Vững tâm thế triển khai Chương trình mới

Theo dõi VGT trên

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dài hơi, ngành Giáo dục Hưng Yên đang nỗ lực triển khai Chương trình GDPT 2018 cho năm học 2022 – 2023.

Vững tâm thế triển khai Chương trình mới - Hình 1

Học sinh Hưng Yên bước vào năm học 2022 – 2023.

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho năm học mới

Đã hơn một tháng kể từ khi năm học 2022 – 2023 bắt đầu. Đây là năm học đầu tiên Chương trình GDPT 2018 được triển khai với lớp 10, cùng với lớp 3 và lớp 7.

Tại Trường THPT Khoái Châu, thầy Lưu Minh Nam – Hiệu trưởng Trường THPT Khoái châu, cho biết để triển khai chương trình sách giáo khoa mới cho khối lớp 10 thuận lợi, hiệu quả, nhà trường đã chuẩn bị kế hoạch tương đối dài hơi và kỹ lưỡng.

Từ năm học 2021 – 2022, nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dựa trên công văn chỉ đạo của các cấp, ngành. Nhà trường cũng cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT huyện.

Cuối năm học vừa qua, nhà trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng xã và huyện Khoái Châu tuyên truyền, phổ biến tới phụ huynh, học sinh THCS về chương trình GDPT mới đối với lớp 10. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về các tổ hợp môn, các môn lựa chọn lẫn bắt buộc trong chương trình mới để phụ huynh, học sinh nắm bắt thông tin trước khi lựa chọn tổ hợp phù hợp.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng chuẩn bị tương đối đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu dạy học cho chương trình mới. Thầy cô nhà trường cũng là những giáo viên nhiều kinh nghiệm, tham gia đầy đủ các khóa tập huấn và có sẵn tinh thần tự học và học hỏi áp dụng kiến thức mới để đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”.

“Sang năm học 2022 – 2023, nhà trường tiếp tục chỉ đạo 2 tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề tập trung vào việc tổ chức dạy học hiệu quả, đổi mới về công tác kiểm tra đ.ánh giá, đặc biệt là công tác kiểm tra đ.ánh giá môn Ngữ văn; đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua đổi mới sáng tạo dạy và học nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình GDPT 2018″, thầy Bảy chia sẻ.

Nằm trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là Trường THCS Tân Châu. Đây là năm thứ hai nhà trường triển khai chương trình GDPT 2018 cho lớp 6 và lần đầu tiên triển khai tới lớp 7.

Năm học này, Trường THCS Tân Châu có 150 học sinh lớp 6 và hơn 100 học sinh lớp 7. Theo thầy giáo Lê Văn Bảy, Hiệu trưởng nhà trường, đây là năm thứ 2 thực hiện Chương trình GDPT mới 2018 cho học sinh THCS nên cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đã có kinh nghiệm và chuẩn bị tâm thế lẫn tập huấn nội dung mới rất kĩ càng.

Sau hơn một tháng bước vào năm học 2022 – 2023, thầy Bảy cho biết quá trình giảng dạy và triển khai sách giáo khoa mới tương đối ổn định, thuận lợi, theo đúng kế hoạch và lộ trình đưa ra. Học sinh lớp 7, vốn đã quen với việc triển khai chương trình mới từ năm học trước, nên rất hào hứng, tích cực và chủ động học tập, phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học sinh lớp 6 đang dần bắt nhịp nhưng cũng hào hứng với kế hoạch học tập ở ngôi trường mới.

Video đang HOT

Vững tâm thế triển khai Chương trình mới - Hình 2

Học sinh Hưng Yên sẵn sàng bước vào năm học mới. Ảnh minh họa.

Đảm bảo chất lượng của đội ngũ giáo viên

Còn tại Trường THPT Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, năm học 2022 – 2023, nhà trường chào đón 352 học sinh lớp 10. Để chuẩn bị triển khai chương trình sách giáo khoa mới, từ trước thềm năm học mới, nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo trao đổi, chia sẻ về kế hoạch giảng dạy lớp 10.

Đơn cử, nhà trường tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu và áp dụng Chương trình GDPT 2018 vào thực tiễn năm học 2022 – 2023″ với sự góp mặt của chuyên gia giáo dục Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Dự án Đào tạo và Hỗ trợ Giáo viên – Táo Giáo dục.

Giáo viên nhà trường đã được tìm hiểu và vận dụng quan điểm dạy học phát huy năng lực học sinh, kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đ.ánh giá… để đạt được mục tiêu của Chương trình GDPT tổng thể. Ban giám hiệu nhà trường cũng tổ chức xây dựng kế hoạch môn học và kế hoạch bài dạy đối với giáo viên dạy lớp 10 năm học 2022 – 2023.

Thực hiện kế hoạch năm học 2022 – 2023, Phòng GD&ĐT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề đảm bảo chất lượng cho đội ngũ giáo viên.

Năm học 2021 – 2022, ngành Giáo dục Hưng Yên đã chủ động ứng phó với dịch Covid-19, đồng thời tổ chức dạy học linh hoạt trực tuyến và trực tiếp, hoàn thành năm học đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.

Năm học 2022 – 2023, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 và chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT mới đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hạnh phúc.

Thầy cô lặn lội đón trò đến trường

Những ngày mưa, đường sá xa xôi lại không có phương tiện đến lớp nên nhiều học sinh vắng học.

Thầy cô lặn lội đón trò đến trường - Hình 1

Thầy A Dung vào nhà tuyên truyền, vận động và đưa học sinh ra lớp.

Không muốn các em bỏ dở việc học, giáo viên đến từng làng, có khi lên tận nương rẫy vận động, chở học sinh ra lớp.

Học sinh... ngại đến trường

Một buổi học của tháng 9, lớp 4A3 - Trường Tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) của thầy A Dung có vỏn vẹn 7 em trên sĩ số 25 học sinh. 18 em còn lại vắng học vì trời mưa.

Thầy A Dung trầm ngâm, như thường lệ, cứ vào ngày mưa, các em ở làng xa như Ngọc Leang, Kon Pia lại nghỉ học. Các em vắng một phần do nhà cách trường hơn 7km, đường khó đi. Phần còn lại đa số phải đi bộ đến trường, có những em chẳng có nổi chiếc áo mưa lành lặn.

"Đa số phụ huynh đi làm nương rẫy từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Cũng có trường hợp ở trên nương rẫy cả tháng trời, việc học tập của con em phó mặc cho giáo viên và nhà trường. Chính vì vậy, ngày mưa học sinh thường ngại đến trường", thầy A Dung bộc bạch.

Kết thúc buổi học, thầy A Dung vội leo lên chiếc xe máy cà tàng rong ruổi đến các thôn làng, nơi có nhiều học sinh vắng. Dừng xe trước căn nhà nhỏ lưng chừng dốc vào làng Ngọc Leang, thầy Dung dẫn chúng tôi tới nhà em Y Lái - học sinh thường xuyên vắng học ngày mưa.

Trong căn nhà lụp xụp, tài sản giá trị duy nhất là chiếc bóng đèn chữ U le lói sáng. Chị Y Nhâm - mẹ Y Lái đang ngồi bên góc bếp tắm cho đứa con mới lên 2. Chồng mất cách đây 2 năm vì bệnh gan, mình chị Y Nhâm gồng gánh nuôi 7 mụn con. Thế nhưng gần 2 sào đất rẫy cũng chẳng đủ lo toan cho các con được ăn học đủ đầy. Do đó, người con đầu vừa tròn 15 t.uổi phải nghỉ học đỡ đần mẹ lo cho các em.

Với nét mặt ngại ngùng, chị Y Nhâm trầm giọng "Thầy, cô đến nhà vì Y Lái vắng học phải không?". Sau khi nhận được câu trả lời "Đúng rồi chị", mẹ n.ữ s.inh ngại ngùng nói "Nhà nghèo, chẳng có xe đưa đón nên con phải đi bộ đến lớp. Những ngày mưa, tôi làm áo mưa từ núi nilon ở bao phân bón cho con mặc đến trường. Thế nhưng, chẳng được mấy buổi, áo mưa lại rách tan nên Lái ngại đến lớp".

Thầy cô lặn lội đón trò đến trường - Hình 2

Phụ huynh chủ yếu làm nương rẫy xa nhà nên đa số đều giao phó con mình cho giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nay Der.

Thương cho số phận học trò, thầy A Dung căn dặn gia đình phải quan tâm đến việc học của con cái hơn. Còn vấn đề áo mưa, nhà trường sẽ cố gắng vận động mạnh thường quân hỗ trợ.

Cách nhà Y Lái không xa là nhà của Y Mai. Mấy ngày mưa, Mai cũng chẳng đến lớp. Nhà Mai có 9 anh chị xem nên cha mẹ đi làm quần quật từ sáng đến tối cũng chẳng đủ ăn. 2 người con đầu chỉ học đến lớp 9 rồi nghỉ ngang phụ giúp gia đình.

Mấy ngày qua, trời mưa, trường lại xa nên Y Mai xin mẹ ở nhà trông em. Thương con lội bộ, đường lại hay sạt lở nên chị Y Hoan (35 t.uổi) đành để con ở nhà.

"Hàng ngày cứ 5 giờ 30 phút sáng em cùng các bạn thức dậy ăn sáng, chuẩn bị sách vở rồi ra lớp. Ngày mưa chúng em phải dậy sớm hơn để kịp đến trường. Thế nhưng có hôm mưa to, đến lớp thì cả người và sách vở đều ướt hết", Y Mai bộc bạch.

Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà cho hay, học sinh nghỉ học nhiều nhất rơi vào 2 làng Kon Pia và Ngọc Leang. Bởi từ 2 làng này đến trường phải hơn 7km. Đặc biệt học sinh ở thôn Kon Pia muốn đến lớp phải leo qua 4 quả đồi cao khiến các em ngại đi học.

Do đó, cứ sáng sớm hoặc chiều tối giáo viên thường vào làng vận động, đưa các em ra lớp. Thế nhưng, chỉ được ít hôm trò lại nghỉ học do mưa và nhà xa. Để giữ chân học sinh ở trường, UBND huyện Tu Mơ Rông đang lên phương án xây dựng dãy nhà bán trú cho học sinh 2 làng Kon Pia và Ngọc Leang ở lại trường từ thứ 2 - 6.

Thầy cô lặn lội đón trò đến trường - Hình 3

Chỉ có 7/25 học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học xã Đăk Hà đến trường.

Đưa trò ra lớp

Không chỉ tại Kon Tum, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nay Der (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai) chủ yếu đi bộ đến lớp.

Cô Hồ Thị Năm - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, năm học 2022 - 2023, toàn trường có 256 em, đa số là người Banar và Jrai. Ngoài trường chính, còn có 2 điểm trường ở làng Trớ và Hek, cách trung tâm xã từ 4 - 8 km. "Sĩ số năm nay tăng 33 em so với năm học 2021 - 2022. Thế nhưng, con số này thay đổi theo từng năm học. Bởi gia đình các em chỉ tạm trú, nếu không làm ăn được lại di dời đi nơi khác. Do đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập", cô Năm nói.

Theo cô Năm, đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn nên nhà trường thường xuyên vận động nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ để các em đủ đầy khi đến lớp. Đầu năm học 2022 - 2023, nhà trường xin được 80 bộ quần áo mới và sách vở để phát cho những em có hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng đủ, bởi trường có rất đông học sinh thiếu thốn. Vừa qua, để thực hiện Chương trình GDPT 2018, nhà trường đã chuyển học sinh lớp 3 ở điểm làng ra trường chính nhằm thuận lợi học môn Tin học. Mặc dù được hưởng chế độ bán trú, thế nhưng quãng đường đi lại xa nên ban giám hiệu đã kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ 10 chiếc xe đạp cho học sinh.

Cũng theo cô Năm, chính vì điều kiện khó khăn nên đa số phụ huynh giao phó con em cho giáo viên, nhà trường. Nhiều em nhà xa, ngại đến lớp lại nghỉ học ở nhà hoặc theo cha mẹ lên nương rẫy. Để việc học không bị gián đoạn, giáo viên thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà tuyên truyền, vận động đưa các em ra lớp.

Mỗi buổi lên lớp, cô Mai Thị Hường, giáo viên điểm trường làng Hek đến sớm hơn thời gian quy định, đặc biệt là những ngày mưa. Sau khi điểm danh, thấy học sinh nào vắng, cô Hường tranh thủ vào tận nhà chở các em ra lớp.

Theo ông Trần Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Chư A Thai, toàn xã có trên 30% hộ nghèo. Người dân chủ yếu làm nương rẫy xa nhà nên nhiều học sinh theo cha mẹ rồi ở lại khiến công tác vận động gặp khó khăn. Do đó, địa phương thường xuyên phối hợp với nhà trường vào nhà, lên nương rẫy vận động và chở các em xuống trường. Như vậy, mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục và từng bước phát triển kinh tế địa phương.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân "không ai dám đắc tội" U40 xuống sắc đáng tiếc, sự nghiệp tụt dốc vì bị bạn trai rao bán c.lip n.óng
06:40:54 21/06/2024
Sau sinh, tôi đưa con về nhà mẹ đẻ, ở chưa đầy tháng chị dâu đã vùng vằng bỏ đi, anh trai liền quát một câu khiến tôi rùng mình
07:46:52 21/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng phá nát nguyên tác lại được khen hết lời, cứu Lưu Diệc Phi khỏi cảnh cả đời làm tiểu tam
06:06:15 21/06/2024
Quang Linh Vlogs lên tiếng khi bị chồng Hằng Du Mục ghen
10:23:14 21/06/2024
Chồng đưa cho vợ 5 triệu/tháng nhưng giọng "ra lệnh" như thể 50 triệu, tối hôm kia bỗng dưng anh bàn thêm một việc khiến tôi tức ứa gan
07:53:45 21/06/2024
Phát hiện cặp đôi mới Vbiz: Tình tứ lộ liễu giữa sự kiện, nóng nhất là khoảnh khắc đụng mặt người cũ!
06:57:24 21/06/2024
Cuộc sống viên mãn của Bảo Thy sau 5 năm kết hôn
07:01:25 21/06/2024
Phim của Song Seung Hun lép vế khi đối đầu 'Connection' của Ji Sung
06:09:15 21/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mặc đẹp đừng mặc cảm: Chân dài dáng chuẩn mặt xinh, nhưng Minh Tú không phải lúc nào cũng diện chuẩn!

Phong cách sao

12:24:39 21/06/2024
Người mẫuMinh Túlà một cái tên không quá xa lạ trong làngthời trangViệt Nam. Cômang một cá tính mạnh với những màn trình diễn catwalk bắt mắt.

Lisa (BLACKPINK) gây ngỡ ngàng với tạo hình khác lạ trong teaser mới

Nhạc quốc tế

12:15:03 21/06/2024
Tối qua (20/6), Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - bất ngờ cho ra mắt teaser đầu tiên báo hiệu sự trở lại với tư cách nghệ sĩ solo cùng ca khúc mới mang tên Rockstar.

Hoa loa kèn muốn đẹp và tươi lâu cần dùng một trong 3 thứ thuốc này

Trắc nghiệm

11:57:41 21/06/2024
Những bông hoa loa kèn đơn giản, đẹp tinh khiết rất được ưa chuộng. Cắm hoa loa kèn rất dễ, nhưng để đẹp và bền thì cần biết vài mẹo đơn giản sau -

Ngày ly hôn, chồng tôi trố mắt khi thấy tôi mang sợi dây chuyền 2 tỷ, câu chuyện phía sau khiến anh sốc hơn

Góc tâm tình

11:50:44 21/06/2024
Tôi rực rỡ cả một gian phòng như thế thì làm sao anh ta lại không nhìn chăm chú?Tôi cùng chồng đi lên từ bàn tay trắng. Lúc quen biết tôi, chồng còn là nhân viên giao hàng

Nam thần đình đám một thời quỳ gối trước cửa đài truyền hình xin được đóng phim

Sao châu á

11:46:10 21/06/2024
Ngày 20/6, trang 163 đưa tin tối ngày 19, nam diễn viên Đường Trì Bình đã quỳ gối trước cửa đài truyền hình để xin cơ hội được đóng phim.

Khởi tố 2 thanh niên giả danh cảnh sát hình sự chặn xe người đi đường

Pháp luật

11:45:51 21/06/2024
Ngày 20-6, Công an TP Quy Nhơn đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Tỷ (19 t.uổi; ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Phụ nữ sành không dựa vào số lượng quần áo, chỉ nhờ 5 món mà mặc gì cũng đẹp, tôn dáng chuẩn

Thời trang

11:43:48 21/06/2024
Những người thực sự sành sỏi trong việc lên đồ , họ chẳng quan tâm tới việc trong tủ có bao nhiêu quần áo, có phải đồ hợp mốt hay không mà sẽ chú ý tới những điều sau.

Cú bắt tay lịch sử của làng rap - hip hop Việt

Nhạc việt

11:39:48 21/06/2024
Nhật ký vào đời là khởi đầu cho màn đáp trả của Karik, chứa đựng cái chất mà mọi người từng nghĩ anh đã đ.ánh mất khi bước lên mainstream để mang nhạc Rap đến gần hơn với khán giả đại chúng.

Côn Đảo triển khai du lịch xanh

Du lịch

11:37:16 21/06/2024
Gìn giữ sắc xanh, giảm tải áp lực cho môi trường, hướng tới phát triển du lịch xanh, cao cấp và bền vững là định hướng phát triển của Côn Đảo.

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Trung Lương, 11 người nhập viện cấp cứu

Tin nổi bật

11:33:33 21/06/2024
Tai nạn liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc TPHCM - Trung Lương đoạn qua địa phận tỉnh T.iền Giang đã khiến 11 người phải nhập viện cấp cứu.

Cô gái vội uống nước, nuốt luôn phải vòng nắp chai

Sức khỏe

11:11:54 21/06/2024
Theo bác sĩ Hiếu, hằng năm đơn vị này tiếp nhận rất nhiều trường hợp dị vật thực quản bao gồm các ca dị vật là dụng cụ sinh hoạt như răng giả, vỏ thuốc, tăm, nút chai... cho tới các ca dị vật bã thức ăn.