Tuổ.i nhỏ nhưng ý lớn

Theo dõi VGT trên

Lãnh đạo TP HCM mong muốn phụ huynh lắng nghe con trẻ nhiều hơn, không chỉ học kiến thức mà còn trau dồi kỹ năng xã hội

Tuổ.i nhỏ nhưng ý lớn - Hình 1

Các cháu thiếu nhi vui vẻ trò chuyện với các lãnh đạo TP HCM

Sáng 24-2, lãnh đạo TP HCM đã có buổi gặp gỡ 170 thiếu nhi, đội viên tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt đội. Đây là chương trình thường niên của lãnh đạo TP vào mỗi dịp đầu năm để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để thiếu nhi TP học tập, vui chơi và phát triển toàn diện.

Sợ xe buýt chạy ẩu

Phát biểu gợi mở, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nhắn nhủ: “Trong không khí ấm áp đầu năm mới, các em hãy mạnh dạn những điều quan tâm, trăn trở. Các cô chú sẽ lắng nghe. Tất cả ý kiến của các em sẽ được tiếp thu chân thành, nghiêm túc, cầu thị, từ đó tạo ra môi trường sống, học tập, sinh hoạt chất lượng hơn”.

Được lời như cởi tấm lòng, các em phản ánh tình trạng xe buýt chạy ẩu, đường “ổ voi” gây nguy hiểm cho người đi. Nguyễn Duy Nguyên – học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nguyễn Cư Trinh (quận 2) – cho rằng xe buýt chạy rất ẩu, gây mất an toàn cho hành khách lẫn các phương tiện giao thông khác. Trương Tấn Phát – học sinh lớp 7 Trường THCS Hoàng Quốc Việt (quận 7) – bày tỏ không hài lòng về phương tiện giao thông công cộng: “Tuyến xe buýt số 20 chạy từ Bến Thành – Nhà Bè quá cũ. Nhìn xe, tụi con không dám đi vì sợ xảy ra chuyện gì không hay”. Việt đề nghị sớm thay thế bằng những xe buýt mới, an toàn hơn.

Cũng liên quan đến giao thông, Như Ngọc Huỳnh Như – học sinh lớp 4, quận 12 – cho hay gần Công viên Phần mềm Quang Trung có một con đường dài nhưng không được trang bị đèn đầy đủ dù rất đông học sinh, sinh viên, người dân thường xuyên qua lại. Chỉ rõ là đường Đông Bắc (khu phố 1, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12), cô học trò này nói: “Đường rất nhiều ổ gà, dằn xóc lại có đá, hố nước rất dễ té. Từ 18 giờ đường rất tối, rất nguy hiểm nhưng không có đèn, đoạn có đèn thì không bật. Bạn con và mẹ bạn ấy từng bị té rất nhiều lần. Con đề xuất các cô quan tâm cải thiện đường này”. Còn Huỳnh Thị Kim Tuyết – học sinh 6A10, huyện Nhà Bè – cảnh báo tình trạng một số cầu ở địa bàn này có nguy cơ sập như cầu Long Kiểng vừa qua. Cụ thể là cầu Rạch Tôm, Rạch Dưa… Tuyết đề nghị có phương án cải tạo để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Trước quá nhiều bất an đến từ cơ sở hạ tầng giao thông được các em đặt ra, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Bùi Xuân Cường cho biết ngành sẽ rà soát, kiểm tra, vấn đề nào khắc phục được thì sẽ tiến hành ngay. Theo ông Cường, trong những năm gần đây, TP đã thay mới rất nhiều xe buýt và sẽ tiếp tục trong năm 2018 để tăng chất lượng phục vụ. Đối với đường Đông Bắc, ông Cường thông tin đang vướng về pháp lý. Trong thời gian chờ gỡ điểm vướng này, Sở GTVT TP sẽ phối hợp quận 12 duy tu và lắp đèn trước. Về những cầu có nguy cơ sập ở khu vực Nhà Bè, giám đốc Sở GTVT TP cho hay TP đã có quyết định đầu tư 2.000 tỉ đồng cho 4 cầu ở đây nhưng do việc giải phóng mặt bằng khó khăn nên chưa thực hiện được.

Đừng tạo áp lực

Chuyện bị bắt học nhiều cũng được các em bày tỏ với lãnh đạo TP. Em Trần Văn Kiệt – học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3) – nói nhiều phụ huynh đi làm từ sáng tới tối không có thời gian trò chuyện cùng con.

“Với một học sinh cuối cấp, áp lực cũng là điều cần thiết để các em cố gắng nhưng nhiều phụ huynh thiếu , gây áp lực quá khiến con cái rất căng thẳng” – Kiệt bày tỏ và hy vọng nhà trường có thể trao đổi riêng với phụ huynh, đừng tạo thêm áp lực cho con cái. Đây cũng là mong muốn của em Dương Ngọc Quỳnh Như – học sinh Trường THCS Nguyễn Hiền (quận 12). Ở khía cạnh khác, Đoàn Lê Sơn, học sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Bàng (quận 5) – trăn trở nhiều bạn học lớp 8-9 nhưng không biết quét nhà, lau nhà, nấu cơm… Sơn mong các bạn không chỉ học giỏi mà còn biết tự lập. Sơn đề nghị đưa tiết học kỹ năng sống vào chương trình học chính khóa.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng rằng ông đã chứng kiến những gia đình đi ăn sáng, thay vì nói chuyện trao đổi với nhau thì mạnh ai nấy “quẹt” điện thoại. Ông mong thiếu nhi TP dành thời gian tham gia hoạt động xã hội, không chỉ biết học mà phải biết kỹ năng và có kỹ năng sống tốt, nhất là trong điều kiện ngày càng hội nhập như hiện nay. Do đó, ông đề nghị các em hết sức quan tâm đến các môn học về xã hội, văn hóa, đặc biệt là môn lịch sử. Theo ông, các nhà quản lý giỏi, lãnh đạo tài ba đều có kiến thức rất sâu về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật. Nên chú trọng các môn toán, Anh văn, công nghệ thông tin là đúng nhưng đừng quên nền tảng căn bản tác động rất lớn đến phát triển con người là các môn xã hội nhân văn.

Chủ tịch UBND TP đán.h giá ý kiến của các em rất hay, rất sát thực tế. “Tuy nhỏ mà ý rất lớn. Tôi đán.h giá rất cao, đều là ý toàn diện các lĩnh vực” – ông Phong nói.

Video đang HOT

“Đặt hàng” thiếu nhi

Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã “đặt hàng” ngược lại cho thiếu nhi nhiều vấn đề cần chung tay thực hiện. Thứ nhất là tham gia an toàn giao thông bằng các hành động cụ thể như tuân thủ pháp luật về giao thông, làm tuyên truyền viên cho chính những người thân trong gia đình. Thứ hai là cùng lãnh đạo TP thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Thứ ba là mặc dù TP đang xây dựng TP thông minh, người dân sử dụng các thiết bị điện tử thông minh ngày càng phổ biến nhưng học sinh không nên quá lệ thuộc vào thiết bị mà cần tăng cường văn hóa đọc, dành thời gian quan tâm người thân, bạn bè.

Lắng nghe con trẻ nhiều hơn cũng là điều mà Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân gửi gắm. Theo ông, học các môn chính rất cần nhưng không phải là tất cả. Học sinh cần có nền tảng xã hội tốt. Học làm người, học làm nghề. Học để có khả năng sáng tạo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Theo NLĐ

Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm

"Tuy đã học lớp 8-9 nhưng nhiều bạn không biết làm những việc nhà cơ bản như quét nhà lau nhà, nấu cơm... Đó là điều con trăn trở. Con nghĩ rằng các bạn học sinh vừa phải học giỏi, vừa phải biết tự lập sau này".

Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm - Hình 1

ảnh minh họa

Đó là ý kiến của em Đoàn Lê Sơn, học sinh lớp 9 THCS Hồng Bàng, Q.5 đặt ra tại cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và thiếu nhi TP, diễn ra sáng 24-2.

Buổi gặp gỡ diễn ra rất sôi nổi, các em thiếu nhi liên tục giơ tay xin phát biểu, chỉ trong khoảng 45 phút đã có 30 em phát biểu. Các ý kiến đều được Chủ tịch UBND TP, giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa Thể thao trả lời.

Đừng dạy microsoft 2003, Pascal nữa...

Ý kiến của em Đoàn Lê Sơn "mở hàng" cho loạt phát biểu sôi nổi. Sơn cho biết trong tiết sinh hoạt dưới cờ, các thầy cô hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng xã hội. Nhưng học sinh quá đông hơn 3.000 thì việc hướng dẫn chưa thực sự hiệu quả.

"Tuy đã học lớp 8-9 nhưng nhiều bạn không biết làm những việc nhà như quét nhà lau nhà, nấu cơm... Đó là điều con trăn trở. Con nghĩ rằng các bạn vừa phải học giỏi, vừa phải biết tự lập sau này", Sơn nói.

Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm - Hình 2

Tiết mục văn nghệ tái hiện câu chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sơn đề nghị đưa tiết học kỹ năng sống vào trong chương trình học, trở thành chính khóa. Khi đó số lượng học sinh ít hơn thì hiệu quả hơn, không chỉ thầy cô mà ngay cả các bạn trong lớp biết cũng có thể chỉ lại cho các bạn khác.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Hồng Sơn cho biết việc sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa đã được TP quan tâm từ lâu, nhưng đúng là cũng còn nơi này nơi khác chưa thực sự hiệu quả. Ông cũng nói thê, việc đào tạo nghề trong nhà trường đều là để giúp các em có những kỹ năng cuộc sống, đó là các nghề gần gũi như trồng rau nuôi cá nuôi heo ở vùng ngoại thành, chụp hình, nấu ăn...

Nhiều ý kiến thẳng thắn góp ý việc dạy và học trong nhà trường. Một em học sinh đề nghị: Về môn tin học, lớp 8 sẽ học ngôn ngữ lập trình pascal, hiện đã lỗi thời ít người sử dụng, đề nghị có thể đưa vào các chương trình lập trình mới.

Đề nghị điều chỉnh giờ làm giờ học

Một em học sinh nam đề nghị TP điều chỉnh giờ làm việc và giờ học. Theo em, nên điều chỉnh giờ bắt đầu công việc trễ hơn chút, từ 8-8g30 hàng ngày, để được ngủ nhiều hơn. "Nhờ ngủ nhiều hơn mà làm việc minh mẫn hơn, năng suất hơn và cũng rút ngắn thời gian nghỉ trưa lại. Vì giờ nghỉ trưa người ta thường hay ngủ trưa làm đầu óc ì ạch và làm việc chiều không hiệu quả được", em học sinh này nói.

Em Linh Hiếu, học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Du (Q.Gò Vấp) thì đề nghị xem lại chuyện học nghề trong trường cấp hai. Hiếu kể, khi hỏi các anh chị lớp trên thì đều nói mục đích học nghề là để được cộng điểm tuyển sinh vào lớp 10, là không đúng với tinh thần mà Bộ Giáo dục đào tạo đề ra.

"Con mong lãnh đạo TP có thể xem xét bỏ chương trình này được không. Nếu không thì có thể thay thế, cải tiến cho chương trình sinh động, phong phú hơn, có thể thay các buổi học trên lớp bằng việc tham quan ở các xưởng nghề, xí nghiệp để hiểu rõ hơn về nghề mình đang học?", Hiếu nói.

Em cũng cho biết hiện nay khi dạy trong trường, nhiều nơi thậm chí còn dùng phần mềm microsoft 2003 để dạy rất là lạc hậu, trong khi hiện nay bên ngoài khi làm việc người ta đã sử dụng đến Microsoft 2010, 2016 rồi...

Em Bảo Nghi, học sinh lớp 7 THCS Hà Huy Tập Q.Bình Thạnh thì góp ý nội dung dạy về giáo dục giới tính, tuổ.i dậy thì. Em cho rằng nên dạy những vấn đề thiết thực như giữ gìn vệ sinh cơ thể khi đến tuổ.i dậy thì, cách tự vệ...

Em Nguyễn Lý Nhã Thi, học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4 thì góp ý nên có trang facebook riêng cho học sinh, bởi hiện nay facebook đã rất phổ biến, em cũng có tài khoản và thường lên mạng để nói chuyện với bạn bè về chuyện học tập..

Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm - Hình 3

Em Trần Văn Kiệt: Áp lực là cần thiết, nhưng... Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nói chuyện với phụ huynh: đừng tạo áp lực cho con cái

Em Trần Văn Kiệt, học sinh lớp 9 trường Lê Quý Đôn, Q.3 thì , nhiều phụ huynh đi làm từ sáng tới tối không có thời gian trao đổi với con cái. Kiệt , với một học sinh cuối cấp, áp lực cũng là điều cần thiết để các em cố gắng, nhưng nhiều phụ huynh thiếu , gây áp lực quá nhiều khiến con cái rất căng thẳng.

"Con hi vọng nhà trường có thể trao đổi riêng với phụ huynh để họ hiểu hơn về áp lực của con em mình", Kiệt nói.

Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm - Hình 4

Em Dương Ngọc Quỳnh Như mong phụ huynh hiểu, việc con cái tham gia hoạt động đội. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Em Dương Ngọc Quỳnh Như, học sinh trường THCS Nguyễn Hiền Q.12 cũng , bản thân em rất yêu thích hoạt động đội, nhưng nhiều phụ huynh chưa hiểu, cho rằng đây là những trò vô bổ tốn thời gian. "Em hi vọng là nhà trường sẽ có những buổi trao đổi với các bậc phụ huynh để họ hiểu rõ hơn, để các bạn thích tham gia hoạt động đội được thể hiện chính mình".

Vấn đề này, chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng , ông đã chứng kiến những gia đình đi ăn sáng, thay vì nói chuyện trao đổi với nhau thì mạnh ai nấy "quẹt" điện thoại.

Lắng nghe con trẻ nhiều hơn cũng là điều mà Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gửi gắm. Ông đán.h giá cao những ý kiến của các bạn thiếu nhi tại buổi gặp gỡ. Nhưng đồng thời cũng cho rằng, có nhiều ý kiến có thể trao đổi và giải quyết ngay từ ở trong nhà trường, từ quận huyện chứ không cần phải để lên tới cấp thành phố.

Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm - Hình 5

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với thiếu nhi TP. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là vấn đề nhà vệ sinh trong trường học không đảm bảo. Là vấn đề đèn đường không sáng, vấn đề xả rác... Bí thư chủ tịch quận huyện nên gặp gỡ các trường trên địa bàn để giải quyết phản ánh của các em.

Về ý kiến của một số em đề nghị chương trình học phải quan tâm hơn đến các "môn phụ", chứ không chỉ chăm chú vào các môn Toán, tiếng Anh, các môn tự nhiên khác, các vị lãnh đạo TP cho rằng đây là những ý kiến rất xác đáng.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Toán Lý Hóa rất cần nhưng không phải là tất cả. Học sinh phải có nền tảng xã hội tốt. Học làm người, học làm nghề. Học để có khả năng sáng tạo đóng góp cho quê hương đất nước.

Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm - Hình 6

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong: Ở Havard, người ta không phân biệt môn chính phụ. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong thì đề nghị các em hết sức quan tâm đến các môn học về xã hội, văn hóa, đặc biệt là môn lịch sử.

"Ở Đại học Havard - nơi đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ không phân biệt môn nào là chính môn nào phụ. Các nhà quản lý giỏi, lãnh đạo tài ba đều có kiến thức rất sâu về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật. Nên chú trọng các môn Toán, Anh, CNTT là đúng rồi, nhưng cũng đừng quên nền tảng căn bản tác động rất lớn đến phát triển con người chúng ta là các môn xã hội nhân văn", ông Nguyễn Thành Phong nói.

Theo TTO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diddy chính thức nhận án tù, trả giá cho tội ác kinh hoàng, rúng động toàn cầu
14:31:02 30/09/2024
Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy th.i th.ể người đàn ông mất tích khi đang livestream
15:45:36 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Bà Phương Hằng rao bán kim cương 1000 tỷ, nói lý do không bao giờ livestream
15:32:12 30/09/2024
Con trai Diddy lộ bản chất, từng bị kiện vì những hành vi xấu y hệt bố ruột
14:06:08 30/09/2024
Team Quang Linh hé lộ lý do cho anh Quý nghỉ việc: Lạm quyền và lười biếng?
16:49:55 30/09/2024
'Bà sui' Sóc Trăng nhảy sôi động trong đám cưới, nhiều người nhầm là cô dâu
15:01:01 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm

Sao việt

19:45:25 30/09/2024
Phát ngôn sốc về việc nghỉ học khiến Negav nhận về những phản ứng tiêu cực, một số fan còn thông báo sẽ quay xe vì quá thất vọng.

Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số

Thế giới

19:40:07 30/09/2024
Để đối phó với những thách thức của xã hội già hóa, ông Đỗ Bằng cho biết tại các thời điểm quan trọng, Trung Quốc đã ban hành nhiều quyết định và chính sách nhằm tăng cường công tác ứng phó với quá trình lão hóa.

Ba nhân vật không xuất phát từ các tựa game kinh dị nhưng lại gây "ám ảnh" nhất đối với người chơi

Mọt game

19:03:42 30/09/2024
Thiết kế nhân vật có thể tạo nên một trò chơi thú vị, hoặc phá vỡ chúng vì đơn giản, các nhân vật luôn là yếu tố chính làm nên thành công của bất kỳ trò chơi nào. Điều này đặc biệt đúng với các trò chơi kinh dị

BabySoul (Lovelyz): Rã nhóm lập tức đổi nghệ danh, tổ chức concert solo dằn mặt

Sao châu á

18:56:32 30/09/2024
BabySoul là nữ idol từng là thành viên của nhóm nhạc đình đám Kpop là Lovelyz. Mong phong cách trong veo, ngọt ngào, hình tượng của BabySoul cùng nhóm thời điểm chưa tan rã đã gây đốn tim biết bao fan Kpop.

Xemesis đi du lịch chọn toàn resort đắt nhất Việt Nam, từ hẹn hò đến trăng mật đều không ngoại lệ

Netizen

18:50:10 30/09/2024
Không chỉ nổi tiếng là một streamer có khả năng kinh doanh, Xemesis còn thường xuyên khiến dân tình trầm trồ trước những chuyến du lịch vô cùng sang chảnh.

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

Tin nổi bật

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Hôm nay nấu gì: Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại

Ẩm thực

18:11:34 30/09/2024
Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại. Bữa cơm có món nào cũng ngon và hấp dẫn chẳng ai có thể cưỡng lại được.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 1/10/2024: Tuổ.i Thìn và Dậu có vận may tốt

Trắc nghiệm

18:00:38 30/09/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 1/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Biệt thự trên sườn núi dốc, nhìn ra sân golf ở Tam Đảo

Sáng tạo

17:30:50 30/09/2024
Ngôi nhà nằm trên một sườn núi dốc, nhìn ra một thung lũng rộng lớn với tầm nhìn ra sân golf và dãy núi Tam Đảo. Địa hình dốc mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp nhưng đặt ra thách thức về thiết kế liên quan đến khả năng tiếp cận ở độ cao như v...

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Như đi khám thai tình cờ gặp Chải

Phim việt

17:30:47 30/09/2024
Như sau đó đã đi siêu âm khám thai. Xong khi khám xong, Như đặt xe ôm công nghệ để về, không ngờ tài xế nhận cuốc xe đó lại chính là Chải.

Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp

Sức khỏe

17:26:46 30/09/2024
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.