Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Về đâu hơn 30.000 học sinh lớp 9?

Theo dõi VGT trên

Năm học 2018-2019, TP.HCM có hơn 100.000 học sinh lớp 9, trong khi tổng chỉ tiêu học sinh lớp 10 công lập của TP năm học tới dự kiến khoảng 70.000. Hơn 30.000 học sinh còn lại sẽ đi đâu?

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Về đâu hơn 30.000 học sinh lớp 9? - Hình 1

Cô Minh Tâm, giáo viên toán Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), ôn bài cho học sinh lớp 9/7 chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp – Ảnh: TỰ TRUNG

Trao đổi với T.uổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Năm học 2018 – 2019, toàn TP có hơn 100.000 học sinh lớp 9, dự kiến các trường THPT sẽ tuyển khoảng 70.000 em vào lớp 10 công lập.

Con số này chỉ là dự kiến, theo các số liệu ban đầu, số học sinh lớp 9 năm nay có tăng hơn chút ít so với năm trước nhưng chỉ tiêu tuyển sinh không tăng”.

“Trước đây điểm chuẩn vào lớp 10 ở nhiều trường THPT vùng ven, ngoại thành có năm chỉ 13 – 13,5 điểm (tổng điểm 3 môn thi: toán, văn, ngoại ngữ; trong đó văn và toán nhân hệ số 2, tính ra mỗi môn chưa tới 3 điểm). Những em đạt điểm như vậy học rất chật vật và có tâm lý chán nản, tự ti, có em theo không nổi nghỉ học giữa chừng”

Ông Nguyễn Văn Hiếu

* Tại sao số học sinh tăng nhưng chỉ tiêu không tăng, thưa ông?

- TP.HCM đang tăng cường các biện pháp phân luồng học sinh sau THCS. Lộ trình từ năm 2015 đến 2020, TP phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS hoặc THPT sẽ học nghề tại các trường trung cấp hoặc trung cấp nghề.

Vì vậy, TP sẽ giảm dần tỉ lệ học sinh vào học lớp 10 công lập với mục tiêu đến năm 2020 còn khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học lớp 10 công lập.

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Về đâu hơn 30.000 học sinh lớp 9? - Hình 2

Các em học sinh lớp 10 Trường THPT Gia Định trong ngày khai giảng – Ảnh: TỰ TRUNG

* Vậy nếu học sinh rớt lớp 10 công lập không muốn học nghề thì sao? Trên thực tế, nhiều phụ huynh vẫn chưa muốn hướng con em mình theo học tại hệ thống các trường trung cấp và trung cấp nghề. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Học sinh rớt lớp 10 công lập có thể lựa chọn một trong những con đường học tập khác như: học tiếp bậc THPT ở các trường tư thục; học hệ bổ túc văn hóa ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên với số môn ít hơn ở trường THPT nhưng bằng tốt nghiệp THPT có giá trị như nhau (các em vẫn có thể dự thi vào ĐH như học sinh THPT); học nghề ở các trường trung cấp, trung cấp nghề.

Đúng là một số phụ huynh vẫn còn dè dặt trong việc cho con em mình đi học nghề sau khi học hết lớp 9, quan niệm thích làm thầy hơn làm thợ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận xã hội. TP đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau THCS nhưng chúng tôi làm từ từ chứ không nóng vội. Tính trung bình mỗi năm chỉ giảm 3% số học sinh tốt nghiệp THCS được vào lớp 10 công lập. Song song đó, Sở

GD-ĐT TP cũng yêu cầu các đơn vị trường học thực hiện công tác hướng nghiệp không chỉ cho học sinh lớp 9 mà phải hướng nghiệp cho cả phụ huynh.

Để đạt được mục tiêu phân luồng học sinh sau THCS, tôi cho rằng việc trước hết là phải nâng cao công tác tuyên truyền, vận động để học sinh, phụ huynh học sinh nói riêng, xã hội nói chung chuyển dần nhận thức từ việc học để có bằng cấp sang học để có nghề nghiệp.

* Thế nhưng, một số phụ huynh lại cho rằng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập quá thấp như hiện nay sẽ khiến kỳ thi thêm căng thẳng đối với học sinh và cả giáo viên?

Video đang HOT

- Trên thực tế, không phải 100% học sinh tốt nghiệp THCS đều đăng ký thi tuyển vào lớp 10 công lập. Những năm gần đây, nhiều học sinh đã tự chọn cho mình con đường học tập phù hợp và không đăng ký thi tuyển vào lớp 10 công lập như: học nghề, học văn hóa ở trường quốc tế, trường THPT tư thục, đi du học, học hệ giáo dục thường xuyên…

Chưa kể, trước khi xác định lộ trình phân luồng học sinh sau trung học, chúng tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ và nhận thấy những học sinh yếu, trung bình khi vào học tiếp văn hóa ở bậc THPT là rất vất vả. Nhiều em không theo kịp chương trình, việc học tập trở thành áp lực nặng nề.

Tôi cũng từng gặp trực tiếp một số phụ huynh khi con em họ học văn hóa rất yếu, cháu không thích và không đủ năng lực để học tiếp lên bậc THPT; trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 điểm thi của cháu rất thấp và rớt cả 3 nguyện vọng vào lớp 10 công lập.

Thế nhưng ba mẹ của cháu vẫn yêu cầu con mình phải tiếp tục học văn hóa. Sau một thời gian, học sinh buồn chán, bỏ học. Cuối cùng, phụ huynh mới đồng ý cho con mình đi học nghề. Và rất ngạc nhiên, khi chuyển sang học nghề thì cháu lại học rất tốt.

Sau những trường hợp như thế, tôi vẫn mong giá như các bậc làm cha làm mẹ định hướng cho con em mình ngay từ khi học hết lớp 9 thì sẽ không lãng phí thời gian và t.iền bạc cho những năm mệt mỏi ở trường THPT.

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Về đâu hơn 30.000 học sinh lớp 9? - Hình 3

Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018 – Ảnh: N.H.

* Theo ông, hệ thống các trường trung cấp và trung cấp nghề hiện đang có những lợi thế gì?

- Trước đây, hầu hết phụ huynh đều nhắm vào một mục đích: bằng mọi cách con em họ phải vào được lớp 10 công lập để sau này thi đậu ĐH, CĐ. Vài năm gần đây, một số người đã có cái nhìn thay đổi về hệ thống các trường trung cấp, trường ĐH, CĐ có tuyển sinh hệ trung cấp.

Trước hết, vì bản thân các trường này đang nỗ lực cải thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp đào tạo, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học viên sau khi ra trường.

Thứ hai, hình thức học trung cấp hiện đang có nhiều ưu điểm: học sinh được miễn học phí, ra trường dễ dàng tìm được việc làm và nếu muốn vẫn có thể thi liên thông để học lên bậc ĐH.

Riêng với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì việc chọn học tại các trường trung cấp là rất thuận lợi. Vì theo quy định, học sinh mới tốt nghiệp THCS nếu học nghề sẽ được miễn học phí 100%. Sau khi tốt nghiệp trường nghề, các em có thể đi làm ngay để có thu nhập phụ giúp gia đình; các em cũng có thể học liên thông lên bậc CĐ, ĐH sau khi đi làm.

Hiện nay, các trường nghề còn mở thêm những lớp học bổ túc văn hóa dành cho học sinh có nhu cầu. Các em có thể học song song 2 chương trình: văn hóa và giáo dục nghề nghiệp. Khi ra trường, các em vừa có bằng tốt nghiệp THPT vừa có chứng chỉ nghề.

* Dư luận đang rất quan tâm đến nội dung và cấu trúc của đề thi tuyển sinh lớp 10?

- Ông Nguyễn Văn Hiếu: Chúng tôi cũng đang nỗ lực đổi mới nội dung đề thi tuyển sinh vào lớp 10 theo hướng đ.ánh giá năng lực của thí sinh. Đề thi ra theo hướng này được thực hiện triệt để thì học sinh không cần phải luyện thi và nếu có luyện thi cũng không hiệu quả. Đây là phương pháp quan trọng để giảm căng thẳng cho thí sinh.

Quan điểm ra đề thi tuyển sinh lớp 10 theo hướng đổi mới của Sở GD-ĐT TP là: học sinh phải hiểu bài và biết cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế chứ không thể học tủ, học vẹt như trước.

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Về đâu hơn 30.000 học sinh lớp 9? - Hình 4

Tổng số học sinh lớp 9 và chỉ tiêu lớp 10 công lập của TP.HCM những năm gần đây – Nguồn: Sở GD-ĐT TP.HCM – Đồ họa: TẤN ĐẠT

Ngày 2, 3-6 thi vào lớp 10

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM sẽ diễn ra ngày 2 và 3-6. Thí sinh sẽ thi 3 môn: văn, toán, ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Đức). Mỗi thí sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng vào lớp 10 thường, 4 nguyện vọng vào lớp 10 chuyên và lớp 10 không chuyên trong trường chuyên, 2 nguyện vọng vào lớp 10 tích hợp.

Điểm xét tuyển vào lớp 10 là tổng điểm 3 bài thi (trong đó bài thi ngữ văn và toán hệ số 2, bài thi ngoại ngữ hệ số 1) và điểm ưu tiên (nếu có). Năm nay, thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, TP.HCM không cộng điểm khuyến khích đối với thí sinh có chứng chỉ nghề và thí sinh được công nhận là học sinh giỏi cấp TP.

Ngày 11-3, Sở GD-ĐT TP cũng đã thông báo sẽ tuyển 1.645 học sinh vào lớp 10 chuyên tại các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi và Nguyễn Hữu Huân.

HOÀNG HƯƠNG thực hiện

Theo tuoitre

Thi vào lớp 10: Được - mất khi "ủn" con vào trường top

Mục tiêu trường chuyên, lớp chọn bao giờ cũng là điểm đến đáng mơ của rất nhiều phụ huynh khi có con chuẩn bị thi vào 10. Nhưng cái được và mất khi theo đuổi mục tiêu này thì không phải phụ huynh nào cũng lường hết được.

Khi chọn trường, kén lớp cũng là một áp lực

Mong muốn cho con học trường chuyên, lớp chọn vì môi trường và chất lượng giáo dục ở những nơi này sẽ đảm bảo hơn, tốt hơn là tâm lí chung của rất nhiều phụ huynh khi chọn trường, lớp cho con. Đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

Bên cạnh đó sức hút mang tính thương hiệu từ những trường, lớp chất lượng cao cũng chính là cơ sở để khẳng định năng lực của học sinh vì chất lượng đầu vào bao giờ cũng cao hơn so với những trường nằm ở TOP dưới. Có cha mẹ nào lại không kỳ vọng, không tự hào và cảm thấy vẻ vang khi được "khoe" với người khác rằng con mình được vào trường chuyên, lớp chọn?.

Xuất phát từ những lí do trên mà đa số phụ huynh trong những kỳ thi chuyển cấp như thi vào 10 đều có tâm lí chọn trường, kén lớp cho con. Có những cha mẹ còn áp đặt con chọn theo ý mình mà không đ.ánh giá đúng năng lực của con, thiếu sự định hướng đúng đắn cho con trong việc đưa ra mục tiêu và lựa chọn.

Thậm chí có những phụ huynh dù biết năng lực của con có hạn nhưng vẫn chọn cách "đi đường vòng" để con được vào trường chuyên, lớp chọn.

Cũng chính từ thực trạng này mà gây ra áp lực rất lớn cho học sinh, các em bị ép học, bị áp đặt từ chuyện học đến chuyện điểm số để có thể giành được tấm vé vào trường chuyên. Nhiều em phải học thêm tràn lan, từ học chính ở trường đến các lớp học thêm, rồi lại học gia sư tại nhà. Lịch học dày đặc kiến khiến các em không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nên căng thẳng càng gia tăng.

Còn với trường hợp những học sinh không có năng lực thật sự thì các em rất dễ bị đuối sức, mất phương hướng và tinh thần bị sa sút, thậm trí mắc phải trầm cảm trong cuộc chạy đua khốc liệt này, khi mà kỳ vọng của gia đình đặt lên vai các em là quá lớn và vượt quá sức.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Hải Liên (Thanh Xuân) cho biết: "Mình từng có kinh nghiệm đồng hành cùng con trong kỳ thi vào 10 nên mình hiểu rất rõ thực trạng này. Theo mình việc chọn trường, kén lớp cho con bắt nguồn từ tâm lí "con gà ghét nhau tiếng gáy" của rất nhiều cha mẹ. Nhiều người mong con vào trường chuyên để được vẻ vang mà ép con học, gây áp lực rất lớn cho con."

Nhìn nhận về thực trạng này, cô Nguyễn Thị Mai Hương - Phó chủ nhiệm khối song ngữ trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên Tiếng Anh tại HOCMAI chia sẻ: Thực trạng chạy đua vào trường chuyên, lớp chọn, trường Top đầu gây nên sự căng thẳng, áp lực với phụ huynh, giáo viên, nhà trường, đặt gánh nặng lên vai học sinh. Thay vì đó, cha mẹ nên chọn trường, lớp phù hợp với năng lực của con, với sở thích của con.

Thi vào lớp 10: Được - mất khi ủn con vào trường top - Hình 1

Một thí sinh khóc sau khi làm bài thi không tốt trong kỳ thi vào lớp 10

Đừng để động lực thành áp lực

Xét một cách khách quan thì việc cha mẹ đặt mục tiêu trường chuyên, lớp chọn chính là cách để tạo động lực cho con phấn đấu vươn lên trong học tập. Nhưng mọi sự lựa chọn thì cần đặt trong thực tế và xuất phát từ hai chiều, nếu không sẽ hoàn toàn phản tác dụng, trở thành áp lực quá nặng nề cho các con.

Lan Hân, một học sinh ở quận Hai Bà Trưng, chuẩn bị thi vào 10 và hiện đang là "nạn nhân" của chính bố mẹ mình với mục tiêu trường chuyên, lớp chọn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Em được bố mẹ định hướng vào trường chuyên. Mỗi ngày em phải rời khỏi nhà từ 6h30 sáng và trở về khi đã gần 10h đêm vì mẹ đăng ký cho em học ở nhiều nơi. Em đang cố gắng vì kỳ vọng của bố mẹ, nhưng thực sự rất áp lực và mệt vì lịch học và điểm số.!".

Cùng chịu áp lực trong việc cạnh tranh tấm vé vào trường Top của Hà Nội, Mạnh Thắng - học sinh lớp 9 một trường ở quận Cầu Giấy chia sẻ: "Từ đầu em đặt mục tiêu là trường THPT Cầu Giấy. Tuy nhiên đến tầm này em cảm thấy mình thật sự đuối sức vì phải "chạy sô" học thêm quá nhiều nơi, quá nhiều thầy. Nhiều khi kiến thức nạp vào đầu bên này thì lại chạy ra bên kia, hoang mang, lo sợ, mà không dám nói với bố mẹ vì sợ mọi người thất vọng về mình".

Đó cũng là tình trạng của không ít học sinh khác khi đang cố gắng vì kỳ vọng, mong muốn của gia đình.

Không chỉ là động lực hay thậm chí là áp lực, việc "ủn" con lao vào cuộc chiến trường top, trường chuyên đôi khi còn làm mất cơ hội vào các trường phù hợp với năng lực của con.

Đến giờ này, sau gần 1 năm, chị Hạnh (Ba Đình) vẫn không khỏi ân hận vì sự lựa chọn mà chị đã vừa động viên, vừa ép con vươn tới. Với sức học chỉ ở mức khá ở lớp, bản thân Huyền (con gái chị Hạnh) đã đưa ra lựa chọn thi vào trường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, chị Hạnh cho rằng con lựa chọn mục tiêu dễ dàng là do lười học, không muốn cố gắng. Vì thế, chị đã ra sức thuyết phục con chọn trường Phan Đình Phùng và tiếp sức bằng cách cho con đi học thêm ở rất nhiều lớp.

Tuy nhiên, càng về những ngày cuối trước khi thi, con gái chị Hạnh càng rơi vào trạng thái đờ đẫn, đến lớp học thêm chỉ ngủ gật, gặp bài khó là sợ hãi, luống cuống. Tuy nhiên, Huyền không dám nói với mẹ để đổi nguyện vọng vì sợ bị mắng. Em vẫn hàng ngày đến lớp từ sáng đến tối, về nhà lại ngồi vào bàn học đến khuya nhưng đầu óc trống rỗng. Ngay khi thi xong, Huyền đóng cửa khóc, không chịu tiếp xúc với ai vì em biết, nguyện vọng để vào trường Phan Đình Phùng sẽ không thành hiện thực. Và, cuối cùng, chị Hạnh đã phải chạy đôn chạy đáo tìm cho con một trường tư thục.

"Tôi đã làm con mất đi cơ hội được vào một trường công phù hợp với năng lực của con chỉ vì tôi không tỉnh táo nhìn vào thực lực của con. Đấy là lỗi của tôi." - chị Huyền chia sẻ.

Thi vào lớp 10: Được - mất khi ủn con vào trường top - Hình 2

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc chia sẻ tại Hội thảo Cùng con chinh phục kỳ thi vào 10)

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc, Hiệu trưởng trường THCS Trung Tú (Hà Nội) trong buổi Hội thảo "Cùng con chinh phục kỳ thi vào 10" vừa được HOCMAI tổ chức tại Hà Nội đã chia sẻ: Việc kén chọn trường tốt cho con là điều dễ hiểu, thể hiện bố mẹ rất quan tâm tới việc học của con, mong muốn cho con có môi trường học tốt nhất. Tuy nhiên việc kén chọn cần hiểu và thực hiện đúng hướng hơn, thay vì chỉ nhắm vào các trường top đầu thì bố mẹ hãy nhắm cho con trường tốt nhất theo năng lực của con, tất nhiên có thể nhỉnh hơn chút để con có động lực vươn tới nhưng không nên quá sức. Để làm được điều đó, cô Ngọc cũng đã đưa ra 3 vấn đề phụ huynh cần nắm khi bố mẹ cùng con chọn trường:

Một là, hiểu được năng lực, nguyện vọng của con. Phụ huynh có thể trao đổi với con, với giáo viên dạy con trên lớp, xem qua kết quả học tập hàng ngày của con để xác định được năng lực của con.

Hai là, tìm hiểu các trường THPT phù hợp với con. Có thể là các trường chuyên, các trường phổ thông trong tuyến tuyển sinh. Tìm hiểu về điểm chuẩn, tỉ lệ chọi các năm gần đây, thông tin tuyển sinh năm nay cùng các vấn đề khác như cơ sở vật chất, các hoạt động... Từ đó lọc lại 2-3 trường mục tiêu.

Ba là, cùng con xác định mục tiêu và lên kế hoạch học tập.Từ 2-3 trường đã chọn, cùng con xác định mục tiêu cần hướng tới, mức điểm để có thể đậu nguyện vọng 1, trường xét nguyện vọng 2, điểm cho từng môn. Bố mẹ đồng hành, chia sẻ cùng con trong học tập, đảm bảo điều độ giữa học và các hoạt động khác. Xác định rõ ràng như vậy cũng giúp con giảm áp lực học tập, thi cử và đạt hiệu quả cao trong học tập.

Tóm lại, việc kén chọn trường cho con cần dựa vào năng lực và nguyện vọng của con, không nên vì kỳ vọng của bố mẹ mà vô hình chung tạo thêm áp lực cho con.

Hoàng Hải

Theo vnmedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Đám cưới Midu xảy ra "hỗn chiến", 2 khách mời nữ tranh nhau "giật nát" thứ này
13:31:28 01/07/2024
Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Midu và chồng Minh Đạt bị chụp lén trong thang máy sau đám cưới, kè kè gây bão
14:30:57 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Midu có 1 hành động khiến mẹ Minh Đạt hài lòng và loạt chi tiết phơi bày quan hệ con dâu - nhà chồng tại lễ cưới hào môn
17:39:51 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lưu Sở Điềm: Tiểu mỹ nhân Cbiz bị cấm "dao kéo", khiến Triệu Lộ Tư "nhục mặt"

Sao châu á

19:40:04 01/07/2024
Lưu Sở Điềm là một diễn viên nhí xứ Trung. Cô bé từng gây sốt cả châu Á khi vào vai Tiểu Mị Nguyệt trong phim Mị Nguyệt Truyện. Dù còn rất nhỏ nhưng cô béđã được đóng phim cùng các ngôi sao hạng A như Tôn Lệ, Lưu Đào, Tưởng Hân,...

Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Sức khỏe

19:37:50 01/07/2024
Gạo trắng sẽ tốt khi dùng với số lượng hạn chế và kết hợp với nhiều rau và protein để làm cho nó bổ dưỡng và phức tạp hơn. Khi muốn giảm cân, thay vì gạo trắng, nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như:

Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới

Netizen

18:42:02 01/07/2024
Vanga có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với những người tin tưởng và quan tâm đến thế giới tâm linh. Bà là nhà tiên tri, nhà nghiên cứu thảo dược nổi tiếng của Bulgaria, sinh ngày 31/01/1911 và mất ngày 11/8/1996.

Ngày cưới 3 cô người yêu cũ của chồng đến tặng quà, đến tối vừa mở ra xem mà tôi đỏ hết mặt

Góc tâm tình

18:36:14 01/07/2024
Vì cả ba người đó dù sao cũng là khách mời, họ còn nhiệt tình chúc mừng chúng tôi trăm năm hạnh phúc. Lúc mở quà ra xem, tôi và chồng trố mắt nhìn nhau.

Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang vệ tinh quan sát mặt đất

Thế giới

18:35:32 01/07/2024
Ngày 1/7, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang theo Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 nhằm thúc đẩy những tham vọng về vũ trụ của nước này sau vụ phóng thất bại vào năm ngoái.

Snow White's Revenge bị chê là rác phẩm, nữ chính diễn xuất đơ như tượng

Phim châu á

18:31:13 01/07/2024
Bộ phim Snow White s Revenge (tên cũ Scandal) đã lên sóng được hai tuần và đang nhận về rất nhiều phản ứng gay gắt từ người xem. Trái ngược với kỳ vọng là phim sẽ vực dậy nhà đài, nó kéo rating khung phim hàng ngày của KBS xuống chạm đá...

XMEN lên ngôi vô địch FVPL Summer 2024

Mọt game

18:01:33 01/07/2024
Đ.ánh bại đối thủ SOLO với tỷ số 3-1, XMEN chính thức trở thành nhà đương kim vô địch Việt Nam bộ môn EA Sports FC Online.

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Dũng dùng 'mỹ nam kế' để ký hợp đồng?

Phim việt

18:00:02 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 26: Yên phản đối việc sếp Vinh muốn Dũng dùng mỹ nam kế ; Bảo muốn tất tay để làm giàu; Diễm đưa Dũng đi cấp cứu.

Hoa khôi Tăng Huệ Văn đình đám một thời ra sao khi rời showbiz?

Sao việt

17:56:06 01/07/2024
Nhiều năm vắng bóng, Tăng Huệ Văn vẫn giữ được vẻ ngoài rạng rỡ. Cô hiện tập trung chăm lo tổ ấm, đồng thời phát triển công việc kinh doanh.

Vụ quảng cáo cơm tấm: Anh Tây dùng sai công thức, CĐM tranh cãi

Trẻ

17:54:53 01/07/2024
Vừa mới đây, các cư dân mạng không ngừng xôn xao khi xuất hiện đoạn quảng cáo tương ớt của một thương hiệu lớn, mà nội dung chính là một vị thực khách Tây ăn cơm tấm với tương ớt

Lý Hùng khóc cùng em gái Lý Hương trên sóng truyền hình

Tv show

17:53:52 01/07/2024
Tài tử điện ảnh Lý Hùng cùng với em gái Lý Hương xuất hiện trong chương trình Khách sạn 5 sao vừa phát sóng. Họ chia sẻ về nghề và cùng khóc khi nhắc đến cố NSND Lý Huỳnh.