Trò cũ của GS Hồ Ngọc Đại: Công nghệ Giáo dục là sản phẩm tuyệt vời, cần được nhân rộng

Theo dõi VGT trên

Thế hệ học trò cũ trường Thực nghiệm (Hà Nội) cho rằng, Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại là một sản phẩm tuyệt vời và cần được nhân rộng.

Sau gần 40 năm, các thế hệ học trò đầu tiên của trường Thực Nghiệm (Hà Nội) gặp lại thầy giáo cũ của mình khi GS Hồ Ngọc Đại đang đứng giữa tâm bão chỉ trích “vuông tròn” với Công nghệ Giáo dục. Tuy vậy, tất cả học trò khóa 1 và 2 trường Thực nghiệm đều bày tỏ sự tin tưởng vào thầy giáo của mình.

Anh Nguyễn Khương Trang (học sinh khóa đầu trường Thực Nghiệm, hiện đang công tác tại Bộ Ngoại giao) bày tỏ: “Chúng tôi rất thương thầy dù tôi biết thầy không cần ai thương mình cả. Chúng tôi tin ở trí tuệ, đạo đức của thầy. Sau chừng ấy năm cống hiến, thầy đã bạc trắng mái đầu nhưng vẫn hồn hậu đến thế”.

Trò cũ của GS Hồ Ngọc Đại: Công nghệ Giáo dục là sản phẩm tuyệt vời, cần được nhân rộng - Hình 1

Anh Nguyễn Khương Trang, học sinh khóa đầu của trường Thực nghiệm.

Về phương pháp dạy đ.ánh vần, học chữ theo Công nghệ Giáo dục, anh Trang ủng hộ và đ.ánh giá cao phương pháp mà mình từng học 40 năm trước. Anh Trang cho rằng, cách học này mang lại quy chuẩn về ngữ âm, đ.ánh vần, giúp học sinh phân biệt được đâu là vật thật, đâu là vật thay thế và sẽ có lợi cho quá trình học tập ngôn ngữ sau này.

Trước phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng về phương pháp này thời gian gần đây, anh Trang cho rằng, cái nhìn của cộng động mạng còn rất phiến diện. Anh hy vọng mọi người có thể tìm hiểu kỹ hơn, có cái nhìn tích cực và xây dựng hơn, phải “đặt mình vào đ.ứa b.é để hiểu, chứ người lớn nhìn vào đ.ánh vần đơn giản, cách nào cũng được”.

Nhận định về phương pháp giáo dục mình từng học, anh Trang cho biết: “Thực nghiệm không phải là thí nghiệm. Với tất cả tình yêu thương dành cho học trò, làm sao thầy mang học sinh ra thí nghiệm? Phải khẳng định không thể nào có chuyện đó”.

Cựu học sinh khóa đầu trường Thực Nghiệm cũng mong muốn phương pháp giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại được nhân rộng hơn vì phương pháp này đã đem lại kết quả rất tích cực, không chỉ cho anh mà còn cho cả thế hệ sau, thể hệ con của anh.

Theo anh Trang, các bạn của anh, lứa học sinh khóa đầu của trường Thực nghiệm đều là những người thành công nhờ ngấm triết lý mà GS. Hồ Ngọc Đại truyền đạt.

Thầy Đại dạy họ không học để làm “ông này bà nọ”, kiếm nhiều t.iền, mà dạy sống là mình, có ích cho xã hội.

Chị Trần Lan Hương (thế hệ học sinh khóa 2 của trường Thực nghiệm, hiện là huấn luyện viên về dinh dưỡng và sức khỏe) chia sẻ, trước phản ứng gay gắt của không ít cư dân mạng, chị không hiểu tại sao họ lại phản ứng mang đầy cảm tính như vậy khi chưa nắm hết thông tin.

Nhưng sau đó, chị nhận ra, trước một cái mới, có những quan điểm chia rẽ là chuyện bình thường. 40 năm qua, phương pháp của trường không ít lần vấp phải cản trở khiến chị quen với điều đó.

Về chất lượng chương trình, dưới góc độ được trải nghiệm, chị cho rằng đây là sản phẩm tuyệt vời vì đến 40 năm, phương pháp này vẫn tốt.

“Không chỉ thế hệ của tôi mà đến bố mẹ tôi, rồi sau này đến các con tôi cũng vẫn sử dụng mà vẫn có trải nghiệm tốt thì tại sao không mở rộng sản phẩm giáo dục tuyệt vời như vậy?”, chị Hương nói.

Trò cũ của GS Hồ Ngọc Đại: Công nghệ Giáo dục là sản phẩm tuyệt vời, cần được nhân rộng - Hình 2

GS. Hồ Ngọc Đại từng khẳng định, sách Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục là thành tựu lớn nhất và sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Trước đó, GS. Hồ Ngọc Đại từng khẳng định, sách Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục là thành tựu lớn nhất và sẽ tồn tại vĩnh viễn.

GS Đại cho rằng, t.rẻ e.m đi học phải vui vẻ, hạnh phúc. Hai việc cốt yếu để xây dựng nền giáo dục mới là xây dựng nền tảng lý thuyết không thể bắt bẻ và cơ sở kỹ thuật tốt nhất.

“Khi 100% học sinh đến trường, các em cần được nói và nghe ngôn ngữ của cuộc sống mỗi ngày. Tôi làm giáo dục và bắt đầu xây dựng từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi là người có ý thức xây dựng lý thuyết về giáo dục. Tôi nhận thấy những thứ cũ kỹ trong giáo dục sẽ thất bại và nền giáo dục mới sẽ thành công.

Sứ mệnh của giáo dục là tạo ra những cái mới cho t.rẻ e.m. Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục chưa từng có, để cho mỗi cá nhân trong xã hội trở thành chính nó, chứ không phải là bản sao của riêng ai. Vì vậy, tôi luôn tiếp thu những đóng góp có ích cho bộ sách để điều chỉnh.

Học sinh 6 t.uổi học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Người trưởng thành, hay học sinh cấp hai, cấp ba nếu viết sai thì do thầy, cô dạy chưa đúng. Theo tôi, tương lai của bộ sách công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn”, GS Đại khẳng định.

GS Hồ Ngọc Đại: ‘Nhiều người chỉ trích nhưng chương trình công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn’

XUÂN TRƯỜNG

Theo vtc.vn

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói ông quyết "lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, cũng như để độc quyền sách giáo khoa.

GS Hồ Ngọc Đại nói về Công nghệ Giáo dục và đ.ánh vần 'tròn, vuông' GS Hồ Ngọc Đại giải thích việc phân biệt rõ âm và vần trong dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1. Ông cũng khẳng định chương trình Công nghệ Giáo dục sẽ thay thế cách dạy cũ.

Cùng với GS Ngô Bảo Châu, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm, Hà Nội.

Ông Hiếu cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau vụ tranh luận trên mạng xã hội với những lời lẽ phản cảm chỉ trích chương trình Công nghệ Giáo dục những ngày qua.

Ông kiên quyết "lôi ra ánh sáng" những ý đồ đen tối nhằm vào trường Thực nghiệm và cá nhân GS Hồ Ngọc Đại để trục lợi.

Tự hào về trường thực nghiệm

- GS Hồ Ngọc Đại cho biết khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm có ông và GS Ngô Bảo Châu. Kỳ một của năm lớp 1, học sinh không học chữ mà chỉ học về ô vuông và hình tròn. Ông có thể chia sẻ thêm về sự khác biệt này?

- Có những khái niệm tôi đã quên vì thời gian trôi qua quá lâu rồi. Nói chung, cách học Tiếng Việt của trường Thực nghiệm có sự khác biệt.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 1

PGS Nguyễn Lân Hiếu là thế hệ học trò đầu tiên của trường Thực nghiệm. Ảnh: Phượng Nguyễn.

Khi các bạn học đ.ánh vần từng từ, chúng tôi học thơ lục bát. Chúng tôi học âm trước, đến chữ rồi mới ghép vần. Cách tiếp cận này trở nên lạ lùng với những ai học chữ bằng đ.ánh vần.

Thơ lục bát có 6 âm ở câu trên và 8 âm ở câu dưới, với nguyên tắc âm thứ 6 của câu trên đồng với âm thứ 6 của câu dưới.

Mỗi chữ cái đều có tên gọi. Ví dụ, "c" đọc là xê (vitamin C), đó là tên của chữ cái đó. Nhưng âm phát ra khi đọc nó là "cờ". Đó chính là sự khác biệt giữa âm và chữ.

Để dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ: Chữ "q" và "k" tên là "quy" và "ca", khi đ.ánh b.ài, ta vẫn gọi là quy cơ, ca bích... Nhưng âm của nó phát ra khi ghép vào từ thì vẫn là "cờ"...

Đó là về mặt nguyên lý khoa học, còn về thực tế, chúng tôi - những học sinh Ái Hữu Thực Nghiệm - là bằng chứng rõ ràng nhất.

- Ông và GS Ngô Bảo Châu cùng những học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm học như thế nào?

- Tôi và GS Ngô Bảo Châu học cùng từ lớp 1 đến lớp 4, nhà gần nhau nên đi học cùng bến xe bus. Chúng tôi thân nhau từ đó đến giờ. Mọi vui buồn trong cuộc đời thường chia sẻ với nhau.

Khi vào trường, khóa chúng tôi có 4 lớp, sau đó giảm còn 2 lớp A và B. Tôi vẫn nhớ hôm thi "đầu vào", cô giáo hỏi con voi hay con lợn to hơn. Tôi trả lời con lợn to hơn vì mới chỉ nhìn thấy con lợn "tăng gia" của mẹ béo phệ trong chuồng, chứ chưa biết con voi thế nào. Vậy mà vẫn đỗ.

Chúng tôi học trong hoàn cảnh rất khó khăn, phải chung với trường Kim Đồng. Lớp học rất cũ, giờ ngủ trưa, cả nam và nữ nhồi nhét vào mấy cái giường ọp ẹp ở cuối lớp. Bạn nào may mắn nhất được ngủ một mình trên... bàn.

Chúng tôi cũng dùng chung sân trường với toàn đất và cát. Học sinh lớp 1 Thực nghiệm bị "ma cũ" lớp 5 trường Kim Đồng bắt nạt. Nhưng rất nhanh sau đó, chúng tôi đã "cân bằng" được vì có tinh thần tập thể.

Ngày ấy, tiểu thuyết mê nhất của tôi là "Những ngọn cờ trên tháp" của Nga kể về nhiều cậu bé có hoàn cảnh đặc biệt, được tập trung học trong trường giáo dưỡng, suốt ngày nghịch ngợm nhưng vẫn trở thành người tử tế của xã hội.

- Công nghệ Giáo dục, trường Thực nghiệm và tư tưởng giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ảnh hưởng đến ông như thế nào?

- Triết lý đơn giản của GS Hồ Ngọc Đại là cần cho t.rẻ e.m phát triển tự nhiên theo hướng vốn có. Triết lý ấy đi cùng tôi theo năm tháng.

Tôi luôn làm những điều mình cho là đúng và không "thỏa hiệp" hay "tặc lưỡi" với những cái mình không chấp nhận được. Các bạn tôi cũng vậy nên nhược điểm lớn nhất của chúng tôi là hay tranh luận và rất cứng đầu. Ở lĩnh vực theo đuổi, chúng tôi thường quyết đi đến tận cùng.

Nếu lấy tiêu chuẩn thành công của xã hội về t.iền bạc, địa vị, chúng tôi không nổi bật, nhưng đều rất mạnh trong chuyên môn và là những người tử tế.

Tôi tự hào về mái trường của mình và tự hào vì có những người bạn tri kỷ. Các bạn tôi là bằng chứng rõ ràng nhất cho một phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm.

Các bạn thật tuyệt vời, khi "cơn bão" tấn công đột ngột đến, chưa một phút nào họ bị lung lay niềm tin vào lẽ phải luôn tồn tại. Hình ảnh của trường trong tôi là những gương mặt thân quen của thầy, cô và bạn bè như một đại gia đình ấm áp.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 2

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017. Ảnh: NVCC.

Điều tốt lành trong cơn bão

- Từ phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm xin học cho con đến cộng đồng mạng, dư luận xôn xao về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, ông có suy nghĩ gì?

- Có nhóm lợi ích đứng sau việc này. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để xã hội tìm hiểu một phương pháp giáo dục đã tồn tại 40 năm, qua bao thăng trầm nhưng vẫn khẳng định được hiệu quả của nó.

Không giống các môn khoa học khác, bằng chứng trong giáo dục không đong đếm được chính xác bằng xác suất thống kê. Không phải tỷ lệ tốt nghiệp cao là khẳng định đào tạo được người có ích cho xã hội. Bằng chứng ấy cần thời gian, sự hài lòng của nhiều lứa học sinh và phụ huynh và hơn cả là cần tạo ra sáng tạo, không dập khuôn, giáo điều.

Thêm một điều tốt trong "cơn bão" này là cách tiếp cận với tranh luận văn minh đã nhen nhóm trong thế giới ảo. Tôi thực sự cảm ơn những bình luận, bài viết đầy tính khoa học ở cả 2 phía, cũng như những status nhiều cảm xúc của học sinh và cựu học sinh, phụ huynh và cựu phụ huynh trường Thực nghiệm.

Các bình luận miệt thị, c.hửi bới vẫn còn, nhưng đã giảm rõ rệt. Đây là tín hiệu mừng, phần nào cho thấy sự tiến bộ của xã hội.

- Khi dư luận có phản ứng trái chiều về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, cộng đồng học sinh, phụ huynh Thực nghiệm đã có hành động gì giúp họ hiểu, cũng như bảo vệ tên t.uổi ngôi trường này?

- Trong status đầu tiên, tôi viết những suy nghĩ của mình, không phải với tư cách đại biểu Quốc hội. Đây là phát biểu từ tâm của một cựu học sinh Thực nghiệm khóa 1.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 3

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng học sinh Thực nghiệm luôn vững niềm tin vào lẽ phải luôn tồn tại . Ảnh: Phượng Nguyễn.

Còn status thứ hai, tôi muốn nhắc nhở những người có ý đồ đen tối rằng chúng tôi sẵn sàng tìm ra sự thật bằng sự đoàn kết của những người đã hiểu và yêu phương pháp giáo dục này.

Ở đó, tôi viết mình là bác sĩ, nhưng cũng là giảng viên gần 20 năm. Tôi dạy học sinh dựa trên y học bằng chứng (evidence based medicine). Tôi không khuyến khích học sinh coi những gì mình nói là chân lý, mỗi người có suy luận riêng, nhưng xin hãy tôn trọng những đóng góp với mục đích làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là đại biểu Quốc hội, Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017, chuyên gia tim mạch có nhiều cống hiến cho nền Y học Việt Nam.

Ông sinh năm 1972 trong một gia đình trí thức, là con GS Nguyễn Lân Dũng, cháu ngoại cựu Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, cháu nội nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.

7 cột mốc lịch sử phát triển giáo dục sau 1975 của Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, năm 1981 cải cách giáo dục lần thứ ba, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có trường Thực nghiệm Công nghệ Giáo dục học sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Thứ hai, năm 1986, nhận thấy có năm tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Thứ ba, năm 2000, Bộ GD&ĐT thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000. Sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

Thứ tư, năm 2006, ngành giáo dục phát hiện nạn "ngồi nhầm lớp" diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. GS Hồ Ngọc Đại đưa sách Công nghệ Giáo dục trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số".

Thứ năm, năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.

Thứ sáu, năm 2013, Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục được xem là phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.

Thứ bảy, năm 2016 đã có 48 tỉnh tham gia.

Năm 2018, một phong trào "tấn công" phương pháp học tiếng Việt của thầy Đại với việc đ.ánh tráo khái niệm thành sửa chữ tiếng Việt (của PGS Bùi Hiền) diễn ra rầm rộ và bài bản.

Tôi tôn trọng sự tranh luận nhưng tôi cũng quyết "lôi ra ánh sáng" nếu có những lợi ích đằng sau việc xóa sổ Công nghệ Giáo dục với ngôi trường ở "mảnh đất vàng" Liễu Giai, Hà Nội; hay phục vụ mục đích độc quyền bán sách giáo khoa ở Việt nam.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại - Hình 4

Học sinh khóa 1 trường Thực nghiệm năm 1978 về thăm GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: NVCC.

- Suốt 40 năm thăng trầm, ông có trăn trở gì cho Công nghệ Giáo dục ở Việt Nam?

- Trước đó 6 tháng, tôi đã chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT về chương trình thực nghiệm như sau: "Tại sao một đề tài 40 năm mà sao chưa có kết luận thành công hay thất bại?", "Tại sao mô hình đã thu được những thành công và được xã hội đ.ánh giá cao nhưng lại chưa được đ.ánh giá cao và nhân rộng?".

Tôi rất mong nhận được câu trả lời của bộ trưởng trong thời gian tới.

Giáo viên giải thích phương pháp đ.ánh vần 'vuông, tròn, tam giác' Thầy giáo Nguyễn Thành Nam giải thích cách đ.ánh vần theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại.

Những ngày qua, cư dân mạng tranh cãi nảy lửa sau khi một clip về cô giáo dạy học trò đ.ánh vần theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại được đăng tải.

Theo nội dung video, cô giáo hướng dẫn học sinh đọc câu thơ: "Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" bằng cách nhìn vào dấu chấm, ô vuông.

Nhiều người chỉ trích tác giả của sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục khá nặng nề dù chưa tìm hiểu kỹ. Một số chuyên gia giáo dục thông tin Công nghệ Giáo dục từng được áp dụng trên nhiều nước trên thế giới từ hàng trăm năm nay.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định sau 2 vòng thẩm định, hội đồng thẩm định quốc gia đã đ.ánh giá sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ
23:52:11 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi chưa bao giờ yêu trùng với ai"
22:51:44 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
'Kiều nữ làng hài' Nam Thư: U40 vẫn lẻ bóng, từng lỡ dở với diễn viên 'L.ật m.ặt'
21:15:40 05/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024
Cây hài sân khấu: NSND Ngọc Giàu - sóng ngầm gây trận bão cười
23:30:26 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Liên hợp quốc đ.ánh giá thiệt hại nghiêm trọng của bão Beryl

Thế giới

07:03:44 06/07/2024
Cũng theo người đại diện của LHQ, cơn bão đã gây tác động thảm khốc cho hoạt động du lịch vốn rất cần thiết trên các quần đảo ở khu vực Caribe.

Chuyện gì xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều axit béo Omega-6

Sức khỏe

06:54:56 06/07/2024
Việc tiêu thụ quá nhiều axit béo Omega-6 có thể dẫn đến tình trạng viêm và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch về lâu dài.

Tuấn Hưng: Tôi có lúc hay lúc dở nhưng luôn cống hiến mỗi ngày

Nhạc việt

06:48:54 06/07/2024
Xin hãy yêu thương và bao dung với Hưng ở mọi khía cạnh vì xét cho cùng Hưng chưa bao giờ thể hiện sự thiếu tôn trọng với khán giả yêu mình - Ca sĩ Tuấn Hưng nói.

Ngàn đêm nặng nợ trên đường quê

Netizen

06:47:06 06/07/2024
Có một đội thiện nguyện sống cho mình vào ban ngày, cho mọi người vào ban đêm. Họ rong ruổi khắp nẻo đường từ phố thị đến làng quê biên giới, mang lại chút bình yên, sự giúp đỡ quý giá đối với người lỡ đường.

Uống nước mướp đắng khi nào thì tốt?

Làm đẹp

06:46:24 06/07/2024
Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất: charatin, polypeptide-p và vicine trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong m.áu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.

Bom tấn Zenless Zone Zero gây thất vọng

Mọt game

06:45:48 06/07/2024
Zenless Zone Zero, bom tấn gacha năm 2024 từ nhà phát triển HoYoverse đã chính thức ra mắt vào ngày 04/07 vừa qua và nhận về rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng game thủ.

Indonesia: Phát hiện bức tranh hang động 51.200 năm t.uổi

Lạ vui

06:44:51 06/07/2024
Trên trần của một hang động đá vôi trên đảo Sulawesi của Indonesia, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật mô tả ba hình người đang tương tác với một con lợn rừng.

Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

Tin nổi bật

06:33:57 06/07/2024
Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.

Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến

Sao việt

06:27:15 06/07/2024
Dù thoải mái chia sẻ về cuộc sống sau đám cưới, thế nhưng Midu và Minh Đạt vẫn giữ kín mọi thông tin trong thời gian tìm hiểu, hẹn hò.

Gợi ý các món ngon mát từ đậu hũ

Ẩm thực

06:14:55 06/07/2024
Đậu hũ không chỉ ngon miệng mà còn làm thanh mát cơ thể, rất phù hợp cho những ngày hè oi bức. Dưới đây là một số món ngon mát từ đậu hũ mà bạn có thể thử làm tại nhà.

Bộ phim hoạt hình 'Thanh gươm diệt quỷ' công chiếu toàn cầu

Hậu trường phim

06:13:59 06/07/2024
Crunchyroll - Chủ sở hữu series anime nổi tiếng Thanh gươm diệt quỷ công bố sở hữu bản quyền và sẽ ra mắt hệ thống chiếu rạp toàn cầu thời gian tới.