Trẻ khiếm thính nhọc nhằn học chữ “chay”

Theo dõi VGT trên

Máy trợ thính là dụng cụ bất ly thân hỗ trợ nghe đối với trẻ khiếm thính, trong khi đó hàng trăm trẻ khiếm thính tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đang nhọc nhằn học chữ vì không có dụng cụ này.

Dạy học bằng lòng nhiệt thành và tình yêu con trẻ…”

Chúng tôi về thăm Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) một ngày đầu hè khi hoa phượng nhuốm đỏ một góc trường, tiếng ve kêu gọi hè ríu rít không ngơi hòa cùng tiếng đ.ánh vần ú ớ học chữ giữa nắng trưa của trẻ khiếm thính. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật này có 97 em khuyết tật nội trú, 55 em ngoại trú, có 9 lớp khiếm thính, 2 lớp khiếm thị, 1 lớp chậm phát triển trí tuệ, 1 lớp tự kỷ và một lớp nghề. Ngoài mức tật nguyền mang trên mình, phần lớn các em đều có hoàn cảnh éo le, đến từ các vùng sâu, vùng xa các tỉnh Gia Lai, Kon Tum hay Đắk Nông…

Có thâm niên giảng dạy ở ngôi trường này lâu nhất là cô giáo Phan Thị Lệ (xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và cô giáo Phan Thị Hường (phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột). Bằng tình yêu nghề, lòng nhiệt thành và tình yêu con trẻ, hơn mười năm qua các cô đã nâng niu, chắp cánh cho bao thế hệ học sinh khiếm thính trọn vẹn giấc mơ được thạo con chữ, rành mạch từng ký hiệu ngôn ngữ.

Trẻ khiếm thính nhọc nhằn học chữ chay - Hình 1

Cô giáo Phan Thị Hường trong một buổi lên lớp trẻ khiếm thính tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Video đang HOT

Hơn 10 năm trước. cô Lệ tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục đặc biệt – Trường ĐH Sư phạm TPHCM, ngày ra trường cô mang khát vọng lớn lao giúp đỡ trẻ khiếm thính sớm hòa nhập cùng cộng đồng, trở thành người có ích. Thế rồi mọi chuyện như một định mệnh cô được phân công về Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho trẻ khiếm thính lại không như mơ ước và những gì cô được học ở trường. Trẻ khiếm thính, khiếm thị đã đành, trên người lại mang cùng lúc nhiều tật nguyền khác nhau, việc dạy học thật sự không đơn giản.

Cô giáo Lệ tâm sự: “Những em khiếm thị tuy mất đi thị giác nhưng bù lại khả năng xúc xác, thính giác, trí nhớ tốt nên việc học chữ nổi cũng không khó lắm. Khó nhất là những em chậm trí tuệ lại mắc hội chứng tự kỷ mới thực sự nan giải. Sau một năm kiên nhẫn vận dụng các phương pháp dạy học cá biệt hóa, một số em mới mới nói được, đọc được, cá biệt có em 5 năm mới bập bẹ 2 chữ “a”, “cô”.

Cũng có thâm niên hơn chục năm gắn bó với trẻ khiếm thính, cô Phan Thị Hường – phụ trách 2 lớp khiếm thính, chia sẻ: “Trẻ khiếm thính cũng có nhiều loại, một số em vừa khiếm thính vừa khuyết tật trí tuệ thì vấn đề tiếp nhận kiến thức vô cùng hạn chế, giảng đi giảng lại bao nhiêu lần nhưng cuối buổi hỏi lại các em chỉ biết lắc đầu. Có hôm giận quá ứa nước mắt chỉ muốn bỏ nghề cho xong…”.

“Có lẽ cái chúng tôi gắn bó với các lớp học khiếm thính, khiếm thị là tình yêu thương, yêu con trẻ. Trẻ khiếm thính, khiếm thị vốn thua thiệt những đ.ứa t.rẻ khác mọi mặt, tuy nhiên, trong số đó chúng vẫn tôi vẫn bắt gặp nhiều trường hợp thật đáng qúy khi các em nỗ lực vươn lên không ngừng. Ngoài tình thương, lòng nhiệt tình, các em cần nhiều hơn sự quan tâm từ phía xã hội…” – cô Phan Thị Hường tâm sự.

Trẻ khiếm thính nhọc nhằn học chữ chay - Hình 2

“Với việc dạy thủ công giáo viên dù cố gắng “hoa chân, múa tay” (ký hiệu ngôn ngữ) cỡ nào cũng chỉ đạt được 50 – 60% chất lượng bài học…”. Trong ảnh: Cô giáo Phan Thị Lệ cầm trên tay chiếc máy trợ thính.

Lớp học khiếm thính nhưng không có máy trợ thính

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) thành lập năm 2001, tên gọi khi đó là Trường Hy vọng với 48 học sinh. Ngoài cơ sở vật chất dạy học, 48 học sinh khiếm thính ở Trung tâm này được hỗ trợ từng đó máy trợ thính. Đến nay số lượng học sinh khiếm thính tại Trung tâm đã trên 100 em, trong khi số máy trợ thính vẫn như cũ, nhiều máy đã hư hỏng không thể sử dụng.

“Số lượng trẻ khiếm thính ở Trung tâm ngày một đông trong khi máy trợ thính phục vụ cho công tác giảng dạy thiếu thốn, chất lượng máy không tốt, nhiều máy đã hư hỏng buộc lòng chúng tôi phải dạy chay, học chay ảnh hưởng đến tiến độ tiếp thu kiến thức của các cháu”, cô giáo Lệ cho biết.

Cô Hường nói thêm: “Nếu có máy trợ thính thì hiệu quả bài học sẽ tốt hơn khi các em được hỗ trợ nghe và tiếp thu dễ dàng hơn. Với việc dạy thủ công giáo viên dù cố gắng “hoa chân, múa tay” (ký hiệu ngôn ngữ – PV) cỡ nào cũng chỉ đạt được 50 – 60% chất lượng bài học…”.

Trao đổi với PV Dân trí, cô Nguyễn Thị Thoa – Phó giám đốc Trung tâm, cho biết: “48 máy trợ thính đã sử dụng hơn 10 năm nhưng số lượng trẻ khiếm thính vào Trung tâm ngày một đông, trong khi nhiều máy đã hỏng nặng, không thể sử dụng vì nghe không chuẩn. Hiện Trung tâm còn khoảng 20 cái máy trợ thính, trong đó chỉ khoảng 10 cái còn nghe, sử dụng được trong khi nhu cầu sử dụng trong các lớp khiếm thính lại lớn. Kinh phí Trung tâm thực sự không có, nên ngoài các khoản hỗ trợ về ăn uống, sinh hoạt, Trung tâm cũng tha thiết, mong mỏi các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư thêm số lượng máy trợ thính để phục vụ công tác dạy học trong năm tới, chứ trẻ khiếm thính vốn đã thiệt thòi nhiều thứ…”.

Viết Hảo

Theo dân trí

Nghị lực của cô học sinh nghèo khiếm thị

"Em sẽ cố gắng học thật giỏi đến lớp 12 rồi đi học làm cô giáo, để dạy cho các em nhỏ bị khiếm khuyết như em được đi học." Gương mặt cô bé Phạm Thị Ngọc Ánh, học sinh khiếm thị lớp 6 Trường THCS Phan Chu Trinh, Đà Lạt, toát lên niềm tin mãnh liệt.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã Tà Hine huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cô con gái út Phạm Thị Ngọc Ánh không may mắn bị khiếm khuyết ở mắt từ lúc vừa chào đời. Nhà nghèo, hai người anh trai phải nghỉ học sớm cùng gia đình lo chạy chữa cho đứa em gái từ nhỏ đã ham học dù mắt không thấy rõ, thế nhưng vẫn không khỏi. Học xong tiểu học, tháng 8/2011, cô bé 12 t.uổi một mình lên Đà Lạt vào sống trong tu viện để theo đuổi ước mơ học tập.

Nghị lực của cô học sinh nghèo khiếm thị - Hình 1

Cô học trò khiếm thị Phạm Thị Ngọc Ánh luôn ước ao được một lần thấy rõ thầy cô và bạn bè.


Phạm Thị Ngọc Ánh hiện là một học sinh giỏi của lớp 6A12 Trường THCS Phan Chu Trinh, Đà Lạt. Cô bé rụt rè nhưng có nụ cười hiền hòa này luôn hòa đồng với các bạn cùng lớp và nhận được sự quý mến, tận tình giúp đỡ của bạn bè và thầy cô. Ngọc Ánh kể: "Cứ sáng sáng các bạn cùng lớp lại đứng trước cổng trường đợi xe thồ mà các Sơ ở tu viện thuê chở em đến trường để đưa em vào lớp, tan học lại đưa em ra cổng cho người xe thồ ấy chở về. Ở lớp các bạn hay đọc bài cho em chép, giờ ra chơi thì rủ em chơi cùng và đọc truyện cho em nghe nữa".

Mặt dù bị khiếm thị nhưng Ngọc Ánh vẫn được bố trí cho học chung với các bạn bình thường để em hòa nhập và tăng kỹ năng sống. Mắt chỉ thấy mờ mờ nên Ánh gặp không ít khó khăn: "Em chỉ nghe được bằng tai nên em thích học môn Văn vì nghe cô giảng nhiều, còn như môn Toán thì chỗ nào không theo kịp em hỏi cô hay bạn chỉ lại" - em tâm sự. Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng chất lượng của các tiết học được áp dụng rộng rãi thì việc học với Ngọc Ánh lại thêm một chút khó khăn. Bởi trong những tiết học điện tử như vậy em không được nhìn thấy và thực hành như các bạn mà chỉ có thể lắng nghe thật kỹ những gì cô giáo giảng.

Cuộc sống xa nhà lại gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt cá nhân vì đôi mắt không thấy rõ, thế nhưng về nhà em luôn cố gắng tự học, hoàn thành bài vở để theo kịp các bạn. Sau những phấn đấu đầy nghị lực đó, học kỳ 1 vừa qua Ngọc Ánh xuất sắc đạt danh hiệu học sinh giỏi cùng với sự khâm phục của cả bạn bè và thầy cô. Khi được hỏi về ước mơ, khuôn mặt gợn buồn của em như sáng lên. Em hồn nhiên kể về ước mơ làm cô giáo, ước mơ được thấy rõ bạn bè, thầy cô của mình. Em còn khoe: "Hè này em sẽ xin đi học đàn, để sang năm học mới em có thể đ.ánh đàn tham gia văn nghệ với các bạn".

Thầy Phạm Tiến - Hiệu trưởng THCS Phan Chu Trinh chia sẻ: Ngoài Ngọc Ánh, hiện nhà trường có 5 em học sinh khiếm thị được bố trí học chung cùng các em bình thường. Ban đầu, giáo viên trong trường cũng lo lắng vì không ai được đào tạo chuyên môn hay có chương trình gì để hỗ trợ dạy cho các em khiếm thị cả, lại học chung với các em sáng mắt nên thực sự khó khăn cho các em. Thế nhưng, nghị lực học tập không mệt mỏi của các em cộng với tấm lòng tận tình của giáo viên, sự cảm thông giúp đỡ của các bạn cùng lớp mà các em, đặc biệt là trường hợp của Ngọc Ánh, đã làm nên kỳ tích.

Vẫn biết con đường vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật để đến với ánh sáng tri thức sẽ còn lắm vất vả, nhưng với niềm tin và nghị lực phi thường của cô bé khiếm thính Phạm Thị Ngọc Ánh, tin rằng ước mơ của em sẽ thành hiện thực.

Theo Diễm Thương

Báo Lâm Đồng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Đám cưới Midu xảy ra "hỗn chiến", 2 khách mời nữ tranh nhau "giật nát" thứ này
13:31:28 01/07/2024
Midu và chồng Minh Đạt bị chụp lén trong thang máy sau đám cưới, kè kè gây bão
14:30:57 01/07/2024
Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024
Dân tình đòi mỹ nhân này giải nghệ ngay lập tức: 2 năm đóng 10 phim rác, diễn dở chỉ giỏi k.hoe t.hân
13:20:04 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới

Netizen

18:42:02 01/07/2024
Vanga có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với những người tin tưởng và quan tâm đến thế giới tâm linh. Bà là nhà tiên tri, nhà nghiên cứu thảo dược nổi tiếng của Bulgaria, sinh ngày 31/01/1911 và mất ngày 11/8/1996.

Ngày cưới 3 cô người yêu cũ của chồng đến tặng quà, đến tối vừa mở ra xem mà tôi đỏ hết mặt

Góc tâm tình

18:36:14 01/07/2024
Vì cả ba người đó dù sao cũng là khách mời, họ còn nhiệt tình chúc mừng chúng tôi trăm năm hạnh phúc. Lúc mở quà ra xem, tôi và chồng trố mắt nhìn nhau.

Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang vệ tinh quan sát mặt đất

Thế giới

18:35:32 01/07/2024
Ngày 1/7, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang theo Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 nhằm thúc đẩy những tham vọng về vũ trụ của nước này sau vụ phóng thất bại vào năm ngoái.

Snow White's Revenge bị chê là rác phẩm, nữ chính diễn xuất đơ như tượng

Phim châu á

18:31:13 01/07/2024
Bộ phim Snow White s Revenge (tên cũ Scandal) đã lên sóng được hai tuần và đang nhận về rất nhiều phản ứng gay gắt từ người xem. Trái ngược với kỳ vọng là phim sẽ vực dậy nhà đài, nó kéo rating khung phim hàng ngày của KBS xuống chạm đá...

XMEN lên ngôi vô địch FVPL Summer 2024

Mọt game

18:01:33 01/07/2024
Đ.ánh bại đối thủ SOLO với tỷ số 3-1, XMEN chính thức trở thành nhà đương kim vô địch Việt Nam bộ môn EA Sports FC Online.

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Dũng dùng 'mỹ nam kế' để ký hợp đồng?

Phim việt

18:00:02 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 26: Yên phản đối việc sếp Vinh muốn Dũng dùng mỹ nam kế ; Bảo muốn tất tay để làm giàu; Diễm đưa Dũng đi cấp cứu.

Hoa khôi Tăng Huệ Văn đình đám một thời ra sao khi rời showbiz?

Sao việt

17:56:06 01/07/2024
Nhiều năm vắng bóng, Tăng Huệ Văn vẫn giữ được vẻ ngoài rạng rỡ. Cô hiện tập trung chăm lo tổ ấm, đồng thời phát triển công việc kinh doanh.

Vụ quảng cáo cơm tấm: Anh Tây dùng sai công thức, CĐM tranh cãi

Trẻ

17:54:53 01/07/2024
Vừa mới đây, các cư dân mạng không ngừng xôn xao khi xuất hiện đoạn quảng cáo tương ớt của một thương hiệu lớn, mà nội dung chính là một vị thực khách Tây ăn cơm tấm với tương ớt

Lý Hùng khóc cùng em gái Lý Hương trên sóng truyền hình

Tv show

17:53:52 01/07/2024
Tài tử điện ảnh Lý Hùng cùng với em gái Lý Hương xuất hiện trong chương trình Khách sạn 5 sao vừa phát sóng. Họ chia sẻ về nghề và cùng khóc khi nhắc đến cố NSND Lý Huỳnh.

Choi Ji Woo bật khóc hối hận chuyện con cái, phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Kim Tae Hee vì điều này

Sao châu á

17:47:55 01/07/2024
Mới đây, khi xuất hiện trên một chương trình thực tế với tư cách MC cùng nhiều người nổi tiếng khác, Choi Ji Woo đã bất ngờ bật khóc tiếc nuối vì có con quá muộn.

Lật tẩy chiêu trò 'đổi trắng thay xanh' biển số xe qua trạm thu phí

Pháp luật

17:41:56 01/07/2024
Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông (Đội 2) vừa lật tẩy chiêu trò của chủ xe biển tư nhân hóa trang đội lốt xe của cơ quan Trung ương.