Vì sao học sinh lớp 6 đã học xong chương trình lớp 12?

Theo dõi VGT trên

Thầy Trần Quốc Anh (Hà Nội) đã chỉ ra mặt trái của học sinh giỏi như trào lưu học trước quá nhiều, dẫn đến việc các em thụ động ngay cả trong kiến thức dễ.

Nhiều người nghĩ dạy học sinh giỏi khó. Tôi thì lại thấy thực sự dễ. Bởi một đội tuyển học sinh giỏi thực chất có 5-7 thầy dạy, lại toàn bạn thông minh vốn có. Tôi thường nghĩ vui, mình chả dạy các em cũng đỗ, có khi còn đỗ cao hơn ấy.

Học sinh giỏi dễ bị chủ quan, ảo tưởng

Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, tôi nhận thấy với những giáo viên thường xuyên cải thiện phương pháp, nâng cao chuyên môn thì việc dạy học sinh giỏi thực sự dễ.

Vì thực ra, thành tích của nhóm đối tượng này phụ thuộc vào năng lực bản thân của các em nhiều hơn là năng lực các thầy. Mức độ hiểu bài cũng như khả năng tự học của các em khiến cho việc truyền đạt kiến thức của người giáo viên trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Thế nên, cái khó duy nhất khi đi dạy chỉ là kiến thức của người thầy sao cho học sinh nể phục. Tuy nhiên, với thời đại Internet hiện nay, việc bổ sung kiến thức thực sự dễ dàng.

Chỉ cần có tâm cầu tiến, mọi giới hạn về không gian, tuổ.i tác… đều có thể được xóa bỏ. Giáo viên có thể dạy tốt hơn, cũng như học sinh sẽ không ngừng tiến bộ.

Vì sao học sinh lớp 6 đã học xong chương trình lớp 12? - Hình 1

Thầy giáo Trần Quốc Anh. Ảnh: NVCC.

Có một sai lầm phổ biến nhiều học sinh khá giỏi cũng như phụ huynh các em hay mắc phải, đó là quan niệm “Học giỏi là biết nhiều”, “Học trước thì mới tự tin”. Điều này khiến các em trở nên thụ động ngay cả với những phần kiến thức dễ, chỉ cần hơi “lạ” chút đã có thể gặp khó khăn.

Việc “học trước”, “học lướt” quá nhiều cũng khiến một số em hình thành tâm lý chủ quan, ảo tưởng về bản thân.

Tôi từng gặp những học sinh cấp 2 được nhiều huy chương ở những kỳ thi quốc tế. Có bạn lớp 6, lớp 7 qua những “lò luyện thần đồng”, hay gia sư ở nhà, đã được học hết kiến thức lớp 9, thậm chí lớp 12.

Chính nhờ việc học trước đó nên các bạn đi thi có giải. Khi đã có giải, nhiều bạn không chú tâm vào việc học ở trường, nhiều lỗ hổng kiến thức bắt đầu phát triển. Đến cuối lớp 9, khi nền tảng mọi học sinh được trang bị như nhau, kết quả thi vào lớp 10 của nhóm này thường không được như mong muốn.

Video đang HOT

Nên biết trước vừa đủ

Vẫn biết bố mẹ nào cũng lo cho con, việc định hướng sớm là điều cần thiết. Thế nhưng, làm thế nào để học sinh có năng khiếu Toán được phát triển tự nhiên, toàn diện? Sau đây, tôi xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ để mỗi người có thêm những góc nhìn, từ đó tìm ra câu trả lời phù hợp cho riêng mình.

Năm ngoái, một trong những học trò xuất sắc của tôi là Phan Hữu An – Lớp 7, THCS Nguyễn Trường Tộ – đạt thủ khoa ký thi MYTS (Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ). Trong kỳ thi, giải nhất có thể nhiều nhưng thủ khoa chỉ có một. Điều thú vị là những bạn cùng trang lứa dự thi cùng An, có tới trên 90% là “học trước”.

Trải qua 10 năm đi dạy, tôi nhận ra phần lớn học sinh cấp 2 của Hà Nội (kể cả học sinh giỏi hay xuất sắc) thường không có thói quen quan sát và định hướng khi giải Toán. Lời giải của các em phần lớn thiên về tư duy thói quen, hay năng lực cảm tính. Chính vì thế, đứng trước một bài toán lạ, các em thường lúng túng, có bạn giải được cũng mất nhiều thời gian và rất lòng vòng.

Cậu học trò Phan Hữu An của tôi cũng vậy. Những ngày đầu, An có nhiều lời giải thú vị nhưng thường phức tạp, khiến cho việc trình bày, diễn giải ý tưởng của em gặp nhiều khó khăn.

Tôi thường góp ý với An về cách quan sát những dấu hiệu để khám phá ra những lời giải ngắn gọn hơn. Ngoài ra, tôi tặng nhiều cuốn sách quý và bổ ích để em tự đọc ở nhà.

Mỗi ngày, cứ chỉnh sửa một chút như vậy và thành công của An không khiến tôi bất ngờ. Đối với người thầy, chẳng gì vui hơn khi thấy trò của mình đạt kết quả cao mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hài hòa, không căng thẳng, mệt mỏi vì đi học thêm quá nhiều như số đông còn lại.

Điều thú vị nhất của việc dạy học sinh giỏi, đó là thấy các em khéo léo vận dụng kiến thức đúng chương trình để giải bài tập khó, giống như “những cây rau hoang sơ, được chăm sóc hàng ngày mà không dùng thuố.c kích thích”.

Có một chân lý giản đơn tôi tin nhiều người sẽ công nhận, đó là “Nhà càng cao, móng càng phải sâu”. Thay vì chạy theo đám đông hỗn loạn, chúng ta nên tĩnh hơn, hướng các con theo phương pháp học kỹ – học hiểu. Biết trước vài bài là đủ, đừng nên biết trước quá nhiều.

Việc tiếp thu kiến thức của các con sẽ nặng nề như vác gạo vào kho, hay nhẹ nhàng như mở cửa đón bình minh buổi sớm? Điều này phụ thuộc nhiều vào phương pháp tư duy cũng như quan điểm giáo dục của thầy cô và cha mẹ.

Thầy Trần Quốc Anh là cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, hiện luyện thi Toán tại Hà Nội.

Quốc Anh từng xuất bản sách tại nước ngoài, là tác giả của hơn 10 đầu sách tham khảo dành cho học sinh THPT.

Thầy giáo trẻ 8X thường xuyên tham gia giảng dạy đội tuyển Toán cho nhiều trường chuyên tại Hà Nội, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Theo Zing

Na.m sin.h khuyết tật xin dùng máy tính thi học sinh giỏi

Dù chân bước không vững, tay không thể cầm bút, Nguyễn Đức Thuận, học sinh lớp 7 trường THCS Đại Xuân, Bắc Ninh, vẫn quyết tâm đi học. Em khao khát con chữ và muốn tự lập.

Ngày 26/4 vừa qua, một phụ huynh chạy xe máy, đưa con đến tận phòng thi học sinh giỏi cấp huyện, xin phép thầy giám thị cho na.m sin.h ngồi cạnh ổ điện. Yêu cầu kỳ lạ này khiến thầy ngỡ ngàng nhưng khi hiểu rõ nguyên nhân, thầy không khỏi nghẹn ngào, cảm phục.

Thí sinh đặc biệt đó là Nguyễn Đức Thuận, học sinh lớp 7 trường THCS Đại Xuân, Bắc Ninh. Thuận khuyết tật bẩm sinh, không thể cầm bút. Gia đình đã xin phép Phòng giáo dục huyện cho phép em sử dụng máy tính. Người mẹ sợ máy hết pin khi con đang làm bài nên mới mở lời với giám thị.

Na.m sin.h khuyết tật xin dùng máy tính thi học sinh giỏi - Hình 1

Thuận tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn Toán hôm 26/4.

Do căn bệnh bẩm sinh, Thuận không thể cầm bút và gặp khó khăn trong đi lại và phát âm. Tuy nhiên, na.m sin.h không đầu hàng bệnh tật. Thuận vẫn đến trường như các bạn và đạt được thành tích đáng tự hào.

Năm lớp 5, em giành giải ba Toán qua mạng, giải khuyến khích Tin học trẻ. Lên lớp 6, na.m sin.h tiếp tục gặt hái thành công trong kỳ thi Toán qua mạng. Trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua, em đoạt giải khuyến khích. Gần đây nhất, Thuận mang thêm một giải nhì Tin học trẻ về cho gia đình và nhà trường.

Nói chuyện với Nguyễn Đức Thuận, điều làm người khác cảm phục không chỉ có thành tích học tập, mà hơn cả là tinh thần lạc quan, yêu đời, có ước mơ, hoài bão của em. Dù phát âm không rõ, Thuận vẫn vui vẻ chia sẻ về quãng thời gian đến trường, những khó khăn của mình.

Đi lại, cầm bút khó khăn, em vẫn cố học tập để theo kịp các bạn. Thuận học tốt môn Toán, Tin học và tiếng Anh, đồng thời rất thích môn Lịch sử, Địa lý.

Khi được hỏi về những trở ngại em gặp phải, Thuận không đề cập nhiều. "Em chỉ gặp khó khăn vì không thể cầm bút viết và đi lại như các bạn thôi. Nhưng thầy cô và bạn bè giúp đỡ em nhiều lắm. Em đi lại không tiện nên mẹ chở mỗi ngày. Trời mưa cũng không sợ vì em có áo mưa rồi", thiếu niên ham học nói.

Bà Hoài - mẹ Thuận - kể, gia đình khó khăn nhưng vẫn cố gắng thu xếp để Thuận được đến trường. Thời gian đầu, người mẹ phải bên cạnh giữ con trong suốt giờ học vì người Thuận mềm oặt. Trong 3 năm con học mẫu giáo và hai năm đầu tiểu học, bà Hoài bỏ việc nhà để giúp con thực hiện khao khát đến trường.

Năm lớp 3, Thuận mới tự lên lớp, gia đình phải đóng thêm chỗ kê chân để em ngồi vững. Đến lớp 6, em chủ động đề nghị nhà trường cho phép sử dụng máy tính trong quá trình ghi chép bài ở lớp.

Đồng hành cùng con trong hơn 7 năm đến trường, bà mẹ ấy chứng kiến những khoảnh khắc xúc động không cầm nổi nước mắt.

"Hồi đầu, bạn học và giáo viên hết lòng giúp đỡ con. Lớp ở tầng hai, tôi đưa cháu đến trường, hai bạn khác dìu Thuận lên, trong khi một bạn khác xách cặp hộ. Đến cấp hai, nhiều bạn nghịch hơn, thường xuyên chọc ghẹo, bắt lỗi Thuận. Nghe các bạn nhỏ nói, nhiều khi tôi cũng thấy chạnh lòng", người mẹ tâm sự.

Na.m sin.h khuyết tật xin dùng máy tính thi học sinh giỏi - Hình 2

Nguyễn Đức Thuận đoạt giải nhì Tin học trẻ năm 2016. Ảnh: NVCC.

Năm ngoái, Thuận và gia đình phải trải qua quãng thời gian đặc biệt khó khăn. Em chưa thể hòa nhập với môi trường mới, thêm căn bệnh bẩm sinh khiến na.m sin.h khó kiểm soát, thường bật cười khi bị kích thích, dễ bị các bạn hiểu nhầm em đang khiêu khích. Đây là lý do chính khiến em gặp rắc rối. Chứng kiến con như vậy, tháng nào, bà Hoài cũng khóc và nhiều khi muốn từ bỏ.

Năm nay, tình hình được cải thiện, bạn bè, thầy cô hiểu rõ hơn hoàn cảnh của Thuận.

Trao đổi về lý do gia đình quyết định cho con đến trường dù việc này có vẻ quá sức cậu bé, bà Hoài cho biết, từ nhỏ, Thuận đã tỏ ra rất nghị lực và khao khát đi học. Trong chuyện học hành, thi cử, em luôn tích cực, chủ động.

Năm lớp 5, Thuận chủ động xin giáo viên cho phép em thi học sinh giỏi. Em cũng là người đề xuất việc sử dụng máy tính thay vì ghi chép vào vở. Ở nhà, chỉ năm lớp 1 Thuận cần mẹ cầm tay hướng dẫn viết, còn lại luôn tự giác học bài. Người nhà chỉ cần hỗ trợ trong sinh hoạt, động viên con.

"Thời gian đầu, tôi cũng ngại lắm. Đưa con đến trường, thấy phụ huynh, học sinh khác nhìn chằm chằm con, tôi vừa đau lòng vừa lo con xấu hổ. Nhưng bây giờ, chứng kiến con kiên cường mỗi ngày, tôi cũng thoải mái hơn, không còn quá để ý đến ánh mắt thương hại hay kỳ thị của những người xung quanh", bà Hoài tâm sự.

Thuận hy vọng có thể trở thành nhân viên công nghệ thông tin. Gia đình cũng rất ủng hộ ước mơ của con trai.

Khi được đăng tải trên mạng xã hội, câu chuyện này khiến nhiều người cảm phục nghị lực của cậu học trò nhỏ.

"Đọc bài viết này, mình thật xúc động và nghẹn ngào. Đây là tấm gương để cho tất cả thế hệ con em chúng ta noi theo. Cô chúc con đạt kết quả cao trong học tập và trên con đường tương lai của con sau này...", bạn Bùi Thị Út gửi lời động viên đến Đức Thuận.

Với nhiều người, câu chuyện còn là nguồn cảm hứng, tấm gương cho thế hệ trẻ. Một người dùng mạng bình luận: "Rất khâm phục em và đặc biệt là gia đình đã đặt niềm tin, vun đắp em thành người. Em học để hiểu biết, đóng góp cho xã hội phát triển hơn. Em học để các em ngoài kia nhìn vào rồi noi theo, để chính chúng ta nhìn và soi lại bản thân mình".

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024
Sao Việt 5/10: Lệ Quyên an ủi tình trẻ, Trấn Thành diện đồng phục học sinh
08:19:57 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh

Tin nổi bật

09:59:43 05/10/2024
Công an đã phong tỏa một đoạn đường trên Quốc lộ 91, phân luồng xe qua lại để bảo đảm việc chữa cháy cũng như hạn chế người dân hiếu kỳ tập trung xem.

BXH doanh thu game Gacha của tháng 9: miHoYo "comeback" ngoạn mục, một siêu phẩm tụt dốc không phanh

Mọt game

09:56:09 05/10/2024
Còn nhớ cách đây 1 tháng, Sensor Tower đã công bố BXH doanh thu của các tựa game Gacha trên toàn cầu và khiến cộng đồng game thủ vô cùng sửng sốt.

Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?

Sao việt

09:12:57 05/10/2024
Trên mạng xã hội, thông tin Trấn Thành có thể lao đao vì ồn ào của Negav đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Ở diễn biến khác, Trường Giang cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về thái độ trịch thượng, ra vẻ.

Sao Hàn 5/10: Lisa b.ị t.ố vô tâm, 2NE1 'bùng nổ' khi tái hợp

Sao châu á

09:03:32 05/10/2024
Lisa b.ị t.ố vô tâm với các thành viên BlackPink, 2NE1 mang đến màn trình diễn bùng nổ trong concert tái hợp sau 10 năm.

Kiểm tra, ngăn chặn kinh doanh xyanua trôi nổi

Pháp luật

09:00:49 05/10/2024
Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.

Team Quang Linh bị giành kiot, đối thủ chơi xấu, Lindo lo cho số phận nhà hàng

Netizen

09:00:39 05/10/2024
Kiếp nạn chưa dừng lại với team Quang Linh Vlogs, không chỉ bị đồn thông tin sai sự thật về anh Quang Dũng, anh Quý bị đuổi việc vì lục đục nội bộ. Thì tiếp đây, Lindo - anh chàng châu Phi mở nhà hàng lại có nguy cơ đối thủ chơi xấu.

Phim Việt giờ vàng b.ị ch.ê thậm tệ vì quảng cáo nước mắm, netizen mỉ.a ma.i "diễn nhạt quá mua về uống hả?"

Phim việt

08:58:57 05/10/2024
Không như giai đoạn đầu gây sốt mọi nền tảng còn nhận về cơn mưa lời khen, bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ thời điểm hiện tại đang vấp phải hàng loạt những phản hồi tiêu cực từ khán giả.

Bóc trần giọng hát thật của tân binh đẹp nhất Kpop

Nhạc quốc tế

08:53:26 05/10/2024
Mới đây, MEOVV tham gia chương trình Wendy s Young Street của thành viên nhóm Red Velvet - Wendy. Trên sóng radio, 5 thành viên của MEOVV có dịp chứng minh thực lực.

Lên đồ đầy trẻ trung và tràn đầy sức sống cho những cô nàng tri thức

Thời trang

08:38:12 05/10/2024
Bằng cách kết hợp những món đồ thời trang một cách tinh tế, bạn sẽ không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn trông thật trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp trong mắt mọi người.

Sắc thu Sapa dưới ống kính của nhiếp ảnh gia nước ngoài

Du lịch

08:32:31 05/10/2024
Vào mùa thu, Sapa khoác lên mình những sắc màu rực rỡ, cảnh quan mê hồn, nơi này trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai tìm kiếm sự quyến rũ và thanh bình của thiên nhiên.

Nana, Song Hye Kyo diện trang phục lệch vai trở lại đường đua thời trang

Phong cách sao

08:23:51 05/10/2024
Nét chấm phá ở chi tiết cổ áo lệch hẳn sang một bên. Lợi thế ở khung xương quai xanh quyến rũ, người đẹp được cho là vô cùng tinh tế khi để hờ một bên vai nhẹ nhàng.