Trẻ đi ngủ muộn hoặc ngủ không ngủ ngon vì bố mẹ chưa biết đến những bí quyết này
Không ít cha mẹ phàn nàn rằng con mình thường xuyên đi ngủ muộn, ngủ không ngon và việc đánh thức dậy buổi sáng vô cùng chật vật. Vậy hãy thử những mẹo dưới đây nhé!
Cuộc sống hiện đại với sự hiện diện của công nghệ và áp lực công việc nặng nề khiến một số nghi thức gia đình trước giờ ngủ ngày càng trở nên thiếu vắng. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tìm ra những cách để tạo nên một khoảng thời gian trước giờ ngủ thật thoải mái và dễ chịu cho bé.
Theo chuyên gia Jennifer Waldburger, đồng sáng lập Sleepy Planet Parenting và đồng tác giả cuốn sách “The Sleepeasy Solution”, những hoạt động dưới đây sẽ “giúp trẻ tập trung nguồn năng lượng, giảm nhịp độ hoạt động của tâm trí và đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn”. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ nên sắp xếp buổi tổi sao cho dành ra ít nhất 20 phút để gia đình quây quần bên nhau. Sau đó là thời gian bé đi tắm. Tiếp đến dành ít nhất 20 phút tới 1 giờ để thư giãn trước khi đi ngủ.
1. Tắt tất cả các thiết bị điện tử
TV, iPad, iPod – tất cả những thiết bị này kích thích hoạt động của tâm trí bé. Trong khi điều bạn đang cố gắng làm lúc này là giúp con bạn “hạ nhiệt” để dần đi vào trạng thái thư giãn. Chuyên gia Waldburger cho biết: “Đây là một trong những cái “bẫy” mà các cha mẹ hay mắc phải nhất. Mặc dù một số thiết bị điện tử hiện nay đã được thiết kế không phát ra ánh sáng xanh – vốn được khoa học chứng minh là kích thích não bộ – bản thân chúng vẫn gây ảnh hưởng trái ngược với mong muốn của bạn”.
2. Tạo ra khoảng thời gian kết nối thực sự
Ngồi bên con cùng xem tivi tạo cảm giác như một hoạt động gắn kết gia đình. Nhưng không hề có sự tương tác cha mẹ – con cái ở đây. Chuyên gia Waldburger chỉ ra rằng: “Nếu trẻ không cảm nhận được khoảng thời gian kết nối thực sự với cha mẹ, trẻ sẽ chăm chăm tìm kiếm bạn trong đêm”. Điều đó đồng nghĩa với việc cả giấc ngủ của bạn và bé đều bị ảnh hưởng. Thay cho tivi, hãy cố gắng chơi trong không gian yên bình các khối xếp hình hoặc thú bông với con. Sáng tạo ra những câu chuyện và trao đổi ý kiến/cảm nhận của bạn với con.
3. Tập nói câu chúc ngủ ngon
Video đang HOT
Trẻ sẽ có cảm giác được xoa dịu khi biết cả thế giới xung quanh cũng sẽ đi ngủ như mình. Ngồi yên lặng với con trên giường và nói “Chúc ngủ ngon” với rất nhiều vật trong phòng: bộ đồ chơi yêu thích, bức tranh treo tường, chiếc đồng hồ… Sau đó, đừng quên “Chúc ngủ ngon” đứa trẻ đáng yêu của bạn.
4. Dạy trẻ hít thở bằng bụng
Hoạt động lấy cảm hứng từ yoga này đã được người dân thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới thực hành từ hàng thế kỷ qua. Con bạn chắc chắn cũng sẽ hưởng lợi khi thực hành kỹ thuật hít thở này. Chuyên gia Waldburger khuyên: “Hãy bắt đầu bằng cách để con nằm ngửa trên giường, đặt 1 cuốn sách mỏng hoặc 1 con thú bông nhỏ lên bụng bé. Hãy nói với con thử làm cho cuốn sách hoặc bạn thú bông trồi lên hạ xuống trên bụng bằng cách hít vào, thở ra thật sâu. Bụng bé sẽ phồng lên sau một đợt hít vào và hóp lại sau một đợt thở ra”. Bài tập này không chỉ giúp thư giãn các cơ mà còn có tác dụng làm cho bé tập trung và bình tâm hơn.
5. Tập hít thở socola nóng
Trong một bài tập tương tự, hãy nói con chụm tay lại như thể bé đang cầm một cốc cacao nóng. Đề nghị trẻ tưởng tượng đang hít vào thật sâu mùi thơm của cacao, sau đó thở ra thật dài như thể bé đang thổi bay lớp khói nóng bốc lên trên mặt cốc. Một lần nữa, hoạt động này giúp tâm trí trẻ thoát khỏi hàng triệu thứ có thể gây xao nhãng ở quanh bé và giúp trẻ hướng sự chú ý của mình vào phút giây hiện tại.
6. Chào mặt trăng
Tư thế yoga với mục đích tôn vinh thời gian này cũng giúp trẻ thư duỗi căng cơ thể trước khi đi ngủ, nhờ đó, đi vào trạng thái thư giãn dễ dàng hơn. Đứng thẳng lưng, vươn hai tay về phía trần nhà và hít thở sâu. Sau đó, thở ra rồi để cơ thể và cánh tay bạn hạ xuống, chạm vào sàn nhà. Lặp lại nhiều lần.
7. Thử động tác siết chặt – thả lỏng
Để trẻ nằm thoải mái trên giường. Đề nghị trẻ siết chặt nhiều phần khác nhau trên cơ thể khi hít vào. Sau đó thở ra một hơi thật dài để thả lòng vùng cơ thể đó. Bắt đầu bằng cơ đầu và cổ rồi dần đi xuống, tới ngón chân, cho đến khi cả cơ thể được căng ra rồi lại được thư giãn.
Nguồn: Father
Theo Helino
4 bí mật tưởng không liên quan với bệnh tim
Bạn nên nói với bác sĩ khi gặp các dấu hiệu sau:
Ngủ không ngon
BS. Stephen Sinatra: Ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân chính gây ra các tai biến tim mạch như đau tim, ngừng tim và đột quỵ. Nếu bạn nghi ngờ mình bị ngưng thở khi ngủ (ngáy và cảm thấy kiệt sức khi thức dậy là những dấu hiệu lớn, cũng như có các triệu chứng ngưng thở khi ngủ), bạn nên nói với bác sĩ về việc đó. Và nếu vợ/chồng bạn luôn cằn nhằn vì bạn ngáy ngủ, đó cũng là dấu hiệu quan trọng.
Trục trặc về thai sản
BS. Malissa J. Wood, đồng giám đốc chương trình tim mạch phụ nữ tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts: tiền sản giật là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh tim sớm. Nó cho biết đang có vấn đề với mạch máu. Phụ nữ trẻ cần nhận thức được tầm quan trọng của việc cho bác sĩ biết nếu họ từng bị tình trạng này. Và hầu hết các bác sĩ sẽ không hỏi một phụ nữ 50 tuổi về sức khoẻ thai sản từ 25 năm trước.
Với viêm khớp dạng thấp và lupus cũng tương tự. Cơn đau tim là nguyên nhân số một gây tử vong ở những bệnh nhân này, và họ cần quản lý các yếu tố nguy cơ một cách tích cực.
Stress có thể là một yếu tố góp phần lớn
Theo BS. Monali Y. Desai, stress có thể làm tăng huyết áp và cholesterol, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tim, do vậy điều quan trọng là phải học cách quản lý stress . Tôi khuyên các bệnh nhân nên thử yoga và thiền, cùng với những kỹ thuật khác, để đối phó với stress hàng ngày từ công việc và cuộc sống gia đình.
Bệnh nướu răng
BS. Stephen Sinatra: Nếu bạn bị viêm rất nhiều trong miệng, đó là dấu hiệu toàn bộ cơ thể bạn đang bị phản ứng viêm. Bệnh nhân bị bệnh nướu răng dễ bị bệnh tim hơn. Tôi luôn kiểm tra miệng của bệnh nhân.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Đau đầu trong kỳ đèn đỏ: nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Nếu thường xuyên gặp phải triệu chứng đau đầu, buồn nôn mỗi khi đến kỳ đèn đỏ thì bạn hãy đọc ngay bài viết này nhé. Cứ mỗi khi đến kỳ đèn đỏ, hội con gái đều không tránh khỏi những cảm giác bứt rứt, khó chịu do các cơn đau bụng, đau lưng... gây ra. Tuy nhiên, nếu trong kỳ đèn đỏ...