Vì sao hộp xá lị Phật hoàng Trần Nhân Tông không được mở?
Hiện tại, hộp xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã được an trí trong Phật hoàng tháp tại am Ngọa Vân (TX.Đông Triều, Quảng Ninh).
Chiếc hộp quý hơn vàng
Tại hố khai quật ở am Ngọa Vân, gần tòa Tam Bảo, các nhà khảo cổ học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đã phát hiện một hiện vật hình hộp chữ nhật nằm nghiêng. Nắp hộp bị móp do chịu sự tác động khá lớn từ trước.
“Toàn bộ mặt ngoài để trơn, không trang trí hoa văn, song ở đáy và hai mặt hông còn thấy rõ vết vải và dây buộc hình chữ thập (Õ13;). Điều này cho thấy hộp vốn được bọc trong một túi vải, ngoài có dây buộc lại hình chữ thập. Phân tích huỳnh quang cho biết hộp được làm bằng hợp kim chì, đồng và thiếc”, TS Nguyễn Văn Anh (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) nói.
Nơi giữ xá lị Phật hoàng Trần Nhân Tông tại am Ngọa Vân. Ảnh TL
Việc phát hiện chiếc hộp với cấu trúc giống với các hộp xá lị từng tìm thấy trong các tháp Phật giáo ở Trung Quốc và VN khiến các nhà khoa học nghĩ đến việc đây có thể là hộp đựng xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Chiếc hộp xá lị được tìm thấy này khá tương đồng với ghi chép khi Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa, đệ tử Pháp Loa tổ chức thiêu và thu được mấy nghìn viên xá lị. Sau đó, một số được để lại Ngọa Vân xây bảo tháp, còn gọi là Phật hoàng tháp, một số được mang về Thăng Long rồi từ Thăng Long mang về Thái Bình… Vì thế, nhiều khả năng chiếc hộp này là hộp đựng xá lị của Phật hoàng.
Cũng theo TS Anh, do khả năng đây là chiếc hộp đựng xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông, các nhà khoa học và quản lý đã quyết định không mở nó ra mà dùng X-quang nghiên cứu. Chụp X-quang nghiên cứu cho thấy hình ảnh hộp có cấu tạo gồm 2 lớp, có nghĩa là hộp trong hộp.
“Trong lòng hộp bên trong có một vật hình que và một vật hình tròn, khá giống mặt của răng hàm. So sánh hình dáng và cấu trúc của hộp này có thể thấy nó khá giống với hình dáng của các hộp xá lị đã phát hiện trong các tháp Phật giáo ở Trung Hoa và VN. Điểm khác biệt quan trọng nhất của di vật này so với các hộp xá lị đã được phát hiện là nó không có hoa văn trang trí”, TS Nguyễn Văn Anh cho biết.
Video đang HOT
Chiếc hộp khi mới được khai quật. Ảnh TS NGUYỄN VĂN ANH
Hình chụp X-quang chiếc hộp. Ảnh TS NGUYỄN VĂN ANH
Một thánh tích
PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổ học VN, cho rằng hình tròn khá giống mặt của răng hàm, trong hộp có thể chính là răng hàm thật. “Việc hiện vật ở trong hộp, lại chôn kín dưới đất có thể giúp nó giữ được hình dáng”, PGS-TS Cường nhìn nhận.
Trong khi đó, về việc tại sao không mở chiếc hộp ra để nghiên cứu, TS Nguyễn Văn Anh lý giải, một phần là để giữ tính thiêng của hộp. TS Anh cũng cho biết, khi là một biểu tượng Phật giáo, một thánh tích Phật giáo như vậy, chiếc hộp đã được đặt vào Phật hoàng tháp tại am Ngọa Vân.
PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN, cho rằng các nhà khoa học nên tiếp tục nghiên cứu các tư liệu để bổ sung thêm vào hiểu biết chiếc hộp này. Việc cho rằng đây là hộp đựng xá lị của Phật hoàng cũng có những lý lẽ nhất định, tuy nhiên, theo ông Tín, để khẳng định chắc chắn hơn, các nghiên cứu bổ sung luôn cần thiết.
Hiện tại, theo các nhà nghiên cứu, có 8 nơi được lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong đó, Yên Tử là nơi Phật hoàng tu luyện, giảng pháp, độ tăng và Ngoạ Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của ngài. Các nơi khác được lưu giữ xá lị đều là những trung tâm lớn về chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo dưới thời Trần. “Trong số 8 nơi được lưu giữ xá lị của Phật hoàng thì riêng tự viện Quỳnh Lâm có 2 nơi chứa xá lị của ngài. Đông Triều, Uông Bí ngày nay dưới thời Trần là đất An Sinh quê gốc của nhà Trần, đồng thời là trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nên có đến 4 điểm lưu giữ xá lị của Phật hoàng”, TS Nguyễn Văn Anh thông tin.
Nghiên cứu liên tục về Phật giáo Trúc Lâm
Có nhiều nghiên cứu xung quanh Phật giáo Trúc Lâm được thực hiện và công bố trong thời gian gần đây. Trong đó, tại tọa đàm “Đệ tam tổ Huyền Quang với Phật giáo Trúc Lâm” (ngày 2.3 tại Ngọa Vân Yên Tử, TX.Đông Triều, Quảng Ninh) đã có các vấn đề được đưa ra như: nỗi hàm oan của vị Tam Tổ Huyền Quang trong vụ nhà vua dùng cung nữ Điểm Bích để thử dục vọng của đệ tam tổ nhưng không thành; vị tổ Huyền Quang đã từ đời thực bước vào Phật điện và thần điện Việt ra sao; quần thể điểm đến thiêng Ngọa Vân bao gồm những di tích, phế tích nào…
Giáo sư, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo VN, cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh cho biết nghiên cứu về các vấn đề của Phật giáo cũng là điểm tạo bản sắc của học viện. Chính vì thế, học viện sẽ liên tục tổ chức các hội thảo, tọa đàm công bố nghiên cứu như tọa đàm “Đệ tam tổ Huyền Quang với Phật giáo Trúc Lâm”. Tới đây, Học viện Phật giáo VN sẽ tiếp tục công bố các nghiên cứu về đệ nhị tổ Pháp Loa và nhiều nghiên cứu khác liên quan. Những kết quả nghiên cứu này sẽ làm rõ hơn giá trị của Phật giáo Trúc Lâm – một di sản văn hóa phi vật thể. Cạnh đó, học viện cũng sẽ tổ chức các buổi ngoại khóa, đưa học sinh đi thực tế tại những thắng tích danh lam gắn với Phật giáo như Ngọa Vân.
Áo dài 'con công' phủ sóng MXH ngày Tết
Những tà áo dài in họa tiết giống chăn con công gây sốt trên MXH dịp Tết Nguyên đán năm nay. Nhiều tín đồ thời trang bày tỏ sự thích thú với hoa văn này.
Trước thềm năm mới Giáp Thìn, những tà áo dài họa tiết con công phủ sóng mạng xã hội. Hàng loạt tín đồ thời trang gây chú ý khi đăng tải hình ảnh mặc trang phục với hoa văn nổi bật này trên trang cá nhân. TikToker Gia Thị Linh dẫn đầu trào lưu, tạo điểm nhấn với những bộ áo dài họa tiết giống chăn con công nhiều kiểu dáng. Không chỉ mặc, Gia Thị Linh còn tự may các item này để bán, được nhiều người dùng thời trang ủng hộ.
Gia Đình Thủng Long nhanh chóng hưởng ứng trào lưu này. Đôi vợ chồng diện áo dài hoa văn con công ton-sur-ton. Không chỉ mặc áo dài, các tín đồ thời trang còn khéo léo kết hợp trang phục với những món phụ kiện như mũ, nón, băng đô đồng họa tiết. Bên cạnh màu đỏ truyền thống, sắc xanh lá cũng được ứng dụng đối với những tà áo dài này, đa dạng hóa sự lựa chọn cho người mặc. Trong khi màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, xuất hiện nhiều vào dịp Tết Nguyên đán, sắc xanh lại gợi liên tưởng đến hình ảnh lộc xuân tươi mới, tràn đầy nhựa sống.
Bên cạnh những tà áo dài in kín họa tiết con công, tín đồ thời trang Việt còn lăng xê các thiết kế điểm xuyết chi tiết này. Những item có cổ áo, một nửa tà trước, tà sau bổ sung hoa văn này cũng được lòng người mặc. Họa tiết giống chăn con công vốn ấn tượng, dễ dàng thu hút sự chú ý, giúp người diện trở nên nổi bật giữa đám đông. Vì thế, chỉ một số chi tiết thêm thắt trên chiếc áo dài truyền thống đủ giúp tổng thể outfit du xuân rực rỡ, tươi tắn hơn.
Ngoài sắc đỏ may mắn, màu hồng của hoa đào cũng được ứng dụng trên những tà áo này. Không chỉ là sắc đào phai, hồng pastel còn gần với gam Peach Fuzz (hồng đào) - màu sắc của năm 2024. Hình ảnh hoa hồng, con công truyền thống được in ấn trên nền vải này càng trở nên nổi bật, đem đến không khí Tết đến xuân sang. Đó là lý do nhiều tín đồ thời trang lựa chọn tà áo dài này trong dịp năm mới.
Họa tiết "chăn con công" gây sốt từ cuối năm 2023 khi Li Meiyue, một fashionista Trung Quốc sở hữu 120 triệu lượt thích trên mạng xã hội, đăng tải loạt clip, hình ảnh khoác chăn con công ra đường. Loạt video này lập tức thu hút sự quan tâm của các tín đồ yêu thời trang. Clip anh mặc bộ đồ lạ mắt tham quan Paris (Pháp) đạt 12,8 triệu lượt xem.
Li Meiyue thể hiện sự sáng tạo khi tự chế hàng loạt trang phục từ vải in họa tiết hoa dongbei truyền thống của người Trung Quốc. Đây là loại vải được dùng để may chăn, thường được gọi là chăn con công tại Việt Nam. Không chỉ Li Meiyue, CEO hãng chip Nvidia (Mỹ) Jensen Huang cũng diện một chiếc ghile in hoa văn hoa dongbei khi đến Bắc Kinh (Trung Quốc) tham dự tiệc năm mới cùng nhân viên, tiếp tục lăng xê họa tiết độc đáo này.
Vải hoa dongbei bắt nguồn từ vùng nông thôn phía Đông Bắc của Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang. Chất liệu này thường được sử dụng để may những tấm chăn sặc sỡ, giúp người dân các khu vực này giữ ấm trong mùa đông. Những chiếc chăn họa tiết hoa dongbei bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc, từ thời kỳ bao cấp (kéo dài từ 1976 đến 1986). Với màu sắc đỏ rực rỡ biểu tượng cho sự thịnh vượng và chi tiết hoa in kín mặt vải, chất liệu này luôn nổi bật trong mọi hoàn cảnh ứng dụng. Vì thế, khi diện trang phục in họa tiết hoa dongbei, người mặc có thể lập tức trở thành tâm điểm chú ý trên đường phố.
Họa tiết 'chăn con công' trở lại và gây sốt trong mùa Tết 2024 Họa tiết chăn con công, hay họa tiết khăn trải bàn là cách gọi một loại vải in hình hoa văn sặc sỡ, phổ biến ở Việt Nam vào thập niên 1970 - 1980 và đang rộ lên, trở thành 'mốt' trong mùa Tết 2024. "Chăn con công" thực chất là tên gọi dành cho họa tiết hoa Đông Bắc - loại hoa...