Việt Nam đề xuất tuyến đường kết nối tới Ấn Độ và Nam Á

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất nghiên cứu khả thi việc hình thành các tuyến đường mới, theo mô hình vận tải đa phương thức, kết nối Hành lang Kinh tế phía Nam và Hành lang Kinh tế Đông – Tây với tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Nam Á.

Việt Nam đề xuất tuyến đường kết nối tới Ấn Độ và Nam Á - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 6. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên lề các Hội nghị Cấp cao ASEAN với các đối tác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 6 cùng lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đ.ánh giá cao những thành tựu đã đạt được trong triển khai “Chương trình Hành động Mekong – Nhật Bản” nhằm hiện thực hóa Chiến lược Tokyo 2012.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh ba nội dung quan trọng của hợp tác Mekong-Nhật Bản đóng góp cho quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và hỗ trợ các nước Mekong tranh thủ tốt nhất những giá trị và lợi ích mà Cộng đồng đem lại.

Theo đó, cần nhìn vấn đề kết nối khu vực ở tầm rộng hơn, hướng đến kết nối liên khu vực giữa Tiểu vùng Mekong với các các khu vực khác để giúp các nước Mekong tham gia ngày càng sâu hơn và ở các tầng nấc cao hơn trong các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ nghiên cứu khả thi việc hình thành các tuyến đường mới, theo mô hình vận tải đa phương thức, kết nối Hành lang kinh tế phía Nam và Hành lang kinh tế Đông – Tây với tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Nam Á. Đây sẽ là tuyến đường thương mại quan trọng gắn kết Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

Sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển và tương lai của Tiểu vùng Mekong. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tính bền vững của môi trường, bao gồm nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của người dân thuộc lưu vực sông Mekong. Các chương trình hợp tác thuộc Chiến lược Tokyo có thể bổ trợ cho việc triển khai các quyết định của Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công lần 2 về giải quyết những tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đối với lưu vực sông Mekong. Đề nghị Chính phủ Nhật Bản tăng cường hỗ trợ cho Ủy hội sông Mekong, đặc biệt trong triển khai nghiên cứu đ.ánh giá tổng thể tác động của xây dựng đ.ập thủy điện trên dòng chính sông Mekong.

Cần thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp và địa phương của Nhật Bản với doanh nghiệp và địa phương các nước Mekong, trước mắt trong một số lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp, thủy sản, logistics.

Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định coi trọng và cam kết của Việt Nam đối với hợp tác Mekong – Nhật Bản vì sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Tại hội nghị, Thủ tướng và các nhà lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản đều nhất trí về phương hướng hợp tác thời gian tới.

Video đang HOT

Việt Nam đề xuất tuyến đường kết nối tới Ấn Độ và Nam Á - Hình 2

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, tăng cường kết nối khu vực Mekong phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, trong đó chú trọng phát triển các hành lang kinh tế và các tuyến đường mới gắn kết Tiểu vùng Mekong với tiểu lục Ấn Độ.

Xây dựng “Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong” nhằm thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị khu vực và tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh giữa Tiểu vùng Mekong và Nhật Bản.

Hợp tác phát triển bền vững Tiểu vùng Mekong thông qua thúc đẩy tăng trưởng các bon thấp, chú trọng tính bền vững về môi trường và xã hội trong phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng năng lực ứng phó biến đổi khí hậu và bảo tồn điều kiện tự nhiên của Tiểu vùng Mekong.

Các nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định tầm quan trọng sống còn của việc quản lý và phát triển bền vững nguồn nước sông Mekong và cam kết tăng cường hợp tác với các tổ chức địa phương và quốc tế, đặc biệt là Ủy hội sông Mekong trong lĩnh vực này.

Hội nghị đã ra Tuyên bố chung và nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 7 vào tháng 7/2015 tại Nhật Bản.

Theo Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc

Chính phủ

APEC 2014 – Cơ hội kết nối hay chia rẽ các nước lớn?

Trong ngày 10-11/11, thế giới chứng kiến thái độ hoàn toàn khác nhau của nguyên thủ tại các cuộc gặp song phương bên lề APEC.

Việc đặt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ bên cạnh Khu vực tự do thương mại Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) của Trung Quốc là hình ảnh rõ nét nhất cho sự "so găng" tại APEC.

APEC 2014 - Cơ hội kết nối hay chia rẽ các nước lớn? - Hình 1

Những động thái được chờ đợi từ các cuộc gặp song phương.

Tại cuộc gặp bên lề APEC 10/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng lãnh đạo 11 nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (không có Trung Quốc) thể hiện mong muốn sớm hoàn tất TPP "càng sớm càng tốt". TPP rõ ràng là "một trong những trục chính" trong chính sách xoay trục về vùng châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Obama để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực.

Còn với Trung Quốc, APEC lại được coi là cơ hội thúc đẩy thành lập Khu vực tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Bắc Kinh trong những ngày qua đã không giấu được sự bất mãn về TPP và cho rằng: "TPP sẽ không đầy đủ nếu thiếu Trung Quốc". Trung Quốc không hài lòng cũng đúng. Bởi theo Le Monde, nếu TPP hoàn thành sẽ gây thiệt hại cho nước này 100 triệu USD mỗi năm.

Cuối chiều 11/11, Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã thông qua lộ trình FTAAP, khép lại APEC 22, đ.ánh dấu việc tổ chức thành công của nước chủ nhà Trung Quốc.

Không có nụ cười trong cuộc gặp Nhật - Trung

Les Echo nhận định "Nhật - Trung cái bắt tay miễn cưỡng". Nội dung cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chẳng có gì đáng chú ý ngoài sự hy vọng một cách hết sức "chung chung" của giới phân tích chính trị rằng cuộc gặp này sẽ mở ra cơ hội hòa giải cho 2 cường quốc châu Á. Thực tế cuộc gặp này ngay từ đầu đã được nhận định là miễn cưỡng từ khâu chuẩn bị, những thông tin về cuộc gặp chỉ đến giờ chót mới được công bố.

Sau hai năm căng thẳng, Hội nghị cấp cao APEC lần này là cơ hội để hai bên xoa dịu bất đồng và tiến tới thành lập cơ chế liên lạc khẩn cấp phòng khi có tình huống bất ngờ. Thế nhưng, tờ báo nhấn mạnh: qua cái bắt tay với Thủ tướng Abe, Chủ tịch Tập Cận Bình còn muốn bày tỏ cho thế giới thấy "sự khoan dung độ lượng của cường quốc Trung Quốc" và cũng để cải thiện hình ảnh của Trung Quốc, một đất nước mà gần đây thường mang hình ảnh là "hung hăng, bạo lực với các nước nhỏ". Qua đó cũng để "trấn an" các nhà đầu tư Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Quốc.

Vậy kinh tế có phải là nguyên nhân mấu chốt cho cuộc gặp Trung - Nhật? Ở một góc nhìn khác, việc thay đổi hình ảnh của Trung Quốc - nước chủ nhà APEC 22 mới chính là mục đích thực sự. Trung Quốc muốn xây dựng một hình ảnh "thân thiện" hơn, "thiện chí" hơn thay vì một Trung Quốc "gây hấn" trong khu vực thời gian qua, khi liên tiếp gây "sóng gió" bằng những tranh chấp biển Đông và Hoa Đông. Sự "hung hăng" này không những không có lợi mà nguy cơ còn đẩy các quốc gia châu Á tìm đến Mỹ và còn là "cú hích" cho chính sách xoay trục của Tổng thống Barack Obama.

5 phút cho cuộc gặp Nga - Mỹ

APEC 2014 - Cơ hội kết nối hay chia rẽ các nước lớn? - Hình 2

Nga - Mỹ cuộc gặp được trông đợi.

Cả thế giới dõi theo cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 10/11, bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh. Không có vấn đề nào được đề cập chi tiết trong cuộc tiếp xúc chỉ kéo dài 5 phút này.

Mặc dù vậy, người ta hy vọng cuộc tiếp xúc này sẽ giúp hai bên cải thiện quan hệ và mở ra cuộc trao đổi chính thức tại Hội nghị G20 ở Australia vào giữa tháng 11/2014 và hạ nhiệt căng thẳng giữa hai cường quốc. Thời gian qua, mối quan hệ Nga - Mỹ vô cùng căng thẳng nên lời chào giữa lãnh đạo 2 nước được dư luận hết sức chú ý.

Nga-Trung thân thiện

Với nhan đề "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đoàn kết chống phương Tây", Le Figaro nhận định: các nhà lãnh đạo Nga - Trung đã dành cho nhau những lời lẽ "không thể tốt hơn". Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng: "Tôi có cảm giác là chúng ta luôn đối xử với nhau như bạn bè, cởi mở và chân tình. Tính cách của chúng ta lại giống nhau". Đáp lại, báo chí Nga dẫn lời Tổng thống Putin: "Tình hình đang đẩy hai nước tới một mối quan hệ gần gũi hơn, cả hai đang phải đối mặt với những áp lực nặng nề, Nga trong khủng hoảng Ukraine và Trung Quốc trong vấn đề ổn định Hong Kong".

Từ khi Nga căng thẳng với phương Tây về hồ sơ Ukraine, tỷ lệ người Trung Quốc ủng hộ Putin đã tăng lên từ 47% lên 66%. Còn ngay sau giai đoạn khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3, thì tỷ lệ này tại Trung Quốc lên đến 92%.

Hôm 9/11, 17 thỏa thuận về kinh tế và quốc phòng Nga - Trung đã được ký kết. Trong đó, đáng chú ý nhất là Bản ghi nhớ về hợp đồng cung cấp gas khổng lồ mới, sẽ đưa Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga. Hãng RIA Novosti dẫn lời quan chức điện Kremlin cho biết một trong những vấn đề được thảo luận là Trung Quốc có thể thanh toán các hợp đồng với Nga bằng nhân dân tệ, kể cả các hợp đồng quốc phòng.

Cuộc gặp song phương tại APEC 2014 là cuộc gặp lần thứ 10 giữa nguyên thủ hai nước Nga-Trung trong chưa đầy hai năm, cho thấy Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực đẩy mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên.

Khép lại APEC

APEC 2014 - Cơ hội kết nối hay chia rẽ các nước lớn? - Hình 3

Các nguyên thủ APEC chụp ảnh lưu niệm

Diễn đàn APEC đã được 25 t.uổi với 21 thành viên trải dài từ Nam-Bắc Mỹ, qua châu Á xuống tận châu Đại dương, với 40% dân số thế giới, nắm trong tay 50% của cải toàn cầu và 44% thương mại quốc tế. Với mục tiêu ban đầu là kết nối, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị, giờ đây các nền kinh tế APEC đang đứng trước thách thức không nhỏ về bảo vệ chính mục tiêu này. Theo Times "Sau APEC, giữa các bên sẽ là một cuộc chiến gây sức ép cho nhau".

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Israel đối mặt với các cuộc tấn công dồn dập ở cả phía Nam và phía Bắc
21:49:19 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước
21:53:42 01/07/2024

Tin đang nóng

Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay
17:26:26 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Hoa hậu Hong Kong 2024: người thì tâm hồn ngoại cỡ, kẻ bị cười vì quê mùa
16:14:05 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Lingling Kwong: Bản sao HHHV đầu tiên của Thái, "phất" lên nhờ phim bách hợp
16:39:59 03/07/2024
Midu vừa lấy chồng đã nhận tin vui: Kênh Tiktok "Chưa biết" từng đăng bài bội nhọ cô và nhiều người nổi tiếng bị "sập"
20:17:32 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Con trai 16 t.uổi của tài tử hàng đầu Thái Lan sở hữu "visual" nổi bật: Thành thạo nhiều môn thể thao, quyết từ chối showbiz vì điều này

Sao châu á

21:39:17 03/07/2024
Ai cũng ngỡ, Kun Theeradeth sẽ nối nghiệp bố bước chân vào ngành giải trí nhờ sở hữu ngoại hình nổi bật, nhưng cậu cả nhà Ken Theeradeth lại quyết từ chối vì có đám mê khác lớn hơn.

Nguyệt Ánh rao bán nhà cửa, đất đai chục tỷ đồng, tài sản phủ phê, fan ngơ ngác

Sao việt

21:33:27 03/07/2024
Diễn viên Nguyệt Ánh thời gian gần đây đang khiến netizen xôn xao khi liên tục rao tin bán loạt tài sản t.iền tỷ. Nhà cửa, đất đai được cô đăng tải để ra đi sạch. Ai cũng ngơ ngác, sốc nặng trước khối tài sản khủng của nữ diễn viên.

Dương Tử diễn xuất phong thần ở "Trường tương tư 2" nhưng ai cũng nói về nữ phụ

Phim châu á

21:23:54 03/07/2024
Xem xong đoạn video, điều đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của khán giả bất ngờ lại là việc nhân vật Tang Điềm Nhi lúc về già được hóa trang một cách giả trân.

Cặp đôi Hoa ngữ ngọt "xỉu" như từ ngôn tình bước ra đời thật: Nhà trai được khen nhìn cột điện cũng có "chemistry"

Hậu trường phim

21:06:06 03/07/2024
Không chỉ có nhan sắc đỉnh, cả hai còn tạo ra chemistry tràn màn hình. Trương Lăng Hách thậm chí được khen sở hữu ánh mắt hút hồn đến mức nhìn cột điện cũng thấy tình.

Phạm lỗi với James Rodriguez, Vinicius bị treo giò ở tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

20:59:41 03/07/2024
Vinicius bị treo giò ở vòng tứ kết Copa America 2024 vì pha phạm lỗi với James Rodriguez ở trận hòa 1-1 giữa Brazil và Colombia.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ "Trái Đất trắng"

Lạ vui

20:51:07 03/07/2024
Trái Đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như c.hết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Người yêu mâu thuẫn trên mạng xã hội, mang s.úng b.ắn đối thủ trọng thương

Pháp luật

20:33:00 03/07/2024
Chỉ vì xuất phát từ chuyện mâu thuẫn trên mạng xã hội, Lê Tuấn Kiệt đã mang s.úng ra b.ắn nhiều phát vào đối thủ khiến nạn nhân bị thương tích 24%.

Một "anh trai" bị tấn công sau phản ứng khó chịu của HIEUTHUHAI

Tv show

20:12:15 03/07/2024
Vũ Thịnh vướng làn sóng bức xúc vì ghi nguyện vọng về đội của HIEUTHUHAI nhưng khen Isaac là đội trưởng mẫu mực.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.