Úc nóng kỷ lục, nước biến thành “nồi lẩu” nấu chín sinh vật

Theo dõi VGT trên

Trên mặt đất, Úc đang trải qua những tháng mùa hè nóng như “tận thế”. Ở đại dương, tình hình còn tồi tệ hơn khi tảo bẹ khổng lồ bị nấu chín.

Úc nóng kỷ lục, nước biến thành nồi lẩu nấu chín sinh vật - Hình 1

Tảo bẹ vốn chỉ quen sống ở nước lạnh, đang chế.t hàng loạt tại vùng biển phía nam Úc.

Theo Wahshington Post, khi Rodney Dillon mặc đồ lặn xuống khu vực vịnh Trumpeter nhiều năm về trước để bắt bào ngư, ông nhận thấy rừng tảo bẹ ở khu vực này “đã trở nên thưa thớt”.

Dillon đã lên bờ và gọi cho một nhà khoa học tại Đại học Tasmania ở Hobart. “Tảo bẹ đang chế.t hàng loạt, ông phải xuống đây và xem ngay”, ông Dillon nhớ lại.

“Không ai có thể ngăn được điều này”, ông Dillon nói với Washington Post về tình trạng tảo bẹ đang bị “nấu chín” trong nước biển theo đúng nghĩa đen.

Tình trạng biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng mạnh đến vùng biển Úc, đặc biệt là những tảo bẹ khổng lồ phát triển ở vùng nước lạnh.

Những thập kỷ gần đây, tốc độ ấm lên của biển ngoài khơi Tasmania, bang cực nam của Úc và là cửa ngõ vào Nam Cực, đã tăng lên gần gấp 4 lần mức trung bình toàn cầu, các nhà hải dương học cho biết.

Úc nóng kỷ lục, nước biến thành nồi lẩu nấu chín sinh vật - Hình 2

Nhiệt nước ở ngoài khơi Tasmania, Úc đã tăng lên 2 độ C sau hơn một thế kỷ.

Hơn 95% tảo bẹ khổng lồ đã chế.t. Đây là loại tảo cao gần 10 mét là nơi sinh sống của một số sinh vật biển hiếm nhất trên thế giới

Tảo bẹ khổng lồ từng có mặt ở khắp dài bờ biển phía đông của Tasmania. Giờ đây, chỉ còn một mảng nhỏ gần Southport, cực nam của hòn đảo, nơi vẫn còn lạnh.

“Tasmania đang ngày càng nóng lên”, Giáo sư Neil Holbrook chuyên nghiên cứu về hiện tượng đại dương nóng lên tại Viện Nghiên cứu Hải dương và Nam Cực thuộc Đại học Tasmania, nói.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Hadley, cơ quan nghiên cứu của chính phủ Mỹ về sự thay đổi khí hậu, một phần bờ biển phía đông của Tasmania đã ấm lên gần 2 độ C.

Vùng nước ấm lên ở Tasmania không chỉ giế.t chế.t tảo bẹ khổng lồ mà còn biến đổi cuộc sống của động vật biển.

Các loài sống ở nước ấm đang bơi xa hơn về phía nam, nơi mà chúng từng không thể tới được cách đây vài năm. Cá thu vua, nhím biển, động vật phù du và thậm chí cả vi khuẩn đến từ vùng nước ấm, đang thống trị các vùng nước lạnh gần Nam Cực.

Ngược lại, các loài sống ở vùng nước lạnh bản địa không biết đi đâu. Những động vật như cá tay đỏ đã quen với dòng nước lạnh gần bờ. Chúng không thể sống vùng nước sâu nếu đi ra xa đến Nam Cực.

“Những loài động vật biển sống Úc có thể biến mất”, Craig Johnson, giám đốc trung tâm sinh thái và đa dạng sinh học tại Viện nghiên cứu biển và Nam cực thuộc Đại học Tasmania nói. “Sẽ có nhiều loài bị tuyệt chủng”.

Úc nóng kỷ lục, nước biến thành nồi lẩu nấu chín sinh vật - Hình 3

Úc đang trải qua một trong những mùa hè khắc nghiệt nhất.

Nước biển ấm lên và trở nên ô nhiễm hơn khiến vỏ ốc trở nên khan hiếm. “20 năm trước, khó có thể đi trên bãi biển mà không dẫm lên chúng, giờ bãi biển chỉ có cát”, Nanette Shaw ở Launceston, hậu duệ của thổ dân Tasmania, nói.

Cách đó 145km trên bãi biển Scamander, bà Patsy Cameron, bạn của bà Shaw, đang tìm vỏ ốc và tảo bẹ để tặng người bạn của mình.

Bây giờ bà mất gần một ngày để tìm đủ vỏ ốc thay vì chỉ hai giờ như trước đây.

“Nếu biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới rong biển, nguồn cung vỏ ốc của chúng tôi sẽ biến mất cùng với rừng tảo bẹ”, người phụ nữ 72 tuổ.i nói.

Video đang HOT

Năm 1950, tảo bẹ khổng lồ bao phủ khu vực trên 9.000.000m2 dọc bờ biển Tasmania, Cayne Layton, một nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu biển và Nam Cực, nói trên Washington Post. Ngày nay, tảo bẹ chỉ bao phủ phạm vi rộng 500.000m2 và nằm rải rác bên bờ biển.

Nghiên cứu gần nhất cách đây 10 năm, ước tính rằng 95% tảo bẹ khổng lồ đã biến mất do nước biển ấm lên và ô nhiễm, Layton cho biết. Điều này có nghĩa tình hình hiện tại có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều.

“Tảo bẹ khổng lồ có tầm quan trọng tương đương với rừng trên đất liền”, Layton nói. “Hãy tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu không có cây cối, một thế giới không có rừng tảo bẹ cũng tương tự”.

Theo danviet.vn

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km

Bộ mặt khu rừng nhiệt đới ở Brazil đang thay đổi và Trung Quốc có trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này với nhu cầu về thịt bò và đậu nành ngày càng gia tăng ở đất nước tỷ dân.

Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, nơi sinh sống của 10% số loài sinh vật được biết đến trên Trái Đất. Và nó đang trả giá cho việc giúp nuôi sống một quốc gia cách đó 17.000 km.

Phóng sự của Channel NewsAsia cho biết từ năm 2015 đến năm 2018, 29.000 km2 diện tích phần thuộc Brazil của rừng Amazon đã bị tàn phá. Đến 80% diện tích đất trống được tạo ra sau các vụ phá rừng xuất phát từ nhu cầu chăn nuôi gia súc.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 1

Phá rừng ở Amazon. Ảnh: Chjannel NewsAsia.

Và bên mua lớn nhất của tất cả số thịt đó là Trung Quốc. Xuất khẩu thịt bò Brazil sang thị trường Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2015, đạt 722.000 tấn trong năm 2018.

Tiêu thụ thực phẩm của Trung Quốc không chỉ tăng lên mà còn thay đổi khi tầng lớp trung lưu ở nước này ngày càng lớn mạnh, nay chiếm gần 30% trong dân số 1,4 tỷ người.

"Ngày càng có nhiều người ăn thịt bò", ông Liu Juan, một người bán buôn thịt bò tại chợ Xinfadi ở Bắc Kinh, nơi có khoảng 8.000 quầy hàng, cho biết. "Nếu chúng tôi chỉ dựa vào sản xuất trong nước thì chúng tôi sẽ không đáp ứng được nhu cầu".

Thực tế, nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc đã tăng khoảng 50 lần kể từ năm 2011, đạt một triệu tấn vào năm ngoái.

Song tình yêu mới chớm nở dành cho thịt bò cũng như nhu cầu về đậu nành tại Trung Quốc đang tạo ra ảnh hưởng đến môi trường và các bộ lạc địa phương cách đó nửa vòng Trái Đất, theo loạt phim China's Growing Appetite (tạm dịch: cơn khát thực phẩm đang gia tăng ở Trung Quốc).

Để thức ăn được đưa lên bàn ở Trung Quốc, cảnh quan tự nhiên sắp bị thay đổi.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 2

Nhu cầu thịt bò đang gia tăng ở Trung Quốc. Ảnh: CNA.

Đàn gia súc lớn nhất thế giới

Trung Quốc tiêu thụ 28% lượng thịt toàn thế giới. Nước này đã quay sang Brazil, quê hương của đàn gia súc lớn nhất thế giới, để đáp ứng nhu cầu về thịt bò.

Chỉ riêng bang Mato Grosso của Brazil đã có khoảng 30 triệu đầu gia súc, gấp 10 lần dân số của bang và nhiều hơn con số 26 triệu đầu gia súc trên toàn Australia.

"Ngày nay, Brazil là quốc gia duy nhất có lượng thịt đủ để nuôi sống Trung Quốc", Arlindo Jose Vilela, chủ trang trại gia súc, cho biết. "Nếu chúng tôi (ở Brazil) có đủ các lò giế.t mổ đạt tiêu chuẩn (của Trung Quốc), chúng tôi có thể xuất khẩu 25% lượng thịt sản xuất ra sang Trung Quốc".

Năm ngoái, Brazil đã xuất khẩu 1,64 triệu tấn thịt bò, 44% trong số đó đã đến Trung Quốc. Đây là lượng xuất khẩu cao nhất trong lịch sử của một nước sản xuất thịt bò. Và đó là một thời kỳ ăn nên làm ra đối với các nông dân.

Giá thịt nửa thân trước đến Trung Quốc đã tăng từ 4,5 USD/kg trong năm 2017 lên 6 USD/kg trong năm nay.

Tuy nhiên, ông Vilela tin rằng trong vòng 10 năm, "chúng tôi sẽ xử lý số lượng nhiều gấp ba đến bốn lần bây giờ". Ông dự đoán: "Thịt bò Brazil sẽ rất phổ biến ở Trung Quốc".

Lý do là những vùng đất chưa được khai thác ở phía bắc Mato Grosso, cho phép nuôi thêm nhiều gia súc để xuất khẩu.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 3

Brazil là nơi có đàn gia súc lớn nhất thế giới. Ảnh: CNA.

Song điều này đã gây ra những hệ lụy, khi rừng Amazon đang bị tàn phá để xây dựng trang trại với tốc độ ngày càng tồi tệ. Trong 9 tháng đầu năm nay, diện tích rừng bị phá đã tăng 93% so với năm ngoái.

Việc bảo vệ rừng và các vùng đất của cư dân bản địa đã bị xem nhẹ đặc biệt kể từ khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhậm chức vào tháng 1. Dưới sự điều hành của ông, nạn phá rừng đang ở đỉnh điểm 10 năm.

"Các chính phủ trước đây quan tâm đến các quy định về môi trường", nhà nông học, trợ lý giáo sư Isaias da Silva Pereira ở Trung tâm Nông học thuộc Viện Liên bang Para, Campus Itaituba, nhận xét.

"Ngày nay, với tất cả những thay đổi này, chính phủ mới dường như đang coi đây là vấn đề thứ yếu, đặc biệt là việc giải tán các cơ quan bảo vệ môi trường liên bang".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 4

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: AFP.

Một trong những trang trại gia súc có đồng cỏ được chuyển đổi từ đất rừng thuộc về Valmir Climaco de Aguiar, thị trưởng của thị trấn Itaituba ở bang Para. Và ông tự hào về trang trại đã mở rộng của mình, không bao giờ bận tâm rằng cây cối bị đốn hạ.

"Chúng tôi không thể sản xuất trong rừng", ông Climaco nói một cách thẳng thừng. "Chúng tôi có hơn 200 triệu người. Chúng tôi phải ăn, sản xuất, bán, xuất khẩu và kiế.m tiề.n".

Ông chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không trả tiề.n cho ông ấy "để bảo vệ rừng". "Khi một quốc gia có năng lực chi tiêu cao và có nhiều người để nuôi sống, thì đó là một quốc gia tốt nhất (để bán cho)", ông nói thêm.

Mặc dù giá cả tăng lên, đất đai rộng lớn ở Brazil khiến thịt bò của nước này trở thành một lựa chọn "kinh tế" để nhập khẩu, nếu so với việc Trung Quốc tự nuôi thêm gia súc.

Trung Quốc chiếm 6 đến 8% diện tích đồng cỏ của thế giới, nhưng chúng đang ngày càng ít đi vì đô thị hóa. Và thịt sản xuất trong nước ở Trung Quốc đã đắt hơn vì chi phí đất đai.

"Ở các nước khác, chủ trang trại là người chăn nuôi gia súc. Họ sở hữu đất đai. Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc phải thuê đất, chịu thêm chi phí", Cheng Guangyan, giám đốc của Viện Phát triển Thực phẩm và Dinh dưỡng, thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, giải thích.

Trong ngành chăn nuôi gia súc ở Trung Quốc, hầu hết là các trang trại quy mô nhỏ. "Trang trại gia súc lớn cần thuê nhân công, vì vậy sẽ có chi phí lao động", ông Cheng nói.

"(Họ cũng) sẽ ký hợp đồng với các trang trại gia đình nhỏ để nuôi bò. Làm như thế sẽ rẻ hơn vì chi phí thuê đất cao".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 5

Thịt sản xuất trong nước ở Trung Quốc đã đắt hơn vì chi phí đất đai. Ảnh: CNA.

"Hãy dừng việc trồng đậu nành ở Amazon"

Trung Quốc vẫn có ngành chăn nuôi khổng lồ, đó là lý do tại sao nước này không chỉ mua thịt bò Brazil mà còn cả đậu nành, một loại ngũ cốc quan trọng để làm thức ăn cho gia súc.

Thuế quan đối với đậu nành Mỹ đã khiến người mua Trung Quốc tìm kiếm ở nơi khác, vì vậy 75% lượng đậu nành nhập khẩu của họ năm ngoái đến từ Brazil, khi các chuyến hàng từ nước này đến Trung Quốc tăng gần một phần ba.

Chẳng hạn, gần như toàn bộ lượng đậu nành trị giá 5 USD được sản xuất hàng năm tại trang trại Santa Guarita đi đến Trung Quốc. Song đó là một "hành trình đắt đỏ", theo chủ trang trại thế hệ thứ hai Joel Strobel.

"Chúng tôi nằm ở giữa lục địa. Vì vậy đối với chúng tôi, chi phí xuất khẩu đậu nành cao bởi vì một khối lượng lớn đậu nành phải chuyên chở bằng đường bộ".

Theo nhóm vận động hành lang về sản xuất và tiêu thụ đậu nành ở địa phương, vận chuyển chiếm 30% chi phí sản xuất ở Brazil, gấp ba lần so với ở Mỹ. Và thách thức hậu cần đang gia tăng khi xuất khẩu tăng trưởng.

Từ trung tâm của ngành nông nghiệp Brazil, bang Mato Grosso, tuyến đường duy nhất của nông dân đến các thành phố cảng phía bắc đất nước là đường cao tốc BR-163 cắt ngang qua rừng Amazon. Đó là quãng đường 1.700 km, lái xe mất hai ngày rưỡi.

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 6

Đường cao tốc BR-163 cắt ngang qua rừng Amazon được gọi là con đường đậu nành. Ảnh: CNA.

Tuy nhiên đến mùa thu hoạch, xe tải có thể bị tắc đường hàng dặm. Một phần đường cũng không được trải nhựa, gây nguy hiểm trong mùa mưa và làm tăng thêm thời gian đi lại.

Để tháo gỡ nút thắt, các dự án cơ sở hạ tầng đã được đề xuất, một trong số đó là xây dựng hơn 40 con đậ.p để biến sông Tapajos và các nhánh của nó ở Amazon thành một tuyến đường thủy công nghiệp phù hợp cho các tàu lớn.

Itaituba, với dân số khoảng 100.000 người và nơi đường cao tốc gặp sông, đang chứng kiến những dấu hiệu thay đổi, chẳng hạn như các dự án xây dựng cảng sông.

Vị trí chiến lược của nó trong việc mua bán đậu nành giữa Brazil và Trung Quốc - và tham vọng của họ trong việc mở ra một mặt trận thực phẩm mới, với sự hỗ trợ của kỹ thuật Trung Quốc - đã khiến ông thị trưởng phấn khích.

Ông không lo lắng về việc vay từ Trung Quốc. "Trung Quốc sẽ thống trị thế giới", ông Climaco tuyên bố. "Nếu không phải là để bán sang Trung Quốc, thì thì cũng không sản xuất quá nhiều đậu nành như vậy".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 7

Ông Valmir Climaco de Aguiar, thị trưởng của thị trấn Itaituba ở bang Para. Ảnh: AFP.

Song cư dân bản địa sống trong rừng không hài lòng với những kế hoạch như vậy. Hiện tại, bộ lạc Munduruku đang cảm nhận được tác động từ những thay đổi gần đây của thị trấn; ví dụ, không còn đủ cá để có thể đán.h bắt.

"Thượng đế đã cho chúng tôi dòng sông này", Brasilino, một trưởng làng, nói. "Chúng tôi có trách nhiệm chăm sóc nó. Nhưng bây giờ chúng tôi không thể làm được điều đó... vì họ đã làm suy kiệt đất đai và mang đến nhiều bệnh tật hơn qua nước bẩn".

Hình thức phát triển kinh tế đi kèm với việc ngăn sông bằng những con đậ.p không phải là thứ ông muốn cho người dân của mình.

"Nó tốt cho chính phủ, nhưng tiề.n lương của người lao động không tăng lên. (Ngay cả nếu có,) cũng là rất ít ỏi", ông nói. "Chúng tôi có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Chúng tôi có thể đi bộ dưới những tán cây và hít thở không khí trong lành".

Ông có điều này muốn nói với Trung Quốc: "Hãy dừng việc trồng đậu nành ở Amazon".

Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km - Hình 8

Một khu bảo tồn cư dân bản địa tại Brazil. Ảnh: CNA.

Nhà hoạt động môi trường Brent Millikan đưa ra quan điểm rằng Amazon "không giống bất kỳ nơi nào khác".

"Ở nơi mà việc đầu tư đang diễn ra, điều quan trọng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc là hiểu được bối cảnh địa phương - về mặt môi trường (và) về mặt văn hóa", giám đốc chương trình Amazon tại tổ chức phi chính phủ International Rivers cho biết.

"Câu hỏi lớn là Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách nào để đảm bảo rằng các khoản đầu tư của họ đang đáp ứng tiêu chuẩn về các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội".

Một số đậ.p trong lưu vực sông Tapajos đã được xây dựng và vận hành, và đã có tác động đến môi trường xã hội, ông nói thêm.

"Nếu bây giờ bạn có một chính phủ khuyến khích các cuộc xâm chiếm đất đai, bạo lực đất đai (và) phá rừng, mọi thứ sẽ gây bất lợi cho người Brazil... đối với người Trung Quốc (và) đối với toàn hành tinh", ông Millikan nói.

Đông Phong
Theo news.zing.vn/Channel NewsAsia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico tuyên thệ nhậm chức
18:21:25 02/10/2024
Ít nhất 45 người di cư bị t.ử von.g ở ngoài khơi Djibouti
17:45:43 02/10/2024

Tin đang nóng

Một mỹ nhân thừa nhận phải l.y hô.n vì quá nhiều người theo đuổi, có nhiều mối tình song 74 tuổ.i vẫn cô đơn
06:30:10 03/10/2024
"Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh kể bị một đàn chị chử.i thẳng mặt và đòi "tác động vật lý"
06:25:08 03/10/2024
Bỗng dưng chồng tặng tôi đôi hoa tai kim cương, biết chủ nhân thật sự của món quà mà tôi vội đem trả lại
05:35:40 03/10/2024
Trách em dâu keo kiệt, không mua sắm đồ cho chồng, tôi ngượng ngùng xấu hổ khi em mở tủ, để lộ những thứ đắt tiề.n bên trong
05:56:00 03/10/2024
DJ Wukong mất điểm khi mang chuyện hẹn hò cá nhân đi kể công khai
06:37:56 03/10/2024
Tên cướp 'đội lốt' thợ sửa xe máy, vẽ tình huống không ai ngờ tới
06:00:36 03/10/2024
Biết tôi định mua nhà 3 tỷ, bạn gái ngỏ ý muốn góp 50 triệu, tôi từ chối nhận thì cô ấy đòi chia tay
05:45:16 03/10/2024
Minh Dự nhờ pháp luật can thiệp sau khi bị "réo" tên vào loạt ồn ào
08:28:11 03/10/2024

Tin mới nhất

Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao: Tác động và giải pháp

09:00:41 03/10/2024
Những thành phố lớn như Cairo, Lagos, Los Angeles, Mumbai và London đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến xói mòn bờ biển, ngập lụt và bão tàn phá.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thứ hai

08:47:22 03/10/2024
Cuộc bỏ phiếu lần này tiếp tục do đối thủ chính của ông Trudeau trong đảng Bảo thủ đối lập đề xuất, trong bối cảnh Chính phủ thiểu số của đảng Tự do đang mất dần sự ủng hộ.

Các hãng hàng không chuyển hướng bay khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông

08:37:54 03/10/2024
FlightRadar24 cho biết một số hãng hàng không đã phải chuyển hướng về phía Nam bởi thành phố Istanbul và Antalya ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên tắc nghẽn.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc lần đầu đi vào Bắc Cực tuần tra cùng Nga

08:34:47 03/10/2024
Theo China Daily, việc tàu Meishan đến Bắc Cực vào ngày 1/10 trùng thời điểm kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Trung Quốc. Sự kiện này cũng đán.h dấu kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Nga.

Rộ tin thành trì miền Đông của Ukraine thất thủ

08:15:19 03/10/2024
Theo các nguồn tin blogger quân sự, Nga đã kiểm soát hoàn toàn thành phố Vuhledar, nơi được coi là thành trì của Ukraine ở miền Đông.

Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy

07:44:48 03/10/2024
Tuy nhiên, Hiệp hội Nông nghiệp Italy Coldiretti ước tính đến nay, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại 500 triệu euro đối với ngành này, chủ yếu do các lệnh cấm nhập khẩu, đồng thời cảnh báo một số nông dân có nguy cơ mất sinh kế.

Pháp điều thêm binh sĩ đến Trung Đông

07:38:48 03/10/2024
Cũng theo Văn phòng Tổng thống Pháp, nước này đã cử Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot đến Trung Đông để thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng.

Tổng thống Serbia: Nga nắm quyền chủ động trong cuộc xung đột ở Ukraine

07:32:30 03/10/2024
Theo ông Vucic, phương Tây, vốn kỳ vọng có thể tiếp tục cung cấp viện trợ cho Ukraine, đang ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc tài trợ cho Kiev khi chiến sự kéo dài và phức tạp.

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

06:29:23 03/10/2024
Giáo sư y khoa chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh và não bộ - ông Eliezer Masliah - đã bị nhà chức trách Mỹ trong lĩnh vực y tế tiến hành điều tra vì có dấu hiệu gian lận trong nghiên cứu.

Ukraine sản xuất đạn dược tăng gấp 25 lần, thử thành công tên lửa đạn đạo

06:20:25 03/10/2024
Ukraine nỗ lực tăng cường năng lực sản xuất quân sự để đối phó Nga nhằm giảm phụ thuộc vào các đối tác và đồng minh phương Tây.

Nghi vấn gian lận 132 nghiên cứu rúng động giới y khoa toàn cầu

06:17:48 03/10/2024
Vụ việc của vị giáo sư thần kinh học hàng đầu thế giới không chỉ làm rúng động giới khoa học, mà còn khiến công chúng hoài nghi về sự liêm chính trong nghiên cứu y khoa.

Helene trở thành cơn bão chế.t chóc thứ 2 ở Mỹ trong vòng 50 năm

06:15:01 03/10/2024
Theo thống kê của CNN, số người thiệ.t mạn.g vì bão Helene đã tăng lên ít nhất 162 người tại 6 tiểu bang Đông Nam nước Mỹ. Điều này khiến Helene trở thành cơn bão gây thiệt hại về người lớn thứ 2 tại Mỹ trong 50 năm qua sau cơn bão Katrin...

Có thể bạn quan tâm

Bật mí 7 cách trị mụn tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Làm đẹp

09:37:13 03/10/2024
Đặt mục tiêu ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm và tạo thói quen đi ngủ thư giãn để thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, điều quan trọng là tránh sử dụng màn hình trước khi đi ngủ để ngủ đủ giấc và giúp thư giãn cơ thể sau một ngày bận rộn.

Phim 'Cám' kịch bản nhiều lỗ hổng nhưng tại sao vẫn thu về 85 tỷ?

Hậu trường phim

09:25:22 03/10/2024
Bộ phim Cám dù đứng đầu phòng vé nhưng vẫn vướng ý kiến trái chiều từ khán giả. Người xem đã chỉ ra nhiều tình tiết vô lý trong phim.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'

Phim việt

09:17:00 03/10/2024
Chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bộ phim Bà già đi bụi của đạo diễn Trần Chí Thành là một tác phẩm nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng đầy xúc cảm về nỗi đau người già.

Sao Việt 3/10: Mai Phương Thúy trẻ trung với tóc ngắn, NSND Thu Quế đón tuổ.i mới

Sao việt

09:10:36 03/10/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy trông trẻ trung, tươi tắn hơn hẳn nhờ mái tóc ngắn, NSND Thu Quế tung loạt ảnh nhân dịp sinh nhật.

"Hoàng tử indie" Vũ: Chỉ cần yêu một người là viết được 3 album

Nhạc việt

09:04:46 03/10/2024
Hiếm khi xuất hiện trên truyền thông, Vũ trải lòng về câu chuyện làm nghề, đằng sau các ca khúc tình yêu do anh viết và sự ngại ngùng trước danh xưng hoàng tử indie .

Bức ảnh "mộc" gây xôn xao của mỹ nhân không tuổ.i Phạm Băng Băng

Sao châu á

08:23:54 03/10/2024
Hình ảnh mới đây của nữ diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng do một người qua đường chụp được gây chú ý trên mạng xã hội.

Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt

Tin nổi bật

07:24:45 03/10/2024
Bộ Công an cho biết, đối với hành vi sửa chữ bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt tung lên mạng xã hội có thể vi phạm và bị xử phạt tùy từng trường hợp.

Cảnh báo suy thận vì loại vi khuẩn trong nước lũ

Sức khỏe

06:26:01 03/10/2024
Bệnh nhân có tiề.n sử bị gút mạn tính phát hiện 2 năm trước. Cách đây khoảng 9 tháng đi kiểm tra sức khỏe công ty có men gan cao, chưa phát hiện xơ gan trước đây.

Độc đáo những quốc gia nằm trọn trong lãnh thổ nước khác

Du lịch

06:12:51 03/10/2024
Trên thế giới có 3 quốc gia vô cùng đặc biệt vì được bao quanh hoàn toàn bởi nước khác nhưng lại thu hút đông đảo du khách ghé thăm.