“Trung Quốc sẽ có nhu cầu thể hiện sức mạnh quân sự trên Biển Đông”

Theo dõi VGT trên

Tạp chí “Euroasia Review” mới đây đã đăng bài phân tích về những động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông của ông Mandip Singh – chuyên gia cao cấp Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng tại New Delhi, Ấn Độ.

Trong bài viết, tác giả nhận định Trung Quốc đang đi theo hướng từ từ củng cố tuyên bố chủ quyền của mình và “sớm hay muộn cũng có nhu cầu sử dụng sức mạnh quân sự” trên Biển Đông. Xin giới thiệu (lược dịch) bài viết trên như một thông tin tham khảo tới bạn đọc về góc nhìn của quốc tế với tình hình Biển Đông.

Trung Quốc sẽ có nhu cầu thể hiện sức mạnh quân sự trên Biển Đông - Hình 1
Ông Tập Cận Bình thị sát và thăm hỏi Hạm đội Nam Hải tại quân cảng Tam Á

Đã tròn 1 tháng sau Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (Quốc hội) Trung Quốc lần thứ 12 kết thúc bầu ra bộ máy lãnh đạo mới, hoàn thành êm xuôi cú chuyển giao quyền lực cứ 10 năm 1 lần. Những tưởng, giới lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ có những động thái làm dịu đi tình hình căng thẳng ở Biển Đông nhưng trái lại, Trung Quốc lại liên tục có những hành động khiêu khích, khuấy động tình hình tranh chấp vốn đã sẵn căng thẳng – mặc dù so với hồi năm 2012, những động thái này của Bắc Kinh được xem là “kém phô trương hơn”.

Trong năm 2012, Trung Quốc đã giở mọi chiêu trò trên mọi mặt trận để khẳng định, thúc đẩy cái gọi là “chủ quyền” của mình đối với Biển Đông.

Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh đã thành công trong việc trì hoãn đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) tại Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Về mặt chính trị, Bắc Kinh tuyên bố Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi” và là vấn đề “không thể thương lượng”, đồng thời lập nên một đơn vị hành chính mới, gọi là “thành phố Tam Sa” nhằm quản lý trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam – PV) và Trung Sa.

Về mặt quân sự, Trung Quốc đã triển khai một đơn vị quân đội đồn trú trên đảo Phú Lâm với nhiệm vụ quản lý và kiểm soát hơn 200 đảo lớn nhỏ, bãi cát và rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa – PV), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa – PV) và Trung Sa, cùng hơn 2 triệu km2 vùng nước nằm trong phạm vi cái gọi là “đường chín đoạn” (“đường lưỡi bò” – Bắc Kinh tự vẽ ra để nhận vơ chủ quyền trên Biển Đông – PV).

Từ chỗ khẳng định chủ quyền, những bước đi của Bắc Kinh hiện đang di chuyển theo hướng từ từ củng cố chủ quyền, dùng mọi thủ đoạn để “hợp pháp hóa” quyền và chủ quyền trên Biển Đông.

Đáng chú ý, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã đăng cai tổ chức Diễn đàn kinh tế châu Á Bác Ngao với sự tham gia của 2.500 nhà tư bản công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp từ hơn 30 quốc gia tại Tam Á, tỉnh Hải Nam. Điều đáng nói là cái gọi là “thành phố Tam Sa” được đặt dưới sự quản lý của tỉnh Hải Nam và tỉnh này cũng tham gia tích cực nhất vào các hoạt động quấy rối ở Biển Đông trong thời gian qua. Việc Trung Quốc chọn Hải Nam làm nơi tổ chức Diễn đàn Bác Ngao đương nhiên không thoát khỏi sự chú ý của cộng đồng quốc tế và Bắc Kinh cũng không từ một cơ hội nào để có thể quảng bá, vận động cho cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông tại diễn đàn này.

Ngay tại đây, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Đàm Lực đã ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc sẽ khai trương tuyến du lịch (trái phép – PV) ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước thềm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tiếp đến, Trung Quốc lại thông báo phái “một biên đội 5 tàu Hải giám chịu trách nhiệm giám sát an toàn giao thông hàng hải, điều tra tai nạn hàng hải, phát hiện ô nhiễm môi trường và tiến hành các nhiệm vụ khác trong thời gian diễn ra hội nghị 24/24″ và huênh hoang tuyên bố đây là một phần của hoạt động diễn tập an ninh trong khuôn khổ diễn đàn Bác Ngao. Chưa hết, Trung Quốc còn cấm máy bay bay thấp trong khu vực hội nghị nhưng không chỉ ra phạm vi rõ ràng.

Chiêu “đ.ánh lận con đen” này của Trung Quốc nhằm thể hiện rằng, việc họ quản lý các khu vực tranh chấp ở Biển Đông cũng sẽ laf “việc làm hiển nhiên”.

Dư luận cũng không bỏ sót sự kiện ngày 19/3, 4 tàu chiến Hạm đội Nam Hải, bao gồm: tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, tàu khu trục mang tên lửa Lan Châu, 2 khinh hạm Ngọc Lâm và Hành Thủy cùng 4 máy bay lên thẳng và môt đại đôi lục chiên đã tham gia một đợt “huấn luyện, tuần tra” kéo dài 16 ngày trên Biển Đông và biển Tây Thái Bình Dương. Trong hành trình dài 5.000 hải lý, đội tàu trên đã “diễu võ dương oai” qua một loạt khu vực nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” (phi pháp – PV) nhằm thể hiện trắng trợn yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ngay cả bãi ngầm James – điểm cực Nam của “đường lưỡi bò” – nơi cách Trung Quốc tới 1.800km và chỉ cách bờ biển Malaysia có 80km, đội tàu chiến này cũng ngang nhiên “tới thăm” và bày trò thượng cờ. Theo tờ Straight Times, tại khu vực rõ ràng nằm trong thềm lục địa của Malaysia này, thủy thủ đoàn Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện lễ tuyên thệ trung thành với đất nước, “bảo vệ Biển Đông, duy trì chủ quyền quốc gia và phấn đấu xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh”. Hành động này thể hiện sự hiếu chiến, khích động chủ nghĩa dân tộc.

Chỉ huy đội tàu – Đô đốc Tưởng Vĩ Liệt thừa nhận, gần đây, những hoạt động tập trận kiểu như trên đã diễn ra thường xuyên với hơn, từ mức “vài năm một lần lên vài lần một năm”, nhằm xác nhận sự hiện diện “tích cực” của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa ở Biển Đông. Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc tập trận, lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc đã tham gia diễn tập các chiến dịch đổ bộ chiếm đảo và tấn công tàu đối phương trên biển.

Bên cạnh đó, việc vượt ra khỏi Biển Đông, tiến ra Tây Thái Bình Dương tập trận, cho thấy Bắc Kinh đang muốn thể hiện khả năng có thể hoạt động và triển khai sức mạnh hải quân ở các khu vực khác, ngoài khu vực truyền thống.

Bước đi mang tính biểu tượng cao nhất là chuyến thăm của Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến căn cứ hải quân Tam Á hôm 9/4. Đây là cơ sở đặt tàu ngầm của Trung Quốc, đáng chú ý là có cả tàu ngầm hạt nhân, được thả neo trong đường hầm khoan thông từ đất liền ra biển. Căn cứ Tam Á được đ.ánh giá là “con át chủ bài” trong chiến lược khống chế Biển Đông của Trung Quốc, là cơ sở phía Nam của hầu hết các lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, là cảng nhà của Hạm đội Nam Hải.

Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cập Bình đã thường xuyên thị sát có những chuyến thị sát, thăm hỏi các lực lượng vũ trang Trung Quốc, trong đó đặc biệt ưu ái đến thăm Hạm đội Nam Hải 2 lần – một lần trên cương vị Tổng Bí thư và một lần với tư cách Chủ tịch nước.

Video đang HOT

Đây là một dấu hiệu cho thấy mối quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Quân đội Trung Quốc với việc phát triển quân sự về phía Nam. Cũng như tại các căn cứ quân sự khác, trong đợt thị sát tại quân cảng Tam Á, ông Tập đã kêu gọi các binh sỹ, mỗi người đều phải “lồng ghép mục tiêu cá nhân của mình với mục tiêu xây dựng quân đội vững mạnh” và nhấn mạnh lực lượng Hải quân Trung Quốc cần thiết phải “nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu”, nâng cao tác phong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Đây là một xu hướng không thể nhầm lẫn. Trong tất cả các chuyến thăm các cơ sở quân sự, ông Tập đều yêu cầu quân đội phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, ý ra rằng, sớm hay muộn Trung Quốc sẽ có nhu cầu thể hiện sức mạnh quân sự.

Chuyến thị sát của ông Tập Cận Bình diễn ra chỉ một ngày sau khi ông này bất ngờ đến thăm các ngư dân thường xuyên làm việc ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông và lên thăm tàu Quỳnh – Quỳnh Hải 09045. Đây là chiếc tàu cá đã bị cảnh sát Palau bắt giữ cách đây một năm vì tội đ.ánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển Palau. Một ngư dân Trung Quốc đã b.ị b.ắn c.hết và 25 người khác đã bị bắt trong vụ việc này.

Sau khi thăm hỏi ngư dân về tình hình an toàn của họ khi đ.ánh bắt cá trên Biển Đông, ông Tập Cận Bình cam kết sẽ bảo vệ cuộc sống và an toàn cho ngư dân trên toàn bộ chặng hành trình ở ngư trường Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành hợp nhất các cơ quan giám sát biển nhằm tăng cường hiệu quả tuần tra, chấp pháp, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi” của ngư dân nước này trên các vùng biển. Động thái này được xem là một thông điệp mà ông Tập Cận Bình muốn gửi đến các nước láng giềng có liên quan đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

Nói tóm lại, trong ngắn hạn, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi tham vọng độc chiếm Biển Đông, phối hợp tất cả các bộ, ngành quân sự, chính trị và ngoại giao cùng thực hiện những hành động được lên kế hoạch từ trước. Quan trọng hơn, giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ cho báo chí phát “hỏa lực mồm”, bằng những bài viết thể hiện sự hung hăng, hiếu chiến và tiếp tục theo đuổi chính sách “không đàm phán” về vấn đề liên quan đến “đường chín đoạn” (phi pháp – PV) của họ. Chính sách này được cho là sẽ tiếp tục trở nên hung hăng và hiếu chiến hơn theo thời gian bởi giới lãnh đạo Trung Quốc đã đẩy cuộc tranh chấp này lên cao. Bất kỳ sự thỏa hiệp hay động thái làm dịu nào cũng sẽ bị đ.ánh giá là yếu kém và thiếu khả năng, gây tổn hại cho hình ảnh của thế hệ cầm quyền mới của Trung Quốc trong bối cảnh họ đang phải củng cố quyền lực ở giai đoạn đầu.

Theo Dantri

Có khả năng Biển Đông "dậy sóng" vào cuối tháng 4, đầu tháng 5?

Thuật ngữ "Giấc mơ Trung Quốc", "Phục hưng Dân tộc Trung Hoa" do ông Tập Cận Bình đề cập trong bài diễn văn nhậm chức Chủ tịch nước hôm 17/3 lại được ông Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhắc lại khi trả lời phỏng vấn tờ Quân giải phóng Trung Quốc hôm 9/4.

Điều đó khiến giới chuyên môn cảnh báo về khả năng xảy ra "gây hấn nhỏ" tại Biển Đông vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 bởi khi đó biển lặng và...

Tham vọng không thay đổi của Trung Quốc

Ngày 10/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng xuất bản tại Hongkong đăng bài phân tích của một số học giả Trung Quốc xung quanh chuyến thăm làng chài Đàm Môn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình chiều 8/4 cùng những phát biểu mang ẩn ý đe dọa các bên tranh chấp trên Biển Đông. Bởi đây là động thái chưa từng có t.iền lệ của người mới được bầu làm Chủ tịch nước.

Chiều 8/4, ông Tập Cận Bình đã tới thăm "đại đội dân binh" thị trấn Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam và hỏi han về hoạt động "bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khen ngợi lực lượng này.

Chuyên gia về biển đảo thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh coi chuyến thăm ngư dân của ông Tập Cận Bình thực chất là nhằm vào các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông như Brunei, Philippines, Malaysia, Việt Nam. Ông Vương Hàn Lĩnh còn cho rằng, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cùng hoạt động tập trận (trái phép) mới đây của Hạm đội Nam Hải đang khuyến khích ngư dân Trung Quốc kéo ra đ.ánh bắt (trái phép) ở Biển Đông.

Giới truyền thông cho rằng, Trung Quốc đã vận động về "vấn đề Biển Đông" tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao sau khi lãnh đạo các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều vắng mặt.

Ngày 9/4, tờ Liên Hợp xuất bản tại Đài Loan cho rằng, phát biểu của ông Tập Cận Bình, tân Chủ tịch nước Trung Quốc tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam hôm 7/4 chỉ là "bề ngoài giương cờ hòa bình, nhưng thực chất muốn trở thành đại ca khu vực". Theo đó, Trung Quốc sẽ kiên quyết theo đuổi cái gọi là "nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ" trong tranh chấp trên biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Có khả năng Biển Đông dậy sóng vào cuối tháng 4, đầu tháng 5? - Hình 1
Tàu Ngư chính 46012 của Trung Quốc

Ngày 9/4, tờ Quân giải phóng Trung Quốc đăng bài phỏng vấn ông Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải xung quanh cuộc tập trận 16 ngày của lực lượng này ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Theo ông Tưởng Vĩ Liệt, hơn 3 triệu km2 vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền" (trong đó bao gồm 90% diện tích Biển Đông với "đường lưỡi bò") là một bộ phận quan trọng để thực hiện giấc mơ "Phục hưng Dân tộc Trung Hoa". Ông Tưởng Vĩ Liệt cho rằng, Trung Quốc mỗi năm triển khai vài cuộc tập trận lớn, dài ngày là một "yêu cầu tất yếu khách quan".

Cũng trong ngày 9/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng bài phân tích của học giả Greg Torode nhận định, trong thời gian qua với việc sở hữu tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, Bắc Kinh đã trở nên "không e ngại" trong việc tăng cường cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc Trung Quốc phô diễn sức mạnh trên Biển Đông chỉ là hành động gây lãng phí thời gian. Bởi dư luận khu vực và quốc tế không đồng tình với việc Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.

Tờ Nhân dân nhật báo cho biết, ngày 9/4, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc chính thức lên sóng kênh phát thanh "Tiếng nói Nam Hải" (Tiếng nói Biển Đông) với 6 ngôn ngữ (Trung, Anh, Việt, Malaysia, Philippines và Indonesia) và phạm vi phủ sóng tới các nước như Việt Nam, Indonesia, khu vực các đảo trên Biển Đông và tỉnh Hải Nam.

Phát biểu tại lễ khai trương, Tổng giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc Vương Canh Niên cho biết: "Tiếng nói Nam Hải" phục vụ nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc nhằm kiến tạo Biển Đông thành "Vùng biển hòa bình" và "Vùng biển hợp tác", cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin văn hóa của người dân các nước và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông và tàu thuyền, thuyền viên đi lại khu vực này. Cùng với việc phát sóng "Tiếng nói Nam Hải", trang web "Tiếng nói Nam Hải" gồm nhiều thứ tiếng cũng ra mắt cư dân mạng.

Giới chuyên môn coi đây là việc làm nhằm đưa ra phát ngôn chính thống cho Chính phủ Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan tới tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, cũng như tuyên truyền về các hoạt động tuần tra, chấp pháp bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" trên Biển Đông của Bắc Kinh.

Giới chuyên môn đang quan tâm tới thông tin cho rằng, đề án thành lập Ủy ban Hải dương Nhà nước (SOC), với tư cách là cơ quan tư vấn và điều phối cấp cao về hoạt động hải dương ở Trung Quốc đang được xúc tiến. Cách đây không lâu (12/3), ông Doãn Trác, người thường xuyên đưa ra những bình luận về các vấn đề hàng hải kiến nghị, một Ủy viên Quốc vụ hoặc Phó thủ tướng sẽ là người đứng đầu SOC và Bộ Quốc phòng hoặc Hải quân Trung Quốc nên tham gia tổ chức này.

Tuy nhiên, vấn đề kể trên vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Được biết, từ 7/4, Trung Quốc đã cho chạy thử tàu tuần tra và cứu hộ biển Hải tuần 01 tại Thượng Hải. Đây là tàu tuần tra và cứu hộ biển lớn nhất của Trung Quốc với trọng tải 5.418 tấn, dài 128,6m, đạt vận tốc 37km/h và đi được khoảng 18.520km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Có khả năng Biển Đông dậy sóng vào cuối tháng 4, đầu tháng 5? - Hình 2

Quyết tâm của Philippines

Ngày 10/4, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cam kết, các ngư dân Trung Quốc trên tàu mắc cạn tại bãi san hô Tubbataha cách đây 2 ngày sẽ bị truy tố

Ngày 9/4, mạng tin tình báo Stratfor cho biết, Trung Quốc đang chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang chế tạo, triển khai rộng khắp máy bay không người lái (UAV) để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Biển Đông.

Bắc Kinh đã quyết định ưu tiên phát triển chương trình máy bay không người lái để phục vụ cả mục đích an ninh và kinh tế - cho phép Trung Quốc duy trì sự hiện diện ở vùng biển tranh chấp.

Trước đó (5/4), trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga cho biết, trong tương lai gần, Bắc Kinh có thể sử dụng UAV tác chiến t.iêu d.iệt mục tiêu ở trong lãnh thổ của nước khác và đây là hành động xâm phạm chủ quyền...

Được biết, hiện Trung Quốc đã có 25 loại máy bay không người lái. Máy bay tác chiến không người lái được cất giấu tại các căn cứ, trong đó có 11 căn cứ nằm ở khu vực duyên hải trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia.

thích đáng - án tù hoặc phạt t.iền và nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp là thực thi luật. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 6/12 năm, nộp phạt 100.000USD và bị tịch thu hải sản, ngư cụ và tàu cá.

Ông Benigno Aquino III nhấn mạnh, Manila sẽ không yêu cầu Bắc Kinh chịu trách nhiệm về sự cố này. Trước đó (8/4), lực lượng tuần duyên Philippines cho biết, một tàu cá Trung Quốc chở theo 12 ngư dân đã mắc cạn tại bãi san hô Tubbataha, địa điểm được UNESCO xếp hạng di sản thế giới tối 8/4.

Ngày 9/4, tờ Manila Times của Philippines dẫn lời một quan chức giấu tên của nước này cho biết, tàu Trung Quốc vẫn chưa rời bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) cũng chưa phái một tàu nào tới khu vực này sau khi rút tàu BRP Gregorio del Pilar ra khỏi bãi cạn hồi tháng 6/2012.

Cũng trong ngày 9/4, tờ Inquirer dẫn lời Thiếu tướng Rustico Guerrero, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Tây có căn cứ đặt tại Palawan cho biết, quân đội Philippines cần phải nâng cao khả năng giám sát bầu trời còn đang rất hạn chế khi để 2 máy bay "không xác định" xâm nhập không phận đảo Thị Tứ ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines hiện đang chiếm đóng trái phép).

Tân Hoa Xã vừa có bài viết dẫn lại báo chí Nhật Bản cho rằng, Philippines đang phát động đợt tấn công ngoại giao nhằm vào Trung Quốc. Ngoài việc dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để thúc đẩy trình tự trọng tài pháp lý kiện "Đường lưỡi bò", Philippines còn mời Trung Quốc tham dự hội nghị có liên quan tới cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ - Philippines (bắt đầu từ 5/4).

Ngày 6/4, tờ Nihon Keizai Shimbun đăng bài viết "Philippines triển khai ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc", trong đó nhấn mạnh tới việc Manila vận dụng cách "gậy ông đ.ập lưng ông" khi Bắc Kinh từ chối tham gia các hoạt động quốc tế có liên quan tới Trung Quốc.

Quan điểm của Mỹ và Nhật Bản

Ngày 10/4, tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan Phạm Lệ Thanh cho biết, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, giữ gìn quyền lợi ngư nghiệp của ngư dân hai bờ tại bãi cá truyền thống này trên cơ sở bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là trách nhiệm của hai bờ eo biển.

Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, Nhật Bản và Đài Loan đang tiến rất gần tới một thỏa thuận về quyền đ.ánh bắt cá tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây được coi là bước đi khôn ngoan của Tokyo trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng xung quanh vấn đề nhạy cảm này. Được biết, Nhật Bản và Đài Loan đã nhất trí trên nguyên tắc nhằm thiết lập một vùng quản lý chung tại vùng ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Theo thỏa thuận đạt được, tàu đ.ánh cá của 2 bên được phép khai khác trong một vùng biển bao gồm các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chồng lấn mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Có khả năng Biển Đông dậy sóng vào cuối tháng 4, đầu tháng 5? - Hình 3
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera

Cũng trong ngày 10/4, Hãng tin Kyodo dẫn lời cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell cho biết, Tokyo từng tham vấn Washington về kế hoạch mua 3/5 đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trước khi tiến hành chính thức mua hồi tháng 9/2012.

Theo ông Kurt Campbell, khi đó Mỹ đã khuyến cáo: Việc mua quần đảo này có thể "châm ngòi một cuộc khủng hoảng" với Trung Quốc và điều này chứng tỏ Washington và Tokyo tồn tại khoảng cách về cách đ.ánh giá tình hình trong việc mua 3/5 đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa bày tỏ hy vọng chuyến thăm Trung Quốc của các nghị sĩ Nhật Bản (đầu tháng 5) sẽ trở thành động lực cho quá trình cải thiện mối quan hệ vốn đang căng thẳng với quốc gia đông dân nhất thế giới. Đây là phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe hôm 8/4 trong cuộc gặp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Trung Takamur, đồng thời nhấn mạnh: Không thể để quan hệ Nhật - Trung tiếp tục tình trạng hiện nay và Tokyo không hề có ý định đóng các cánh cửa đối thoại với Bắc Kinh.

Nhưng ngày 9/4, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lúc 10 giờ sáng 9/4.

Ngày 9/4 (theo giờ Mỹ), khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục xúc tiến kế hoạch chuyển trọng tâm quân sự sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bởi đây là hòn đá tảng trong chính sách quốc phòng của Tổng thống Barack Obama.

Thứ trưởng Ashton Carter nhấn mạnh, Mỹ có lợi ích lâu dài tại Châu Á - Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục duy trì vị trí bản lề tại khu vực này, đồng thời ủng hộ thương mại tự do, không giải quyết xung đột bằng vũ lực. Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, ông Ashton Carter cho biết, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ sự thống nhất trong ASEAN và hoan nghênh nỗ lực của các nước thành viên trong việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và Trung Quốc cần tham gia tích cực trong quá trình đàm phán này.

Ngày 10/4, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bắt đầu họp tại Bandar Seri egawan, Brunei để thảo luận những nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/4. Theo đó, các Bộ trưởng ASEAN tập trung trao đổi về việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và việc thúc đẩy để sớm có COC.

Trước đó, tờ Jakarta Post cho biết, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono hôm 9/4 đã kêu gọi nước này giúp đỡ giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Đây là cuộc gặp mặt chính thức đầu tiên kể từ khi ông Lê Lương Minh nhậm chức Tổng thư ký ASEAN hôm 7/1.

Người phát ngôn Tổng thống Indonesia cho biết, ông Susilo Bambang Yudhoyono luôn đề cao tầm quan trọng của ASEAN với chính sách hợp tác cùng có lợi. Trước đó, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị liên quan, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định, để phát triển kinh tế trong khu vực, chắc chắn cần có một môi trường hòa bình và ổn định.

Xung quanh tranh chấp trên biển với một số nước thành viên, ông Lê Lương Minh cho biết, hai bên đã có hợp tác toàn diện về nhiều mặt, riêng về tranh chấp ở Biển Đông, ASEAN đã đề xuất với Trung Quốc về việc ký COC và tới nay, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí với nhau về nguyên tắc 6 điểm (công bố hôm 20/7/2012 tại Campuchia) bên cạnh tuyên bố DOC.

Ngày 3/8/2012, Mỹ lần đầu tiên ra tuyên bố về Biển Đông, theo đó, Washington ủng hộ nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, đồng thời khuyến khích ASEAN - Trung Quốc có những bước tiến nhằm thống nhất về COC, tạo ra các quy định và nguyên tắc để giải quyết bất đồng một cách hòa bình.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Hai tàu ngầm lớp Kilo của Nga 'đấu tay đôi' ngư lôi ở Biển Baltic
21:26:20 01/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024
Israel đối mặt với các cuộc tấn công dồn dập ở cả phía Nam và phía Bắc
21:49:19 01/07/2024

Tin đang nóng

Sở GD-ĐT vào cuộc vụ giám thị ký nhầm giấy thi, làm thí sinh mất 20 phút làm bài
15:30:02 03/07/2024
Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay
17:26:26 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời
15:19:15 03/07/2024
Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Hoa hậu Hong Kong 2024: người thì tâm hồn ngoại cỡ, kẻ bị cười vì quê mùa
16:14:05 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Có thể bạn quan tâm

2 mỹ nhân gợi cảm nhất phim Việt giờ vàng: Cưới cùng thời điểm, đến lúc li dị lại cùng 1 ngày

Sao việt

21:26:50 03/07/2024
Quỳnh Nga chia sẻ năm xưa cô với Huyền Lizzie làm đám cưới trong cùng thời điểm, ngày cưới của 2 người đẹp cách nhau tầm 1 tháng. Trùng hợp, đến lúc ly dị, 2 cô gái lại quyết định đến tòa án cùng ngày.

Dương Tử diễn xuất phong thần ở "Trường tương tư 2" nhưng ai cũng nói về nữ phụ

Phim châu á

21:23:54 03/07/2024
Xem xong đoạn video, điều đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của khán giả bất ngờ lại là việc nhân vật Tang Điềm Nhi lúc về già được hóa trang một cách giả trân.

Cặp đôi Hoa ngữ ngọt "xỉu" như từ ngôn tình bước ra đời thật: Nhà trai được khen nhìn cột điện cũng có "chemistry"

Hậu trường phim

21:06:06 03/07/2024
Không chỉ có nhan sắc đỉnh, cả hai còn tạo ra chemistry tràn màn hình. Trương Lăng Hách thậm chí được khen sở hữu ánh mắt hút hồn đến mức nhìn cột điện cũng thấy tình.

Phạm lỗi với James Rodriguez, Vinicius bị treo giò ở tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

20:59:41 03/07/2024
Vinicius bị treo giò ở vòng tứ kết Copa America 2024 vì pha phạm lỗi với James Rodriguez ở trận hòa 1-1 giữa Brazil và Colombia.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ "Trái Đất trắng"

Lạ vui

20:51:07 03/07/2024
Trái Đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như c.hết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Người yêu mâu thuẫn trên mạng xã hội, mang s.úng b.ắn đối thủ trọng thương

Pháp luật

20:33:00 03/07/2024
Chỉ vì xuất phát từ chuyện mâu thuẫn trên mạng xã hội, Lê Tuấn Kiệt đã mang s.úng ra b.ắn nhiều phát vào đối thủ khiến nạn nhân bị thương tích 24%.

Một "anh trai" bị tấn công sau phản ứng khó chịu của HIEUTHUHAI

Tv show

20:12:15 03/07/2024
Vũ Thịnh vướng làn sóng bức xúc vì ghi nguyện vọng về đội của HIEUTHUHAI nhưng khen Isaac là đội trưởng mẫu mực.

Nữ diễn viên đuổi chồng CEO hơn 15 t.uổi khỏi nhà, 1 nam ca sĩ đình đám phơi bày nguyên nhân đằng sau

Sao châu á

20:04:46 03/07/2024
Ngày 3/7, Wikitree đưa tin cuộc hôn nhân của nữ diễn viên So Yoo Jin và đầu bếp kiêm CEO nổi tiếng xứ Hàn Baek Jong Won trở thành tâm điểm chú ý.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.