‘Trung Quốc đang thử thách ý chí các nước ASEAN’

Theo dõi VGT trên

“Gây ra tranh chấp bãi cạn Scarborough, Trung Quốc đang đi nước cờ thử thách ý chí các quốc gia ASEAN, chính sách của Mỹ. Nếu họ hành công, những bước khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục phân tích.

Từ đầu năm 2012 tới nay, Trung Quốc đã có một loạt các động thái trên khắp các mặt trận khác nhau liên quan tới ý đồ độc chiếm Biển Đông, hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”. Tôi không lấy làm lạ về điều này bởi đây là việc Trung Quốc áp dụng từ lâu. Thậm chí, nước này có lúc đã dùng tới lực lượng vũ trang để đ.ánh chiếm, tranh giành lãnh thổ như đ.ánh vào quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa vào 1988…

Nhưng điều đáng ngạc nhiên lần này, là việc Trung Quốc chọn thời điểm, vị trí để gây hấn – bãi cạn Scarborough (nơi mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham còn Philippines gọi là Panatag Shoals ). Tôi cho rằng, đây là một nước đi trong ván cờ đầy toan tính để Trung Quốc đi đến mục tiêu của mình. Tôi xin phân tích thêm về vị trí của khu vực này như thế nào để mọi người hiểu thêm về lý lẽ về việc chứng minh chủ quyền của đôi bên.

Bãi cạn Scarborough được Trung Quốc coi là một bộ phận của quần đảo Trung Sa – một trong 4 quần đảo ở Biển Đông được Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình gồm: Tây Sa, Đông Sa, Trung Sa và Nam Sa – theo cách gọi của Trung Quốc). Theo lý lẽ của nước này, Hoàng Nham là một bộ phận của Trung Sa, tức là một bộ phận của lãnh thổ được Trung Quốc tuyên bố từ lâu và đặt tên cho nó. Trung Quốc lập luận bãi cạn thuộc lãnh thổ mình như cách họ lập luận với Tây Sa và Nam Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Trung Quốc đang thử thách ý chí các nước ASEAN - Hình 1

Trong bối cảnh đang có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines, Trung Quốc hôm 18/4 điều tàu Ngư Chính 310 tới tăng cường tuần tra quanh khu vực này. Trong ảnh là tàu Ngư Chính 310 hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Ảnh: Nddaily.

Vậy, xét về mặt địa chất và địa lý, liệu có đúng đây là một bộ phận của “Trung Sa”? Thực chất, nơi mà Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa cũng là một bãi ngầm, phương Tây gọi là bãi ngầm san hô Macclesfield (Macclesfield Bank). Đây không phải là quần đảo đúng nghĩa như quy định trong Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).

Trong khi đó, Scarborough cũng chỉ là một vành đai san hô đặc trưng của Biển Đông, cũng như Thái Bình Dương. Vị trí của nó nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon (Philippines). Khi thủy triều lên thì bãi này hầu như bị ngập và triều xuống thì có một vài điểm nổi lên. Vì vậy, theo quy định của UNCLOS 1982 thì đây chỉ là bãi cạn, vành đai san hô chứ không phải là các đảo, chứ chưa nói có thuộc Trung Sa hay không.

Video đang HOT

Vì thế, chỉ có thể coi đây là một bộ phận của thềm lục địa của quốc gia liên quan, tương tự như các bãi cạn thuộc thềm lục địa của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippinnes mà hiện đang có các công trình, thiết bị nhân tạo được xây dựng để phục vụ cho việc thăm dò nghiên cứu và khai thác tài nguyên thềm lục địa và vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia này.

Còn xét về mặt pháp lý, mọi người đều đã quá quen với luận điểm “chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi” của Trung Quốc đối với “Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa, Đông Sa” ở giữa Biển Đông, bởi vì người Trung Quốc “đã phát hiện, khám phá, khai khẩn” các quần đảo này từ hàng ngàn năm nay.

Tất nhiên, việc chứng minh ai đúng ai sai, đúng đến mức độ nào thì hãy cứ đưa ra cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án luật biển (ITLOS). Philippines cũng đã đề nghị Trung Quốc điều này song Trung Quốc không đồng ý.

Vấn đề đáng chú ý ở đây là tại sao vào thời điểm này Trung Quốc lại chọn vị trí này để tiến hành tranh chấp với Philippinnes, quốc gia có Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, phải chăng Trung Quốc muốn thử thách thái độ của Mỹ?

Thực chất, điều mà ai cũng phải thừa nhận là Trung Quốc coi lực lượng đáng ngại nhất tại vùng biển phía Tây Thái Bình Dương là lực lượng quân sự của Mỹ. Trung Quốc luôn không muốn quốc tế hóa, không muốn các nước lớn can thiệp vào các diễn biến ở Biển Đông. Một điều rõ ràng là trước đây, khi thực hiện các hành động quân sự ở Biển Đông, Trung Quốc đều tính đến yếu tố Mỹ và họ đã thành công khi Mỹ không quan tâm hay không can thiệp vào.

Vì thế, có thể nói, đây là nước cờ mạo hiểm, phải chăng Trung Quốc muốn thăm dò xem trong hình hình hiện nay (khi lực lượng quân đội Mỹ – vốn đang bị phân tán ở nhiều điểm nóng khắp thế giới, đồng thời kinh tế Mỹ có nhiều vấn đề) thì liệu Mỹ có thể can thiệp nếu xảy ra xung đột?

Ngoài ra, ở đây còn một điều khiến tôi băn khoăn. Trung Quốc luôn không muốn các nước lớn can thiệp nhưng việc Trung Quốc hành động như thời gian vừa qua lại đang tạo cơ hội cho các nước lớn “nhảy vào” Biển Đông. Đây cũng là điều mâu thuẫn với quan điểm từ trước tới nay của Trung Quốc.

Có thể thấy, ý đồ của Trung Quốc cho tới nay còn nhiều điểm chưa bộc lộ hết. Tuy nhiên, điều rõ ràng và dễ thấy rằng, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ chiến lược tìm mọi cách hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bò, chiếm 80% diện tích Biển Đông. Gây ra tranh chấp bãi Scarborough vào thời điểm này chính là Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện bước đi khó nhất trong chiến lược hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò”.

Trung Quốc đang đi nước cờ thử thách ý chí các quốc gia ASEAN, quyết tâm của Mỹ. Nếu họ hành công, những bước khác sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Vậy trong hoàn cảnh hiện nay ASEAN cần làm gì? Điều đáng lo ngại là phản ứng của ASEAN cho tới thời điểm này mờ nhạt quá, thậm chí đang có sự im lặng, ngoại trừ Việt Nam có tuyên bố mang tính nguyên tắc về vụ việc tại bãi cạn Scarborough. Tất nhiên, chúng ta cần hiểu và thông cảm cho những mối quan hệ phức tạp về lợi ích trong quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự giữa các nước với Trung Quốc.

Trung Quốc đang thử thách ý chí các nước ASEAN - Hình 2

Theo tiến sĩ Trần Công Trục, ASEAN cần có tiếng nói đủ mạnh để tránh tổn thất lợi ích chính đáng của mình. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tuy nhiên, nếu sự im lặng vẫn tiếp diễn thì chắc chắn Trung Quốc sẽ càng mạnh dạn hơn trong các bước đi của mình. Lợi ích chính đáng của khối ASEAN vì thế sẽ bị tổn thất. Nếu tiếng nói, hành xử của ASEAN không đủ mạnh và nếu Trung Quốc thành công trong vụ này thì chuyện xảy ra khi Trung Quốc tiếp tục nhảy vào tranh chấp ở các khu vực khác là điều dễ nhìn thấy trước. Và khi đó, sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực sẽ càng sâu hơn, an ninh khu vực vì thế chắc chắn sẽ càng phức tạp.

Tôi cho rằng, trong tình thế hiện nay, ASEAN cần phải có tiếng nói, không chỉ về nguyên tắc mà phải xuất phát từ chân lý, từ cơ sở khoa học khách quan, cơ sở pháp lý để ủng hộ cái đúng, bác bỏ cái sai, bác bỏ ý đồ không căn cứ vào cơ sở khoa học cũng như luật pháp quốc tế và những thỏa thuận đã đạt được giữa các nước có liên quan trong khu vực.

Hơn nữa, nếu ASEAN muốn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế thì chính ASEAN phải có tiếng nói, bởi nếu các quốc gia có lợi ích trực tiếp mà không lên tiếng thì làm sao quốc tế có thể giúp đỡ?

Vệc Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ, tàu chế biến hải sản “khủng”, tàu sân bay ra Biển Đông… chứng tỏ nước này sẽ có những bước tiếp theo để thực hiện ý đồ tiếp tục lấn sâu xuống phía nam Biển Đông. ASEAN vì thế cần quan tâm đúng mức tới sự kiện, không phải quan tâm để hình thành khối quân sự đối lập với Trung Quốc mà là quan tâm để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, vì an ninh, hòa bình,ổn định của khu vực và thế giới.

Theo VNExpress

Nhiều nước giúp Philippines tăng cường quân sự

Cùng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, Úc cũng đang giúp Philippines nâng cao năng lực quốc phòng giữa lúc Manila đang tranh chấp căng thẳng với Bắc Kinh.

Báo The Inquirer hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết nước này sẽ được Nhật Bản cung cấp 10 tàu tuần tra có chiều dài 40 m, thông qua các khoản vay viện trợ. Tokyo cũng sẽ chuyển giao 2 tàu chiến lớn hơn cho Manila dưới dạng viện trợ không hoàn lại. Hồi tuần trước, thông tin này từng được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin xác nhận. Tuy nhiên, ông Gazmin không tiết lộ chi tiết vì quá trình đàm phán vẫn chưa xong.

Nhiều nước giúp Philippines tăng cường quân sự - Hình 1
Hải quân Philippines đang được nhiều nước giúp đỡ - Ảnh: Philippine Navy

Ngoài ra, Ngoại trưởng Rosario ngày 20.5 cho biết Hàn Quốc đã cung cấp quân phục và mũ sắt cho quân đội Philippines. Báo The Inquirer dẫn lời ông Rosario tiết lộ thêm rằng: "Bộ Quốc phòng đang xem xét khả năng mua máy bay của Hàn Quốc". Trong chuyến thăm Philippines hồi tháng 11.2011, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak từng trao đổi vấn đề này với ông Benigno Aquino III, người đồng cấp nước chủ nhà. Lúc bấy giờ, Tổng thống Aquino đề nghị Seoul cung cấp máy bay, tàu tuần tra cùng một số loại tàu khác.

Đáp lại, Tổng thống Lee tuyên bố Hàn Quốc muốn giúp Philippines giải quyết các vấn đề liên quan đến biển đảo của nước này. Không đứng ngoài cuộc, Úc cũng ra tay giúp đỡ Philippines. Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Rosario, Úc sẽ cung cấp một số tàu hỗ trợ và giúp huấn luyện quân đội cho Philippines.

Các thông tin trên được truyền đi trong lúc tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough trên biển Đông vẫn chưa lắng dịu. Hồi cuối tuần, Đài GMA dẫn lời phát ngôn viên Edwin Lacierda, của Tổng thống Philippines, tuyên bố Manila sẵn sàng đối phó các cuộc tấn công mạng. Tuyên bố này được đưa ra khi Philippines nhiều lần tố cáo các trang mạng trực thuộc chính phủ nước này bị tấn công bởi những tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc trên.

Thực lực hải quân Philippines

Hiện tại, hải quân Philippines sở hữu số tàu chiến khá khiêm tốn với khoảng gần 100 tàu tuần tra, 11 khinh hạm, 10 tàu đổ bộ tấn công, 6 tàu hỗ trợ cùng 2 tàu hộ tống vốn thuộc lớp Hamilton được mua lại từ Mỹ. Năm sau, Manila có thể nhận thêm chiếc tàu thứ 3 thuộc lớp Hamilton từ Mỹ. Ngoài ra, AFP hồi tháng 3 dẫn lời Phó đô đốc Alexander Pama, Tư lệnh hải quân Philippines, cho hay nước này vào tháng 7 sẽ ký hợp đồng mua thêm 2 tàu đổ bộ đa năng với giá 205 triệu USD. Trong năm 2012, hải quân Philippines còn có kế hoạch mua thêm 3 trực thăng chiến đấu để tăng cường khả năng bảo vệ vùng biển nước này.

Theo Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực
07:06:35 05/07/2024
Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
12:01:19 05/07/2024
Đức: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm hiếm gặp do chủng virus H7N5 độc lực cao
13:35:10 05/07/2024
Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen
12:25:57 05/07/2024

Tin đang nóng

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ
23:52:11 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi chưa bao giờ yêu trùng với ai"
22:51:44 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024
Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến
06:27:15 06/07/2024
Cây hài sân khấu: NSND Ngọc Giàu - sóng ngầm gây trận bão cười
23:30:26 05/07/2024

Tin mới nhất

Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột

07:23:54 06/07/2024
Ukraine và các nước đồng minh phương Tây đã bác bỏ đề xuất trên, dù ông Putin khẳng định vẫn để ngỏ cơ hội xem xét kế hoạch này. Điện Kremlin đã khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine dành thời gian để cân nhắc các đề xuất.

Sai lầm trong việc triển khai máy bay khiến Ukraine trả giá đắt?

07:19:04 06/07/2024
Tại Mirgorod, máy bay không được đặt trong các boongke kiên cố hay nhà chứa nằm sâu dưới lòng đất mà ở ngoài trời. Hơn nữa, chúng thậm chí còn không được che phủ bằng lưới ngụy trang.

Liên hợp quốc đ.ánh giá thiệt hại nghiêm trọng của bão Beryl

07:03:44 06/07/2024
Cũng theo người đại diện của LHQ, cơn bão đã gây tác động thảm khốc cho hoạt động du lịch vốn rất cần thiết trên các quần đảo ở khu vực Caribe.

Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza

06:33:13 06/07/2024
Trong khi đó, Ủy ban Kháng chiến nhân dân (PRC), một nhóm vũ trang liên minh với Hamas, cũng phản đối mọi nỗ lực nhằm triển khai các lực lượng quốc tế hoặc các lực lượng khác ở Gaza.

Ông Keir Starmer trở thành thủ tướng mới của Anh

22:40:25 05/07/2024
Ngày 5/7, ông Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, đã chính thức trở thành thủ tướng mới của nước này sau khi diện kiến Vua Charles III tại Cung điện Buckingham ở thủ đô London.

Giá lương thực thế giới ổn định trong tháng 6

22:37:25 05/07/2024
Trong báo cáo khác, FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ ngốc toàn cầu năm 2024 thêm 7,9 triệu tấn (0,3%), lên 2,854 tỷ tấn, tăng nhẹ so với mức năm 2023 và đ.ánh dấu mức dự báo cao kỷ lục mới.

Nga thông báo số lượng cuộc tấn công vào mục tiêu của Ukraine trong tuần

22:35:53 05/07/2024
Ngoài ra, tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga cũng phá hủy các kho nhiên liệu dùng cho vũ khí của Ukraine và các xưởng lắp ráp thiết bị bay không người lái cũng như xuồng không người lái.

Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng tân Thủ tướng Anh Keir Starmer

22:33:39 05/07/2024
Bài bình luận trên tờ the Guardian cho rằng dù đảng Bảo thủ thất bại nhưng vẫn có dấu hiệu tích cực khi đảng này tránh được thảm họa số ghế dưới mức 100 như nhiều cuộc thăm dò trước đó.

Kyrgyzstan chặn đứng âm mưu đảo chính

22:31:40 05/07/2024
Các nghi phạm đang bị tạm giam trước khi đưa ra xét xử. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành các cuộc điều tra mở rộng liên quan vấn đề này.

Mỹ nhận định đề xuất ngừng b.ắn mới của Hamas là 'bước đột phá'

22:29:14 05/07/2024
Cho đến thời điểm hiện tại, rào cản chính trong các cuộc đàm phán là quan điểm khác biệt về cách thức chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn thứ hai của thỏa thuận.

Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu

22:27:08 05/07/2024
Nhiều quốc gia Tây Âu đang diễn ra xu hướng các đảng theo chủ nghĩa dân tộc, dân túy và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò cử tri và bước vào hành lang quyền lực.

Tổng thống Putin gặp Thủ tướng Hungary tại Điện Kremlin

22:25:27 05/07/2024
Chuyến thăm Nga của ông Orban diễn ra vài ngày sau khi ông tới Kiev để thúc đẩy nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky cân nhắc lệnh ngừng b.ắn ngay lập tức với Moskva và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.

Có thể bạn quan tâm

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào nổi điên khi chồng bênh gái "bán hoa"

Phim việt

07:38:22 06/07/2024
Đào vô cùng tức giận khi phát hiện ra Quý giao con cho 2 cô hàng xóm. Không những thế khi thấy Huyền vừa bế vừa thơm bé Sóc, Đào vội vàng chạy tới cướp lấy con và ngăn cản.

Bình Tinh muốn hàn gắn Vũ Luân và Hồng Loan, nói 1 câu ai cũng thấy mát lòng

Sao việt

07:35:53 06/07/2024
Drama giữa anh 2 Vũ Luân - em gái Hồng Loan đang thu hút sự quan tâm của khán giả. Giữa lúc này, con gái nuôi của cố nghệ sĩ Vũ Linh là Bình Tinh đã có chia sẻ gây chú ý.

Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki

Sao châu á

07:31:09 06/07/2024
Song Il Gook thừa nhận bản thân đã mất đi dần khả năng cạnh tranh trong nghề, phải tự mình đi đăng ký casting chứ không được mời diễn nhạc kịch

Huyền Phi: từ nhà tạm bợ phất lên t.iền tỉ, cặp bài trùng với Hằng Du Mục?

Netizen

07:20:47 06/07/2024
Xuất hiện nổi bật với bộ đồ của con gái miền quê, cùng giọng nói ngọt ngào rặt miền Tây, Tiktoker Huyền Phi thu hút nhiều sự quan tâm của netizen bằng hàng chục clip với triệu lượt xem truyền tải nội dung ẩm thực quê nhà Trà Vinh

Người bệnh viêm quanh khớp vai nên ăn uống thế nào?

Sức khỏe

07:13:10 06/07/2024
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các khớp khỏe mạnh, trong đó có khớp vai. Tham khảo những lời khuyên dinh dưỡng dưới đây nếu bạn đang đối phó với bệnh viêm quanh khớp vai.

Tuấn Hưng: Tôi có lúc hay lúc dở nhưng luôn cống hiến mỗi ngày

Nhạc việt

06:48:54 06/07/2024
Xin hãy yêu thương và bao dung với Hưng ở mọi khía cạnh vì xét cho cùng Hưng chưa bao giờ thể hiện sự thiếu tôn trọng với khán giả yêu mình - Ca sĩ Tuấn Hưng nói.

Uống nước mướp đắng khi nào thì tốt?

Làm đẹp

06:46:24 06/07/2024
Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất: charatin, polypeptide-p và vicine trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong m.áu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.

Bom tấn Zenless Zone Zero gây thất vọng

Mọt game

06:45:48 06/07/2024
Zenless Zone Zero, bom tấn gacha năm 2024 từ nhà phát triển HoYoverse đã chính thức ra mắt vào ngày 04/07 vừa qua và nhận về rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng game thủ.

Indonesia: Phát hiện bức tranh hang động 51.200 năm t.uổi

Lạ vui

06:44:51 06/07/2024
Trên trần của một hang động đá vôi trên đảo Sulawesi của Indonesia, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật mô tả ba hình người đang tương tác với một con lợn rừng.

Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

Tin nổi bật

06:33:57 06/07/2024
Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.

Gợi ý các món ngon mát từ đậu hũ

Ẩm thực

06:14:55 06/07/2024
Đậu hũ không chỉ ngon miệng mà còn làm thanh mát cơ thể, rất phù hợp cho những ngày hè oi bức. Dưới đây là một số món ngon mát từ đậu hũ mà bạn có thể thử làm tại nhà.