Trường mầm non tư thục liêu xiêu vì dịch

Theo dõi VGT trên

Ứng phó với tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2, trường học nghỉ dài khiến nhiều trường mầm non tư thục liêu xiêu vì các khoản chi phí khó cắt giảm.

“Rơi” cả tỷ đồng nếu vẫn trả lương 100%

Cô Đinh Thị Thuý – Hiệu trưởng trường Mầm non Just Kids, ở số 42, ngõ 61 đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay, hiện nhà trường có 75 giáo viên. Trung bình, mỗi giáo viên nhận lương từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Nhưng cả tháng qua, để thực hiện công tác phòng, chống dịch SARS-CoV-2, các em học sinh được nghỉ. Trên nguyên tắc “gửi con ngày nào đóng tiề.n ngày đó” vậy nên, trong giai đoạn này nhà trường không thể thu một khoản chi phí bất kỳ đối với phụ huynh học sinh.

Trường mầm non tư thục liêu xiêu vì dịch - Hình 1

Nhiều tr.ẻ e.m đang thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng trong đợt phòng dịch. Ảnh: Bảo Trọng

“Ngoài việc các giáo viên vẫn được hưởng lương 100%, chúng tôi còn phải chi phí khoản tiề.n thuê mặt bằng. Riêng trường tôi có 3.000m2 mặt sàn, cộng 3 tầng, hằng tháng vẫn phải chi trả cho bên cho thuê nhưng không có nguồn thu nào” – cô Đinh Thị Thuý cho biết.

Để chủ động trong công tác đào tạo, chăm nom các bé, cô Thuý cho biết, trường Mầm non Just Kids đã tiến hành các động tác thăm dò phụ huynh về thời điểm cho con trở lại trường, nhưng đa phần đều chưa muốn con họ quay lại lớp trong tháng 3.

Cũng là những khó khăn tương tự, cô Lê Kim Dung – Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Khu Vườn Xanh, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội cho biết, nhà trường đã khảo sát phụ huynh, nhưng phần lớn đều không muốn đưa con đến lớp vào thời điểm này.

Dự kiến trả 70% hoặc 50% lương cho giáo viên

Chia sẻ thẳng thắn, Hiệu trưởng trường Mầm non tư thục Cầu Vồng Xanh, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội Lê Thị Thanh Thuý cho hay: Nhà trường có 10 giáo viên, 2 cô nuôi và 1 phó hiệu trưởng. Từ ngày có dịch, do các bé nghỉ ở nhà để phòng dịch, nhà trường vẫn luôn cắt cử nhân viên đến vệ sinh, khử khuẩn khu vực trường lớp hằng tuần.

Nói về câu chuyện chế độ cho nhân viên dịp này, cô Thuý nói: “Tư thục vất vả lắm, làm gì có nguồn thu nào khác từ đóng góp của phụ huynh khi gửi con đâu. Giờ dịch bệnh, các con nghỉ, nhưng nhà trường không nghỉ, vẫn phải đóng bảo hiểm cho các cô và trả lương đầy đủ”.

Tương tự, cô Đỗ Thị Chính – Hiệu trưởng trường Mầm non Nắng Xanh, ở khu đô thị An Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, Ban Quản trị nhà trường đang bàn sẽ cố gắng đảm bảo quyền lợi cho các giáo viên. Tuy nhiên, để bảo đảm đủ 100% lương dịp này là rất khó khăn. “Nếu được, chúng tôi sẽ cố gắng trả 50% đến 70% lương.

Dịch bệnh là vấn đề chung, nên coi như mỗi bên chịu thiệt một chút” – cô Chính nói thêm. Nói thêm về các khoản thu chi, cô Chính chia sẻ: “Mình làm dịch vụ trông nom các con, khi các con nghỉ, việc thu tiề.n của phụ huynh là không hợp lý. Vả lại, cũng có phụ huynh chặt chẽ, họ tính từng ngày công, cho nên, nhà trường xác định đợt này sẽ rất khó khăn”.

Video đang HOT

Giáo viên xoay sở để bám trụ

Nhà trường khó có thể đảm bảo các khoản thu, trong khi, về quê thì không thể có thu nhập, nhiều cô giáo đã tự vận động bằng các mô hình khác nhau.

Cô Nguyễn Thị Mai (quê ở Bắc Ninh, giáo viên một trường mầm non ở địa bàn quận Long Biên, TP Hà Nội) cho hay, việc dịch bệnh là vấn đề bất khả kháng nên đã chủ động liên hệ với các trung tâm, dịch vụ vệ sinh để làm thêm.

“Mình cùng chia sẻ với cộng đồng, với Ban Quản trị nhà trường về khó khăn chung, bởi vậy, mình đã vui vẻ nhận 50% lương tháng 2 này và đã liên hệ một số đơn vị vệ sinh công nghiệp để làm thêm. Khi trường gọi đến dọn dẹp, vệ sinh khử khuẩn thì mình đến, khi rảnh hơn thì mình đi làm thêm, mỗi giờ cũng được 50 – 80.000 đồng, trang trải thêm” – chị Mai tâm sự.

Cũng là những ứng phó tương tự, không ít giáo viên mầm non đã liên hệ các mô hình lao động phù hợp, vừa là trang trải cuộc sống thời dịch bệnh, vừa chờ đợi thời điểm các bé đến lớp. Mặc dù bị cắt giảm thu nhập, nhưng hầu hết các giáo viên mầm non đều chia sẻ: “ Sức khỏe là quan trọng nhất. Chúng tôi quá hiểu lý do phụ huynh không đưa con đến lớp lúc này. Tôi cũng có con mới 5 tuổ.i nên thống nhất chỉ cho con đi học trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. Mình thiệt một chút, xã hội ai cũng thiệt một chút, cứ nghĩ như vậy, mọi chuyện sẽ nhẹ nhõm hơn” – cô Nguyễn Thanh Hằng, giáo viên mầm non ở quận Hà Đông, TP Hà Nội nói.

Theo kinhtedothi

Đất chật người đông, xây trường cao tầng là nhu cầu bức thiết

Trường học ở nội thành các đô thị có diện tích hẹp, nếu chỉ được xây 3, 4 tầng thì thiếu phòng học và dẫn tới quá tải về sĩ số.

Nâng tầng, nâng chất lượng giáo dục

Hiện nay, ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy của Hà Nội nhiều trường tiểu học sĩ số học sinh lên đến 50- 60 em/lớp, gần gấp đôi so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là việc thiếu trường, lớp.

Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải tăng số phòng học lên. Tuy nhiên, ở các quận nội thành việc bố trí thêm đất để xây mới nhà trường thực sự khó khăn. Để có đủ phòng học một có trường đã xin phép xây dựng đến 6, 7 tầng.

Trong khi theo tiêu chuẩn hiện nay, trường tiểu học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng và trường trung học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 4 tầng.

Việc tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay quy định mức tầng học của các trường tiểu học và trung học cơ sở đang bộc lộ nhiều bất cập. Bản thân các quy định này đã lỗi thời, không phù hợp với nhu cầu thực tế.

Đất chật người đông, xây trường cao tầng là nhu cầu bức thiết - Hình 1


Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng 7 tầng, có thêm không gian phục vụ cho việc dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục (Ảnh Trinh Phúc).

Được biết, hiện nay Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo QCVN 06: 2019/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình trong đó có quy định nhà học của trường phổ thông xây cao tối đa 4 tầng.

Nếu quy định này được thông qua thì không chỉ bài toán thiếu trường, thiếu lớp ở các thành phố lớn còn lâu mới giải quyết được mà sẽ có rất nhiều trường học phải đậ.p đi, xây lại gây lãng phí rất lớn.

Vì thế, cần phải có một góc nhìn biện chứng, khoa học về quy định số tầng học của các nhà trường hiện nay để phù hợp với thực tiễn.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện trên địa bàn Hà Nội có nhiều trường phổ thông được xây trên 4 tầng, trong đó có những trường phổ thông xây đến 7 tầng. Trong số đó phải kể đến trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội.

Từ những năm 2011, nhu cầu về mở rộng phòng học để giảm sĩ số trên lớp, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có đề xuất xây nâng tầng. Để thuyết phục được cơ quan chức năng cho phép xây 7 tầng, nhà trường đã chuẩn bị rất cẩn trọng phương án thiết kế, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, hướng dẫn từ nhiều cơ quan, tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho học sinh.

Đến nay, đã gần 10 năm đưa vào sử dụng đã chứng minh việc nâng tầng từ 4 tầng lên 7 tầng là một quyết định khoa học, kịp thời và việc này đã mở ra cơ hội lớn giúp trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nâng cao chất lượng dạy và học.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng, việc hạn chế chiều cao các trường học như hiện nay cần thiết phải được tháo gỡ để cho các nhà trường tùy vào nhu cầu về phòng học có thể điều chỉnh nâng tầng cho phù hợp với thực tế.

Theo thầy Hòa, Hà Nội đất chật, người đông, trường học ở trong nội thành, diện tích thì hẹp, chỉ 3 tầng, 4 tầng thì thiếu phòng học nên dẫn tới quá tải về sĩ số lớp. Vấn đề này được đặt ra từ lâu cần thiết phải thay đổi.

Kể về chuyện đi xin xây nâng tầng trường học từ năm 2011, thầy Hoa chia sẻ lúc đó thầy phải kêu lên tới lãnh đạo đứng đầu Hà Nội và nhận được sự ủng hộ sau khi xem xét rất kỹ.

Theo thầy Hòa, tiêu chuẩn Việt Nam chỉ cho phép trường tiểu học xây 3 tầng hay trung học cơ sở xây 4 tầng tồn tại mấy chục năm nay nên đã rất lạc hậu.

Thời điểm trước đây, đất nước còn nghèo, nhà trường xây gạch với vôi nên không vững chắc. Còn hiện nay, với vật liệu bây giờ thì xây được nhà mấy chục tầng nên về mặt kỹ thuật không có gì phải lo lắng.

Nói quan niệm tầng cao học sinh dễ bị ngã, nhưng thầy Hòa cho rằng tầng 3 hay các tầng 5, tầng 7 đều nguy hiểm nếu ngã. Do đó, như trường Nguyễn Bỉnh Khiêm để đảm bảo an toàn cho học sinh thì phải làm làm rào chắn an toàn nên các phụ huynh hoàn toàn yên tâm.

"Tầng 7, chúng tôi làm rào chắn, trồng nhiều loài hoa nên trở thành một ngôi trường xanh" - thầy Hòa tự hào kể.

Kể về các tiện ích khi được phép nâng tầng và có nhiều không gian để tổ chức hoạt động học tập, thầy Hòa cho biết chỉ bố trí học sinh học từ tầng 5 trở xuống, còn các tầng 6 và 7 là các phòng chức năng, phòng làm việc.

Trước đây, khi chưa nâng tầng, sĩ số học sinh 45 em/lớp, còn nay chỉ còn 35 học sinh/lớp. Phòng học rộng rãi, thoáng mát.

"Nếu các trường học không cho xây cao lên thì đồng nghĩa với sĩ số lớp sẽ đông đúc. Như vậy, chất lượng giáo dục rất khó được nâng lên. Ở Hồng Kông, Đài Loan họ cũng cho xây trường học cao tầng. Như Đài Loan cho xây 7 đến 8 tầng", thầy Hòa nói.

Đáp án cho bài toán giảm sĩ số lớp học

Thầy Hòa đóng góp ý kiến, ở cấp tiểu học, trung học cơ sở trường học có thể xây lên đến 5 tầng. Cấp Trung học phổ thông trường học có thể lên đến 7 tầng.

Thầy Hòa còn cho rằng cần khuyến khích các trường xây tầng hầm để sử dụng để xe. Việc các trường được phép xây cao tầng và có tầng hầm nên áp dụng với các đô thị để tận dụng diện tích sử dụng.

Đồng quan điểm, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Hà Nội) cho rằng cần thiết phải cho phép các nhà trường xây thêm tầng để phục vụ công tác giáo dục.

Bởi theo cô Hoa, đối với khối tiểu học chỉ vẻn vẹn 3 tầng như hiện nay tức là nhà trường sẽ bố trí lớp học chỉ có ở 2 tầng học là rất ít.

Trong khi sĩ số một lớp chỉ dao động từ 25-35 học sinh nên các trường đòi hỏi phải có số lớp nhiều mà vẫn phải đảm bảo diện tích học tập cho học sinh và bố trí phòng chức năng với nhiều nhiệm vụ như phòng mỹ thuật, âm nhạc, phòng lab để nghe, học tiếng Anh, khu thể thao...

Cô Hoa đề xuất cần nâng thêm tầng cho trường học ở Thủ đô và việc bố trí phòng học vẫn bảo đảm theo quy định.

Theo đó, khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông lần lượt cho xây 4, 5, 6 tầng trong đó học sinh tiểu học sẽ học từ tầng 1-3, học sinh trung trung học học từ tầng 1-4 và học sinh trung học phổ thông học từ tầng 1-5 còn hệ thống ban giám hiệu, hành chính làm việc ở tầng cao nhất. Và mỗi tầng đều có phòng quản lý học sinh.

Trinh Phúc - Thùy Linh

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024
Bộ Công an vào cuộc xử lý hành vi "phông bạt", sửa bill chuyển tiề.n từ thiện
14:37:36 03/10/2024
Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'
19:00:34 03/10/2024
Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh
20:04:02 03/10/2024
Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
07:24:45 03/10/2024
Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An
10:26:18 04/10/2024
B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi
19:07:13 03/10/2024

Tin đang nóng

HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
21:17:04 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
Một nữ diễn viên Việt: Lấy chồng vì ai cũng nể, vỡ mộng và đau khổ khi có nhiều tiề.n
22:57:29 04/10/2024
Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!
22:26:36 04/10/2024
Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề
23:00:53 04/10/2024

Tin mới nhất

Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?

06:29:31 05/10/2024
Khi lượng đường trong má.u giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép

21:25:58 04/10/2024
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.

Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu

21:13:41 04/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng đã được Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đưa vào hoạt động.

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

15:44:49 04/10/2024
Ngày 4-10, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử giai đoạn 2 vụ án liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đại diện VKSND TP HCM đã đưa ra cáo buộc và đề nghị mức án cho từng bị cáo.

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Tìm thấy th.i th.ể tài xế bị lũ cuốn trôi ở Đà Lạt

18:52:08 03/10/2024
Th.i th.ể nam tài xế lái xe tải bị nước cuốn mất tích khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được phát hiện sau nhiều giờ tìm kiếm.

Tiêu hủy hổ, báo chế.t do cúm A/H5N1 tại Khu du lịch Vườn Xoài

18:34:02 03/10/2024
Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương đã lấy 2 mẫu hổ (gồm má.u, phủ tạng) để tiến hành xét nghiệm, kết quả là cả 2 mẫu đều dương tính với H5N1.

Vụ "phù phép" 1.600m2 đất của dân vào tay doanh nghiệp: Hủy sổ đỏ cấp sai

17:23:20 03/10/2024
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có thông tin phản hồi liên quan đến vụ hơn 1.600m2 đất lúa của người dân chưa được bồi thường bị đơn vị này cấp cho doanh nghiệp làm dự án.

Vụ trường học phải trả lại 5 tivi: Ban đại diện cha mẹ học sinh tự vận động

17:15:01 03/10/2024
Theo lãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (huyện Phù Cát, Bình Định), ban đại diện cha mẹ học sinh tự nguyện vận động nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, còn có tiếng ra, tiếng vào.

Có thể bạn quan tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Zona thần kinh

Sức khỏe

06:53:16 05/10/2024
Vắc xin được sản xuất theo công nghệ bất hoạt, tái tổ hợp và công thức chứa dược chất, đặc biệt giúp tăng hiệu quả trên người cao tuổ.i, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch do bệnh lý.

Loại rau là kho chứa kháng sinh tự nhiên đem xào với nấm được món thơm ngon, tươi giòn, bổ dưỡng

Ẩm thực

06:32:49 05/10/2024
Ngồng tỏi là phần thân của cây tỏi, nó có chứa kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh cúm và cải thiện khả năng miễn dịch, lại rất giàu vitamin... tốt cho cơ thể.

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

Thế giới

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

"Hoàng tử nước mắt" Hoa ngữ đóng phim nào kết buồn phim đó: Siêu phẩm để đời khiến fan chỉ dám xem đúng một lần

Hậu trường phim

06:00:52 05/10/2024
Nhậm Gia Luân xứng danh hoàng tử nước mắt của màn ảnh Hoa ngữ. Bộ phim để đời Châu sinh như cố của anh bi thương đến mức khiến nhiều fan chỉ dám xem đúng một lần.

'Joker: Điên có đôi': Đẹp, thơ, nhưng khó 'cảm'

Phim âu mỹ

05:59:32 05/10/2024
Joker: Folie à Deux - phần phim riêng thứ hai về kẻ tử thù của Batman - gây tranh cãi khi đổi thể loại từ chính kịch sang phim âm nhạc, cũng như cái kết tương đối khó hiểu

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng

Góc tâm tình

05:36:13 05/10/2024
Tôi cũng không ngờ người đàn ông đó lại hẹn gặp mình và càng bất ngờ hơn trước lời đề nghị của anh ta. Tôi không biết chuyện của mình là một câu chuyện ngôn tình đẹp hay đang rơi vào bẫy của gã đà mỏ.

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Bộ Công an thông tin về các vụ án lớn đang điều tra

Pháp luật

22:03:54 04/10/2024
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án lớn.