Tuổ.i 17 của Duyên

Theo dõi VGT trên

Ở tuổ.i 17, Thượng Thị Mỹ Duyên (lớp 12A1, THPT An Nghĩa, Cần Giờ) đã nỗ lực vượt lên nghịch cảnh để hoàn thành vai trò của một người con ngoan.

Tuổi 17 của Duyên - Hình 1

“Cô chủ” chăm chỉ Mỹ Duyên bên xe nước mía…

Trưởng thành vì mẹ và em gái

Kết thúc buổi học lúc 11 giờ, Mỹ Duyên tất tả đạp xe về nhà ngay. Dưới cái nắng trưa gay gắt, mồ hôi vương đầy trên trán, trên lưng áo nhưng chẳng màng, cô bạn bắt tay ngay vào nấu cơm và chuẩn bị sách vở để đưa em gái Mỹ Huyền đi học. Nhìn cô gái mới 17 tuổ.i chăm chỉ, kiên nhẫn nấu cơm, dỗ dành em ăn, tắm rửa chuẩn bị quần áo, đầu tóc cho em đi học dễ thấy được sự chín chắn, trưởng thành hơn cái tuổ.i thật.

Mỹ Duyên phải chín chắn, trưởng thành hơn các bạn cùng trang lứa cũng bởi vì cuộc sống của cô bạn vốn không hề dễ dàng và may mắn. Cha bất ngờ qua đời vì một cơn nhồi má.u cơ tim, Mỹ Duyên, lúc ấy mới học lớp 4 đã nhận rằng “Mình phải cố gắng mạnh mẽ vì mẹ và em”. Cha mất, khó khăn chất chồng nhưng Duyên luôn luôn nỗ lực để là một người con ngoan, một người chị tốt.

Em gái sinh ra chưa một lần thấy mặt cha thỉnh thoảng vẫn ngây thơ hỏi “Cha đâu hả chị?”, những lúc đấy Mỹ Duyên chỉ còn biết ôm em và bảo “Hai chị em mình phải cố gắng học giỏi vì cha em nhé”. Rồi như một người cha, Duyên chỉ bảo và dạy dỗ, kèm cặp em học tập. Mẹ bận rộn trên những chuyến ghe đi cân tôm, cân cá từ 2h sáng để trang trải cho cuộc sống, Duyên lại chăm sóc em từng miếng ăn đến giấc ngủ, chu đáo như một người mẹ.

Không chỉ là một người con ngoan, người chị tốt, Duyên còn là một “bà chủ” chăm chỉ của một quán nước mía. Quán của Duyên chỉ vỏn vẹn chiếc máy nước mía đã cũ bà ngoại để lại cho. Cô bạn vẫn tận dụng thời gian bán nước cho người qua đường để có thể kiếm thêm thu nhập phụ giúp mẹ.

“Mẹ mình thức khuya dậy sớm lo cho 2 chị em ăn học nên mình chỉ muốn đỡ đần để mẹ bớt cực nhọc hơn” – Duyên tâm sự.

Video đang HOT

Mẹ Duyên, cô Kim Huệ không giấu nổi tự sự hào xen lẫn chút chạnh lòng khi nhắc đến con “Duyên nó ngoan ngoãn và biết nghĩ cho mẹ. Giá mà nó có điều kiện học tập tốt hơn thì chắc…”

Tuổi 17 của Duyên - Hình 2

Mỹ Duyên hướng dẫn em học tập…

Học để đổi đời

Đưa em gái đi học xong Duyên lại vội vã trở lại trường cho kịp ca học ôn thi chiều. Những áp lực năm học cuối cấp có vẻ khiến Duyên hơi xanh xao nhưng nhắc đến chuyện thi đại học, cô bạn lại rạng rỡ kể về ước mơ trở thành một giáo viên dạy Toán như ước nguyện của người cha lúc còn sống.

Tuổi 17 của Duyên - Hình 3

Để đi đến những năm tháng cuối cùng này, con đường học tập của Mỹ Duyên trước đó đầy những chông gai. Cô Kim Huệ vẫn không thể quên được những năm tháng khó khăn của con: “ Sức khỏe Duyên yếu nên cứ ngất xỉu liên miên, nằm viện cả tháng, cô phải chạy vạy khắp nơi để lo cho con, thấy nó nằm thở nhọc nhằn, cô chẳng biết phải làm sao cho con”.

“Lực bất tòng tâm” khiến cô bạn từng có ý định nghỉ học để mẹ đỡ vất vả nhưng rồi những lời động viên của thầy cô, bạn bè và ý nghĩ, quyết tâm “Chỉ có học mới có thể thoát nghèo” khiến Duyên đứng dậy, tiếp tục cố gắng và đạt được những thành tích rất đáng nể phục.

Suốt 11 năm liền, Duyên luôn là học sinh giỏi. Không chỉ học giỏi những môn khối A, B là khối chính Duyên chọn thi đại học mà cô bạn còn học rất đều những môn học khác như Sử, Địa. Cô bạn đa năng này còn từng đoạt giải học sinh giỏi Sử, giải nhất tìm hiểu Em yêu Sử Việt, giải nhất Tìm hiểu sức khỏe sinh sản, giải nhì Tiếng hát hoa học đường.

Theo Diệu Thanh/Báo Mực tím

Những học sinh dân tộc thiểu số ghi danh bảng vàng

Dù điều kiện học tập không đầy đủ nhưng bằng sự quyết tâm, nhiều học sinh dân tộc thiểu số đã ghi danh trong bảng vàng những học sinh đạt giải quốc gia, thủ khoa đại học năm nay.

Học để thoát cái nghèo

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng cậu học trò Hoàng Văn Chung, dân tộc Dao, ở xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, Hà Giang vẫn có thành tích học tập rất đáng tự hào: giải ba cấp Quốc gia môn lịch sử, thi đỗ học viện An ninh với số điểm cao.

Những học sinh dân tộc thiểu số ghi danh bảng vàng - Hình 1

Hoàng Văn Chung, người dân tộc Dao.

Gia đình Hoàng Văn Chung có 5 anh em, anh cả lúc nhỏ bị bệnh nặng không có tiề.n chữa trị, nên mang tật nguyền, khiến cho gia cảnh nhà Chung vốn đã khó khăn, càng thêm khó khăn. Cộng thêm bố mẹ ở vùng sâu, vùng xa, không biết chữ, ít quan tâm đến việc học tập của con cái, nên hầu như cậu bé Hoàng Văn Chung phải "tự lực cánh sinh". Với tinh thần hiếu học, Chung kiên quyết xin bố mẹ cho em đi học.

Chung kể: "Có những hôm em đi bộ từ nhà tới trường, bụng đói meo, nhưng chẳng dám kêu ca tiếng nào. Hồi cấp 1, học ở trường không hiểu, về nhà bố mẹ không biết chữ, thắc mắc không biết hỏi ai nên nhiều khi cũng bí lắm. Nhưng em vẫn không nản, những gì không hiểu em ghi lại, sáng mai đến lớp hỏi thầy cô giáo". Nhờ tinh thần hiếu học mà từ lớp 1 đến lớp 9, năm nào Chung cũng là học sinh khá. Học hết cấp 2, trong khi nhiều bạn trong thôn nghỉ học, ở nhà lập gia đình, Chung tiếp tục ra trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Yên Minh để theo học. "Thi cấp 2 xong, bố mẹ cũng không muốn cho em đi học nữa đâu, vì không có người ở nhà làm ruộng. Nhưng em cứ kiên trì thuyết phục, rồi bố mẹ cũng cho đi. Lúc lên trường nội trú, em mới thấy mình kém hơn các bạn rất nhiều, nên lo lắng lắm. Tranh thủ khi các bạn ngủ hết, em lấy sách vở ra xem lại. Những lúc rảnh rỗi, em cũng không dám đi chơi mà chỉ ở nhà học bài", Chung chia sẻ. Nỗ lực hết mình, Chung không những theo kịp mà còn vượt xa các bạn. Được 600.000 đồng học bổng dành cho học sinh vượt khó, Chung dành hết để mua sách tham khảo. Năm lớp 11, Chung tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp quốc gia môn lịch sử nhưng không đạt giải. Đến năm lớp 12, Chung giành được giải ba. Chung cho hay: "Em thích học môn lịch sử lắm. Những gì thầy cô giáo giảng đều để lại ấn tượng sâu trong đầu. Những gì mình học qua rồi thì vẫn nhớ. Hồi đi ôn thi học sinh giỏi, hầu như một ngày em chỉ dám ngủ mấy tiếng, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện học thôi. Phương pháp học môn lịch sử của em cũng đơn giản lắm, ngoài sách giáo khoa, em đọc thêm các tài liệu tham khảo rồi ghi những ý chính ra vở, vừa dễ học lại nhớ lâu". Để tiếp tục theo đuổi con đường học vấn và giảm gánh nặng cho gia đình, Chung đăng ký thi vào Học viện An ninh. Kết quả Chung đậu vào học viện với số điểm khá cao, 22 điểm. "Em chỉ đăng ký duy nhất một trường thôi, nếu rớt chắc chắn em sẽ đi học nghề để vừa làm vừa học phụ giúp bố mẹ. May sao em đã không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, thầy cô và bạn bè". Chung tủm tỉm cười. Mơ ước chữa bệnh cho người nghèo

Với thành tích đạt giải ba quốc gia môn hóa, Diệp Như Quỳnh, người dân tộc Sán Dìu, ở xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đã được tuyển thẳng vào đại học và em đã đăng ký ngay vào đại học Dược Hà Nội, với nguyện vọng muốn trở thành một thầy thuố.c giỏi để giúp đỡ người nghèo.

Những học sinh dân tộc thiểu số ghi danh bảng vàng - Hình 2

Diệp Như Quỳnh trên giảng đường đại học.

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ, Diệp Như Quỳnh đã ngày ngày chứng kiến người cha gầy gò, ngoài việc nương rẫy, ngày ngày vẫn lên rừng hái lá thuố.c để chữa bệnh cho người trong làng. Việc làm nhân đạo đó của cha đã nhen lên trong em ước mơ trở thành một thầy thuố.c và quyết tâm học để thi vào trường dược.

Nhiều năm là học sinh giỏi ở cấp I, cấp II, Quỳnh đã cố gắng học và thi vào trường THPT chuyên Thái Nguyên để có điều kiện học tập tốt hơn. Trường cách nhà hơn 10 km, nhưng vì nhà nghèo, không có tiề.n để trọ lại học, nên sáng nào Quỳnh cũng phải đạp xe đến trường từ 5 rưỡi sáng, rồi chiều tối lại đạp xe về nhà.

Diệp Như Quỳnh chia sẻ: "Đi học xa em sợ nhất là mùa đông, có hôm trời rét đạp xe được đến trường thì chân tay đã bị cước, lạnh cóng không cử động được, có hôm phải hết tiết đầu tay em mới có thể cầm bút viết được bình thường. Nhưng nghỉ học ngày nào là em tiếc ngày đấy, nên em luôn cố gắng không bao giờ nghỉ học. Về nhà thường không có thời gian học vì còn phải giúp đỡ bố mẹ làm nương rẫy, đi lên rừng hái thuố.c nên em thường phải tranh thủ buổi trưa ở trường để học bài, đọc thêm sách tham khảo, về nhà thì thường em chỉ học bài vào ban đêm".Khó khăn là vậy, nhưng thành tích học tập của Diệp Như Quỳnh lại luôn khiến các thầy cô, bạn bè phải khâm phục. Môn hóa là môn học chuyên và cũng là môn học mà Quỳnh có nhiều thành tích nhất khi ngoài giả.i thưởn.g ở các năm học, lớp 12 em đã xuất sắc đạt giải 3 quốc gia môn hóa, và cùng với đó là "tấm vé" vào đại học, toại nguyện được ước mơ. "Vì nhà nghèo nên khi em thi đỗ vào đại học, bố mẹ em vô cùng mừng, nhưng cũng đầy lo lắng. Mẹ em đã khóc vì lo không biết lấy gì để nuôi em học đại học. Thế nhưng bố mẹ em đã động viên em tiếp tục học tập thật tốt và cả nhà cùng quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ đó. Em rất muốn sau này sẽ theo ngành dược cổ truyền để tiếp nối nghề chữa bệnh bằng lá thuố.c của bố em như ước mơ của bố", Diệp Như Quỳnh chia sẻ. Sẽ là bác sĩ vùng cao

Cũng nuôi ước mơ chữa bệnh cho người nghèo, nhưng Hà Thị Tú Linh, người dân tộc Tày, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái lại chọn cho mình chuyên ngành bác sĩ đa khoa, đại học Y Hà Nội, vì em muốn "tự tay mình chữa cho bà con khỏi bị đau, giúp bà con không bị ốm", Hà Linh chia sẻ.

Những học sinh dân tộc thiểu số ghi danh bảng vàng - Hình 3

Hà Thị Tú Linh trong lần đi nhận giả.i thưởn.g học sinh giỏi quốc gia.

Trong gia đình, Linh là luôn là một cô con gái chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ, ngoan ngoãn, học giỏi, có nhiều thành tích cao trong học tập, khiến bố mẹ luôn tự hào mỗi khi đi họp phụ huynh. Trong 3 năm cấp III, Linh đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập như: giải 3 kỳ học sinh giỏi cấp tỉnh môn vật lý, giải nhất tỉnh Casio khu vực năm lớp 11; lớp 12 em lại tiếp tục giành giải 3 Casio khu vực, và đặc biệt là giải 3 quốc gia môn vật lý.

Linh tâm sự: "Sau khi được giải 3 quốc gia môn vật lý, nhiều trường đại học đã gửi giấy trúng tuyển gọi em nhập học, nhưng em vẫn nuôi mơ ước trở thành một bác sĩ để phục vụ quê hương, về với những vùng nghèo khó để chữa bệnh cho đồng bào, nên em đã bỏ qua những cơ hội tuyển thẳng đó. Em đã quyết định thi vào đại học Y Hà Nội dù phải chuyển sang thi khối B và phải thi bình thường như các bạn khác". Với dáng người nhỏ nhắn, gầy guộc, nhưng ý chí quyết tâm khiến Linh trông thật rắn rỏi. Khi được hỏi về những ngày bắt đầu bước chân vào học nghề y, Linh chia sẻ: "Mọi người cứ bảo em lẻo khoẻo thế này thì yếu đuối làm sao mà làm bác sĩ được. Khi mới đi học, được nghe các anh chị đã học kể về những bài học mà sinh viên ngành y phải trải qua để trở thành một bác sĩ, em cũng hơi sợ nhưng mà khi học thì lại thấy thú vị và tự tin hơn. "Các vùng xa ở quê em còn khó khăn, thiếu thốn lắm, học xong em sẽ quay về phục vụ quê hương. Sau này trở thành một bác sĩ, em sẽ là bác sĩ giỏi của các bản làng", Linh quyết tâm.

Theo Trọng Thủy - Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô giáo "dỗi" vì phụ huynh không hỗ trợ mua laptop: Xin lỗi vì gây hiểu nhầm, mong được sửa sai
20:26:33 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Negav phát ngôn "sốc óc" tại concert Anh Trai Say Hi: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa!
23:42:30 28/09/2024
Một nam ca sĩ tiết lộ tới giỗ 100 ngày nhưng mẹ Đức Tiến đóng cửa
22:45:42 28/09/2024
Ashton Kutcher: Bạn thân 20 năm "ông trùm" phạm tội Diddy, ẩn ý về "tiệc trắng"
21:34:04 28/09/2024
Một nam ca sĩ đình đám: "Nổi tiếng rồi tôi vẫn chơi với anh Hoài Linh"
23:31:06 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Hoa hậu Khánh Vân mặc crop top chụp ảnh cưới, Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc
23:36:57 28/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bùi Công Nam b.ị ch.ê

Nhạc việt

06:33:13 29/09/2024
Nam ca sĩ thừa nhận mình đã phải trải qua khoảng thời gian cảm thấy lạc lõng với chính mình dù cuộc sống không hề bị xáo trộn, đến nỗi phải tự nhốt mình trong phòng như tự kỷ hay trầm cảm.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

Thế giới

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Park Bom gọi Lee Min Ho là chồng vì lý do này

Sao châu á

06:10:12 29/09/2024
Vào ngày 27/9, trên Instagram cá nhân của Park Bom bất ngờ xuất hiện hình ảnh nữ ca sĩ cùng Lee Min Ho. Hình ảnh này còn được chú thích là 1 người chồng thực sự khiến cộng đồng mạng náo loạn.

NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"

Sao việt

06:05:54 29/09/2024
Ngay trong đêm, rapper Negav đã lên tiếng thừa nhận lỗi lầm, xin lỗi người hâm mộ và khẳng định 1 điều quan trọng.

Chị em nào thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc nhớ ăn món canh từ "nhân sâm dưới nước", vừa đẹp da lại dễ tiêu hóa

Ẩm thực

05:57:04 29/09/2024
Vào những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải. Hãy cùng vào bếp chế biến món canh vịt củ sen thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Phim 'Độc đạo' trên sóng VTV giờ vàng: Hay thế mà còn chê

Hậu trường phim

05:55:02 29/09/2024
Bộ phim Độc đạo về đề tài cảnh sát hình sự đang thu hút sự quan tâm bởi dàn diễn viên xuất sắc và kịch bản cuốn hút, khó đoán.

Thái tử showbiz diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, biểu cảm khoa trương không xứng được o bế

Phim châu á

05:53:08 29/09/2024
Cách diễn khoa trương, màu mè, khi tức giận chỉ biết mím môi trợn mắt của Trần Triết Viễn không ăn nhập với phần còn lại của phim.

James Rodriguez vỡ mộng

Sao thể thao

00:58:33 29/09/2024
Từ khi gia nhập đại diện thành Madrid trong những ngày cuối của kỳ chuyển nhượng hè 2024, James Rodriguez mới thi đấu 30 phút. Trong các trận gặp Osasuna và Atletico Madrid

Mỹ nhân thị phi "Đảo thiên đường": Nhan sắc ngọt ngào, học thạc sĩ ở Hàn

Tv show

23:26:35 28/09/2024
Khác với hình ảnh gây tranh cãi trong chương trình hẹn hò Đảo thiên đường , ngoài đời, Yuna Vũ mang đến hình ảnh tích cực, nhiều năng lượng.

Siêu mẫu Naomi Campbell bật khóc khi bị cấm hoạt động từ thiện

Sao âu mỹ

23:16:24 28/09/2024
Tổ chức từ thiện của siêu mẫu Naomi Campbell đang bị điều tra và phải đóng cửa, sau khi cảnh sát phát hiện ra phần lớn số tiề.n quyên góp được dùng sai mục đích.