Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù?

Theo dõi VGT trên

Quan niệm về rồng ở châu Á và châu Âu khác hẳn nhau nên dù không có cánh nhưng rồng châu Á vẫn bay nhẹ nhàng trên trời.

Rồng châu Âu và rồng châu Á

Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? - Hình 1

Rồng châu Á không có cánh nhưng vẫn biết bay.

Rồng là loài vật hư cấu được phát triển và xuất hiện trong văn hóa nhiều quốc gia châu Á cũng như châu Âu. Theo tác giả Ingersoll Ernest trong cuốn “Hình tượng rồng và văn hóa rồng”, tại Trung Quốc, sinh vật này được xem là biểu tượng của vua (thiên tử) với sức mạnh phi thường như hô phong hoán vũ, lấp trời vá bể.

Trong quan niệm của châu Á, rồng thường có mình dài như rắn, 4 chân và biết bay dù không có cánh. Lí giải điều này, một nguyên nhân cơ bản được đưa ra là bởi rồng đại diện cho thế lực siêu nhiên, có năng lực phi phàm, không cần dùng cánh vẫn bay được. Rồng châu Á có thể phun lửa hoặc hút nước làm mưa vô cùng đa dạng.

Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? - Hình 2

Rồng châu Âu với hai cánh giúp chúng bay lên trời.

Rồng trong quan niệm của người Trung Quốc thể hiện sự trường sinh bất tử, sức mạnh vô song và vượt qua mọi chướng ngại.

Trái lại, rồng châu Âu mang hơi hướng của một loài sinh vật hung dữ với toàn thân phủ vảy như rắn, miệng luôn phun lửa và đôi cánh như cánh dơi để bay lên trời. Trong truyện cổ hay phim ảnh, rồng Tây có vẻ bay khá “vất vả” vì phải tuân theo quy luật vật lý. Điều này dường như phản ánh tư duy thiên về logic của người phương Tây.

Rồng phương Tây thường được cho là đại diện cho 4 nguyên tố tự nhiên là Đất, Nước, Lửa, Gió nên cũng từ đó sinh ra 4 loại rồng khác nhau. Mỗi loài có sức mạnh riêng và làm chủ khu vực mà nó cư trú. Có thể chúng xuất phát từ những con vật trong thực tế rồi được người ta tưởng tượng, tô vẽ thêm. Chúng cũng có những điểm yếu như nhiều sinh vật khác.

Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? - Hình 3

Hình tượng rồng trong phim “Trò chơi vương quyền”.

Rồng phương Tây thường là “mồi” của dũng sĩ và bị xem là mục tiêu để thử thách lòng dũng cảm. Nhiều truyền thuyết phương Tây luôn có phần dũng sĩ diệt rồng, cứu công chúa. Nhiều truyện cổ khẳng định tắm m.áu rồng sẽ giúp trường sinh bất lão hoặc phục hồi vết thương.

Rồng trong văn hóa, tín ngưỡng

Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? - Hình 4

Bức tranh “Cửu long” của họa sĩ Trần Dong, vẽ năm 1244.

Hoàng đế Trung Quốc sử dụng hình ảnh rồng làm đại diện cho quyền lực của mình và tất cả mọi thứ gắn với vua đều phải có từ “long”. Chẳng hạn, áo của vua gọi là “long bào”, giường vua nằm gọi là “long sàng”…

Học giả Diktter trong cuốn “Sự khác biệt cơ bản giữa Trung Quốc và Nhật Bản” viết ông tổ nhà Hán là Lưu Bang khẳng định mình được sinh ra sau khi mẹ ruột nằm mơ thấy một con rồng. Đời nhà Đường, hoàng đế luôn mặc áo in hình rồng và chỉ có quan lại cấp cao mới được mặc loại trang phục này, theo chú giải của Bảo tàng Quốc gia Kyoto, Nhật Bản.

Đời nhà Nguyên, những con rồng 2 sừng và có 5 móng vuốt ở 4 chân chỉ dành riêng cho thiên tử. Rồng 4 móng vuốt dành cho hoàng tử và các bậc quý tộc, vương giả khác. Tới thời nhà Minh và Tần, rồng 5 ngón cũng bị giới hạn và chỉ được phép xuất hiện trong các sản phẩm của vua chúa.

Học giả Sleeboom, Margaret khẳng định vào đời nhà Thanh, cờ quốc gia thậm chí in hình một con rồng màu xanh cho tới khi triều đại này sụp đổ.

Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? - Hình 5

Minh Thái tổ và bộ trang phục hình rồng.

Người Trung Quốc thường tự nhận mình là “Dòng dõi rồng” khi một trào lưu xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Á thập niên 1970. Mỗi nước đều cố gắng chọn một biểu tượng làm “ông tổ” của mình, ví dụ như Mông Cổ coi tổ tiên họ là chó sói.

Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? - Hình 6

Rồng trong bát thời nhà Thanh.

Trong ngôn ngữ đời thường, những cá nhân có thành tích nổi bật cũng được so sánh với rồng. Ngược lại, những người kém cỏi, không có thành tựu hay bị chỉ trích là giun. Thành ngữ Trung Quốc có câu “vọng từ thành long”, với ước vọng con cái sau này sẽ hóa rồng và đạt nhiều vinh hoa phú quý.

Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? - Hình 7

Video đang HOT

Hình rồng đặt trên mộ để giúp người c.hết có phương tiện bay lên thiên đàng.

Hiện nay, “năm rồng” vẫn được xem là một thời gian tốt nhất trong 12 con giáp để sinh con, đẻ cái với người Trung Quốc. Con cái sinh ra vào năm rồng được cho là sẽ khỏe mạnh, tài năng.

Theo Quang Minh – Tổng hợp (Dân Việt)

‘Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi’

Hai tuần trước khi ông Trump nhậm chức, Zing.vn đã phỏng vấn độc quyền Đại sứ Ted Osius về chính sách của Mỹ tại châu Á, hiệp định TPP và hợp tác Việt - Mỹ trong tương lai.

- Vài ngày trước, ông đến thăm mộ Ngô Quyền - một địa danh lịch sử của Việt Nam. Xin ông chia sẻ lý do chuyến thăm đó?

- Tôi nghĩ việc hiểu nhiều về Ngô Quyền là điều quan trọng. Ông có vai trò lớn trong thống nhất nước Việt, một vị tướng rất thông minh, nhà chiến lược khôn ngoan để đ.ánh bại một đối thủ lớn và hùng mạnh hơn rất nhiều.

&'Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi' - Hình 1

Đại sứ Ted Osius tìm hiểu về Ngô Quyền vì cho rằng ông có ảnh hưởng quan trọng tới lịch sử Việt Nam. Ảnh: Tiến Tuấn.

Nếu tôi hiểu đúng, có hơn 3.000 thuyền đối phương được đưa tới khúc sông ông đã giăng cọc - khi đó ông chỉ có khoảng 300 thuyền - nhưng Ngô Quyền đã diệt được toàn bộ đoàn thuyền địch. Ông làm được vậy vì thông minh, có chiến thuật rất tốt. Tôi đến mộ ông để bày tỏ sự ngưỡng mộ. Tôi muốn hiểu thêm về Ngô Quyền.

Ngô Quyền là vị tướng kiệt xuất, nhà chiến lược tài ba. Tôi đi bộ trên đường Ngô Quyền hàng ngày và tôi muốn tìm hiểu về ông.

Tương lai của Mỹ là ở châu Á

- Khoảng 2-3 tuần nữa ông sẽ có sếp mới ở Washington DC (ứng viên Ngoại trưởng Rex Tillerson). Theo ông, có những thay đổi gì từ Washington?

- Mọi chính quyền mới đều có thay đổi về chính sách, nhưng tôi đã trải qua nhiều chính quyền, nhiều đời tổng thống, một điều không đổi chính là lợi ích của nước Mỹ. Tôi nghĩ lợi ích của Mỹ ở khu vực, cụ thể là lợi ích tại Việt Nam, là rất thống nhất và không thay đổi.

Chúng ta có lợi ích chung về một khu vực hoà bình, về sự tôn trọng đối với luật pháp quốc tế, tôn trọng đối với quyền tự do đi lại, lợi ích chung về thịnh vượng ở đây.

Khi tôi nói về nước Việt Nam mạnh, thịnh vượng và độc lập, thì đó cũng là lợi ích của Mỹ. Một nước Việt Nam như vậy sẽ là đối tác mạnh cho nước Mỹ. Đó là lợi ích vượt qua lợi ích đảng phái (ở Mỹ).

&'Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi' - Hình 2

Theo Đại sứ Ted Osius, Ngoại trưởng John Kerry vẫn có thể thăm Việt Nam trong thời gian tại nhiệm. Ảnh: Tiến Tuấn.

- Có mối lo ngại châu Á sẽ bị lãng quên khi đội hình an ninh - đối ngoại mới có sự nghiệp và mối quan tâm của họ trong thời gian dài là châu Âu hoặc Trung Đông. Ông có nghĩ vậy?

- Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng mới (tướng Mattis) là người có nhiều kinh nghiệm ở Trung Đông. Ứng viên Ngoại trưởng có rất nhiều kinh nghiệm ở châu Á, ông ta hiểu châu lục rất rõ. Tôi có thể hơi thiên vị chút khi cả sự nghiệp tôi là ở châu Á, nhưng tôi nghĩ là tương lai của nước Mỹ sẽ gắn rất chặt ở châu lục này.

Châu Á có những cơ hội mà các phần khác ở thế giới không có - và điều đó không phụ thuộc vào cá nhân hay đảng phái.

Mỗi lần tới Đồi Capitol (Quốc hội Mỹ), tôi luôn ngạc nhiên khi các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ đều rất thống nhất trong các vấn đề châu Á. Vì vậy, sự ủng hộ cho "tái cân bằng" hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi đảng phái.

- Vài năm qua, các nước trong khu vực đ.ánh giá rất cao về "tái cân bằng". Tuy nhiên, sau bầu cử ngày 8/11, những người trong khu vực thường nói về "sự không chắc chắn", "lo ngại", ông có lời trấn an nào cho mọi người?

- Tôi sẽ không dự đoán những thay đổi chính sách lớn của chính quyền mới - tôi nghĩ là sẽ có. Tuy nhiên, tôi có thể nói được đâu là những lợi ích Mỹ vẫn còn ở khu vực. Những lợi ích đó là lâu dài và còn tiếp tục: lợi ích kinh tế, lợi ích an ninh, lợi ích trong duy trì tự do hàng hải, lợi ích trong xây dựng các quan hệ đối tác mạnh mẽ và có năng lực ở khu vực này.

Tất cả những điều này sẽ không thay đổi trong chính quyền mới. Cả đời làm ngoại giao của tôi là ở châu Á và tất cả những lý do cuốn hút tôi 28 năm trước tới châu Á vẫn còn nguyên tới hôm nay. Đây là nơi có những cơ hội cho nước Mỹ, đây là nơi mà tin tốt và cả tin xấu đều ngang nhau.

&'Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi' - Hình 3

Đồ hoạ: Phượng Nguyễn.

- Liệu nước Mỹ có tiếp tục các nội hàm chính sách của "tái cân bằng" - có thể là bằng một cái tên khác trong chính quyền mới?

- Còn quá sớm để nói tên của chính sách mới là gì hay là nêu chi tiết chính sách. Nhưng về cơ bản tôi thấy rất khích lệ khi dù có nói chuyện với người của phe Cộng hoà hay phe Dân chủ về mối quan hệ Việt-Mỹ, thì họ đều quan tâm tới những cơ hội của mối quan hệ này.

Tôi sẽ nói rằng rộng hơn, về châu Á, thì dù bạn có nói chuyện với lãnh đạo từ phe Cộng hoà hay phe Dân chủ thì họ đều nhìn thấy cơ hội ở đây. Họ nhìn thấy tương lai của Mỹ là tương đồng với những cơ hội này.

Họ nhìn thấy cơ hội để Mỹ tăng cường quan hệ với các nước như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam - những nước quan trọng mà chúng tôi chưa có quan hệ liên minh nhưng đang xây dựng quan hệ đối tác ngày càng toàn diện.

- Hai năm trước, khi ông mới đến Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn ở TP.HCM, ông đã nói hai ưu tiên: Hiệp định TPP và Đại học Fulbright. Hiệp định TPP đang bị nhiều người nói là "đã chết". Ông có nghĩ là di sản của mình ở Việt Nam bị ảnh hưởng?

- Tôi sẽ không nói là TPP "đã chết". Tôi tin rằng vẫn còn rất nhiều việc cần làm để xác định chính sách thương mại chung (giữa các nước) là thế nào. Nước Mỹ vừa trải qua cuộc bầu cử đầy xáo động. Rất nhiều người cảm thấy họ bị bỏ ra ngoài lề của toàn cầu hoá. Đó là sự thật và chúng tôi phải đối mặt với việc đó.

Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ chấm dứt quan hệ thương mại với 95% phần còn lại của thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục giao thương. Nhưng câu hỏi sẽ là làm thế nào để cùng tạo ra chính sách thương mại có lợi cho cả chúng tôi và các nước châu Á.

Gây dựng nền tảng cho quan hệ đối tác lâu dài vẫn là công việc rất quan trọng của tôi ở châu Á. Đại học Fulbright thúc đẩy sâu quan hệ hợp tác giáo dục vẫn vô cùng quan trọng như cách đây hai năm. Chúng ta có thêm các chương trình hợp tác mới như Đội Hoà bình, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục.

Chúng ta có cơ hội rất lớn trong 2017 khi Việt Nam là nước chủ tịch APEC. Tôi nhìn đó là cơ hội rất lớn để thúc đẩy thương mại.

&'Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi' - Hình 4

Ưu tiên 2 năm trước của ông Ted Osius là Hiệp định TPP và Đại học Fulbright. Ông nói sẽ tập trung vào những công việc có ảnh hưởng lâu dài cho quan hệ song phương. Ảnh: Tiến Tuấn.

APEC 2017: Cơ hội ngoại giao lớn

- Liệu tân tổng thống Mỹ có đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC 2017?

- Những quyết định như vậy còn rất xa nhưng tôi sẽ khuyến nghị tân tổng thống Mỹ dự thượng đỉnh APEC. Tôi sẽ khuyến nghị tân ngoại trưởng Mỹ cũng như các quan chức cấp cao khác tới dự.

Một điều tuyệt cho Việt Nam khi tổ chức APEC 2017 là các bạn sẽ giới thiệu, không chỉ với các quan chức Mỹ, mà với các quan chức trên toàn thế giới sự năng động của đất nước này. Các bạn có hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo ở Đà Nẵng vào tháng 11. Nhưng trước đó, các bạn sẽ có cuộc gặp của các quan chức cấp cao tới Nha Trang, Vinh, Cần Thơ, Hạ Long, TP.HCM và Hà Nội.

Chúng tôi rất ủng hộ chương trình nghị sự APEC mà Việt Nam đưa ra. Đó cũng là những ưu tiên của chúng tôi.

&'Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi' - Hình 5

Theo ông Osius, lãnh đạo Việt Nam và các nước TPP nên lên tiếng để Washington biết về nhu cầu thương mại của các nước. Ảnh: Tiến Tuấn.

Cam Ranh: Tàu Mỹ và các nước đến là bình thường

- Ông Trump nói sẽ rút khỏi TPP trong ngày đầu nhậm chức. Đó là bước lùi lớn sau rất nhiều nỗ lực của các nước. Hợp tác thương mại với Mỹ sẽ tiến thế nào từ đây?

- Tôi đã hoạt động rất tích cực cho TPP trong suốt hai năm nên tôi sẽ không giấu chuyện đó là thất vọng lớn. Tôi rất muốn thấy hiệp định được phê chuẩn. Nhưng cử tri ở nước Mỹ đã lên tiếng và các quan chức đắc cử của Mỹ sẽ lắng nghe. Chúng ta phải tìm cách để tiến lên: một cách tiếp cận bao trùm hơn, làm thế nào để lợi ích thương mại chạm được đến nhiều người hơn.

Tôi không nghĩ câu trả lời (cho những vấn đề này) là đóng cửa thương mại với tất cả các nước. Tôi nghĩ là cần tìm cách để tất cả những lợi ích có thể đến được với nhiều nhóm công dân khác nhau.

Tôi không rõ sẽ là chính sách nào nhưng nó sẽ phải phù hợp với lợi ích của cả Mỹ và các nước TPP. Tôi kêu gọi lãnh đạo Việt Nam và các nước TPP nên nêu rõ quan điểm với Washington để các lãnh đạo mới biết tầm quan trọng của việc tìm chính sách thương mại mới quan trọng thế nào.

- Trên Twitter, ông Trump viết rằng, sẽ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, liệu tổng thống đắc cử có thực hiện?

- Một lần nữa, tôi không biết chính sách cụ thể sẽ thế nào. Nhưng cách tiếp cận của chúng tôi là Mỹ sẽ chở hàng, bay và đi tàu ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Đó là chính sách được cả hai đảng đều ủng hộ.

Mỹ đã ủng hộ tự do hàng hải trong suốt 241 năm qua, vì vậy cách tiếp cận này sẽ không thay đổi. Từ những gì tôi đọc về nội các mới thì những người này cũng ủng hộ chuyện sẽ Mỹ sẽ bay và đi tàu vào bất cứ khu vực nào luật pháp quốc tế cho phép.

Việc Mỹ ủng hộ các quy tắc ứng xử ở Biển Đông, luật pháp quốc tế ở biển Đông là rất quan trọng trong giải quyết các vấn đề của khu vực, cũng như là câu chuyện Biển Đông. Trong vấn đề này chúng tôi rất tương đồng quan điểm với Việt Nam.

&'Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi' - Hình 6

Đồ hoạ: Phượng Nguyễn.

- Tàu USS Mustin đã thăm cảng Cam Ranh vào tháng 12/2016, hồi tháng 10 tàu USS John McCain và USS Frank Cable cũng đã ghé Việt Nam. Ông nói gì về khả năng tàu Mỹ tiếp tục ghé thăm Việt Nam trong tương lai, cũng như hợp tác quân sự Việt-Mỹ?

- Những chuyến thăm của tàu Mỹ cho thấy việc tàu các nước tới Cam Ranh ngày càng trở nên bình thường. Đó là các hoạt động dịch vụ tàu biển có trả phí. Tàu của Mỹ tới đây bảo trì và nạp nhiên liệu.

Trong chuyến thăm của tàu USS Mustin, một số hoạt động cũng diễn ra. Ví dụ như tổ chức đá bóng, các hoạt động trên bờ cho thủy thủ tàu. Tôi hy vọng những điều này sẽ trở nên bình thường.

Mỹ là một trong những nhiều nước có tàu ghé vào Cam Ranh để hưởng các dịch vụ ở cảng. Tàu Nga, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines... đều đã đến đây. Tôi nghĩ việc tàu các nước tận dụng cảng quốc tế Cam Ranh là bình thường. Hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục làm vậy.

Về hợp tác quân sự chúng ta không còn giới hạn gì nữa. Hồi tháng 5, Tổng thống Obama tới Việt Nam đã gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương hoàn toàn. Nên khi Việt Nam muốn hướng tới Mỹ để hợp tác quân sự, chúng tôi luôn sẵn sàng. Mỹ muốn một Việt Nam mạnh, thịnh vượng và độc lập. Việt Nam mạnh là từ đầu tiên chúng tôi dùng.

Đại học Fulbright: Đầu tư cho 60-100 năm nữa

- Quan hệ Việt - Mỹ có những bước tiến rất lớn trong 2-3 năm trở lại đây, trong đó có đóng góp rất lớn của ông. Ông muốn để lại di sản gì?

- Tôi muốn những việc mình làm ở đây sẽ duy trì lâu dài. Tôi không muốn những gì mình làm chỉ dừng lại ở màn ký kết giấy tờ hay chụp ảnh ngoại giao... Tôi muốn chúng ta tạo ra khác biệt dài hạn.

Đó cũng là lý do tôi nhấn mạnh tới hợp tác giáo dục. Đây là đầu tư cho thế hệ tương lai. Nếu bạn nhìn vào Đại học Fulbright, đó là đầu tư cho 60-100 năm nữa của mối quan hệ. Nhiều trường đại học khác của Mỹ cũng đang đầu tư vào Việt Nam: ĐH Portland, ĐH California và nhiều trường khác. Điều này tạo nền tảng cho mối quan hệ lâu dài.

Một mảng nữa là hợp tác thương mại và khối tư nhân hai nước. Nó là quá trình lâu và sẽ mang lại lợi ích dài hạn, giúp ổn định quan hệ song phương.

Yếu tố thứ ba cho quan hệ dài hạn là hòa giải. Tôi đã thấy sự hòa giải này với các nước có cộng đồng di cư lớn ở Mỹ, và các cộng đồng di cư này có đóng góp rất nhiều cho quan hệ hợp tác.

Tôi tin mạnh mẽ cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp rất nhiều cho mối quan hệ song phương. Cộng đồng này đang đóng góp nhiều cho hợp tác giáo dục, cho các NGO, các hoạt động y tế, môi trường, cho mối quan hệ của khối tư nhân,...

Chúng ta có quyền tôn trọng và tự hào về quá khứ, nhưng sẽ nhìn tới tương lai và nghĩ cách để hợp tác.

&'Chính quyền mới nhưng lợi ích của Mỹ ở VN không đổi' - Hình 7

Đồ hoạ: Phượng Nguyễn.

- Nhiều người ở Việt Nam giờ vẫn không rõ chính quyền mới ở Washington sẽ hành xử thế nào. Ông có lời khuyên gì về cách ứng xử với chính quyền mới?

- Một trong những lý do có sự không rõ ràng này là vì tổng thống mới chưa bao giờ có kinh nghiệm điều hành chính quyền, nên chúng ta không rõ quan điểm của ông trong nhiều vấn đề.

Một số thành viên trong nội các mới cũng vậy. Nếu được phê chuẩn, ông sếp mới của tôi cũng là người cả đời làm kinh doanh. Nhưng ông ấy (Rex Tillerson) là người rất hiểu châu Á và xung quanh ông là những người rất hiểu các thách thức chúng ta đối mặt.

Lời khuyên của tôi là hãy tận dụng cơ hội năm 2017 khi Việt Nam chào đón đại diện của nước Mỹ cũng như những nền kinh tế APEC khác.

Tôi thấy việc chuẩn bị APEC cũng đang được thực hiện rất nghiêm túc, không chỉ ở góc độ hậu cần mà cả ở nội dung. Những đầu tư nghiêm túc vậy sẽ hái được thành quả lớn.

Ngoài ra, tôi nhìn thấy khả năng của các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ. Tôi rất ủng hộ và khuyến khích các chuyến thăm vậy. Các chuyến thăm vậy sẽ thể hiện mối quan hệ này rất quan trọng với cả hai bên.

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với tổng thống đắc cử Trump, ông có được thông tin về cuộc điện đàm?

- Tôi có được báo về cuộc gọi. Cuộc điện đàm đó diễn ra rất tích cực. Về chi tiết, đội ngũ của tổng thống mới sẽ tiết lộ. Tôi chỉ chắc chắn cuộc trao đổi tốt, và điều đó sẽ chỉ dẫn tới những kết quả tích cực.

- Vậy ông nghĩ đó là thông điệp tốt mà lãnh đạo hai nước gửi tới nhau?

- Chắc chắn là vậy.

Ngoại trưởng Kerry vẫn có thể thăm Việt Nam

Chúng tôi vẫn hy vọng ông Kerry có thể thăm Việt Nam trong thời gian tại nhiệm (sau khi hoãn chuyến thăm tháng 12/2006) - đương nhiên thông tin đó sẽ phải do những người khác xác nhận và thông báo về thời điểm.

Ông Kerry rất yêu đất nước này. Khi giao vị trí Đại sứ ở Việt Nam cho tôi, ông nói: "Ted, anh sẽ đến đất nước của tôi." Kerry có tình cảm sâu đậm và gắn bó với Việt Nam. Tôi tin là chừng nào ông còn thở, ông sẽ còn tiếp tục đóng góp cho mối quan hệ này.

(Theo Zing News)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Kardashian -West kẻ phất lên thành tỷ phú, người cạn kiệt tài sản hậu ly hôn
10:52:40 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024
Lộ gia cảnh Phanh Nè: Thay bố gánh nợ 600 triệu nên làm điều "bất đắc dĩ"?
11:32:37 29/06/2024

Tin mới nhất

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Những dấu hiệu suy giảm kinh tế Mỹ trong nửa đầu năm

14:29:41 29/06/2024
Theo nhận định, những dấu hiệu về căng thẳng tài chính, nhu cầu lao động khiêm tốn, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng và những thách thức từ đồng USD mạnh lên có thể sẽ tiếp tục cản trở tăng trưởng kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế

14:27:02 29/06/2024
Theo VFA, châu Âu vẫn đang thống trị lĩnh vực ô tô và công nghệ y tế. Báo cáo của VFA cho rằng châu lục này cần đầu tư một cách chiến lược, đặc biệt vào các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng.

Cánh buồm đỏ thắm - Lễ trưởng thành của học sinh phổ thông Nga

14:21:23 29/06/2024
Sự kiện có sự tham gia của khoảng 60.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông ở St. Peterburg và đại diện những học sinh xuất sắc từ khắp nơi trên nước Nga, cùng hòa mình trong không gian sôi nổi tại Quảng trường Cung điện.

'Được ăn cả, ngã về không'

14:19:24 29/06/2024
Để thu hút cử tri, NFP đưa ra rất nhiều đề xuất, mà đôi khi không nói rõ nguồn tài chính ở đâu. Đầu tiên là các dự án công bằng xã hội , bao gồm việc giới hạn giá trần các nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và nhiên liệu.

Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng

14:16:52 29/06/2024
Những sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu xin được việc làm tại các cơ sở điều dưỡng sẽ được xin thị thực E-7, cho phép làm việc trong 88 ngành nghề do Bộ trưởng Tư pháp chỉ định.

Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump

14:10:50 29/06/2024
Về phần mình, ông Trump đã đưa ra một loạt thông tin sai sự thật trong suốt cuộc tranh luận và đ.ánh lạc hướng các câu hỏi, làm dấy lên lo ngại về khả năng tranh cử.

Khai trương Siêu thị đồ lưu niệm Thế vận hội 2024 lớn nhất Paris

14:04:04 29/06/2024
Các bộ sưu tập dành riêng cho các môn thể thao Olympic và Paralympic cũng được bày bán ở đây, cùng với các linh vật sang trọng độc đáo là những chiếc mũ Phryges, biểu tượng của cuộc Cách mạng Pháp.

Biểu tình tiếp diễn trên khắp Kenya, trên 58 cảnh sát bị thương

13:57:08 29/06/2024
Theo thông kê từ cơ quan truyền thông Citizen Digital của Kenya, kể từ khi làn sóng biểu tình bạo loạn nổ ra ở nước này thời gian gần đâu, đã có ít nhất 23 người t.hiệt m.ạng và hơn 300 người bị thương.

Cuba tăng cường quan hệ với kiều bào

12:11:57 29/06/2024
Như vậy, người Cuba cư trú tại nước ngoài sẽ không bị mất các quyền ở trong nước, bao gồm cả quyền sở hữu các tài sản như nhà cửa, phương tiện.

Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể

12:09:29 29/06/2024
Cuộc họp có sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và diễn ra trong bối cảnh có kỳ vọng rằng WPK sẽ thảo luận về các biện pháp thực hiện hiệp ước đối tác mới với Nga.

Có thể bạn quan tâm

Hàm Rồng Điểm du lịch hấp dẫn ở Sa Pa

Du lịch

15:51:30 29/06/2024
Núi Hàm Rồng nằm phía sau nhà thờ đá Sa Pa đang trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn nhất Vùng Du lịch Sa Pa. Từ chân nhà thờ Sa Pa lên đến sân mây núi Hàm Rồng có độ cao 1.800 mét so với mực nước biển

Lâm Canh Tân lấy lòng con trai Triệu Lệ Dĩnh, đối phương sắt đá cũng phải đổ gục

Sao châu á

15:47:07 29/06/2024
Sự trở lại của Triệu Lệ Dĩnh trên màn ảnh nhỏ khiến khán giả vô cùng háo hức và mong chờ. Không chỉ tái xuất với thể loại cổ trang tiên hiệp mà Triệu Lệ Dĩnh còn cùng với bạn trai cũ có màn tái hợp bất ngờ.

4 mẫu quần ống rộng nhất định nên có trong tủ đồ của phụ nữ trên 40 t.uổi

Thời trang

15:36:11 29/06/2024
Khi diện quần màu pastel, một chiếc thắt lưng da và đôi giày nịnh dáng như sandal quai ngang, giày búp bê tối giản, giày slingback sẽ giúp nâng tầm vẻ sang trọng của cả tổng thể trang phục.

Katy Perry diện váy gần 200m như thảm lau sàn, kéo lê hệt đoàn tàu gây choáng

Sao âu mỹ

15:32:35 29/06/2024
Nữ ca sĩ nổi tiếng toàn cầu Katy Perry khiến dân tình choáng váng khi bất ngờ diện mẫu váy dài 200m, kéo lê mãi không hết, hệt như đoàn tàu khiến dân tình choáng váng. Được biết đây là cách, cô PR cho sản phẩm âm nhạc mới.

Lydie Vũ đọ dáng lấn át đối thủ, phô đường cong gợi cảm, bí kíp từ 1 thiết kế lạ

Sao việt

15:24:09 29/06/2024
Lydie Vũ được xem là gà chiến mạnh nhất của tượng đài nhan sắc Việt tham dự cuộc thi Miss Supranational 2024, tại Ba Lan. Cô luôn khiến fan sắc đẹp Việt tự hào vì phong cách ngày càng lột xác thăng hạn, lấn át 70 thí sinh khác

Ẩn ý đằng sau câu rap gây tranh cãi "bạn có thể dạy tôi tiếng Nhật không?" của Lisa

Nhạc quốc tế

15:23:47 29/06/2024
Đây là lần đầu tiên Lisa phát hành dự án âm nhạc sau khi rời khỏi YG Entertainment, đồng thời cũng là sản phẩm đầu tiên mà cô tham gia vào khâu sản xuất âm nhạc với vai trò là người viết lời và soạn nhạc.

Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế

Tin nổi bật

15:12:14 29/06/2024
Liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn khiến hai mẹ con không qua khỏi ở Vũng Tàu, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu khởi tố, bắt giam nữ tài xế điều khiển ô tô điên về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Thế nào là ngôi nhà chuẩn phong thủy? Chuyên gia chỉ ra những quan niệm sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Trắc nghiệm

14:52:20 29/06/2024
Một ngôi nhà chuẩn phong thủy cần đảm bảo những yếu tố nào? Hãy cùng chuyên gia phong thủy giải đáp những thắc mắc trên.

"Trạm cứu hộ trái tim": Không thể ngờ cuối phim lại có nhân vật "hèn hạ" hơn cả An Nhiên, kết buồn là xứng đáng!

Hậu trường phim

14:41:48 29/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim đang đi tới những tập cuối với nhiều tình tiết kịch tính, những mâu thuẫn được đẩy lên cao trào, những nút thắt dần được gỡ.

Isaac thể hiện ra sao tại 'Anh trai say hi'?

Tv show

14:32:57 29/06/2024
Sau 2 tập Anh trai say hi lên sóng, Isaac đang nhận được chú ý bởi hình ảnh một người trưởng nhóm lĩnh hội đủ yếu tố.

Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"

Netizen

14:31:32 29/06/2024
Theo dõi Hằng Du Mục, có thể thấy cô không chỉ chăm chút hai con trai riêng của chồng mà tình cảm chị dâu - em chồng cũng rất thân thiết. Giữa lúc gia đình nữ tiktoker lục đục, em chồng cô có thái độ lạ.