử đơn phương trên biển của một số quốc gia cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi UNCLOS 1982. Tuy nhiên, các thách thức mới hoàn toàn có thể được giải quyết trong khuôn khổ pháp lý của UNCLOS và các hiệp định thực thi trong khuôn khổ công ước này. Sự ra đời của “Nhóm bạn bè của UNCLOS 1982″, thành lập theo sáng kiến của Việt Nam và Đức vào tháng 6/2021, với gần 100 nước thành viên LHQ tham gia, thể hiện sự coi trọng của cộng đồng quốc tế, đồng thời là một phần nỗ lực thúc đẩy việc thực thi hiệu quả Công ước trong tình hình mới.

Tiến sĩ Gerhard Will, nguyên chuyên gia nghiên cứu tại Viện khoa học và chính trị Đức, nhấn mạnh, mọi giải pháp lâu dài và bền vững cho các vấn đề trên biển đều phải dựa trên cơ sở là UNCLOS 1982. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, trong thông điệp nhân 40 năm UNCLOS, cũng khẳng định việc ký kết Công ước là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương. Dịp kỷ niệm 40 năm ra đời UNCLOS 1982 cần được coi là lời nhắc nhở về việc tiếp tục sử dụng thiết chế quan trọng này để giải quyết những thách thức hiện nay, bởi UNCLOS 1982 vẫn là khuôn khổ toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, góp phần vào việc bảo đảm an toàn, an ninh, tự do hàng hải, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, góp phần thực hiện chương trình nghị sự Phát triển bền vững năm 2030 của LHQ.

Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc cần tuân thủ UNCLOS 1982

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 23/8, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết các nước thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) một lần nữa thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc cần tuân thủ UNCLOS 1982 - Hình 1
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob phát biểu tại một hội nghị ở Tokyo, Nhật Bản ngày 26/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông nhấn mạnh nếu Trung Quốc nhất trí với COC, nhiều vấn đề có thể được giải quyết và quyền tự do hàng hải cần được tất cả các bên tôn trọng.

Phát biểu trước báo giới nhân 1 năm ngày nhậm chức, Thủ tướng Ismail cho rằng Trung Quốc cũng cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để tình hình được cải thiện. Ông nhấn mạnh Malaysia, Việt Nam và Philippines nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách của Trung Quốc, đặc biệt liên quan tới cái gọi là "đường 9 đoạn".

Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Malaysia cũng bày tỏ tin tưởng vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia vào năm 2023. Theo ông, Indonesia có ảnh hưởng lớn và quan hệ hợp tác kinh tế tốt với các nước thành viên ASEAN cũng như nhiều nước khác. Indonesia cũng có thể thúc đẩy giải quyết các vấn đề, trong đó có Biển Đông, cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar, miễn là có được sự hỗ trợ của các nước thành viên ASEAN khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
16:30:30 27/09/2024

Tin đang nóng

Ca sĩ Tô Thanh Phương "Đất Phương Nam": Nằm 1 chỗ, vợ xin cơm từ thiện
15:49:21 28/09/2024
Hoa hậu Vbiz đeo vàng trĩu cổ, hôn tình tứ chồng đại gia hơn 16 tuổ.i trong lễ ăn hỏi
16:23:32 28/09/2024
Hoa hậu Khánh Vân tươi hết cỡ chụp ảnh cưới, hé lộ ý nghĩa đặc biệt của hoa cưới
15:02:23 28/09/2024
Sau mỗi lần gần gũi được chồng cho 10 triệu, vợ sung sướng hưởng thụ rồi ngỡ ngàng khi biết sự thật đằng sau
17:23:01 28/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i thừa kế gần 30 tỷ, bố mẹ ruột bất ngờ tìm đến hé lộ sự thật gây xôn xao
18:54:37 28/09/2024
Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh
18:38:35 28/09/2024
Trần Kiều Ân khóc nức nở, phát biểu trước chồng kém 9 tuổ.i ở đám cưới 73 tỷ
15:37:39 28/09/2024
Hồ Việt Trung bỏ đam mê đá bóng, nhậu cũng phải rén, Saka Trương Tuyền cấm tiệt
17:44:42 28/09/2024

Tin mới nhất

Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

19:55:05 28/09/2024
Vệ tinh Thực Tiễn-19 đã đạt được nhiều đột phá về công nghệ và được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể trình độ kỹ thuật, cũng như hiệu quả ứng dụng của các vệ tinh có thể thu hồi của Trung Quốc.

Mỹ trao trả Iran hơn 1.000 phiến đất sét cổ

19:49:29 28/09/2024
Ông Ali Darabi - Thứ trưởng Bộ Di sản Văn hóa Iran - nhấn mạnh những phiến đất sét này là tài liệu ghi chép về nghi lễ và lối sống của tổ tiên người Iran.

CH Séc bầu cử thượng viện vòng hai

19:47:32 28/09/2024
Truyền thông Séc nhận định phong trào ANO đối lập của cựu Thủ tướng Andrej Babis có khả năng giành chiến thắng và lần đầu tiên trong lịch sử có một vị trí lãnh đạo tại cơ quan lập pháp này.

Mở rộng cơ hội đầu tư, hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam tại Cộng hòa Tatarstan (LB Nga)

19:34:11 28/09/2024
Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam luôn sẵn sàng là cầu nối để góp phần tăng cường, phát triển hơn nữa hợp tác giữa các địa phương hai nước nói chung và giữa Tatarstan với các địa phương của Việt Nam nói riêng.

Lễ hội Cá voi 2024 - Điểm nhấn du lịch của thành phố cảng Ulsan, Hàn Quốc

19:28:25 28/09/2024
Cuộc diễu hành ban đêm càng thêm đặc sắc khi lần đầu tiên có hiệu ứng chiếu sáng lên đoàn người tham gia làm tăng độ phấn khích của sự kiện.

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

18:30:30 28/09/2024
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.

Đại sứ quán Afghanistan tại Anh chính thức đóng cửa

18:30:19 28/09/2024
Theo thông báo trên trang web chính thức, bộ phận lãnh sự của đại sứ quán Afghanistan ở London đã đóng cửa vào ngày 20/9. Về phần mình, chính phủ Anh phủ nhận có liên quan đến quyết định này.

Israel không kích thị trấn Đông Nam Liban; hàng chục nghìn người ở Liban vượt biên vào Syria

18:28:19 28/09/2024
Theo Bộ Y tế Liban, các cuộc không kích của Israel vào các thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban trong 24 giờ qua đã làm 49 người thiệ.t mạn.g và 80 người khác bị thương.

Các nghiệp đoàn quốc tế yêu cầu Israel hoàn trả tiề.n lương cho lao động Palestine

18:25:14 28/09/2024
Trong số các nghiệp đoàn trên có Tổng công đoàn quốc tế (ITUC); Nghiệp đoàn Lương thực, Nông nghiệp, Khách sạn, Nhà hàng, Ăn uống, Thuố.c l.á Quốc tế và Nghiệp đoàn Công nhân khai thác gỗ và xây dựng (BWI).

Mỹ không loại trừ khả năng Ukraine phải nhượng lãnh thổ đổi lấy hòa bình với Nga

18:23:41 28/09/2024
Điện Kremlin cho biết những điều khoản này sẽ không được đưa ra thảo luận nữa, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấ.n côn.g vào khu vực Kursk của Nga vào đầu tháng 8 vừa qua.

ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk

18:22:13 28/09/2024
Theo nguồn tin trên, một quân nhân Spetsnaz của FSB đã được xác định là đã tử trận khi chiến đấu trong khu vực vào tháng 8/2024, xác nhận sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm FSB trong khu vực.

FAO tái khẳng định cam kết hỗ trợ châu Phi sau năm 2025

18:20:35 28/09/2024
Hơn nữa, lộ trình toàn cầu của FAO, hướng tới đạt được Mục tiêu phát triển bền vững 2 (SDG2) của LHQ mà không vi phạm ngưỡng 1,5C, sẽ đảm bảo rằng các hành động của châu Phi phù hợp và hưởng lợi từ chương trình nghị sự toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ người phụ nữ lẻn vào bệnh viện bắ.t có.c tr.ẻ e.m

Pháp luật

20:37:54 28/09/2024
Ngày 28/9, Công an huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) đã tạm giữ hình sự Thạch Thị Sóc Sô Khone (SN 1986, ngụ ấp Lạc Thạnh B, xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang) để làm rõ về hành vi chiếm giữ trái phép người dưới 16 tuổ.i.

Xác định danh tính 3 cô gái dùng mũ bảo hiểm đán.h đậ.p dã man n.ữ sin.h ở TP.HCM

Netizen

20:33:31 28/09/2024
Chiều ngày 28/9, cơ quan chức năng đã ban đầu xác minh danh tính, n.ữ sin.h, thời điểm xảy ra vụ việc n.ữ sin.h bị đán.h hội đồng ở huyện Củ Chi, (TP.HCM).

Ác thần Knull chính thức xuất hiện trong trailer 'Venom: The last dance'

Phim âu mỹ

20:31:24 28/09/2024
Venom là một trong những loạt phim siêu anh hùng thành công nhất của nhà Sony với lượng fan đông đảo trên toàn thế giới.

Nếu không làm người nổi tiếng, Jennie sẽ làm gì?

Sao châu á

20:05:17 28/09/2024
Jennie đã tiết lộ công việc mong muốn của mình trong trường hợp không trở thành Idol K-Pop trên My Name is Gabriel.

Lộ thời điểm nghi Hoa hậu Lê Hoàng Phương và "bà trùm Hoa hậu" trục trặc?

Sao việt

19:52:58 28/09/2024
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ mạnh trở lại khoảnh khắc bà trùm Hoa hậu Phạm Kim Dung thể hiện thái độ với Lê Hoàng Phương.

Jennie hạ nhiệt, tạo hình album mới bị netizen Việt so không gây sốt bằng tlinh

Nhạc quốc tế

19:48:49 28/09/2024
Với vị thế là it girl số 1 Hàn Quốc , mặc gì cũng tạo bão thời trang, Jennie đang khá hụt hơi trong những bước quảng bá album đầu tiên. Ở Jennie, công chúng đặt kì vọng cao hơn.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

Tin nổi bật

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

Sau loạt phốt phát ngôn tục tĩu, một bộ phận fan của rapper mang tiếng "phông bạt" đồng loạt "quay xe"

Nhạc việt

18:11:40 28/09/2024
Tuy đã chào sân làng giải trí tại cuộc thi King Of Rap, Negav chỉ thực sự chạm tới đỉnh cao sự nghiệp sau khi góp mặt trong chương trình thực tế về anh trai.

Ai Cập thành lập liên minh toàn cầu thúc đẩy giải pháp hai nhà nước

18:10:25 28/09/2024
Liên minh gồm một số quốc gia Arập, Hồi giáo và các đối tác châu Âu. Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell. cho biết các cuộc họp đầu tiên của liên minh này sẽ diễn ra tại Riyadh và Bruss...

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

Sức khỏe

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Vợ lấy điện thoại của chồng nhắn cho chị giúp việc định trêu chọc, nào ngờ nhận ngay sự thật sững sờ ngay trước mắt

Góc tâm tình

17:46:04 28/09/2024
Tôi điếng người, lờ mờ đoán ra câu chuyện mờ ám của chồng và người giúp việc. Nhưng tôi quyết phải vạc.h trầ.n đôi gian phu dâm phụ này.