Trung Quốc lộ rõ bản chất hai mặt

Theo dõi VGT trên

Philippines muốn tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng khẳng định chủ quyền ở biển Đông

Các nước có liên quan trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông đang có những động thái đối phó mạnh mẽ trước những hành động hung hăng và sai trái của Bắc Kinh ở biển Đông.

Tăng cường quan hệ quân sự

Nhà phân tích Joshua Kurlantzick của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Úc và Nga nhằm phát đi thông điệp rằng nước này không đơn độc. Trong khi đó, Philippines trong những tuần gần đây đã ký các thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh Úc và Nhật Bản giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng khẳng định chủ quyền ở biển Đông.

Trung Quốc lộ rõ bản chất hai mặt - Hình 1

Hai tàu của Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản neo đậu tại cảng ở Manila vào cuối tháng 5. Ảnh: REUTERS

Theo báo mạng Asia Times hôm 1-8, Thượng viện Philippines gần đây đã phê chuẩn Hiệp định về quy chế của các lực lượng viếng thăm (SOFA) với Úc. Thượng nghị sĩ Edgardo Angara khi đó tuyên bố rằng đã đến lúc Manila cần bắt tay với “các đồng minh và bạn bè” để tăng cường khả năng phòng thủ. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Loren Legarda gắn kết hiệp định với cuộc đối đầu của nước này với Trung Quốc ở biển Đông khi cho biết thỏa thuận trên được ký kết trong bối cảnh “chúng ta đối mặt với những mối đe dọa lớn chưa từng có”.

Video đang HOT

Trước đó, vào đầu tháng 7, Philippines và Nhật Bản đã ký thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng. Theo thỏa thuận, hai nước sẽ tăng cường hoạt động trao đổi quân sự và chia sẻ thông tin hàng hải, khu vực. Ngoài ra, Nhật Bản còn đồng ý bán cho Philippines 12 tàu tuần tra hiện đại. Trong chuyến thăm Tokyo vào tháng 9-2011, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Yohishiko Noda về sự cần thiết tăng cường quan hệ giữa lực lượng phòng vệ bờ biển hải quân hai nước.

Dựa vào luật pháp quốc tế

Ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự, ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu tại Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ), cho rằng các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông cần phải đưa ra toàn bộ tài liệu về đường cơ sở, các tuyên bố về thềm lục địa mở rộng và tuyên bố chủ quyền với các đảo. Ông nhận định: “Việt Nam và Malaysia đã tiến một bước trong hướng đi này với việc đệ trình một phần tài liệu về thềm lục địa của họ lên Liên Hiệp Quốc năm 2009. Philippines giờ đây cũng cần phải đưa ra đầy đủ văn kiện pháp lý về tuyên bố chủ quyền của mình. Điều đó buộc Trung Quốc phải làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình, nếu không sẽ không còn ai tin lời của Bắc Kinh rằng nước này đang hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.

Trong lúc này, Trung Quốc tiếp tục có những động thái cho thấy bản chất 2 mặt đối với vấn đề biển Đông. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh hôm 31-7 cho biết Bắc Kinh “phản đối sự can thiệp quân sự vào biển Đông”, đồng thời “sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực”. Dù vậy, ông Cảnh lại lộ rõ ý đồ của Trung Quốc độc chiếm biển Đông khi ngang ngược tuyên bố “một hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu thường lệ đã được thiết lập để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải” của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc sẵn sàng ra biển Đông

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng ra biển Đông sau khi lệnh cấm đ.ánh cá đơn phương của nước này hết hiệu lực hôm 1-8. Lệnh cấm đ.ánh cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại biển Đông có hiệu lực từ ngày 16-5 đến ngày 1-8 nhưng đã bị các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam bác bỏ.

Tân Hoa Xã đưa tin trong những ngày qua, các tàu cá Trung Quốc đã tụ tập tại cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam để chuẩn bị ra khơi. Hiện chưa rõ những khu vực mà ngư dân Trung Quốc sẽ đ.ánh bắt tại biển Đông. Dù vậy, thông tin trên đã gây ra nhiều lo ngại trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc thời gian qua có những hành động xâm phạm lãnh hải các nước.

Theo NLD

Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc “hung hăng”

Những động thái mới đây cho thấy Trung Quốc nghiêng về biện pháp quân sự cho các cuộc tranh chấp trên biển Đông

Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc hung hăng - Hình 1

Tàu tuần tra Nhật Bản (trái) đi gần một tàu ngư chính Trung Quốc gần quần đảo Senkaku / Điếu Ngư hôm 12-7. Ảnh: Reuters

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2012, được công bố hôm 31-7, đã cảnh báo rằng vai trò càng tăng của quân đội Trung Quốc trong việc định hình chính sách đối ngoại của nước này là một nguy cơ an ninh.

Chi tiêu quốc phòng tăng mạnh

Đây là lần đầu tiên Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khi cho rằng mối quan hệ "phức tạp" này đang gây ra không ít lo ngại. Báo cáo viết: "Một số người cảm thấy các mối quan hệ giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản và PLA đang trở nên phức tạp. Một số người khác nhìn thấy mức độ ảnh hưởng của quân đội đối với những quyết định về chính sách đối ngoại đang thay đổi". Theo hãng tin AP, báo cáo cũng lưu ý chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng khoảng 30 lần trong 24 năm qua và dư luận hối thúc Bắc Kinh tăng tính minh bạch trong vấn đề ngân sách quốc phòng.

Sách trắng Quốc phòng mới nhất của Nhật Bản được công bố trong bối cảnh các sĩ quan cao cấp, cố vấn tình báo và các quan chức hàng hải của Trung Quốc công khai kêu gọi Bắc Kinh có thái độ cứng rắn hơn trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền. Đề cập vấn đề này, báo cáo chỉ trích: "Trung Quốc đang xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và những nước láng giềng khác theo một cách thức bị chỉ trích là hung hăng, làm dấy lên những lo ngại về hướng đi của nước này trong tương lai". Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho rằng một cảm giác thận trọng về sự mở rộng quân sự của Bắc Kinh đang tồn tại khắp Đông Á.

Cũng theo sách trắng, hoạt động của tàu hải quân Trung Quốc tại Thái Bình Dương đã trở nên thường xuyên. Điều này cho thấy Bắc Kinh có thể đang mở rộng phạm vi hoạt động trên biển, đồng thời tăng cường các chiến dịch và hoạt động huấn luyện ở những vùng biển gần Nhật Bản, trong đó có biển Đông. Trước sự bành trướng này, báo cáo kêu gọi Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến những hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nơi hai nước đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ.

Tính toán sai lầm

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2012 chỉ là một trong số ngày càng nhiều tiếng nói bày tỏ lo ngại về thái độ hung hăng của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Trong bài viết đăng trên báo The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 30-7, tác giả Michael Auslin, một học giả của Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhận định rằng việc Bắc Kinh đơn phương thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và đưa quân đồn trú ở đó đã làm gia tăng căng thẳng trên vùng biển này, đồng thời giảm cơ hội thương thảo của các quốc gia liên quan đến cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Theo tác giả, những động thái trên của Trung Quốc cho thấy nước này nghiêng về biện pháp quân sự cho các cuộc tranh chấp trên biển Đông và nó là bằng chứng phản bác lại những ai có ảo tưởng rằng sự gia tăng sức mạnh quân sự Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây không là mối đe dọa và chỉ là hành động tự nhiên của một đất nước đang trỗi dậy. Nó cũng khẳng định lo ngại của một số người về cách thức ứng xử của Trung Quốc một khi nước này đủ mạnh để thách thức các quốc gia ở châu Á.

Dưới con mắt của các nước nhỏ hơn, Trung Quốc là quốc gia châu Á duy nhất có thể quay ngược thời gian về thời kỳ mà kẻ mạnh luôn đúng và luật pháp quốc tế trở nên vô nghĩa với những nước đủ liều lĩnh để phớt lờ những lo ngại của cộng đồng quốc tế. Dù vậy, bài viết nhận định rằng Bắc Kinh đã tính toán sai lầm, ít nhất là trong thời điểm hiện nay, nếu cho rằng quyết định cho quân đồn trú trên biển Đông có thể khiến các quốc gia khác "chùn bước". Chẳng hạn như Tổng thống Philippines Benigno Aquino gần đây tuyên bố sẽ mua thêm trực thăng tấn công và tàu chiến mới để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.

Bài viết cũng nhận định rằng giờ là lúc Mỹ phải quyết định làm thế nào để đáp trả lại một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng. Washington có nguy cơ đ.ánh mất ảnh hưởng ở châu Á và khiến nguy cơ xung đột gia tăng nếu để các nước nhỏ hơn tự đối đầu với Bắc Kinh. Tác giả đã đưa ra một số bước đi mà Mỹ có thể tiến hành để ngăn nguy cơ này xảy ra. Trước hết, Washington nên đe dọa chấm dứt các cuộc đối thoại song phương về quân đội cho đến khi nhận được câu trả lời về quy mô của đơn vị đồn trú trên biển Đông của Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng quy mô của đơn vị này và tiếp tục đe dọa các nước láng giềng thì Mỹ nên cân nhắc hoãn các cuộc đối thoại an ninh và kinh tế thường niên với nước này. Ngoài ra, Washington nên đưa ra một kế hoạch cụ thể nhằm trợ giúp về tình báo và quân đội cho các quốc gia đang bị đe dọa ở biển Đông.

Nga quyết giữ vị thế cường quốc hải quân Tại lễ khởi công đóng chiếc tàu hạt nhân thế hệ mới nhất hôm 30-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẽ tăng cường lực lượng hải quân hạt nhân nhằm bảo vệ vị thế cường quốc biển hàng đầu của nước này. Tàu hạt nhân lớp Borei nói trên có tên là Hoàng tử Vladimir, được thiết kế để mang một trong những tên lửa hạt nhân liên lục địa mới và mạnh mẽ nhất của Nga - tên lửa Bulava, còn gọi là Mace. Đây là tàu ngầm lớp Borei thứ 4 được đóng. Chiếc đầu tiên mang tên Yury Dolgoruky đã chạy thử nghiệm trên biển. Hai tàu Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh đang được lắp ráp tại nhà máy Sevmash ở thành phố Severodvinsk. Riêng tên lửa Bulava đã ở vào giai đoạn phát triển cuối cùng và dự kiến được lắp đặt trên tàu Yury Dolgoruky vào cuối năm nay. Ông Putin nói thêm Nga sẽ có 8 tàu ngầm lớp Borei và 51 tàu mới vào năm 2020. Phát biểu tại cuộc họp với các tư lệnh hải quân và quan chức chính phủ tại nhà máy Sevmash, ông Putin nhấn mạnh: "Chúng ta cần duy trì vị thế của một trong những cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Trước tiên, chúng ta sẽ bàn về việc phát triển thành phần hải quân trong các lực lượng hạt nhân chiến lược, về vai trò của hải quân trong việc duy trì thế cân bằng hạt nhân chiến lược".

Theo NLD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa BTQP hai nước Mỹ-Nga sau thời gian dài
12:49:38 26/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Nga triệu tập Đại sứ Mỹ sau vụ Ukraine tấn công thành phố Sevastopol
05:50:06 25/06/2024
Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp
22:28:23 26/06/2024
Số vụ cháy rừng thảm khốc tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ
21:01:14 25/06/2024

Tin đang nóng

Vợ có 2 chồng ở Sóc Trăng: Được MTQ cho nhà mới, chia tay cả 2, làm mẹ đơn thân
21:38:45 26/06/2024
Binz tỏ rõ bức xúc, lần đầu lên tiếng vụ Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh
19:58:03 26/06/2024
Nine Naphat chính thức lên tiếng về nghi vấn chia tay Baifern Pimchanok vì mẹ, dàn sao Thái gửi lời động viên
22:12:51 26/06/2024
Vợ cũ ca sĩ Đình Văn: Ly hôn chồng, mang hai con sang Mỹ, phải đi làm nail vì cuộc sống khó khăn
17:45:41 26/06/2024
Thảm đỏ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: BB Trần được bạn trai hộ tống, Tiến Đạt đọ visual căng với SOOBIN
17:59:40 26/06/2024
Danh ca Hương Lan bức xúc trước cuốn sách viết sai về cha mình: "Họ còn tặng tôi, đọc xong giật mình"
17:42:56 26/06/2024
Nam nghệ sĩ "2 lần lên nhận danh hiệu NSND": U80 vẫn miệt mài đi diễn, sống một mình trong biệt thự khang trang
17:51:30 26/06/2024
Ca sĩ Lý Hào Nam đột ngột trở về sau 6 tháng đi rong, bị đồn 'qua đời ở t.uổi 41'
22:57:39 26/06/2024

Tin mới nhất

Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung

22:35:47 26/06/2024
Các chuyên gia đ.ánh giá, kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung, có thể gặp trở ngại.

Mưa lớn và sét đ.ánh khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng ở Nepal

22:31:25 26/06/2024
Huyện Lamjung và Morang là 2 địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tại huyện Lamjung, cách thủ đô Kathmandu khoảng 125 km về phía Tây, lở đất đã chôn vùi 3 căn nhà, khiến 4 người t.hiệt m.ạng, trong đó có 2 t.rẻ e.m.

Tắc nghẽn cảng biển lan rộng sang châu Á

21:21:40 26/06/2024
Giới phân tích cảnh báo, chi phí vận chuyển leo thang sẽ làm gia tăng nguy cơ tăng giá đối với người tiêu dùng trong bối cảnh nhiều nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Hàn Quốc đẩy nhanh điều tra vụ cháy nhà máy pin

21:19:17 26/06/2024
Ba quan chức của Aricell đã bị lập biên bản vi phạm Luật sức khỏe và an toàn lao động. Họ có thể đối mặt với án phạt nặng sau cuộc điều tra này.

Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm động lực tăng trưởng

21:13:28 26/06/2024
Các dịch vụ mới đang được phát triển hoặc đã triển khai sẽ được chuyển đến trung tâm mới. Trung tâm sẽ chủ trì việc xây dựng chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh mới và đưa vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Washington cân nhắc cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tại Ukraine

21:10:08 26/06/2024
Theo một quan chức, các công ty đấu thầu hợp đồng sẽ được yêu cầu phát triển các kế hoạch giảm thiểu rủi ro mạnh mẽ để bảo vệ an toàn cho các nhân viên của họ.

Căn cứ quân sự của Nam Phi ở nước ngoài bị tấn công

21:08:46 26/06/2024
Hồi tháng 2 cũng đã xảy ra vụ tấn công bằng s.úng cối nhằm vào căn cứ của Nam Phi ở CHDC Congo, khiến 2 người t.hiệt m.ạng và 3 người bị thương.

Tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sát cánh với Liban

21:04:19 26/06/2024
Về phần mình, Cộng hòa Síp khẳng định không liên quan đến cuộc xung đột. Cộng hòa Síp đã vận động các đối tác EU hỗ trợ tài chính cho Liban và gần đây thiết lập một hành lang hàng hải để gửi viện trợ nhân đạo tới Gaza.

Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục

20:54:40 26/06/2024
Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, cho rằng biến động t.iền tệ sẽ phản ánh các nền tảng kinh tế.

Ông Om Birla được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ

20:45:55 26/06/2024
Lãnh đạo đảng Quốc đại đối lập Rahul Gandhi cũng chúc mừng ông Birla tiếp tục nắm giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là các cuộc thảo luận tại Hạ viện sẽ có sự giam gia cân bằng của các đảng chính trị.

Nga theo dõi tàu ngầm mới, giá trị nhất của hải quân Israel?

20:40:53 26/06/2024
Tàu ngầm của Israel được coi là tài sản chiến lược quan trọng. Theo báo cáo nước ngoài, các tàu này có thể mang tên lửa hạt nhân và mang lại cho Israel khả năng răn đe cao.

Mảng băng Nam Cực đang tan nhanh đến mức không thể dự báo mực nước biển dâng

20:35:07 26/06/2024
Nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ đại dương tăng lên một chút cũng có thể có tác động rất lớn đến lượng băng tan. Khi biến đổi khí hậu làm nóng các đại dương, quá trình này sẽ tăng tốc.

Có thể bạn quan tâm

BLACKPINK bị ném gấu bông nghi có camera quay lén: Jisoo - Jennie xử lý tinh tế, phản ứng Lisa gây tranh cãi!

Nhạc quốc tế

01:20:34 27/06/2024
Ngay sau đó, khi các thành viên khác đang giao lưu, Lisa đã tiến tới khu vực rìa sân khấu và thẳng tay ném gấu bông xuống sân khấu. Hành động dứt khoát này của em út BLACKPINK từng gây ra tranh cãi khi nhiều người cho rằng cô hành xử ké...

Tăng Phúc kể nỗi lòng của "kẻ qua đường"

Nhạc việt

23:51:24 26/06/2024
Ca khúc Kẻ qua đường đ.ánh dấu sự trở lại của Tăng Phúc sau nửa năm im ắng trong làng nhạc, đồng thời khởi động cho các dự án thú vị vào nửa cuối năm 2024.

Thống kê báo động đỏ về t.iền vệ Jude Bellingham

Sao thể thao

23:49:18 26/06/2024
Như nhiều đồng đội tại đội tuyển Anh, Jude Bellingham gây thất vọng lớn ở vòng bảng EURO 2024, đặc biệt trận hòa Slovenia 0-0 thuộc lượt cuối cùng bảng C.

Phim hài - kinh dị đứng đầu phòng vé Thái Lan 'Ôi ma ơi: Hồi kết' sắp khởi chiếu tại Việt Nam

Phim châu á

23:42:04 26/06/2024
Ôi ma ơi: Hồi kết quy tụ dàn diễn viên quen mặt với các fan của điện ảnh Thái Lan như Weeradit Srimalai, Jaturong Phonboon và Charoenphon Onlamai, đạo diễn bởi Poj Arnon.

"Tiểu Kim Tae Hee" nói gì trước nghi vấn ly hôn chồng sau 2 năm kết hôn?

Sao châu á

23:35:47 26/06/2024
Hiện, các thông tin liên quan tới cuộc hôn nhân của nữ ca sĩ Hàn Quốc Jiyeon (thành viên T-ara) và chồng, nam cầu thủ bóng chày Hwang Jae Gyun, là tâm điểm bàn tán của cộng đồng mạng châu Á.

Ốc mua về đừng vội luộc ngay, ngâm với 3 thứ này hết sạch bùn đất, ốc béo múp đến tận mấy ngày sau

Ẩm thực

23:33:12 26/06/2024
Với nguyên liệu chính là ốc, bạn có thể thực hiện nhiều món ăn ngon khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm cho ốc sạch nhớt và loại bỏ bùn đất một cách nhanh chóng.

Chú lừa hài hước Donkey trong 'Shrek' sẽ có phần phim riêng

Phim âu mỹ

23:30:29 26/06/2024
Mới đây, diễn viên hài kịch Eddie Murphy - người thổi hồn cho chú lừa Donkey trong Shrek 5 - đã tiết lộ nhà sản xuất sẽ thực hiện riêng phần phim cho nhân vật của ông.

Không nhận ra sao nhí Việt sau 9 năm, thăng hạng visual ngoạn mục ở thảm đỏ Mùa Hè Đẹp Nhất

Hậu trường phim

23:08:24 26/06/2024
Mùa Hè Đẹp Nhất là một trong trong số ít những bộ phim điện ảnh Việt ra mắt trong tháng 6. Phim được kỳ vọng sẽ mang tới một làn gió tươi trẻ trên màn ảnh rộng.

Trứng gà 'ngon, bổ, rẻ' nhưng phải tuyệt đối tránh xa nếu có những dấu hiệu này

Sức khỏe

23:05:21 26/06/2024
Trứng gà là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt vì chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, dễ chế biến và giá thành hợp lý.

Hình thể săn chắc của Hồng Nhung t.uổi 54, NSND Thanh Hoa đẹp đến ngỡ ngàng

Sao việt

23:03:57 26/06/2024
Diva Hồng Nhung t.uổi 54 vẫn giữ được hình thể săn chắc. NSND Thanh Hoa đăng ảnh mới, nhiều khán giả ngỡ ngàng vì ở t.uổi 74 vẫn đẹp.

BTC lên tiếng về nghi vấn bất công tại 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Tv show

23:00:31 26/06/2024
Sự kiện ra mắt 33 nghệ sĩ tham gia cuộc thi Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra tại TPHCM chiều 26/6 gây chú ý khi có câu hỏi về yếu tố công bằng.