Trường đại học xét tuyển ‘cầm chừng’ vì quy chế tuyển sinh mãi chưa ban hành

Theo dõi VGT trên

Cuối tháng 5 nhưng các trường đại học chỉ dừng lại ở việc nhận hồ sơ xét và tư vấn việc lựa chọn ngành nghề bởi quy chế tuyển sinh vẫn chưa được ban hành.

Bị động trong kế hoạch tuyển sinh

Theo Tiến sĩ Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành, năm nay trường vẫn giữ ổn định các phương thức xét tuyển như năm 2021, tuy nhiên có điều chỉnh tỷ lệ của các phương thức trong đó xét học bạ chiếm tỉ lệ nhiều hơn trong so với chỉ tiêu xét tuyển điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đến thời điểm này (ngày 26/5), nhà trường vẫn đang chờ kế hoạch chung, nhiều thí sinh đăng ký từ đầu tháng 5 thì nhà trường vẫn giữ hồ sơ. Nhìn chung lượng thí sinh đăng ký từ đầu là thí sinh tự do, dự kiến từ tháng 6 đến tháng 7, nhà trường sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký của học sinh trung học phổ thông.

Bà Cầm cũng chia sẻ, nhà trường có phần bị động trong việc lập kế hoạch tuyển sinh và nhập học năm học này. Tuy nhiên tạm thời trường cứ nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh và dự kiến sẽ lùi thời gian các đợt xét tuyển. Cuối tháng 5, trường dự kiến công bố điểm trúng tuyển của thí sinh tự do đối với phương thức tuyển sinh bằng điểm thi đán.h giá năng lực, còn lại nhà trường chỉ dừng lại ở mức nhận hồ sơ và tư vấn việc lựa chọn ngành nghề của các em năm nay thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trường đại học xét tuyển cầm chừng vì quy chế tuyển sinh mãi chưa ban hành - Hình 1

Trong tháng 5, nhiều thí sinh đến đăng ký xét tuyển bằng phương thức học bạ trung học phổ thông tại trường Đại học Gia Định (ảnh: Lê Phương)

Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích- Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh thì chia sẻ rằng do dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm nay có nhiều thay đổi nên việc thực hiện các phương thức tuyển sinh, đặc biệt là phương thức tuyển sinh riêng sẽ phải chờ thực hiện theo các quy chế, hướng dẫn của Bộ trong thời gian tới.

Năm nay, trường thực hiện 4 phương thức tuyển sinh, cơ bản không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Cụ thể, xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, xét tuyển kết quả kỳ thi đán.h giá năng lực, điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 600 điểm; xét tuyển học bạ trung bình ba học kỳ trung học phổ thông (học kỳ 1,2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), xét học bạ theo tổ hợp 3 môn lớp 12.

Hiện ở phương thức xét tuyển bằng học bạ, trường nhận khoảng 1.000 hồ sơ nhưng cũng đang chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế hướng dẫn để thực hiện các bước xét tuyển tiếp theo.

“Nhiều thí sinh cũng liên hệ trên các kênh tư vấn của trường thắc mắc các thông tin liên quan đến khâu xét tuyển năm nay có khác gì các năm trước không. Nhìn chung, hình thức xét thì không có nhiều thay đổi, chỉ là cách thức công bố và áp dụng để thí sinh an tâm thì vẫn phải thực hiện theo hướng dẫn của quy chế tuyển sinh năm nay”, bà Bích cho biết.

Video đang HOT

Tương tự, đối với phương thức xét tuyển thi đán.h giá năng lực nhà trường cũng chưa công bố kết quả vì vẫn chờ quy chế. Ở phương thức xét tuyển này, trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh mới đưa điểm xét và kéo dài thời gian xét hết ngày 31/5.

Dự kiến kéo dài thời gian nhận hồ sơ

Một lãnh đạo của trường đại học khác cũng cho biết cái khó của các trường chính là khâu kỹ thuật sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với những điểm mới trong quy chế tuyển sinh và kế hoạch nhập học cũng điều chỉnh lùi.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết ba phương thức xét tuyển của trường vẫn ở tình trạng đang nhận hồ sơ. Ông Sơn cho biết, đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông đợt 1 trường nhận được khoảng 5.000 hồ sơ và sẽ nhận đến ngày 30/5, đợt 2 đến hết 15/6. Phương thức xét tuyển thẳng có khoảng 200 hồ sơ. Còn phương thức xét tuyển bằng kỳ thi đán.h giá năng lực dự kiến khoảng ngày 5/6 sẽ công bố kết quả trúng tuyển dự kiến.

Theo Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, năm nay, xét tuyển thẳng và xét điểm thi đán.h giá năng lực có đông thí sinh đăng ký hơn năm trước trong khi trường chỉ dành chỉ tiêu cho các phương thức này khoảng 10%, nên nhiều khả năng điểm chuẩn phương thức xét bằng điểm thi năng lực sẽ khá cao.

Mặc dù chưa có quy chế tuyển sinh chính thức nhưng ông Sơn cho rằng điều này không gây khó khăn cho trường trong xét tuyển. “Vì nhà trường vẫn chưa hết hạn nhận hồ sơ nên thí sinh vẫn tiếp tục đăng ký, nếu hết hạn thì trường tiếp tục gia hạn thời gian nhận hồ sơ đăng ký”, ông Sơn nói.

Tiến sĩ Mai Đức Toàn – Giám Đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường Đại học Gia Định cũng cho biết hiện nay, nhà trường đang nhận hồ sơ xét tuyển kết quả học bạ trung học phổ thông đến ngày 31/5. Để hỗ trợ cho phụ huynh, học sinh được tư vấn xét tuyển, điền hồ sơ, nhà trường làm việc đến 20g các ngày trong tuần và cả ngày thứ 7 (đến 17g).

Trường đại học xét tuyển cầm chừng vì quy chế tuyển sinh mãi chưa ban hành - Hình 2

Cuối tháng 5 nhưng các trường đại học cho biết vẫn bị động trong khâu xét tuyển do chờ quy chế tuyển sinh chính thức (ảnh: Lê Phương)

Tháng 5 này, trường cũng bổ sung thêm hình thức xét tuyển đối với phương thức xét kết quả học bạ trung học phổ thông. Đó là cách tính điểm trung bình 3 học kỳ I của 3 năm học trung học phổ thông các môn tổ hợp xét tuyển (học kỳ I lớp 10 học kỳ I lớp 11 học kỳ I lớp 12) đạt từ 16,5 điểm trở lên đối với chương trình đại trà và 18 điểm đối với chương trình tài năng.

Trước đó, với phương thức xét học bạ, trường cũng có hình thức xét tuyển như sau: tổng điểm trung bình 3 học kỳ: học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 16,5 điểm trở lên đối với chương trình đại trà và 18 điểm trở lên đối với chương trình tài năng.

Ngoài ra, trường Đại học Gia Định cũng có phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 (đạt từ 15 điểm đối với chương trình đại trà và 18 điểm đối với chương trình tài năng) và phương thức xét kết quả kỳ thi đán.h giá năng lực 2022 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (đạt từ 600 điểm trở lên đối với chương trình đại trà và 700 điểm đối với chương trình tài năng).

Không chỉ “ngóng” quy chế, các trường cũng băn khoăn một số nội dung mới trong dự thảo quy chế tuyển sinh như: quy định đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung, thay vì chỉ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như trước đây. Về việc này, các trường cho rằng, với dự kiến của bộ sẽ xét tuyển nhiều phương thức cùng một đợt, chạy lọc ảo chung chắc chắn sẽ gây khó cho trường và cả thí sinh.

Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH 2022: Nhiều rắc rối cho thí sinh, khó cho trường

Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, dự thảo quy chế tuyển sinh 2022 vừa công bố đã có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật, tuy nhiên vẫn đảm bảo quyền lợi của thí sinh.

Ngày 14/4, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 với nhiều điểm mới. Hiện, dự thảo quy chế này đang lấy ý kiến trước khi công bố chính thức.

Quy định mới buộc các trường đào tạo bài bản

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh đán.h giá cái hay nhất ở dự thảo này là phương thức tuyển sinh được Bộ Giáo dục và đào tạo quy định rõ ràng như: Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn. Điểm hợp lý thứ hai là quy định 4 tổ hợp môn cho một ngành nghề xét tuyển.

Đặc biệt, cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đán.h giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm. Những quy định thế này đã làm cho các trường phải chú trọng công tác tuyển sinh và đào tạo bài bản, nếu không thì sẽ làm cho "bị lỗi" các sản phẩm mình tạo ra.

Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH 2022: Nhiều rắc rối cho thí sinh, khó cho trường - Hình 1

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh đại học tại ngày hội tư vấn tuyển sinh diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/4 (ảnh: Lê Tiên)

"Trong đó, ở điểm yêu cầu cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh là tôi thấy tâm đắc nhất. Quả thật, quá trình đào tạo phải được công bố chất lượng đào tạo và phải giải trình cho mọi người thấy vì sao mình làm như vậy. Nếu không thì các trường sẽ đào tạo mà không biết quá trình đào tạo của mình có đúng đắn với cái mình đã công bố hay không", ông Sơn bày tỏ.

Nhiều điểm gây rắc rối cho thí sinh

Tuy nhiên, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cảm thấy băn khoăn ở chỗ dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay quy định các trường phải ấn định tỉ lệ phần trăm thí sinh trúng tuyển cho mỗi phương thức, trong khi rất nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng vẫn không nhập học. Điều này có thể gây khó cho các trường.

"Và theo quy định, thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo kế hoạch xét tuyển sớm sau đó phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ gây phức tạp cho các trường. Chính điều này cũng gây rắc rối cho thí sinh vì các em đã trúng tuyển bằng các phương thức khác vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên cổng Thông tin của Bộ", ông Sơn nhận định.

Tương tự, Thạc sĩ Phùng Quán - Chuyên viên tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng quy định các trường được tổ chức đăng ký xét tuyển và xét tuyển sớm nhưng không được công nhận kết quả trúng tuyển, việc này gây khó khăn cho các trường và thí sinh.

"Theo dự kiến, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức như học bạ, đán.h giá năng lực... được các trường công bố kết quả xét tuyển sớm vẫn sẽ phải đăng ký nguyện vọng này lên cổng thông tin của Bộ và xếp thứ tự ưu tiên. Rõ ràng thí sinh phải thêm một lần đăng ký nguyện vọng xét tuyển nữa dù đã trúng tuyển", ông Quán nói thêm.

Sử dụng chung hệ thống lọc ảo: "Một bài toán quá nhiều biến số có tốt?"

Góp ý cho dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2022, Tiến sĩ Tô Văn Phương - Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Nha Trang cho rằng, nếu đán.h giá về mặt tích cực việc đưa vào sử dụng hệ thống lọc ảo chung sẽ tạo thuận lợi cho các trường trong việc hạn chế tỉ lệ ảo chung bấy lâu nay. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh rất nhiều phương thức xét tuyển, đơn cử như việc xét học bạ thì mỗi trường làm một kiểu, có trường chỉ xét 5 học kỳ, có trường xét 6 học kỳ hay thậm chí chỉ dùng hai học kỳ của năm lớp 12.

Tiến sĩ Phương bày tỏ lo ngại: Với sự đa dạng phương thức và tiêu chí xét tuyển thì việc dùng chung một hệ thống cho tất cả các phương thức xét tuyển như vậy có đảm bảo hay không?.

"Nếu một bài toán mà có nhiều biến số như thế thì liệu có ổn?", ông Phương băn khoăn.

Năm nay việc đăng ký xét tuyển sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và được kéo dài trong một khoảng thời gian chính là thuận lợi lớn cho thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh thao tác hoàn toàn bằng hình thức online thì không thể tránh khỏi những sai sót về mặt kỹ thuật nhất là bản thân nhiều em sẽ không nắm rõ mình thuộc đối tượng, khu vực nào. Do vậy, ông Phương kiến nghị Bộ phải có giải pháp phòng trường hợp thí sinh thao tác dẫn đến sai sót dữ liệu, thông tin.

"Rất lo ngại những sai sót dễ mất điểm ưu tiên khu vực, đối tượng, nhất là năm nay dự kiến không tính điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông những năm trước", Tiến sĩ Phương nói.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Tô Văn Phương cũng lo ngại: "Năm nay các trường được xét tuyển sớm như vậy các thí sinh sẽ phải thực hiện đăng ký lại trên hệ thống. Như vậy liệu có làm mất đi hiệu lực của việc cho các trường xét tuyển sớm trong bối cảnh được tự chủ trong tuyển sinh".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ
23:46:26 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'
22:04:28 04/10/2024
Một nữ diễn viên Việt: Lấy chồng vì ai cũng nể, vỡ mộng và đau khổ khi có nhiều tiề.n
22:57:29 04/10/2024
Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!
22:26:36 04/10/2024
Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề
23:00:53 04/10/2024
Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending
23:32:59 04/10/2024
Cuộc sống của Phước Sang sau đột quỵ lần 3: Con trai, chị gái và anh rể làm điều cảm động
22:50:55 04/10/2024
1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav
23:45:23 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những kỷ lục không phải ai cũng biết của biển đảo Việt Nam

Du lịch

07:51:09 05/10/2024
Bãi biển dài nhất, vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất, đầm phá lớn nhất, đảo có mật độ dân số thấp nhất,... là những điều thú vị của du lịch biển đảo Việt Nam.

Chàng trai nhét nhẫn kim cương vào kem để tạo bất ngờ cho bạn gái nhưng kết quả lại khiến chính anh hốt hoảng

Netizen

07:48:22 05/10/2024
Mới đây, một chàng trai đã chia sẻ clip tạo bất ngờ cho bạn gái bằng cách đặt một chiếc nhẫn vào que kem ốc quế rồi đưa cho cô ăn.

Những loại thực phẩm giàu kẽm giúp tóc mọc nhanh

Sức khỏe

07:36:21 05/10/2024
Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm hỗ trợ chức năng nang tóc. Kẽm trong hạt bí ngô cũng giúp cân bằng hormone, có thể làm giảm tình trạng rụng tóc do mất cân bằng hormone.

Cách rửa mặt bằng trà xanh của 'phù thủy makeup xứ Hàn'

Làm đẹp

07:33:01 05/10/2024
Theo bà, cách sử dụng trà xanh để tẩy tế bào chế.t cũng tương tự như cách rửa mặt của Pony. Song người sử dụng nên trộn thêm sữa rửa mặt vào hỗn hợp trà xanh - mật ong để làm sạch da tối đa.

Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn

Sao việt

07:09:54 05/10/2024
Bức ảnh cầu thủ này qu.ỳ gố.i cầu hôn một cô gái gây xôn xao mạng xã hội. Hòa Minzy đích thân lên tiếng về bài đăng cô được Văn Toàn cầu hôn

Cặp sao trẻ bất ngờ l.y hô.n khi con trai chưa tròn 1 tuổ.i

Sao âu mỹ

07:06:21 05/10/2024
Mới đây, rapper DDG thông báo anh và nàng tiên cá Halle Bailey đã chia tay. Thông tin này khiến khán giả vô cùng bất ngờ vì con trai Halo của cặp đôi chưa tròn 1 tuổ.i.

Loại rau là kho chứa kháng sinh tự nhiên đem xào với nấm được món thơm ngon, tươi giòn, bổ dưỡng

Ẩm thực

06:32:49 05/10/2024
Ngồng tỏi là phần thân của cây tỏi, nó có chứa kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh cúm và cải thiện khả năng miễn dịch, lại rất giàu vitamin... tốt cho cơ thể.

Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?

Tin nổi bật

06:29:31 05/10/2024
Khi lượng đường trong má.u giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

Thế giới

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

"Hoàng tử nước mắt" Hoa ngữ đóng phim nào kết buồn phim đó: Siêu phẩm để đời khiến fan chỉ dám xem đúng một lần

Hậu trường phim

06:00:52 05/10/2024
Nhậm Gia Luân xứng danh hoàng tử nước mắt của màn ảnh Hoa ngữ. Bộ phim để đời Châu sinh như cố của anh bi thương đến mức khiến nhiều fan chỉ dám xem đúng một lần.

'Joker: Điên có đôi': Đẹp, thơ, nhưng khó 'cảm'

Phim âu mỹ

05:59:32 05/10/2024
Joker: Folie à Deux - phần phim riêng thứ hai về kẻ tử thù của Batman - gây tranh cãi khi đổi thể loại từ chính kịch sang phim âm nhạc, cũng như cái kết tương đối khó hiểu