Trẻ lớp 1 “vật lộn” với bài tập về nhà

Theo dõi VGT trên

Dù đã có quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học đối với trường, lớp dạy 2 buổi/ngày, đặc biệt là học sinh đầu cấp, song trên thực tế có không ít trẻ khi về nhà vẫn phải vật lộn với hàng đống bài tập được giao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Khổ cả mẹ lẫn con

Dù cô con gái rượu vào lớp 1 đã được hơn 1 tháng nhưng mọi sinh hoạt trong gia đình chị Lê Thu Trang ở đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội vẫn rối như canh hẹ. Không chỉ tất bật đưa đón con đi học hàng ngày mà vào các buổi tối trong tuần, 2 mẹ con chị lại phải “đán.h vật” với nhau 2-3 tiếng đồng hồ. Chị Trang chia sẻ: “Hầu như ngày nào, sau khi cho con ăn tối xong, tôi cũng phải ngồi học cùng con đến 10h đêm. Ngoài Toán, Tiếng Việt, cháu phải luyện chữ viết, bài tập tiếng Anh. Con gái tôi hôm nào cũng mệt nhoài, mếu máo suốt, hết kêu mỏi tay lại đau lưng. Thương con nhưng tôi cũng chẳng biết làm thế nào”. Chị Trang thắc mắc, trong thời khóa biểu của con, buổi chiều là giờ làm bài tập hay ôn lại bài cũ, vậy tại sao các cháu về nhà vẫn phải học tiếp. Như vậy, trong gần 10 tiếng đồng hồ trên lớp, các cô giáo dành thời gian làm gì?

Ở hoàn cảnh tương tự, do vợ thường xuyên về muộn nên anh Trịnh Trung Hà ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, quận Thanh Xuân phải đảm nhận nhiệm vụ đón con về và kèm con học. “Tôi được biết ở Mỹ, với học sinh lớp 1, đầu năm học, cha mẹ không phải mua một cuốn sách giáo khoa nào. Cặp đi học của học sinh mỗi ngày chỉ là một chiếc ba lô nhỏ gọn, bài tập về nhà cũng rất nhẹ nhàng và đơn giản. Đằng này, con tôi học bán trú cả ngày ở trường, tối về nhà lại phải hoàn thành một đống bài tập nữa nên hầu như chẳng nghỉ ngơi được gì, người đã gầy lại còn bị sút cân. Những đứ.a tr.ẻ lớp 1 chỉ cần biết đọc, biết viết, sao lại bắt các cháu học nhiều thế ?” – Anh Hà than phiền.

Trẻ lớp 1 vật lộn với bài tập về nhà - Hình 1

Vật lộn với bài tập về nhà làm trẻ mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Trước phản ánh của nhiều phụ huynh về việc phải làm bài tập về nhà của học sinh, cô Vũ Mai Hương – một giáo viên tiểu học ở quận Thanh Xuân, người có thâm niên nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cho rằng, phụ huynh xót con phải học nhiều cũng là điều dễ hiểu. Song, các phụ huynh cũng cần thông cảm với áp lực của các thầy cô giáo. Nếu như ở mẫu giáo, trẻ chỉ vui chơi, ăn, ngủ là chính thì khi vào lớp 1, trẻ phải tập trung chú ý, học hàng loạt kỹ năng như cách cầm bút, cách ngồi học đúng cách, cách giơ tay xin phép cô khi có yêu cầu. Đã có không ít trường hợp do chưa quen nên học sinh thường ngủ gật hay khóc trong lớp, thậm chí đái dầm ra quần hoặc thưa cô liên tục khiến các cô phải mất khá nhiều thời gian để giải quyết. Bên cạnh đó, theo quy định, mỗi lớp học không quá 35 học sinh. Tuy nhiên, hiện có khá nhiều trường rơi vào tình trạng quá tải, gây thêm áp lực cho chính các giáo viên chủ nhiệm. “Lớp có tới 60 học sinh, 2/3 là nam, các bé lại rất hiếu động khiến giáo viên khá căng thẳng. Đây cũng là lý do trong một số buổi học, giáo viên không đủ thời gian hướng dẫn làm bài tập, chấm điểm cho từng em. Việc các bé nhiều hôm phải về nhà làm bài cũng vì lẽ đó” – cô Mai Hương chia sẻ.

Không có bài, phụ huynh lại “xin”?!

Có một nghịch lý, dù luôn phàn nàn là con mình bị bắt học quá nhiều nhưng khi không thấy con được giao bài về nhà, nhiều phụ huynh lại không yên tâm. Một số giáo viên do chiều theo ý thích của phụ huynh nên vẫn giao bài tập ở nhà cho trẻ. Chị Đoàn Bích Hà, ở phố Kim Mã Thượng, quận Ba Đình bộc bạch, ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, một số phụ huynh đã đề nghị cô giáo giao bài tập về nhà. Sau đó, các phụ huynh ký tên vào phiếu cam kết, đồng thời đóng tiề.n phô-tô các phiếu bài tập.

Cũng theo chị Hà, trong buổi họp này, có phụ huynh còn phát biểu, họ rất sốt ruột khi buổi tối thấy con về nhà ăn uống xong chỉ cắm đầu vào tivi và trò chơi điện tử, hỏi có bài không thì cháu bảo cô không giao. Mấy ngày đầu, phụ huynh này muốn rèn con mình vào nếp đã mua thêm sách tập viết ở bên ngoài cho con viết thêm, thậm chí còn bắt con làm Toán nâng cao. Cô giáo chủ nhiệm thấy vậy sợ phụ huynh dạy trẻ sai cách đành giao bài tập về nhà cho cả lớp. Thế là chỉ vì một vài cháu mà đến hơn 60 cháu phải chạy đua theo. Đúng là bố mẹ làm khổ con cái.

Là người trực tiếp đứng lớp, cô Vũ Thị Thanh T, giáo viên tiểu học ở quận Tây Hồ khẳng định, nếu nỗ lực, giáo viên vẫn đảm bảo dạy đủ kiến thức cho học sinh ngay trên lớp học. Do đó, không giáo viên nào muốn mua thêm việc cho mình, vì nếu giao bài tập cho học sinh, giáo viên sẽ mất thêm thời gian sửa bài, chấm bài. Nhưng do nguyện vọng tha thiết của nhiều phụ huynh, họ rất khó từ chối. Trên thực tế khi nguyện vọng không được đáp ứng, đã có không ít phụ huynh cho rằng cô giáo gây khó dễ, không nhiệt tình với học trò.

Được biết, năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo không ra bài tập về nhà cho học sinh lớp 1. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu với trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày thực hiện đúng chủ trương này. Quy định nhằm tránh tình trạng giáo viên bắt cả lớp phải làm bài tập thêm ngoài giờ trong khi các em đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay trên lớp. Về vấn đề này, một đại diện của Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, quá kì vọng vào việc học hành của con trẻ, tạo sức ép tâm lí không có lợi cho sự phát triển của học sinh. Lứa tuổ.i tiểu học, đặc biệt khối lớp 1 là tuổ.i các em bắt đầu tiếp xúc với môi trường học tập chính quy, nghiêm túc, vì thế, cần phải để các em có thời gian tiếp thu, việc dồn ép học, giao nhiều bài tập sẽ dễ gây tác dụng ngược. Phụ huynh cũng nên yên tâm vì với 2 buổi học trên lớp, trẻ hoàn toàn nắm được nội dung kiến thức trong ngày.

Rõ ràng, việc giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 xuất phát từ cả 2 phía, phụ huynh và giáo viên, song không tính đến lợi ích và sự mong muốn của đứ.a tr.ẻ. Để khắc phục tình trạng này, mỗi giáo viên cần nghiêm túc tuân thủ quy định, hãy phân tích cho các phụ huynh hiểu rằng không nên ép con mình học quá nhiều, dù vì bất cứ lý do nào.

Video đang HOT

Tiến sỹ Tâm lý Hoàng Cẩm Tú cho rằng, thời gian qua, đã có không ít bệnh nhân là học sinh đến Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, bệnh viện Bạch Mai khám và xin tư vấn về sức khỏe tâm thần vì áp lực học tập căng thẳng. Có em bị bệnh khá nặng, nguyên nhân là do phải hứng chịu những áp lực tâm lý quá lớn, bị ép học quá mức, không được quan tâm về tinh thần, không có thời gian vui chơi, giải trí.

Thực tế, chương trình giáo dục tiểu học hiện nay không nặng, song phương pháp và cách dạy thiếu khoa học làm cho nó trở nên nặng nề, nhàm chán. Quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 là đúng. Song, ai giám sát việc này và nếu phát hiện, xử lý ra sao thì vẫn là một câu hỏi lớn.

Theo ANTĐ

"Điểm tên" ba vấn đề của ngành giáo dục

Có những người dạy Toán cả một đời người nói với tôi, chương trình Toán phổ thông thừa đến 50 - 60 %. Vậy học sinh có học được, nhớ được hết không?

Dù đã qua tuổ.i 75 nhưng GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT vẫn đang miệt mài theo đuổi những nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp "trồng người" của đất nước.

Trong chuyên đề bàn về những "thất vọng và kỳ vọng vào nền giáo dục, trước thềm Hội nghị TƯ 6, GS Phạm Minh Hạc chia sẻ những trăn trở, tìm sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, và bản thân ông luôn kỳ vọng sẽ có sự biến đổi trong ngành giáo dục nước nhà.

- Là một người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, từng là người chèo lái "con thuyền giáo dục" Việt Nam qua khó khăn trong thời kỳ đổi mới, GS có những kỳ vọng và kế sách gì về nền giáo dục nước nhà hiện nay?

GS Phạm Minh Hạc: Thời điểm này, giáo dục Việt Nam phải làm được 3 việc tối thiểu sau:

Thứ nhất, đủ trường lớp với tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục về sỹ số. Kiên cố ở tất cả mọi vùng miền, học 2 buổi/ngày, 35 học sinh/lớp ở tiểu học, 45 học sinh/lớp trung học. Theo quy định của Bộ là mỗi lớp chỉ 35 em, nhưng thực tế một cô giáo phải quản lý từ 40 - 60 học sinh/lớp. Quá vất vả và rất khó quản lý.

Điểm tên ba vấn đề của ngành giáo dục - Hình 1

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bàn về giáo dục hiện nay

Thứ hai, Bộ GD& ĐT cần có một bộ sách giáo khoa (SGK) tốt, đạt chuẩn quốc tế, không quá tải, đủ đảm bảo chất lượng. Mau chóng có bộ sách giáo khoa mới (về khoa học tự nhiên như các nước có nền giáo dục tiên tiến, về khoa học xã hội thiết thực, vừa sức, không ôm đồm, tạo cơ sở hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn đầu hình thành nhân cách - thành người, làm người). Đủ thiết bị và phương tiện dạy học tối thiểu.

Thứ ba, chấn chỉnh, củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ tư cách và năng lực, đảm bảo số lượng, cơ cấu. Xem xét các chính sách đối với đội ngũ này, đảm bảo cho giáo viên đủ sống bằng nghề. Ví dụ, một giáo viên phổ thông cơ sở chỉ có 2,1 triệu/tháng, như thế là không đủ.

"Không có người cho thì không có người xin"

- Thưa nguyên Bộ trưởng, đa số người Việt Nam đều có tâm lý: "Hư văn, khoa cử, quan trường" (coi trọng tấm bằng, bảng điểm). Hiện tượng học giả thi giả, mua bằng không còn xa lạ đối với giáo dục hiện nay. Vậy, quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?

GS Phạm Minh Hạc: Vấn đề này có hai khía cạnh:

Một là, nói một cách trực tiếp nhất là những người có trách nhiệm phải làm một cách công tâm, không tiêu cực, không tham nhũng thì làm sao có chuyện chạy điểm, đi thầy... Ví dụ vụ gian lận thi cử ở Đồi Ngô (Bắc Giang), nếu những giám thị nghiêm túc thì không có học sinh nào dám quay cóp được.

Hai là, cái nền dẫn đến hiện tượng đó là do tâm lý người dân. Tâm lý "chạy chọt", con em học kém nhưng vẫn muốn vào trường này trường khác, lên lớp, tốt nghiệp hay điểm cao... Đó là cái gốc tạo ra tiêu cực. Người ta không hiểu thực chất của việc học là thành con người, thành nghề. Nếu hiểu thì không bao giờ họ làm như thế.

Và người trực tiếp quản lý là cái ngọn dẫn đến hiện tượng tiêu cực giáo dục. Thử ngẫm xem, nếu không có người cho thì sẽ không có người xin và nếu không xin thì ai dám cho.

- Hệ thống trường chuyên được mở ra và nhân rộng là một trong những chủ trương có hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay phong trào "chạy đua" vào trường chuyên, lớp chọn không còn lạ. Đó có phải "cớ" để dẫn đến tiêu cực, gian lận không thưa GS?

GS Phạm Minh Hạc: Trường chuyên có từ năm 1965. Từ năm 1965 đến thời kỳ đổi mới, cả nước có 6 cơ sở trường chuyên. Là người đóng góp vào chủ trương mỗi tỉnh có một trường phổ thông trung học chuyên với khẩu hiệu phát triển đại trà và mũi nhọn, tôi nhận thấy đây là một bước đổi mới giáo dục.

Theo tôi, hiện tượng tiêu cực xảy ra ở đây là rất hãn hữu và không chạy theo thành tích. Vì ở đó học sinh phải học giỏi thực sự, các em phải học với tốc độ và "nồng độ" đậm đặc. Học kém cho vào cũng phải bị đào thải, không thể theo được.

- Vậy GS lý giải sao về hiện tượng phụ huynh học sinh thức đêm, chờ đợi hàng giờ, đạp đổ cổng trường để nộp đơn xin cho con vào lớp 1?

GS Phạm Minh Hạc: Việc phụ huynh mong muốn chọn cho con em mình theo học trường tốt là không có gì phê phán cả. Cái điều đáng lên án, kêu ca là Bộ GD không thể tổ chức được nhiều trường như thế, hiện nay tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp! Nếu có nhiều, thì người dân không phải chen nhau đạp đổ cổng.

Sách giáo khoa vẫn... hết sức nặng nề

- Theo GS thì sách giáo khoa hiện nay bất cập như thế nào?

GS Phạm Minh Hạc: Chương trình SGK, đặc biệt là Toán, Văn vẫn còn nhiều bất cập và hết sức nặng nề. Khi tôi làm Bộ trưởng, tôi ra quyết định là bỏ hết các bài toán sao (toán khó - PV) và các cháu chỉ học rất cơ bản. Còn ngày nay thì những bài toán khó lại được in tràn lan. Ai đời sách tham khảo môn Toán có đến hơn 100 cuốn.

Có những người dạy Toán cả một đời người nói với tôi, chương trình Toán phổ thông thừa đến 50 - 60 %. Vậy học sinh có học được, nhớ được hết không?

Còn môn Văn thì dạy quá nhiều định nghĩa, văn phạm, nhưng ngữ văn thực hành thì rất kém. Năm 2015 mới có bộ SGK mới, vậy chúng ta, con em chúng ta phải đợi lâu quá! Mà chưa chắc năm 2016 có bộ sách mới bởi còn phải tập huấn, thí điểm...!

Năm học 2011 - 2012, Bộ tiến hành giảm tải chương trình sách giáo khoa. Nhưng thực tế, giảm tải mang tính hình thức, vụn vặn, không đến nơi đến chốn.

Cấm giao bài tập về nhà: "Ném đá ao bèo"

- GS đán.h giá như thế nào về chủ trương của Bộ GD là không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học? Điều đó có thực sự hiệu quả, sát sao?

GS Phạm Minh Hạc: Theo tôi nếu học sinh tiểu học học ở trường 2 buổi/ngày thì không cần giao bài tập về nhà, nhưng nếu học 1 buổi thì nên. Hiện nay, có những tỉnh chỉ được 50% học 2 buổi. Và Bộ GD tuyên bố đến năm 2025 mới thực hiện 100% học sinh học 2 buổi/ngày.

Trong tình hình hiện nay, quản lý thời gian học ở nhà của các em, nhà nước chưa với tới được. Văn bản ra cũng có tác dụng nhất định, nhưng phần lớn chưa đi vào thực tế, chưa xuống hết đại bộ phận gia đình. Như ở Liên Xô trước đây quy định trẻ học lớp 1 học ở nhà 15 phút, lớp 2 chỉ 30 phút, lớp 3 là 45 phút... và người dân tuân theo vì họ coi đó là căn cứ khoa học. Còn ở Việt Nam thì chỉ là "ném đá ao bèo"!

- Thưa GS, ngay cả việc dạy thêm, học thêm cũng khiến nhiều người rất bức xúc. Bức xúc bởi vì nhiều khi học thêm không xuất phát từ nhu cầu thực, mà vì phụ huynh e sợ điều gì đó nên cứ cho con đến nhà cô học thêm. Xin thưa thật với GS, ngay ở thời điểm này, tại Hà Nội, có những giáo viên dạy thêm cho học sinh ngay từ lớp 1, lớp 2. Theo GS thì đâu là căn nguyên dẫn đến hiện tượng này?

GS Phạm Minh Hạc: Khía cạnh thứ nhất, người Việt Nam phần nhiều vẫn ưa chuộng hình thức danh tiếng. Người Việt có câu: "Con gà tức nhau tiếng gáy". Nhiều trường hợp quá kỳ vọng hoặc kỳ vọng quá sớm vào khả năng của con mình. Tất nhiên, tâm lý mong cho con mình tốt đẹp, nói rộng là tinh thần hiếu học của dân tộc là đáng khuyến khích. Nhưng vì quá kỳ vọng, nên hễ có điều kiện, họ đổ xô đưa con đi học thêm.

Khía cạnh thứ 2 là đời sống thiếu thốn, nhiều giáo viên tranh thủ lợi dụng tâm lý của phụ huynh để mở lớp. Không có gì chê trách khi họ sống bằng lao động nghề nghiệp của họ. Nhưng việc tổ chức này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và hoạt động của nhà trường thì không ai ủng hộ mà cần lên án. Sau năm 1996 đã đưa khẩu hiệu "chống dạy thêm, học thêm tràn lan", nhưng suốt 16 năm nay tình hình chưa ổn và làm cực kỳ vất vả.

Khía cạnh 3, quản lý nhà nước về giáo dục chưa là cuộc vận động rộng rãi trong quần chúng và cần phải dựa vào đoàn thể. Như thế mới có thể chấn chỉnh, củng cố và đổi mới được nền giáo dục nước nhà.

Trân trọng cảm ơn GS!

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh sách sao Vbiz xuất hiện trong nhóm content bẩn của Negav bị lộ, người trong cuộc lần lượt lên tiếng!
20:47:54 01/10/2024
Thu Trang chính thức lên tiếng khi chồng Phương Lan nhắc tên trong lùm xùm bị nó.i xấ.u
22:05:40 01/10/2024
Em họ của chồng xin ở nhờ, nửa đêm tôi chế.t sững trước cảnh 'nóng mắt' của hai người
19:09:42 01/10/2024
Phan Đạt - chồng diễn viên Phương Lan là ai mà náo loạn Vbiz?
21:32:28 01/10/2024
Vợ Quách Phú Thành sống trong nhung lụa nhưng vẫn bị chồng từ chối một điều
19:59:14 01/10/2024
Thông tin chính thức vụ NS Hữu Châu bị gọi tên giữa drama chèn ép, có hành động sai lệch với diễn viên trẻ
20:24:01 01/10/2024
Thương vợ đau bụng nên mình tôi về giỗ mẹ, nào ngờ tiếng nhạc chát chúa từ điện thoại của con gái khiến cả nhà 'ngã ngửa'
21:56:14 01/10/2024
Trương Mỹ Lan đổi ý xoành xoạch, xin rồi bán, cái kết cho túi Hermes gây bất ngờ
21:18:00 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Bảo Chung nói thẳng về tin đồn là đại gia bất động sản

Sao việt

23:28:21 01/10/2024
Nghệ sĩ Bảo Chung phủ nhận chuyện là đại gia bất động sản. Ông nói lý do từ Mỹ về Việt Nam vì muốn hết mình với nghệ thuật.

Diễn viên Lê Giang tuổ.i 52 hóa 'phú bà phông bạt', đắt show phim ảnh bậc nhất

Hậu trường phim

22:50:03 01/10/2024
Lê Giang vui vì tuổ.i 52 vẫn nhận nhiều lời mời đóng phim. Hiện chị là nữ diễn viên trung niên đắt show bậc nhất với vai diễn trong các dự án doanh thu trăm tỷ.

Màn ảnh Việt có 1 phim ngôn tình cực đáng hóng: Nữ chính trong trẻo tựa tình đầu, bối cảnh đẹp như tranh vẽ

Phim việt

22:17:40 01/10/2024
Bộ phim nhận nhiều phản hồi tích cực từ khán giả nhờ màu sắc trong trẻo, tươi mới đậm chất thanh xuân vườn trường mà dàn diễn viên trẻ đem đến.

Thiếu gia nổi tiếng gâ.y số.c khi thú nhận 22 tuổ.i có 10 mối tình

Netizen

22:15:52 01/10/2024
Đảo Thiên Đường đang là show hẹn hò hot nhất hiện tại khi ghép cặp các người chơi trai xinh gái đẹp. Khi chương trình càng về cuối, các cặp đôi dần lộ diện thì có một cái tên vẫn bị coi là mỹ nam lu mờ

Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da

Sức khỏe

22:02:04 01/10/2024
Chụp động mạch vành qua da là thủ thuật cơ bản và sử dụng rộng rãi trong các quy trình can thiệp về tim mạch với mục đích đán.h giá toàn bộ hệ động mạch vành.

Ngôi sao số 1 Việt Nam - người duy nhất không sợ bị vạ miệng hồi "trẻ trâu", nhân cách là thứ không thể phủ nhận!

Nhạc việt

22:01:46 01/10/2024
Ngôi sao này đã luôn được ca ngợi hết mình vì nhân cách vàng và EQ cao xuyên suốt hơn 1 thập kỷ trong showbiz.

Diễn biến mới về cuộc đấu tố giữa NewJeans và tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

21:58:17 01/10/2024
Ngày 30/9, Uỷ ban Lao động và Môi trường đã thông qua yêu cầu triệu tập Hanni (người tham chiếu) và CEO đương nhiệm của ADOR là Kim Joo Young (nhâ.n chứn.g) vào hôm 25/10 tới.

Phát hiện tên chồng trong khai sinh của đứ.a tr.ẻ lạ, vợ bàng hoàng vì sự thật sốc ngất

Góc tâm tình

21:49:08 01/10/2024
Bạn tôi cứ vòng vo hỏi vợ chồng tôi dạo này có gì mới không, rồi chồng tôi có gì lạ không? Cô ấy ấp úng một hồi thì mới chịu nói rõ. Hóa ra là sự thật về người chồng ngoạ.i tìn.h sau lưng tôi bấy lâu nay.

Điểm 10 cho cameraman của Anh Trai Chông Gai: Góc máy quá ảo như đang xem MV bom tấn Hàn Quốc, MXH "phát cuồng"!

Tv show

21:47:05 01/10/2024
Công diễn 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang làm cộng đồng fan Kpop điên đảo , được ví như EXO, DBSK Việt Nam.

Uyên Endy 'bạn gái' Ngô Kiến Huy, khoe dáng nuột, cơ ngơi 'chanh sả'?

Trẻ

21:32:09 01/10/2024
Uyên Endy tên thật là Nguyễn Thu Uyên, sinh năm 1997. Cô là một hot girl có gần 20 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Cô không hoạt động nghệ thuật, mà hiện tại, cô nàng đang có công việc kinh doanh riêng.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

Tin nổi bật

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.