Vì sao người châu Á tốn hàng trăm ngàn USD cho tấm bằng Harvard?

Theo dõi VGT trên

Để có một tấm bằng tốt nghiệp Đại học Harvard (Mỹ), bạn phải tốn sơ sơ 280.000 USD, tức cao gấp 35 lần GDP bình quân đầu người tại Trung Quốc. Dẫu vậy, nhiều bậc phụ huynh ở châu Á vẫn tìm mọi cách hiện thực hóa “giấc mơ Harvard” cho con cái mình.

Vì sao người châu Á tốn hàng trăm ngàn USD cho tấm bằng Harvard? - Hình 1

Một tân sinh viên châu Á và mẹ mình tham dự một sự kiện ở Đại học Harvard, tại Cambridge, bang Massachusetts. Đại học Harvard sẽ “ngốn” gần 300.000 USD cho một sinh viên tốt nghiệp sau 4 năm – Ảnh: Reuters

Trang tin Nikkei (Nhật Bản) ngày 18.6 dẫn số liệu từ tổ chức cung cấp thông tin nhân lực PayScale cho thấy cái giá của một tấm bằng đại học quốc tế tại Mỹ quả thực đắt một cách khó tưởng tượng.

Tấm bằng Harvard và 35 lần GDP bình quân đầu người Trung Quốc

Theo thống kê của PayScale, học phí và lệ phí của Đại học Harvard riêng niên khóa 2015 – 2016 sẽ vào khoảng 60.659 USD, cộng thêm chi phí sinh hoạt, di chuyển và bảo hiểm, sinh viên sẽ tốn tổng cộng 71.990 USD mỗi năm. Như vậy, sau 4 năm học ở Harvard, trung bình mỗi sinh viên sẽ tốn hơn 280.000 USD cho một tấm bằng. Vậy mà Đại học Chicago, Đại học Columbia và 50 trường khác còn đắt đỏ hơn Harvard, theo số liệu của PayScale năm 2014.

280.000 USD là số tiề.n cao gấp 35 lần mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc, và gấp 159 lần GDP bình quân đầu người của Ấn Độ. Tuy nhiên, sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ lại chiếm tới 43% lượng sinh viên nước ngoài tại Mỹ, theo số liệu của Viện Giáo dục quốc tế (trụ sở tại New York, Mỹ).

Sự đắt đỏ của các trường đại học Mỹ được cho là hệ quả từ đợt cắt giảm chi tiêu cho giáo dục của chính phủ Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngoài ra, lạm phát đã khiến giá cả ở Mỹ tăng 238% so với năm 1980, học phí và lệ phí đại học đã tăng đến 1.039% trong cùng thời gian ấy.

Thế nhưng tại sao nhiều sinh viên Ấn Độ, Trung Quốc hay châu Á nói chung lại chấp nhận chi những khoản tiề.n khổng lồ như vậy để tiếp thu nền giáo dục Mỹ?

Vì sao người châu Á tốn hàng trăm ngàn USD cho tấm bằng Harvard? - Hình 2

Áp lực xã hội là nguyên nhân lớn khiến sinh viên châu Á buộc phải theo học các trường danh tiếng của Mỹ – Ảnh: Reuters

Người châu Á không dại dột

Câu trả lời là không. Sau khi bỏ ra khoản tiề.n cực lớn để trải nghiệm “tinh hoa giáo dục”, một tấm bằng Harvard sẽ giúp sinh viên “thu hồi vốn” một cách ấn tượng, theo Nikkei.

“Nếu sở hữu một tấm bằng của Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard, Princeton hay Columbia, trở về Trung Quốc làm việc cho một tổ chức tài chính, bạn có thể nhận được một mức lương hàng năm từ 600.000 đến 700.000 nhân dân tệ (tương đương 96.600 đến 112.750 USD), tức gấp 11 lần GDP bình quân đầu người tại đây”,Nikkei dẫn lời một đại diện công ty tư vấn du học Vision Overseas (trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc), cho biết.

Vị đại diện này cũng khẳng định nếu “may mắn” tìm được việc tại Mỹ, thu nhập của sinh viên sẽ cao hơn khoảng 20% so với ở Trung Quốc.

Trên thực tế, các công ty hiện nay cũng rất sẵn lòng đãi ngộ nhân viên được đào tạo tại những trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Video đang HOT

PayScale nghiên cứu quá trình làm việc của những sinh viên từ 20-24 năm sau khi ra trường, cho thấy đơn cử nếu tốt nghiệp Viện Công nghệ California (Caltech), họ sẽ kiếm khoảng 901.400 USD. Con số tương ứng tại Đại học Stanford là 809.700 USD. Số liệu này đã trừ đi chi phí trong thời gian theo học.

Kiếm được việc tại Mỹ hoặc các nước khác cũng là động lực lớn trong tình cảnh cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm ở châu Á.

Nikkei cho biết mùa hè năm nay, Trung Quốc sẽ có 7.490.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, trong khi không thể đào đâu ra hơn 7 triệu việc làm tương ứng. Các tân cử nhân từ Trung Quốc sẽ tỏa đi khắp nơi, trong đó Hồng Kông là lựa chọn rất phổ biến vì sự tương đồng văn hóa.

Điều này dẫn đến một thực tế khó khăn cho sinh viên Hồng Kông, vốn dĩ đã chịu áp lực cực cao từ giá cả nhà ở đắt đỏ, khan hiếm và thu nhập không tương xứng. Khi gánh chịu một “cơn lũ” đối thủ cạnh tranh từ đại lục, họ càng có thêm động lực du học để tìm kiếm sự khác biệt, và một đại học danh tiếng tại Mỹ có thể đảm bảo nhiều điều.

Nói cách khác, du học Mỹ với giá cả đắt đỏ là “mốt thời thượng”, và cũng là con đường thoát thân cho những sinh viên châu Á. Một khoản đầu tư khổng lồ ban đầu cho chi phí học tập cũng sẽ mang lại thử thách cần thiết để họ tập trung học tập với hy vọng sẽ “gỡ vốn” đáng kể về sau.

Nhật Đăng

Theo Thanhnien

Những "em bé" babylift tại Canada khắc khoải tìm lại nguồn cội Việt

Được đưa sang Canada trong chiến dịch không vận tr.ẻ e.m (babylift) khi còn rất nhỏ, nhiều em bé Việt đã được nuôi nấng trưởng thành và có cuộc sống sung túc. Tuy vậy, nỗi khắc khoải tìm lại cội nguồn nơi quê nhà vẫn khiến họ đau đáu khôn nguôi.

Nằm trong số gần 3000 trẻ được di tản khỏi miền Nam Việt Nam trong những ngày cuối cùng trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Ayesha Bharmal hiện vẫn mang trên mình những vết sẹo từ khi còn nhỏ, mà theo một số người từng nhìn thấy thì có vẻ chúng bị gây ra bởi vết dao cắt.

Những em bé babylift tại Canada khắc khoải tìm lại nguồn cội Việt - Hình 1

Thi Diep Nguyen là một trong những trẻ nhỏ người Việt bị bỏ rơi tới Canada năm 1975 (Ảnh: Canadian Press)

Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân Theo đề nghị của bạn đọc, báoDân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong "chiến dịch không vận tr.ẻ e.m" năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉthegioi@dantri.com.vn. Chân thanh cam ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

Nhưng bản thân chị không chút mảy may có suy nghĩ tiêu cực nào, mà chỉ muốn nói về chiến dịch giải cứu, đã giúp mình cùng hàng chục đứ.a tr.ẻ khác tới Canada để làm con nuôi.

"Tôi biết có những câu chuyện rùng rợn về cách những đứ.a tr.ẻ bị hủy hoại...thật đáng sợ", Bharmal nói, và đoán rằng mình là con của một binh sỹ Mỹ da màu và một phụ nữ Việt.

"Tôi cảm thấy rất biết ơn", chị nói về chiến dịch babylift, được Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford ra lệnh triển khai trong những ngày đầu tháng 4/1975.

Hàng chục chuyến bay đã mang theo những đứ.a tr.ẻ mồ côi, những đứa con lai tới những ngôi nhà mới ở Mỹ, Canada, châu Âu và Úc. Trong số này có 2 chuyến bay tới Canada, một hạ cánh tại Montreal, chiếc còn lại đáp xuống Toronto.

Tổng cộng có khoảng hơn 100 tr.ẻ e.m đã đến Canada, thuộc đủ lứa tuổ.i, từ vài tháng tới 9 tuổ.i, Thanh Campbell, một tr.ẻ e.m tị nạn khác giống như Bharmal và là tác giả cuốn "Trẻ mồ côi 32" cho biết.

Dù vậy, không phải mọi chuyến bay trong chiến dịch di tản đều tới đích an toàn. Một trong những chuyến bay đầu tiên của Mỹ đã bị rơi không lâu sau khi cất cánh, khiến 135 người trên khoang, trong đó có 93 trong tổng số 247 trẻ mồ côi thiệ.t mạn.g.

Trở lại phòng khách của Bharmal, chị tự xem mình là may mắn khi lên được chuyến bay đưa mình tới Hồng Kông, và sau đó là hành trình dài tới Vancouver, và cuối cùng là Toronto.

Những em bé babylift tại Canada khắc khoải tìm lại nguồn cội Việt - Hình 2

Một bức ảnh cũ của Bharmal (Ảnh: Canadian Press)

Ngồi trên ghế sofa bên cạnh bố và mẹ nuôi là Shiraz và Nurjehan Bharmal, Ayesha lật từng trang album ảnh, ghi lại những khoảnh khắc suốt 41 năm qua.

Chỉ vào một bức ảnh cũ, ông Nurjehan nói: "Con bé khi đó rất nhỏ, đến độ bạn có thể thấy chân tay nó mỏng manh ra sao. Nó chỉ nặng đâu đó 5-6 kg, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau nó đã lớn phổng".

Ông bà Bharmal cho biết trên trong hồ sơ của con gái mình là Thi Diep Nguyen, và họ nói rằng cô bé khi đó được cho là 20 tháng tuổ.i, nhưng ông bà không tin. Thích con có một cái tên của người theo đạo Hồi, ông bà đã đặt tên cô con gái là Ayesha Fatima Bharmal.

Trẻ babylift và nỗi khổ bị kỳ thị

Trong khi đó, David Jonathan Truong Hobson cho biết anh đã gặp không ít khó khăn khi phải thích nghi với cuộc sống tại Ontario, khi là "đưa trẻ châu Á duy nhất" trong vùng. Đã nhiều lần Hobson bị chế nhạo và bắt nạt. Năm học lớp 10, anh đã nổi loạn bằng cách từ chối đứng lên hát quốc ca Canada.

Hobson cho biết mình cảm thấy bị Canada chối bỏ, nhưng cũng đồng thời không có nhiều ý niệm về việc phải làm gì để tìm lại gốc gác.

"Cả đời mình tôi luôn nghĩ mình là người da trắng. Lúc duy nhất tôi có thể thấy mình là người châu Á là khi tôi soi gương", Hobson chia sẻ. Mãi đến năm 1992, khi anh tới Vancouver để học đại học, anh mới phát hiện ra những người Canada gốc châu Á khác trông giống mình.

Dù vậy vẫn còn những câu hỏi về nguồn gốc của Hobsons. Một tài liệu nói rằng anh có tên Vantot Guise Nguyen, và được sinh đâu đó trong khoảng1971, 1972 hoặc 1975.

Mãi đến năm 9 tuổ.i, Hobsons mới chính thức có được ngày sinh, khi bố mẹ đưa tới Ottawa để làm hộ chiếu. Cha của anh đã quyết định chọn ngày 24/5/1974, một phần theo ước đoán của bác sỹ, một phần để bày tỏ sự biết ơn Nữ hoàng Victoria.

Những câu chuyện tương tự không phải hiếm, Campbell, một "em bé" babylift khác đã dành nhiều thời gian và công sức để kết nối với những người đồng cảnh ngộ, cho biết.

Mặc dù mỗi em bé khi đó đều được đưa đi cùng giấy tờ tùy thân, nhiều tài liệu đơn giản chỉ được tập hợp vội vã cho đủ yêu cầu mà không chắc là giấy tờ thật, Campbell nói.

Campbell tình cờ phát hiện một người bạn babylift của mình năm 2003, khi kể về cuộc đời mình tại một nhà thờ ở Ontario. Một gia đình tại đó đã giúp kết nối Campbell với một trẻ mồ côi người Việt mà họ biết, có tên Trent Kilner.

Những em bé babylift tại Canada khắc khoải tìm lại nguồn cội Việt - Hình 3

Nhiều em nhỏ tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 17/4/1975, chuẩn bị cho chuyến bay di tản thứ hai trong chiến dịch babylift (Ảnh: Internet)

Kể từ đó đến nay, Campbell cho biết đã tìm thấy 47 trong số 57 trẻ mồ côi có mặt trên chuyến bay của mình. Nhiều người vẫn đang sống tại Ontario, nhưng không ít đã di tản đi khắp nơi.

"Họ là những người gần gũi nhất theo ý nghĩa một gia đình mà tôi từng nghĩ có thể tìm thấy", Campbell nói. "Khi tìm thấy Trent cảm giác thật tuyệt vời. Với tôi đó là lần đầu tiên tôi gặp một ai đó thực sự hiểu việc tới Canada là thế nào với chúng tôi...

Không thực sự phù hợp trong thế giới mới, và cũng không phù hợp với cộng đồng châu Á bởi chúng tôi đã đán.h mất văn hóa của mình. Chúng tôi mất đi ngôn ngữ của mình nên thực sự không phù hợp với bất kỳ cộng đồng nào. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi hợp với nhau".

Kilner sau đó đã kết hôn với một trẻ mồ côi đồng cảnh ngộ khác, chị Lia Pouli, người cũng đã rời Sài Gòn những ngày tháng 4/1975 trên cùng chuyến bay. Họ gặp nhau năm 2005 và bắt đầu hẹn hò vài tháng sau đó. Đến năm 2008, hai người kết hôn và nay đã có 3 con.

Trong khi một số người tiếp tục với cuộc sống mới, Campbell không ngừng nỗ lực để tìm lại nguồn gốc của mình, và phát hiện ra sự thật rằng bố mẹ đẻ chưa từng có ý định bỏ rơi anh. Mà thực chất, anh bị đưa đi di tản do nhầm lẫn.

Do cha mẹ Campbell làm việc cho quân đội Mỹ, hàng ngày, họ gửi anh cùng hai người anh em khác vào cho các nữ tu tại một nhà thờ trông nom. Nhưng đến một ngày, khi họ trở về thì được thông báo con mình "đã sang Mỹ".

Campbell cũng biết rằng, mẹ mình đã qua đời trong vòng tay cha năm 1987, với những lời cuối cùng là hãy tìm lại Campbell. "Những lời cuối cùng của bà nói với cha tôi là "hãy tiếp tục tìm kiếm Thanh. Tiếp tục tìm kiếm con chúng ta. Đừng từ bỏ, đừng từ bỏ".

Năm 2006, thông tin về một cuộc họp mặt của những trẻ mồ côi Việt Nam trong chiến tranh tại Ontario đã lan truyền về đến Việt Nam. Một người nhận là em trai của Campbell đã liên hệ với anh, và nói rằng cha của người này tin hai người có mối liên hệ với nhau. Kết quả kiểm tra ADN tháng 1/2007 đã xác nhận điều này.

"Tôi đã không nói lên lời", Campbell nói. "Lúc đó tôi bàng hoàng, làm sao điều này có thể xảy ra?"

Đó là câu chuyện đem lại hy vọng cho những đứ.a tr.ẻ mồ côi khác đang tự hỏi liệu họ có gia đình nào đó ở Việt Nam. Campbell hiện đang thuyết phục những đứ.a tr.ẻ babylift giống mình làm một cuộc hành hương về Việt Nam vào năm 2025, dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch đã thay đổi cả cuộc đời họ.

Campbell biết một tổ chức tại Mỹ đã lên kế hoạch cho một chuyến đi như vậy trong năm nay, nhưng chỉ có vài người Canada tham gia. "Chúng tôi đã lỡ chuyến tàu trong dịp này. Nhưng đến dịp lần thứ 50, chúng tôi sẽ không để nó đi mất. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đưa nhiều người sang Việt Nam, và khả năng là rất cao", Campbell tin tưởng.

Thanh Tùng

Theo Dantri/Canadian Press

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
14:18:31 02/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024

Tin đang nóng

Vụ 3 sao Vbiz bị gọi tên vào phốt căng: Minh Dự và 1 nhân vật lên tiếng, chồng Phương Lan có động thái lạ
10:18:38 03/10/2024
Bỏ phố về trồng cây "mới lạ", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm
10:22:37 03/10/2024
Choáng váng trước bảng liệt kê chi phí học hành cho con của bà mẹ ở Nghệ An: Bảo sao 42 tuổ.i, thu nhập 35 triệu vẫn "tay trắng"
13:12:53 03/10/2024
Vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h: Tường trình của 2 học sinh liên quan
10:18:38 03/10/2024
Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week
13:23:13 03/10/2024
Dẫn con gái riêng của chồng đi chơi, tôi chế.t lặng nghe được chuyện chồng lén lút làm sau lưng mình
11:43:20 03/10/2024
Hay tin tôi có thai sếp tổng liền chuyển ngay 200 triệu, nhưng lời đề nghị đi kèm khiến tôi toát mồ hôi hột
11:25:17 03/10/2024
Sao Việt 3/10: Mai Phương Thúy trẻ trung với tóc ngắn, NSND Thu Quế đón tuổ.i mới
09:10:36 03/10/2024

Tin mới nhất

Nguồn cung nhân dân tệ tại Nga có thể sắp cạn kiệt

14:30:51 03/10/2024
Tổng Giám đốc ngân hàng Sberbank, ông German Gref, cũng thừa nhận rằng ngân hàng này không thể cho vay bằng nhân dân tệ do thiếu thanh khoản.

Đường sắt cao tốc tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc

14:24:39 03/10/2024
Trong thời gian tới, mạng lưới đường sắt của Trung Quốc, đặc biệt là đường sắt cao tốc, sẽ tiếp tục là "đầu tàu" phục vụ và hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Latvia tăng cường phòng không gần biên giới với Nga và Belarus sau sự cố UAV

14:00:11 03/10/2024
Các radar được thiết kế riêng để phát hiện UAV cũng đã được triển khai dọc biên giới, cho phép quân đội Latvia xác định các vật thể mà trước đây không thể phát hiện được.

Hàng không Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng ở Trung Đông

13:58:11 03/10/2024
Ngoài ra, một số hãng hàng không châu Âu cũng đã điều chỉnh lộ trình tới Ấn Độ. Chuyến bay của Polish Airlines từ Vacsava đến New Delhi cũng đã tránh không phận Iran.

Phong tỏa một nhà ga ở Hamburg do lo ngại hành khách mang virus lạ

13:47:47 03/10/2024
Lực lượng chức năng gồm cảnh sát và lính cứu hỏa đã có mặt tại nhà ga và đưa 2 người này đến một phòng khám chuyên khoa. Hiện sân ga số 4 đã bị đóng cửa.

G7 kêu gọi giảm leo thang căng thẳng ở Trung Đông

13:45:27 03/10/2024
Các nước G7 nhất trí cùng hợp tác để giảm căng thẳng, ủng hộ việc thực hiện Nghị quyết 2735 của Liên hợp quốc (LHQ) về Gaza và Nghị quyết 1701 về ổn định biên giới Israel-Liban.

Vẫn còn trên 100 người mất tích trong vụ đắm tàu ở Djibouti

13:43:18 03/10/2024
Những người còn sống cho biết một thuyền chở 100 người và chiếc còn lại chở hơn 200 người. Tất cả đều đang trên hải trình từ Yemen đến Djibouti. Các đối tượng buôn người đã bắt những người di cư phải xuống biển và bơi .

Nhật thực toàn phần tại miền Nam Argentina và Chile

13:40:21 03/10/2024
Quãng đường di chuyển dài 130 km của dải hình khuyên được tạo nên từ bóng của Mặt Trăng, bắt đầu từ bờ biển Thái Bình Dương của Chile và băng qua phía Bắc tỉnh Santa Cruz, cách thủ đô Buenos Aires, hơn 2.500 km về phía Nam.

Pháo đài Donbass "nghìn cân treo sợi tóc", tổng thống Ukraine lệnh khẩn

12:16:57 03/10/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình ở tiề.n tuyến rất khó khăn khi Nga liên tục tiến công ở mặt trận miền Đông.

Ukraine xác nhận thất thủ ở pháo đài Vuhledar sau 2 năm bám trụ

11:10:55 03/10/2024
Ukraine thừa nhận đã rút quân khỏi pháo đài chiến lược Vuhledar (Nga gọi là Ugledar) ở Donetsk sau các đòn tấ.n côn.g dồn dập của Moscow từ 2 bên sườn.

Israel điều thêm quân đến Li Băng sau cuộc tấ.n côn.g của Iran

11:07:46 03/10/2024
Quân đội Israel cử thêm sư đoàn tham gia cuộc chiến trên bộ ở miền Nam Li Băng mặc dù trước đó tuyên bố chỉ tiến hành một chiến dịch hạn chế.

Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao: Tác động và giải pháp

09:00:41 03/10/2024
Những thành phố lớn như Cairo, Lagos, Los Angeles, Mumbai và London đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến xói mòn bờ biển, ngập lụt và bão tàn phá.

Có thể bạn quan tâm

Cầu thủ Văn Toàn bất ngờ xuất hiện trong MV của Da LAB

Nhạc việt

14:34:44 03/10/2024
Một điểm đặc biệt của MV Bầu Trời Mới chính là màn cameo của tuyển thủ quốc gia Văn Toàn. Dù xuất hiện chỉ vài giây, nhân vật của Văn Toàn vẫn tạo ra cú twist buồn cho cặp đôi chính.

Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc

Sao âu mỹ

14:09:15 03/10/2024
Sean Diddy Combs từng cố gắng mời Hoàng tử Harry và William đến những bữa tiệc của mình nhưng nhân viên của Hoàng gia đã lập tức ngăn chặn.

Phát ngôn mới nhất vụ công ty Thu Trang bị kiện đòi tiề.n tỷ

Sao việt

14:05:54 03/10/2024
Mới đây, phía công ty Thu Trang đã có phản hồi liên quan đến vụ kiện về việc hợp tác góp vốn sản xuất phim Dân Chơi Không Sợ Con Rơi.

Thu Trang nói gì khi lần đầu vào vai mẹ chồng Uyển Ân?

Hậu trường phim

13:56:18 03/10/2024
Trước đây, Vũ Ngọc Đãng từng làm đạo diễn phim Con Nhót mót chồng cho Thu Trang, từ đó Vũ Ngọc Đãng quý mến Thu Trang và muốn tiếp tục làm việc cùng nữ diễn viên.

Loạt suất ăn trong canteen của ngôi trường từng khiến phụ huynh thức đêm xếp hàng xin học cho con gây bão vì quá xịn

Netizen

13:39:26 03/10/2024
Trong quá trình tìm kiếm ngôi trường phù hợp cho con cái, ngoài việc xem xét đến chương trình giáo dục, phụ huynh cũng đặc biệt quan tâm đến dịch vụ cơm bán trú mà trường cung cấp.

Chạm nhẹ vào thu bằng những gam màu ấm áp, dễ chịu

Thời trang

13:33:36 03/10/2024
Nếu phong cách công sở ưa chuộng blazer và chân váy thì phong cách n.ữ sin.h học đường trẻ trung lại có cách thức khác biệt khi làm mới tủ đồ mùa thu bằng gam màu ấm.