Vì sao du học sinh không về?

Theo dõi VGT trên

Câu hỏi “Vì sao 13 cháu du học, 12 cháu không về?” của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) sáng 2/11 tại diễn đàn Quốc hội một lần nữa thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Dường như không khó trả lời khi trò chuyện với chính những du học sinh từng phân vân giữa hai ngã rẽ: ở lại hay trở về…

Vì sao du học sinh không về? - Hình 1

Phụ huynh và học sinh tìm hiểu thông tin về du học các trường ĐH Pháp.

Về: Chỉ có lý do là gia đình

PGS.TS Trương Anh Hoàng (ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ thời điểm gần 10 năm trước khi nhận bằng tiến sĩ ngành công nghệ thông tin tại Na Uy, ông cũng từng có ý định ở lại, tiếp tục thực hiện dự án nghiên cứu theo lời mời của thầy hướng dẫn.

Sau này, vì lý do gia đình, ông về nước, nhưng trong thâm tâm khi ấy thực chất vẫn nung nấu sau khi giải quyết xong việc cá nhân sẽ trở lại Na Uy.

Còn TS Đỗ Thành Trung (32 tuổ.i, hiện công tác tại Công ty Vinaconex) chia sẻ, dù từng có ý định ở lại sau thời gian làm nghiên cứu sinh tại Pháp, nhưng lựa chọn cuối cùng của anh lại là trở về quê hương.

TS Trung giải thích lý do quan trọng và có ý nghĩa lớn nhất cho quyết định trở về chính là gia đình.

Dù đán.h giá lạc quan môi trường làm việc ở Việt Nam có nhiều thách thức, cơ hội – là một trong những lý do để trở về – nhưng TS Đỗ Thành Trung cũng thẳng thắn cho rằng, trải nghiệm thực tế công việc trong nước cho anh thấy rõ phương thức làm việc của tổ chức, cá nhân người lao động còn chưa chuyên nghiệp, thiếu tính cạnh tranh lành mạnh, không có tinh thần phối hợp làm việc tập thể.

“Chưa kể, môi trường xã hội còn nhiều rào cản như hiện tượng “con ông, cháu cha”, cơ chế xin cho còn quá nặng nề, mức đãi ngộ so với mức sống chưa đảm bảo… dẫn đến người lao động không chuyên tâm làm việc” – TS Trung nhận định.

Ở: Điều kiện sống và làm việc vượt trội

Video đang HOT

PGS Trương Anh Hoàng cho biết ông nhận thấy môi trường làm việc tại nước ngoài thuận lợi hơn hẳn cho mục tiêu muốn chuyên tâm nghiên cứu.

“Ở Na Uy – nơi tôi làm nghiên cứu sinh, các giáo sư hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình có thể chuyên tâm vào công việc khi mức lương đảm bảo được cho cuộc sống của cả gia đình. Trong khi đó về nước, mức lương và môi trường làm việc hạn chế hơn nhiều, khó chuyên tâm vào việc nghiên cứu và thường phải tìm thêm cơ hội công việc bên ngoài…” – ông Hoàng nói.

Cũng vậy, anh Dũng Lê (26 tuổ.i, cựu sinh viên ĐH La Trobe – Úc) lý giải quyết định ở lại vì ngoài môi trường làm việc lý tưởng, nhiều cơ hội phát triển thì điều kiện sống cùng các dịch vụ công đảm bảo cho anh có được cuộc sống dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều so với việc về nước.

Trong số những người ở lại, có những người rất giỏi làm chuyên ngành nghiên cứu giảng dạy, muốn ở lại vì có điều kiện làm việc, cống hiến trong môi trường khoa học chuyên nghiệp thực thụ, không phải bận tâm suy nghĩ đến cuộc sống mưu sinh thường nhật.

Trong khi đó, Võ Duy Khang, Giám đốc công nghệ Công ty Zappasoft – Úc, học bổng toàn phần tại ĐH Carnegie Mellon – Mỹ và là tác giả quyển sách Pro iOS App Performance Optimization được xuất bản tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới năm 2009, cho rằng, dù môi trường kinh tế, kinh doanh tại VN đã dần thoáng hơn nhưng mọi thứ vẫn còn diễn ra khá chậm.

Ngoài ra, những bạn chọn con đường nghiên cứu sâu về các ngành nghiên cứu (cả lý thuyết lẫn ứng dụng) đều khó tìm thấy cơ hội phát triển khi quay về VN.

Phần vì công tác nghiên cứu chưa nhận được sự quan tâm đúng mức (chẳng hạn phần lớn các trường ĐH chưa được cung cấp đủ tự do học thuật, hỗ trợ kinh phí và thời gian… cho những dự án cần thiết), phần vì vẫn còn khoảng cách nhất định giữa môi trường, nguồn lực trong nước và nước ngoài.

Những kiến thức như big data (tạm dịch: dữ liệu lớn), trí tuệ nhân tạo, máy học (machine learning)… vẫn còn khá mới mẻ đối với trong nước.

“Ngoài ra, tôi cho rằng, những lý do sau đây cũng phần nào khiến du học sinh chùn bước trước quyết định về nước: môi trường giáo dục chưa đủ tốt và điều này liên quan đến chuyện con cái sau này, môi trường sống còn nhiều bất ổn (ô nhiễm không khí, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn ở mức báo động, kẹt xe nghiêm trọng và tỉ lệ ta.i nạ.n giao thông cao…)” – Duy Khang cho biết.

T.N.T. (27 tuổ.i, thạc sĩ kinh tế ĐH UC Davis – Mỹ, hiện sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ): “Không về” hay “chưa về”?

Tôi nghĩ chúng ta nên phân chia chính xác là du học sinh “không về” với “chưa về”, bởi tôi biết một số bạn quyết định ở lại nước ngoài làm việc trong khoảng thời gian nhất định để tích lũy kinh nghiệm làm việc, hoàn thiện vốn tiếng Anh…

Những bạn du học tự túc thì có áp lực “thu hồi vốn” mà gia đình đã chi trả cho mình. Cá nhân tôi thì chọn con đường “không về” vì tôi từng nếm trải nhiều “trái đắng” trong khoảng thời gian ba năm làm việc tại VN sau khi tốt nghiệp ĐH tại nước ngoài.

Tôi từng đầu quân vào một công ty nhà nước với niềm tin mạnh mẽ rằng mọi thứ đang dần thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, nhất là khi VN là một quốc gia đang hội nhập mạnh mẽ. Nhưng tôi nhanh chóng rơi vào trạng thái lạc lõng khi luôn hoàn thành công việc sớm so với các đồng nghiệp.

Trong các buổi họp cơ quan, khi tôi góp ý thẳng thắn (dĩ nhiên là tôi không “thẳng như ruột ngựa” mà vẫn tìm cách nói sao cho thuyết phục, dễ nghe) thì sau đó vẫn bị xì xầm, tẩy chay và tất nhiên buồn hơn là những góp ý của tôi chẳng nhận được sự đồng cảm, lắng nghe từ đồng nghiệp lẫn cấp trên.

Cũng cần nói thêm, tôi đã phải thử việc trong khoảng thời gian khá dài trước khi được công ty trên ký hợp đồng, điều đó càng khiến tôi nghi ngại về tính minh bạch trong quá trình tuyển dụng.

Tôi rời công ty trên và trở thành giảng viên thỉnh giảng một trường ĐH lớn. Vì là ĐH công nên mức thu nhập ở đây khá thấp.

Tôi đi dạy nhưng không thấy niềm vui trong công việc do cách dạy và học ở VN quá khác so với ở nước ngoài. Sinh viên ở đây quen với việc được “mớm bài” và mất khả năng tự học, tự đọc… còn các giảng viên miệt mài chạy sô (phần vì lý do tài chính, phần vì do lịch dạy trường phân công…).

Tôi chỉ mới tốt nghiệp hệ thạc sĩ nên tự thấy bản thân còn thiếu rất nhiều kiến thức chuyên môn, thế nhưng tôi không đào đâu ra thời gian để nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, bổ sung kiến thức thực tế… Và tôi quyết định nghỉ dạy vì thấy công việc này không đem lại nhiều giá trị cho mình.

Tôi hiện làm công tác tư vấn cho một công ty lớn tại Mỹ, một quyết định nhận được sự ủng hộ của tất cả người thân. Tôi nhớ ngày bản thân quyết định về nước lập nghiệp, cha mẹ tôi đã giận rất nhiều. Giờ tôi hiểu mọi thứ đều có lý do.

Theo Ngọc Hà – Công Nhật/Tuổi Trẻ

Tại sao du học phải trở về ngay?

Bàn về câu nói day dứt của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa, TP HCM sáng 2/11 "Vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về", TS Đặng Trường Sơn đặt ngược vấn đề.

TS Đặng Trường Sơn là trưởng khoa Đảm bảo chất lượng, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, người có 17 năm du học và làm việc tại nước ngoài.

Anh bày tỏ: Một số quốc gia cho học sinh, sinh viên du học bằng con đường chính sách hay tự túc thì cũng không đặt nặng vấn đề du học sinh trở về cống hiến cho đất nước ngay sau khi học xong. Bởi khi vừa học xong, bản thân người học cũng chưa có kinh nghiệm thực tiễn nào cả.

Tại sao du học phải trở về ngay? - Hình 1

TS Đặng Trường Sơn. Ảnh: Tuổ.i Trẻ.

Với một người chọn con đường nghiên cứu, việc ở lại có ý nghĩa rất lớn về cơ sở vật chất, môi trường nghiên cứu, các tài liệu dễ tiếp cận... để trở thành nhà khoa học nổi tiếng.

Với một người chọn con đường kinh doanh, đây là môi trường giao thương tốt, xây dựng các đầu mối kinh tế... để trở thành nhà kinh doanh thành công.

Dù con đường nghiên cứu hay một lĩnh vực nào khác, khi quay về, họ có tiềm lực để giúp ích cho đất nước nhiều hơn vẫn tốt hơn là về cống hiến cho đất nước tấm bằng du học.

Quan trọng là chính sách thu hút nhân tài linh hoạt để người đi và ở đều thấy được lợi ích bản thân và cộng đồng, xã hội. Vấn đề quay về cũng nên xem xét. Không nhất thiết phải về hẳn mà có thể về theo dạng hợp tác theo dự án, thời gian...

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm cá nhân tôi, ngoài gia đình quyết định việc đi hay ở đối với du học sinh, có ba nguyên nhân khiến các bạn trẻ chọn con đường ở lại hơn là về nước sau du học:

- Sau khi tốt nghiệp, môi trường sống và làm việc tại Việt Nam chưa phù hợp kiến thức đã được học ở nước ngoài.

- Sự khác biệt và sốc văn hóa. Trước khi du học, một bạn có sự chuẩn bị chu đáo sẽ được hướng dẫn về văn hóa nước sắp đến rất cẩn thận để kịp thời thích nghi và không bị sốc ở môi trường mới. Một bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng thì đã nỗ lực hết sức để có thể tiếp tục con đường theo học ở nước ngoài.

Cả hai trường hợp trên đều đã quen với môi trường sống mới đó và khi trở về Việt Nam, họ sợ bị sốc văn hóa thêm lần nữa.

- Cái quan trọng với một người coi sự học là trên hết thì càng học họ lại càng muốn học nhiều hơn nữa, cao hơn nữa, nên môi trường du học đang có giúp họ thỏa mãn tốt hơn, hoặc họ sẽ tìm một môi trường du học khác tốt hơn nữa để đáp ứng đam mê của mình hơn là về nước.

Theo Diệu Nguyễn/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024
Sao Việt 5/10: Lệ Quyên an ủi tình trẻ, Trấn Thành diện đồng phục học sinh
08:19:57 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhân vật mới của Wuthering Waves quá lỗi, hack cả triệu HP khi đứng sân khiến game thủ hoảng hồn

Mọt game

09:47:53 05/10/2024
Vừa mới ra mắt ở phiên bản 1.3 (29/09), thế nhưng The Shorekeeper đã trở thành nhân vật giá trị bậc nhất Wuthering Waves ở thời điểm hiện tại.

Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?

Sao việt

09:12:57 05/10/2024
Trên mạng xã hội, thông tin Trấn Thành có thể lao đao vì ồn ào của Negav đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Ở diễn biến khác, Trường Giang cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về thái độ trịch thượng, ra vẻ.

Sao Hàn 5/10: Lisa b.ị t.ố vô tâm, 2NE1 'bùng nổ' khi tái hợp

Sao châu á

09:03:32 05/10/2024
Lisa b.ị t.ố vô tâm với các thành viên BlackPink, 2NE1 mang đến màn trình diễn bùng nổ trong concert tái hợp sau 10 năm.

Kiểm tra, ngăn chặn kinh doanh xyanua trôi nổi

Pháp luật

09:00:49 05/10/2024
Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.

Team Quang Linh bị giành kiot, đối thủ chơi xấu, Lindo lo cho số phận nhà hàng

Netizen

09:00:39 05/10/2024
Kiếp nạn chưa dừng lại với team Quang Linh Vlogs, không chỉ bị đồn thông tin sai sự thật về anh Quang Dũng, anh Quý bị đuổi việc vì lục đục nội bộ. Thì tiếp đây, Lindo - anh chàng châu Phi mở nhà hàng lại có nguy cơ đối thủ chơi xấu.

Phim Việt giờ vàng b.ị ch.ê thậm tệ vì quảng cáo nước mắm, netizen mỉ.a ma.i "diễn nhạt quá mua về uống hả?"

Phim việt

08:58:57 05/10/2024
Không như giai đoạn đầu gây sốt mọi nền tảng còn nhận về cơn mưa lời khen, bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ thời điểm hiện tại đang vấp phải hàng loạt những phản hồi tiêu cực từ khán giả.

Bóc trần giọng hát thật của tân binh đẹp nhất Kpop

Nhạc quốc tế

08:53:26 05/10/2024
Mới đây, MEOVV tham gia chương trình Wendy s Young Street của thành viên nhóm Red Velvet - Wendy. Trên sóng radio, 5 thành viên của MEOVV có dịp chứng minh thực lực.

Lên đồ đầy trẻ trung và tràn đầy sức sống cho những cô nàng tri thức

Thời trang

08:38:12 05/10/2024
Bằng cách kết hợp những món đồ thời trang một cách tinh tế, bạn sẽ không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn trông thật trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp trong mắt mọi người.

Sắc thu Sapa dưới ống kính của nhiếp ảnh gia nước ngoài

Du lịch

08:32:31 05/10/2024
Vào mùa thu, Sapa khoác lên mình những sắc màu rực rỡ, cảnh quan mê hồn, nơi này trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai tìm kiếm sự quyến rũ và thanh bình của thiên nhiên.

Nana, Song Hye Kyo diện trang phục lệch vai trở lại đường đua thời trang

Phong cách sao

08:23:51 05/10/2024
Nét chấm phá ở chi tiết cổ áo lệch hẳn sang một bên. Lợi thế ở khung xương quai xanh quyến rũ, người đẹp được cho là vô cùng tinh tế khi để hờ một bên vai nhẹ nhàng.

5 loại mặt nạ chống lão hóa tốt nhất cho da

Làm đẹp

08:10:54 05/10/2024
Việc sử dụng các thành phần tự nhiên tạo mặt nạ chống lão hóa giúp phục hồi sự tươi trẻ cho làn da.