Vì sao châu Âu chia rẽ trong cuộc khủng hoảng di cư

Theo dõi VGT trên

Bài toán người di cư hóc búa khiến các lãnh đạo châu Âu bất đồng sâu sắc.

Vì sao châu Âu chia rẽ trong cuộc khủng hoảng di cư - Hình 1

Những người tị nạn bật khóc bên bờ biển sau khi đặt chân đến châu Âu. Ảnh: CNN

Dòng người vượt Đại Trung Hải, hình ảnh em bé c.hết đ.uối nằm úp mặt trên bờ cát, và những gia đình tuyệt vọng tìm cách lên tàu hỏa là những thực tế đang khiến người dân và chính phủ các nước châu Âu bất đồng sâu sắc, và vẫn chưa thể tìm được cách giải quyết chung.

Đồng cảm và chia rẽ

Một bộ phận người dân châu Âu đã bày tỏ sự cảm thông đối với thảm cảnh của hàng trăm ngàn người di cư đặt chân lên châu lục này. Trong những ngày cuối tuần qua, khắp nước Đức mọc lên những biểu ngữ trên các sân bóng thuộc giải Bundesliga, với dòng chữ ngắn gọn: “Chào mừng người tị nạn”.

Đội bóng Bayern Munich tuyên bố họ đang lên kế hoạch lập một trại đào tạo cho t.rẻ e.m tị nạn, nơi các em sẽ được tập đá bóng, học tiếng Đức và được ăn ngon mỗi ngày. Cảnh sát thành phố Munich cho biết họ “bị tràn ngập” bởi những món quà mà người dân đóng góp cho người tị nạn.

Ở Anh, gần 300.000 người đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu chính phủ chấp nhận thêm người tìm kiếm tị nạn và tăng sự hỗ trợ cho người nhập cư. Tại thành phố Barcelona, sau lời kêu gọi của thị trưởng Colau, hàng trăm người dân đã nhường phòng trong căn hộ của mình cho những người di cư được nhận vào Tây Ban Nha.

Cảnh sát Đức cho hay chỉ trong vòng hai ngày cuối tuần vừa qua, họ đã tiếp nhận tổng cộng 17.000 người tị nạn qua ngả Hungary, và hiện đang đưa những người tị nạn này đến nhiều vùng khắp cả nước. Ngoài ra, một số đoàn tàu chở người nhập cư cũng đã chuyển hướng tới các thành phố của Đức.

Berlin đã nhiều lần tuyên bố rằng quyết định mở cửa đón người nhập cư của họ chỉ là một động thái bất thường sau khi chính phủ Hungary ngừng hoạt động ngăn cản hàng ngàn người di cư đi bộ vượt hàng trăm km từ thủ đô Budapest tới biên giới nước Áo. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định động thái “mở cửa” này không phải là sự phá luật, và quy định người tị nạn cần phải được đăng ký và phân loại tại nước đầu tiên tiếp nhận vẫn được áp dụng.

Trong năm nay, Đức dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 800.000 người tị nạn, gấp 4 lần so với năm 2014 và hơn tất cả số người tị nạn và các quốc gia EU khác tiếp nhận trong năm ngoái cộng lại. Đó là lý do những người Syria trong hoàn cảnh tuyệt vọng ở Macedonia hay Hungary đều hô to câu “nước Đức” như đích đến cuối cùng mà họ phải đạt được trong hành trình nhập cư đầy gian khổ.

Vì sao châu Âu chia rẽ trong cuộc khủng hoảng di cư - Hình 2

Đoàn người nhập cư tìm cách lên một con tàu ở Áo. Ảnh: CNN

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng đây là vấn đề thuộc về nguyên tắc, liên quan đến “những giá trị con người phổ quát”, mà nếu như những giá trị này bị phá vỡ “đây sẽ không phải là một châu Âu mà chúng ta mong muốn”.

Thụy Điển là một trong vài quốc gia EU hiếm hoi có chung quan điểm với Đức. Nếu xét theo quy mô dân số, Thụy Điển đã tiếp nhận tỉ lệ người tị nạn cao nhất, với hơn 600.000 người nhập cư được phép vào nước này trong năm 2014, theo số liệu thống kê của Eurostat.

Thế nhưng nhiều nhà lãnh đạo các nước EU, trong đó có Thủ tướng Hungary Viktor Orban, lại cho rằng chính sách nhập cư và hệ thống phúc lợi hậu hĩnh của Đức chính là nguyên nhân khiến dòng người tị nạn đổ về châu Âu ngày một người. Ông Orban thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng rằng cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay của châu Âu là “vấn đề của Đức”.

Hungary cũng là quốc gia đã kịch liệt chỉ trích tuyên bố của Đức cách đây hai tuần rằng vì lý do nhân đạo và thực tế, họ sẽ không tiếp tục trục xuất người Syria đến EU qua các nước khác. Ông Zoltan Kovacs, người phát ngôn chính phủ Hungary tuyên bố Hungary hiện là nước duy nhất của EU đang tìm cách thi hành các điều luật về người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp của cả khối này.

Theo luật nhập cư của EU, những người tới nhập cư phải được đăng ký và phân loại ở quốc gia đầu tiên tiếp nhận họ. Sau khi được đăng ký, họ sẽ được kiểm tra để xác minh xem có đủ tư cách xin tị nạn hay không, và nếu không được cấp quy chế tị nạn, họ sẽ bị trục xuất về nước ngay lập tức. Bởi vậy, Hungary cho rằng Đức đang “phá luật” khi ồ ạt tiếp nhận những người nhập cư chưa qua đăng ký và phân loại, trong khi Budapest phải dựng lên hệ thống hàng rào biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn tiến sâu hơn vào châu Âu.

“Người nhập cư bất hợp pháp không được quyền lựa chọn thích đi đâu thì đi, họ phải tuân thủ các quy trình và quy định mà mọi quốc gia EU phải tuân theo”, ông Kovacs nhấn mạnh.

Nếu quan điểm này ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Tây Âu, nơi các đảng đối lập cánh hữu đang gây sức ép với chính phủ các nước có chính sách cứng rắn hơn về vấn đề nhập cư, Đức sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc phân bổ người nhập cư một cách đồng đều trên khắp khu vực. Và lúc đó Đức chỉ còn trơ trọi một mình trước khoảng một triệu người di cư trong năm nay, những người một khi đã đặt chân tới châu Âu là không hề có ý quay trở lại, CNN nhận định.

Một cuộc thăm dò ý kiến hồi tuần trước cho thấy đa số người Đức ủng hộ việc giúp đỡ những người tị nạn, và nhiều người dân nước này đã làm việc đó một cách tự phát. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng một khi cơn xúc động trước thảm cảnh của người tị nạn qua đi, người Đức sẽ phải đối mặt với những hậu quả của việc tiếp nhận quá nhiều người nhập cư, lúc đó tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Video đang HOT

Những nguyên nhân chính

Các quốc gia Đông Âu là những nước phản đối quyết liệt nhất đối với chính sách chấp nhận người tị nạn, một phần là do tác động của chính sách đó đối với ngân sách công của họ. Ngoài ra, nhiều nước cũng lo ngại rằng họ sẽ phải đối mặt với một làn sóng người Hồi giáo ồ ạt tràn vào cộng đồng của mình, trong khi họ vẫn còn ít kinh nghiệm đối phó với vấn đề nhập cư.

Phần lớn những quốc gia phản đối tiếp nhận người nhập cư là những nước đang gặp khó khăn về kinh tế và xã hội. Hy Lạp đang chìm trong cuộc khủng hoảng nợ công và những bất ổn chính trị tiềm ẩn, khiến họ gần như không có khả năng về kinh tế và nguồn lực để tiếp nhận làn sóng người nhập cư.

Các quốc gia khác như Ba Lan, Hungary, Tây Ban Nha… cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân. Việc tiếp nhận một số lượng lớn người nhập cư sẽ gây ra gánh nặng rất lớn cho chi tiêu công của chính phủ các nước để cung cấp chỗ ở, lương thực thực phẩm và công ăn việc làm cho những người này.

Một lo ngại rất lớn nữa của các nước châu Âu khi tiếp nhận dòng người tị nạn, đó là xung đột về văn hóa. Phần lớn những người tị nạn là người Hồi giáo đến từ Syria và châu Phi, trong khi người dân và chính phủ các nước châu Âu vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận một cộng đồng Hồi giáo lớn như vậy ngay trong lòng xã hội của mình.

Mới đây, chính phủ Slovakia tuyên bố họ chỉ chấp nhận người tị nạn không theo Hồi giáo. Người phát ngôn chính phủ Slovakia nhấn mạnh: “Slovakia là một nước Công giáo, và chỉ có thể giúp đỡ những người Công giáo Syria tìm một ngôi nhà mới ở đất nước này”.

Thủ tướng Hungary Orban thì tỏ ra thẳng thắn hơn khi tuyên bố ở Brussels hôm thứ năm tuần trước: “Tất cả các nước đều có quyền quyết định có muốn sống với một cộng đồng Hồi giáo lớn trong nước mình hay không. Nếu họ muốn, họ có thể. Nhưng chúng tôi không muốn, và chúng tôi có quyền quyết định không muốn có lượng lớn người Hồi giáo trong nước mình”.

An ninh là lý do chính khiến các nước ngần ngại không muốn tiếp nhận người Hồi giáo tị nạn, bởi họ lo sợ rằng, các tổ chức k.hủng b.ố ở Trung Đông có thể cài cắm các phần tử cực đoan vào dòng người tị nạn, và chúng có thể phát động những cuộc tấn công k.hủng b.ố ngay trong lòng châu Âu.

“Đây không còn là một cuộc khủng hoảng tị nạn nữa, mà đây là một hijrah”, chuyên gia phân tích Robert Spencer viết trên tạp chí Front Page hôm 4/9. “Hijrah” là một học thuyết Hồi giáo về di cư, và là một dạng “thánh chiến ngầm”.

“Ra nước ngoài dưới ánh sáng của đấng Allah là di chuyển tới một vùng đất mới để mang đạo Hồi tới đó, và trong đạo Hồi, đây là hành động rất được ca tụng”, ông Spencer viết.

Hồi đầu năm, tờ Express của Anh dẫn lời một chiến binh IS cho biết tổ chức k.hủng b.ố này đã tìm cách lợi dụng cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay để xây dựng một lực lượng chiến binh trong lòng châu Âu.

“Hãy đợi mà xem, giấc mơ của chúng tôi là không chỉ có một vương quốc Hồi giáo ở Syria, mà trên toàn thế giới, và chúng tôi sẽ sớm đạt được. Họ lên đường như những người tị nạn, và những kẻ tới châu Âu đều đã sẵn sàng”, chiến binh này tiết lộ. Theo đó, khoảng 4.000 chiến binh IS đã “sẵn sàng” xâm nhập vào khắp châu Âu dưới vỏ bọc là những người tị nạn.

Vì sao châu Âu chia rẽ trong cuộc khủng hoảng di cư - Hình 3

Cảnh sát Pháp dùng dùi cui ngăn chặn người nhập cư tiến vào đường hầm nối với Anh. Ảnh: CNN

Hồi tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi áp dụng chính sách “hạn ngạch” mới để phân bổ người tị nạn một cách đồng đều trên 28 quốc gia thành viên EU. Các quan chức ngoại giao EU nói rằng kế hoạch hạn ngạch này có thể giúp phân bổ ít nhất 160.000 người nhập cư trên toàn khối, trong đó các quốc gia lớn hơn, giàu có hơn sẽ tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn.

Thế nhưng sáng kiến “hạn ngạch nhập cư” này lại vấp phải sự phản đối quyết liệt của các quốc gia thành viên EU ở Trung và Đông Âu, những nước từ lâu đã bày tỏ thái độ cứng rắn trong chính sách nhập cư.

Phát biểu khi đứng cạnh bà Merkel trong một hội nghị tuần trước, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cho rằng “một số nước không muốn có người tị nạn. Các bạn không thể ép buộc được họ”, theo CNN. Cho đến nay, Tây Ban Nha mới chỉ đồng ý tiếp nhận chưa đến 3.000 người tị nạn.

Một số chính trị gia cho rằng phần lớn những người di cư tới châu Âu không phải là người tị nạn đang chạy trốn nguy hiểm, mà là những người đang muốn đổi đời về kinh tế ở châu Âu. “Quyết định của chúng ta đầu tiên phải có hiệu quả trong việc giúp đỡ những người thực sự cần, chứ không phải cho những kẻ muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu”, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopecz tuần trước tuyên bố.

Bởi vậy, những lãnh đạo này lo ngại rằng, một khi các nước châu Âu tiếp nhận người nhập cư quá dễ dàng, dòng người nhập cư sẽ lại tiếp tục ùn ùn đổ về lục địa này, khiến các quốc gia thành viên EU rơi vào tình trạng quá tải người nhập cư.

Trong những ngày qua, trước sức ép của dư luận, có vẻ như lãnh đạo các nước châu Âu đã dần thay đổi thái độ về chính sách nhập cư. Thủ tướng Ba Lan Kopacz đã đề cập đến “nghĩa vụ đạo đức trong việc chấp nhận người tị nạn” vào cuối tuần trước, mặc dù ông vẫn phản đối áp hạn ngạch nhập cư bắt buộc cho các nước thành viên. Anh cũng đang xem xét lại chính sách chỉ tiếp nhận 1.000 người tị nạn của mình.

Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila cũng đã tuyên bố rằng ông sẽ nhường nhà của mình cho người tị nạn, khởi đầu cho phong trào hành động cụ thể của các chính trị gia trong việc đưa ra những hành động cá nhân để giúp đỡ những người khốn khổ đang phải chạy trốn chiến tranh, xung đột.

Tuy nhiên, những hành động cá nhân như của ông Sipila là chưa đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay, và không một cá nhân hay quốc gia riêng lẻ nào có thể xử lý được cuộc khủng hoảng một cách thành công mà không có sự đoàn kết, nhất trí cùng những quy định, điều luật thống nhất của cả châu Âu về việc tiếp nhận và tạo công ăn việc làm cho người tị nạn, theo Deutsche Welle.

Trí Dũng

Theo VNE

Vợ chồng triệu phú Mỹ cứu hơn 10.000 người di cư

Vợ chồng doanh nhân Mỹ Christopher Catrambone chi hàng triệu USD để tậu một tàu cứu hộ hiện đại và đã cứu mạng hơn 10.000 người di cư trong năm nay.

Vợ chồng triệu phú Mỹ cứu hơn 10.000 người di cư - Hình 1

Triệu phú Christopher Catrambone cùng vợ Regina Catrambone và con gái Maria Luisa Catraone. Ảnh: Business insider

Vợ chồng ông Christopher đã trực tiếp chứng kiến cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu khi đang đi nghỉ dưỡng và quyết định không thể phó mặc hàng nghìn người bị c.hết đ.uối trên biển Địa Trung Hải. Ông đã cùng vợ là Regina thành lập Trạm Cứu trợ Xa bờ Người di cư (MOAS).

Từ trên khoang của Phoenix, con tàu cứu hộ dài hơn 50 m, bà Regina hôm 4/9 cho hay họ đã cứu được 352 người, trong đó 113 t.rẻ e.m, chỉ riêng vào ngày hôm đó.

"Thật đau lòng và xúc động khi cứu được tất cả những người đ.ứa t.rẻ ấy lên tàu bởi chúng có thể sẽ c.hết nếu chúng tôi không có mặt kịp thời", bà nói.

Regina cho hay nhiều phụ nữ được họ cứu sống đã bị h.ãm h.iếp. Có những lần khi giúp họ mặc quần áo, bà nhìn thấy những vết bầm trên chân, trên vai, dấu tích của những lần họ bị lạm dụng.

"Tôi nghĩ rằng những vết thương này dễ dàng chữa lành hơn nhiều so với ký ức trong tâm trí họ", bà nói.

MOAS

Dự án MOAScủa vợ chồng nhà Catrambone bắt đầu vào mùa hè cách đây hai năm. Regina cho hay khi đang đi trên chiếc du thuyền thuê gần Lampedusa, một hòn đảo ưa thích của khách du lịch ở Italy, bà phát hiện một chiếc áo phao dày đang trôi trên mặt biển.

Bà hỏi thuyền trưởng của du thuyền đó là gì. "Đó là áo phao của một người di cư nhưng họ đã không sống sót", ông Marco Cauchi, người hiện phụ trách nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ của MOAS, trả lời.

Sự tương phản giữa kỳ nghỉ hè xa hoa mà gia đình Catrambone đang hưởng thụ và hoàn cảnh của những người di cư đang chạy trốn chiến tranh và bỏ mạng giữa đại dương là một "sự khiêu khích", bà Regina nói.

Hơn 2.000 người chạy trốn chiến tranh và k.hủng b.ố ở châu Phi và Trung Đông đã t.hiệt m.ạng giữa biển Địa Trung Hải năm nay, biến nơi này thành tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới.

Họ bị nhồi nhét trên những chiếc thuyền cao su hoặc chen chúc trên những con tàu chở gấp ba, bốn lần tải trọng cho phép và bị những kẻ buôn người tính phí với giá cắt cổ. Thậm chí họ còn bị bọn chúng bỏ rơi trôi nổi trên đại dương.

Vợ chồng triệu phú Mỹ cứu hơn 10.000 người di cư - Hình 2

MOAS và hải quân Italy phối hợp cứu các tàu di cư trên biển. Ảnh: MOAS

"Vào thời điểm đó, trang thiết bị của tuần duyên để tiến hành tìm kiếm cứu hộ không đủ, vì thế chúng tôi biết mình phải bắt đầu từ đâu", ôngChristopher nói.

Christopher gây dựng cơ nghiệp sau khi bị mất nhà cửa trong siêu bão Katrina năm 2005. Ông chuyển đến châu Âu và thành công với Tangiers International, công ty cung cấp bảo hiểm cho các hãng hàng không và các nhà báo ở vùng chiến.

Ông đã mua lại một tàu đ.ánh cá với giá 1,6 triệu USD và chi thêm 3,5 triệu USD tân trang nó cho nhiệm vụ cứu hộ. Hai vợ chồng dốc hết t.iền tiết kiệm của họ cho hoạt động cứu hộ và dùng số t.iền mà các nhà hảo tâm đóng góp để mua máy bay không người lái nhằm phát hiện các tàu gặp nạn, cung cấp tọa độ cho trung tâm điều phối hàng hải ở Rome.

Hải quân Italy cũng triển khai hai tàu khu trục nhỏ, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và một tàu tấn công đổ bộ để hỗ trợ công tác cứu hộ. Cả MOAS và hải quân đều nỗ lực cứu bất kỳ người di cư nào mà họ nhìn thấy. Cô con gái Maria Luisa của Regina và Christopher cũng đồng hành với cha mẹ trong các chuyến cứu hộ.

Khi gia đình Catrambone bắt đầu dự án này, hơn 300 người nhập cư đã bỏ mạng ngoài khơi đảo Lampedusa. "Họ bị bỏ lại trên biển trong sự thờ ơ", bà Regina nói.

Phần nguy hiểm nhất của hoạt động tìm kiếm cứu nạn là khi họ tiếp cận các tàu chở người di cư. Chúng luôn quá tải và có thể lật bất cứ lúc nào. Việc đầu tiên mà họ làm là phân phát áo phao cho mọi người. Regina cho hay họ thường bị mắc kẹt ở khoang dưới và có nguy cơ ngạt thở do hít phải khí thải độc từ động cơ.

Vợ chồng triệu phú Mỹ cứu hơn 10.000 người di cư - Hình 3

Chỉ có một lỗ hổng nhỏ 50 cm vừa là lối vào vừa là lối ra của khoang động cơ trên tàu, nơi nhiều người di cư bị nhồi nhét trong đó. Ảnh: MOAS

"Nhiệt độ ở khoang dưới cao đến mức họ không thở được. Thật vô nhân đạo. Chúng tôi cần phải thật nhanh tay vì mỗi giây đều quý giá những người đang ở dưới đó", bà Regina nói. "Chỉ có một lỗ hổng nhỏ 50 cm vừa là lối vào vừa là lối ra của khoang động cơ".

Khoảng một phần ba người di cư mà MOAS cứu sống hôm 4/9 là t.rẻ e.m. "Tôi không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi đến muộn 15 phút", bà nói.

John, một cậu bé 8 t.uổi người Eritrea, đã gây ấn tượng sâu sắc cho Regina. Vào ngày hôm trước, John đã giúp những đ.ứa t.rẻ khác mặc áo phao. Vì rất mệt nên tối đó bà Regina đi ngủ mà không chúc cậu bé ngủ ngon. Sáng hôm sau, John chạy đến chỗ Regina và gọi bằng giọng đầy lo sợ.

"Reg! Reg!", cậu bé gọi. "Cô đã ở đâu thế? Cháu cứ nghĩ cô bị lạc rồi".

"Không John, cô ở bên trong", Regina đáp.

"Ôi tốt quá", cậu bé nói và ôm lấy Regina. "Lần sau khi vào trong cô nhớ bảo cháu nhé, vì cháu không muốn mất cô đâu". John cho hay cậu bé sợ hãi vì đã bị tách khỏi mẹ trong cuộc hành trình.

"Cách cậu bé quan tâm đến tôi thật tuyệt vời", Regina nói.

Vợ chồng triệu phú Mỹ cứu hơn 10.000 người di cư - Hình 4

Những người di cư được cứu gần tàu cứu hộ Phoenix của MOAS do triệu phú Christopher Catrambone đầu tư. Ảnh: MOAS

Sau khi bị tạm giữ trong nhiều ngày ở Hungary, số đầu tiên trong 800.000 người di cư mà Đức đồng ý tiếp nhận đã lên đường đến thành phố Munich hôm 5/9. Phản ứng này cho thấy châu Âu thiếu một kế hoạch đồng bộ để đối phó với hàng trăm nghìn người di cư đang đổ về các biên giới.

Dù hồi tháng 6, các lãnh đạo châu Âu đã nhất trí cho phép 60.000 người Syria và Eritrea tị nạn, Anh vẫn chưa có động thái nào hỗ trợ và lặng lẽ kết thúc hoạt động cứu hộ ở Địa Trung Hải.

Đức, Italy và Pháp kêu gọi đoàn kết và "một sự phân bố đồng đều" người tị nạn trên toàn châu Âu. Hy Lạp, quốc gia có nền kinh tế chật vật, đã tiếp nhận gần 142.000 người di cư kể từ 1/6. Italy tiếp nhận hơn 100.000 người. Các lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày 14/9 tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.

"Thật thảm hại làm sao khi một gia đình có thể thay đổi điều gì đó còn tất những thực thể trên lại không?", ông Christopher nói.

Về phần mình, Regina cho rằng sứ mệnh cứu hộ của họ là một nhiệm vụ mang tính đạo đức.

"Chúng ta nên sống nhân đạo, nên chia sẻ lòng nhân đạo với anh chị em của chúng ta và không chỉ biết sống ở chốn tươi đẹp của riêng mình, trong thế giới mà chúng ta tưởng là tươi đẹp", bà nói. "Vì thế giới ngoài kia thực tế không hề như chúng ta nghĩ".

Anh Ngọc

Theo Washington Examiner

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa BTQP hai nước Mỹ-Nga sau thời gian dài
12:49:38 26/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Nga triệu tập Đại sứ Mỹ sau vụ Ukraine tấn công thành phố Sevastopol
05:50:06 25/06/2024
Số vụ cháy rừng thảm khốc tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ
21:01:14 25/06/2024
Italy lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2
20:31:41 26/06/2024

Tin đang nóng

Nine Naphat làm rõ tin đồn tan vỡ với Baifern Pimchanok, khẳng định 1 điều
16:37:46 26/06/2024
Binz tỏ rõ bức xúc, lần đầu lên tiếng vụ Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh
19:58:03 26/06/2024
Vợ có 2 chồng ở Sóc Trăng: Được MTQ cho nhà mới, chia tay cả 2, làm mẹ đơn thân
21:38:45 26/06/2024
Vợ cũ ca sĩ Đình Văn: Ly hôn chồng, mang hai con sang Mỹ, phải đi làm nail vì cuộc sống khó khăn
17:45:41 26/06/2024
Thảm đỏ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: BB Trần được bạn trai hộ tống, Tiến Đạt đọ visual căng với SOOBIN
17:59:40 26/06/2024
Chồng Hằng Du Mục lại quậy, đăng đàn ẩn ý bị vợ cắm sừng, nhắc đến số t.iền 20 tỷ
16:57:10 26/06/2024
Danh ca Hương Lan bức xúc trước cuốn sách viết sai về cha mình: "Họ còn tặng tôi, đọc xong giật mình"
17:42:56 26/06/2024
Nanon Korapat: Mỹ nam Thái gốc Việt tại "Anh trai say hi", đình đám xứ chùa Vàng
17:07:22 26/06/2024

Tin mới nhất

Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung

22:35:47 26/06/2024
Các chuyên gia đ.ánh giá, kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung, có thể gặp trở ngại.

Mưa lớn và sét đ.ánh khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng ở Nepal

22:31:25 26/06/2024
Huyện Lamjung và Morang là 2 địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tại huyện Lamjung, cách thủ đô Kathmandu khoảng 125 km về phía Tây, lở đất đã chôn vùi 3 căn nhà, khiến 4 người t.hiệt m.ạng, trong đó có 2 t.rẻ e.m.

Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp

22:28:23 26/06/2024
Cùng với đó, viễn cảnh phe cực hữu lên cầm quyền đang hiển hiện ngày một gần thêm, song song với đó là những lo ngại về nguy cơ nước Pháp rời khỏi EU.

Tắc nghẽn cảng biển lan rộng sang châu Á

21:21:40 26/06/2024
Giới phân tích cảnh báo, chi phí vận chuyển leo thang sẽ làm gia tăng nguy cơ tăng giá đối với người tiêu dùng trong bối cảnh nhiều nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Hàn Quốc đẩy nhanh điều tra vụ cháy nhà máy pin

21:19:17 26/06/2024
Ba quan chức của Aricell đã bị lập biên bản vi phạm Luật sức khỏe và an toàn lao động. Họ có thể đối mặt với án phạt nặng sau cuộc điều tra này.

Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm động lực tăng trưởng

21:13:28 26/06/2024
Các dịch vụ mới đang được phát triển hoặc đã triển khai sẽ được chuyển đến trung tâm mới. Trung tâm sẽ chủ trì việc xây dựng chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh mới và đưa vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Washington cân nhắc cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tại Ukraine

21:10:08 26/06/2024
Theo một quan chức, các công ty đấu thầu hợp đồng sẽ được yêu cầu phát triển các kế hoạch giảm thiểu rủi ro mạnh mẽ để bảo vệ an toàn cho các nhân viên của họ.

Căn cứ quân sự của Nam Phi ở nước ngoài bị tấn công

21:08:46 26/06/2024
Hồi tháng 2 cũng đã xảy ra vụ tấn công bằng s.úng cối nhằm vào căn cứ của Nam Phi ở CHDC Congo, khiến 2 người t.hiệt m.ạng và 3 người bị thương.

Tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sát cánh với Liban

21:04:19 26/06/2024
Về phần mình, Cộng hòa Síp khẳng định không liên quan đến cuộc xung đột. Cộng hòa Síp đã vận động các đối tác EU hỗ trợ tài chính cho Liban và gần đây thiết lập một hành lang hàng hải để gửi viện trợ nhân đạo tới Gaza.

Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục

20:54:40 26/06/2024
Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, cho rằng biến động t.iền tệ sẽ phản ánh các nền tảng kinh tế.

Ông Om Birla được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ

20:45:55 26/06/2024
Lãnh đạo đảng Quốc đại đối lập Rahul Gandhi cũng chúc mừng ông Birla tiếp tục nắm giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là các cuộc thảo luận tại Hạ viện sẽ có sự giam gia cân bằng của các đảng chính trị.

Nga theo dõi tàu ngầm mới, giá trị nhất của hải quân Israel?

20:40:53 26/06/2024
Tàu ngầm của Israel được coi là tài sản chiến lược quan trọng. Theo báo cáo nước ngoài, các tàu này có thể mang tên lửa hạt nhân và mang lại cho Israel khả năng răn đe cao.

Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi đã giàu mà fan cũng giàu không kém: Mua cả máy bay để "cheap moment" với thần tượng

Hậu trường phim

22:28:13 26/06/2024
Người hâm mộ của Lưu Diệc Phi gây sốt MXH khi chi t.iền mua hẳn 1 chiếc máy bay giống trong phim Câu Chuyện Hoa Hoa Hồng.

Xác định nguyên nhân cá c.hết hàng loạt tại Bảo Lộc

Tin nổi bật

22:25:48 26/06/2024
Tương tự, hộ ông Trần Linh Giang (ngụ Phường Lộc Tiến) có nuôi 6 lồng nuôi cá thương phẩm, ước tính thu hoạch khoảng 15 tấn cá các loại.

Con trai mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Sở hữu chiều cao nổi bật, 18 t.uổi được tuyển thẳng vào 1 trong những trường đại học tốt nhất thế giới

Sao châu á

22:25:21 26/06/2024
Vừa qua, thông tin con trai mỹ nhân Hoàn Châu cách cách Vương Diễm được tuyển thẳng vào trường Đại học Bắc Kinh nhanh chóng trở thành tiêu đ.iểm gây chú ý.

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Tuấn Hưng đưa vợ con lên thảm đỏ, thách thức "đấu 1 trận" cùng anh tài võ sư

Sao việt

22:18:47 26/06/2024
Sự kiện ra mắt chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và nhiều khán giả.

BABYMONSTER tung teaser comeback: Beat "giật giật" được lòng netizen, 1 chi tiết liên quan đến BLACKPINK bất ngờ xuất hiện!

Nhạc quốc tế

22:17:25 26/06/2024
Bộ đôi chị cả - Chiquita và Ruka bất ngờ trở thành center trong teaser với visual cận cảnh đầy sắc sảo, cá tính nhưng không kém phần slay .

Lý do ngôi sao Jennifer Lopez đi máy bay hạng phổ thông

Sao âu mỹ

22:08:22 26/06/2024
Ngôi sao Jennifer Lopez đã cố gắng hết sức để không thu hút bất kỳ sự chú ý nào nhưng vẫn bị phát hiện bay hạng phổ thông vào cuối tuần qua.

Hari Won gây tranh cãi khi làm giám khảo

Tv show

22:00:41 26/06/2024
Chương trình Nữ hoàng vũ đạo đường phố - Street Woman Fighter vừa công bố Hari Won là một trong ba giám khảo chính.

Rich kid Chao trổ tài nói tiếng Anh liền bị chê phèn, kém xa Jenny Huỳnh?

Netizen

21:39:52 26/06/2024
Chao không còn là cái tên quá xa lạ với các bạn trẻ. Mọi người biết đến cô nàng không chỉ bởi danh xưng rich kid vì có gia thế khủng, mà còn bởi sự giỏi giang, nhất là trong thành tích học tập.

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 48: Ngân Hà có cho Nghĩa nhận con?

Phim việt

21:22:25 26/06/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim tập 48: Nghĩa đuổi An Nhiên ra khỏi nhà tay trắng; Ngân Hà tuyệt tình với Nghĩa và cảnh cáo anh ta; Vũ năn nỉ mẹ đừng ngăn cản tình cảm giữa mình và Ngân Hà.

Lộ diện "8 thế giới bị vùi lấp" của vũ trụ

Lạ vui

21:09:05 26/06/2024
Hai đài quan sát mạnh mẽ đã hợp sức tìm ra 8 vật thể vũ trụ bị bạn đồng hành sáng hơn che giấu trước mắt người Trái Đất.

5 bộ phim hay nhất của Lâm Nhất - chàng "phi công trẻ" của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

21:03:09 26/06/2024
Nam diễn viên Lâm Nhất, gương mặt quen thuộc của dòng phim ngôn tình. T.uổi đời và t.uổi nghề còn trẻ nhưng ngôi sao Hoa ngữ từng được nhận giải cao quý.