Trắng đêm đăng kí tín chỉ: Nỗi kinh hoàng của sinh viên

Theo dõi VGT trên

“Thức trắng đêm, tâm lý sẵn sàng, trợ giúp người thân, máy tính 24/24h”… là những cụm từ SV nói về việc đăng kí các môn học theo hình thức tín chỉ đang được áp dụng tại nhiều trường ĐH ở nước ta hiện nay.

Đào tạo theo tín chỉ là hình thức giáo dục đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới. Với hình thức này sinh viên có thể chủ động sắp sếp được thời gian học theo ý mình, cân bằng được các môn học để tránh tình trạng học quá nhiều các môn lý luận, cảm thấy mệt mỏi và thậm chí sinh viên có thể ra trường sớm hơn nếu đáp ứng đủ các yêu cầu và môn học.

Có nhiều ưu thế và hiệu quả hơn so với hình thức đào tạo giáo dục truyền thống. Tuy nhiên những vấn đề phát sinh từ hình thức đào tạo này lại không ai lường trước được, khiến sinh viên rơi vào tình huống dở khóc dở cười mỗi lần có lịch đăng kí các môn học.

“Chật vật” từ khi bắt đầu…

Trắng đêm đăng kí tín chỉ: Nỗi kinh hoàng của sinh viên - Hình 1

Hệ thống báo lỗi khi sinh viên đăng ký học tín chỉ.

Trương Thương (sinh viên ĐH Luật Hà Nội) than thở: “Phải gọi là khủng khiếp mới đúng, để đăng kí được tín chỉ lần nào mình cũng phải thức trắng đêm”.

Cũng như Thương, Thanh Xuân (ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn) chỉ biết thốt lên: “Cơn ác mộng” mỗi khi đăng kí học tín chỉ”.

Mỗi lần có thông báo đăng kí môn học kì tới, sinh viên đã phải chuẩn bị tâm lí và nghĩ mọi phương án để đăng kí cho được các môn học mới. Thậm chí có những bạn còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè ngoài trường và anh chị học khóa trên.

Minh Thu (khoa Môi trường, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội) kể lại kinh nghiệm của mình: “Mỗi đợt đăng kí phải nhờ người khóa trước đăng kí giữ chỗ trong lớp, hôm sau người đấy hủy thì mình vào đăng kí”

Thu cho biết thêm: “Trường mình khi bắt đầu đăng kí chỉ cho trên dưới 500 lượt đăng nhập, mạng nội bộ thì mới đăng kí được nên phải kéo nhau lên thư viện trường, đến kí túc xá, phòng máy… để có mạng nội bộ của trường. Nhưng cũng chẳng khá hơn, mạng nội bộ yếu, khi có nhiều người đăng nhập là sẽ sập ngay”.

Quá trình đăng kí tín chỉ diễn ra không lâu, chỉ từ 3- 5 ngày, và sẽ được thông báo trước một tuần. Nhưng công việc đăng kí này hầu hết chỉ diễn ra trong ngày đầu tiên vì những người may mắn đăng nhập được đã đăng kí hết chỗ, ai không đăng kí được đành ngậm ngùi chấp nhận đợi may mắn lần sau.

Nỗi lo không đăng kí được môn học

Video đang HOT

Vừa đăng kí xong môn học, cô bạn Thanh Xuân lo lắng: “Còn một môn nữa chưa đăng kí được, là môn Lý thuyết quyết định. Kì trước cũng có một môn nhưng giờ trường không mở mấy lớp học môn đấy nữa. Khung chương trình của khóa dưới thì bỏ môn đấy rồi. Sợ không ra trường được mất, điên lắm…”.

Trắng đêm đăng kí tín chỉ: Nỗi kinh hoàng của sinh viên - Hình 2

Sinh viên thốt lên đầy cám cảnh mỗi lần đăng ký tín chỉ.

Trước khi bắt đầu vào cuộc chiến mang tên “đăng kí tín chỉ”, mọi sinh viên đều phải chuẩn bị trước tâm lí và các phương án dự phòng. Phương Thảo (khoa Lưu trữ học và quản trị văn phòng, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn,) còn hỏi bạn bè ai có mạng Internet tốt, nhờ bạn canh chừng vào giúp để có thể đăng kí được.

Biết là có lớp mở đợt 2 đấy, nhưng vẫn phải cố đăng kí cho bằng được trong đợt một, vì đợt hai lớp mở thêm rất hạn chế. Nếu không đăng kí được nữa thì đành ngậm ngùi để lại năm sau hoặc kì sau đăng kí tiếp, và chấp nhận việc chậm chương trình học.

Minh Thu bức xúc kể: ” Có lúc đăng kí được thì không lưu, mất môn, phải thức đêm đăng kí lại. Có những hôm ngồi từ sáng tới chiều không được nổi một môn, hoặc vào được nhưng hết lớp”.

“Đấy là chưa kể có những bạn đăng kí nhầm lịch học, xin hủy nhưng phòng đào tạo không cho hủy, bắt học, mất tiề.n nhưng không được thi, mà có đi thi cũng không được công nhận”.

Có những sinh viên biến câu chuyện đăng kí tín chỉ thành thơ, hoặc thành những câu chuyện hài châm biếm, thư giãn.

Phương Thảo (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ) khoe bài thơ “Ông tín chỉ” do các bạn sinh viên trong trường chuyển thể từ bài Ông đồ: “Mỗi năm mùa đông đến/Lại thấy ông này về/Bày bàn phím với chuột/Sever đông người qua”.

Nhà trường không đứng ngoài cuộc

Thấy được những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi đăng kí tín chỉ các môn học. Nhiều trường đại học đã có những giải pháp giúp sinh viên như mở thêm các lớp đợt 2 cho những môn sinh viên có nhu cầu học nhiều mà hết lớp. Hoặc có trường dùng cách đăng kí trước cho sinh viên một số môn học.

Nguyễn Hà Giang (Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) cho biết: “Một số môn nhà trường đăng kí cho rồi, nếu sinh viên muốn chuyển lịch học hoặc đăng kí thêm các môn khác thì mới phải bon chen đăng kí thôi. Hoặc nếu không đăng kí đạt số tín chỉ tối thiểu có thể viết đơn để trường đăng kí. Nhưng thời gian học thì do nhà trường sắp xếp”.

Để tránh tình trạng quá tải hệ thống mạng vào những ngày đăng kí tín chỉ, trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội đã giao các mảng cho mỗi đội quản lí, nếu có sự cố xảy ra sẽ khắc phục nhanh và ngay tức khắc. Đồng thời kéo dài thời gian đăng kí tín chỉ hơn so với các trường khác.

Nhưng đây cũng mới chỉ là giải pháp trước mắt. Tình trạng sinh viên căng thẳng trong nhưng đợt đăng kí tín chỉ vẫn còn diễn ra thường xuyên. Sinh viên mong muốn nhà trường sẽ có những biện pháp cụ thể hơn nữa, nâng cấp hệ thống mạng của trường để sinh viên có thể thoải mái hơn trong việc đăng kí môn học.

Theo Infonet

Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm - Kỳ 2: Chỉ hiệu quả nếu làm thực chất

Có mặt ở VN 20 năm nhưng học chế tín chỉ chưa tồn tại đúng với bản chất nên nó không phát huy được thế mạnh vốn có.

Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm - Kỳ 2: Chỉ hiệu quả nếu làm thực chất - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xếp hàng đăng ký tín chỉ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đầu năm nay, Bộ GD-ĐT có chủ trương không bắt buộc các trường ĐH, CĐ đào tạo theo tín chỉ. Liệu học chế này có nguy cơ phá sản ở VN?

Hiện có 60% trường ĐH, 30% trường CĐ ở VN đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên hầu hết các trường đều thực hiện học chế này theo kiểu nửa vời.

Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm - Kỳ 2: Chỉ hiệu quả nếu làm thực chất - Hình 2

Đào tạo tín chỉ là xu hướng tiến bộ và bắt buộc phải làm chứ không thể quay lại đào tạo theo niên chế được

Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm - Kỳ 2: Chỉ hiệu quả nếu làm thực chất - Hình 3

TS Nguyễn Tiến Dũng _ Trưởng phòng Quản trị chiến lược, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Một trong những nguyên tắc của học chế tín chỉ là sinh viên được quyền lựa chọn giảng viên, môn học và thời khóa biểu phù hợp. Thế nhưng kể từ năm 2001, khi Bộ yêu cầu áp dụng rộng rãi, hầu như sinh viên các trường chưa bao giờ thực hiện được đúng điều này.

Lỗi thuộc về... phần mềm

Mỗi đợt đăng ký môn học, luôn xảy ra tình cảnh sinh viên phải thức trắng đêm, chen chúc đăng ký. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đào tạo tín chỉ được 6 năm nhưng đến nay về việc đăng ký môn học vẫn là điều khó khăn. Dù áp dụng phần mềm mới nhưng những lỗi như quá tải, bị xóa tên, mất lịch thi... vẫn diễn ra. Theo TS Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo, đây là trăn trở lớn nhất của trường trong việc Đào tạo tín chỉ.

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng lâm vào tình trạng này. Hiện nay sinh viên phải đăng ký môn học lần lượt theo các khoa vì nếu đăng ký bất cứ thời gian nào như nước ngoài, chắc chắn sẽ dẫn đến quá tải. Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM cũng bị lỗi về... công nghệ thông tin. Hai năm liên tiếp hệ thống đăng ký môn học đều trục trặc. Năm nay, trường phải "cắn răng" đầu tư thêm về hạ tầng cho phần mềm này và đã ổn định hơn trước. Theo PGS-TS Dương Anh Đức - Hiệu trưởng nhà trường, vấn đề nằm ở kinh phí. Băng thông internet của các trường ĐH tại VN hiện nay quá hẹp, không thể giải quyết dứt điểm được điều này. Theo tính toán, kinh phí đầu tư phải gấp 10 lần hiện nay mới không diễn ra tình trạng quá tải đăng ký môn học tại các trường.

Thiếu thốn đủ điều

Thực tế cho thấy phần lớn các trường ĐH, CĐ ở VN đều chưa đủ điều kiện để thực hiện học chế tín chỉ.

Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện nay như phòng thí nghiệm, thư viện... để sinh viên tự học chưa đầy đủ. Giảng viên cũng phải dạy quá nhiều, không đúng tinh thần của đào tạo tín chỉ. Theo các chuyên gia giáo dục, để đảm bảo chất lượng, mỗi giảng viên chỉ dạy tối đa 2 lớp/học kỳ nhưng các trường cũng không thực hiện được điều này.

Liên tục trong hai năm 2010 và 2012, Trường ĐH Sài Gòn tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc "Đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH theo tín chỉ". Các chuyên gia chỉ ra nhiều hạn chế khi áp dụng hình thức đào tạo này trong điều kiện của VN. Theo PGS-TS Phạm Xuân Hậu (Trường ĐH Văn Hiến), trở ngại nhất là chương trình đào tạo chưa đồng bộ, xơ cứng, thiếu uyển chuyển ít giảng viên trình độ cao cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn... Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng: "Cách dạy, học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế. Tính chủ động của sinh viên còn yếu kém".

Khi mọi điều kiện để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ chưa đủ mà vẫn phải làm theo yêu cầu của Bộ, nhiều trường máy móc chỉ chuyển đổi con số. Nghĩa là từ 210 đơn vị học trình theo niên chế thành 140 đơn vị theo tín chỉ. Như vậy, dù mang hình thức như tín chỉ nhưng thực chất vẫn là niên chế. Tuy nhiên, một thời gian, do giảm đơn vị học trình, phải cắt nhiều nội dung nên chất lượng đào tạo giảm sút...

Làm dần dần nhưng làm đúng

Trong cuộc họp với các trường ĐH vào tháng 2.2013, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng chính ông cũng không tin có thể đồng loạt đào tạo theo tín chỉ khi đội ngũ giáo viên còn thiếu, cơ sở vật chất và hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy chưa đầy đủ. Vì thế, Bộ khuyến khích các trường chuẩn bị đủ điều kiện mới triển khai thực chất.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Quản trị chiến lược Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, việc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tuyên bố không bắt buộc đào tạo tín chỉ là đã nhìn nhận đúng thực tế hiện nay. Nếu kêu gào đến năm 2010, 2012, 2014 phải đào tạo tín chỉ 100% là bệnh thành tích. Bộ có quy định các trường cần thiết lập lộ trình để chuyển hoàn toàn sang đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc trì hoãn này có khiến các trường quay lại đào tạo theo niên chế - loại hình mà hầu hết các nước đều không còn thực hiện? Ông Dũng khẳng định: "Phải làm dần dần. Đào tạo tín chỉ là xu hướng tiến bộ và bắt buộc phải làm chứ không thể quay lại đào tạo theo niên chế được".

Từ quy định 100% các trường thực hiện đến không bắt buộc

Học chế tín chỉ được khởi xướng từ Trường ĐH Harvard năm 1872, sau đó được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì tính linh hoạt.

Tại VN, năm 1993, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã thí điểm đào tạo theo tín chỉ, sau đó đến các trường như: ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt... Năm 2001, Bộ GD-ĐT quyết định áp dụng rộng rãi và quy định đến hết năm 2010, tất cả các trường ĐH, CĐ chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế, cho đến nay, Bộ không bắt buộc tất cả các trường phải đào tạo theo tín chỉ nữa.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024
Sao Việt 5/10: Lệ Quyên an ủi tình trẻ, Trấn Thành diện đồng phục học sinh
08:19:57 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Negav hại HURRYKNG lộ quá khứ đen tối, Quang Hùng MasterD "bận rộn", fan phẫn nộ

Sao việt

10:04:14 05/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Là thành viên chung tổ đội GERDNANG với anh chàng, HURRYKNG càng không tránh khỏi việc bị soi quá khứ.

Từng được kỳ vọng sẽ kế thừa thành công của Black Myth: Wukong, bom tấn Gacha này lại thất bại ê chề với hàng loạt chỉ số bết bát

Mọt game

10:03:47 05/10/2024
Tựa game Gacha này là một nỗi thất vọng lớn khi từng được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công của Black Myth: Wukong.

An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh

Tin nổi bật

09:59:43 05/10/2024
Công an đã phong tỏa một đoạn đường trên Quốc lộ 91, phân luồng xe qua lại để bảo đảm việc chữa cháy cũng như hạn chế người dân hiếu kỳ tập trung xem.

Sao Hàn 5/10: Lisa b.ị t.ố vô tâm, 2NE1 'bùng nổ' khi tái hợp

Sao châu á

09:03:32 05/10/2024
Lisa b.ị t.ố vô tâm với các thành viên BlackPink, 2NE1 mang đến màn trình diễn bùng nổ trong concert tái hợp sau 10 năm.

Kiểm tra, ngăn chặn kinh doanh xyanua trôi nổi

Pháp luật

09:00:49 05/10/2024
Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.

Team Quang Linh bị giành kiot, đối thủ chơi xấu, Lindo lo cho số phận nhà hàng

Netizen

09:00:39 05/10/2024
Kiếp nạn chưa dừng lại với team Quang Linh Vlogs, không chỉ bị đồn thông tin sai sự thật về anh Quang Dũng, anh Quý bị đuổi việc vì lục đục nội bộ. Thì tiếp đây, Lindo - anh chàng châu Phi mở nhà hàng lại có nguy cơ đối thủ chơi xấu.

Phim Việt giờ vàng b.ị ch.ê thậm tệ vì quảng cáo nước mắm, netizen mỉ.a ma.i "diễn nhạt quá mua về uống hả?"

Phim việt

08:58:57 05/10/2024
Không như giai đoạn đầu gây sốt mọi nền tảng còn nhận về cơn mưa lời khen, bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ thời điểm hiện tại đang vấp phải hàng loạt những phản hồi tiêu cực từ khán giả.

Bóc trần giọng hát thật của tân binh đẹp nhất Kpop

Nhạc quốc tế

08:53:26 05/10/2024
Mới đây, MEOVV tham gia chương trình Wendy s Young Street của thành viên nhóm Red Velvet - Wendy. Trên sóng radio, 5 thành viên của MEOVV có dịp chứng minh thực lực.

Lên đồ đầy trẻ trung và tràn đầy sức sống cho những cô nàng tri thức

Thời trang

08:38:12 05/10/2024
Bằng cách kết hợp những món đồ thời trang một cách tinh tế, bạn sẽ không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn trông thật trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp trong mắt mọi người.

Sắc thu Sapa dưới ống kính của nhiếp ảnh gia nước ngoài

Du lịch

08:32:31 05/10/2024
Vào mùa thu, Sapa khoác lên mình những sắc màu rực rỡ, cảnh quan mê hồn, nơi này trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai tìm kiếm sự quyến rũ và thanh bình của thiên nhiên.

Nana, Song Hye Kyo diện trang phục lệch vai trở lại đường đua thời trang

Phong cách sao

08:23:51 05/10/2024
Nét chấm phá ở chi tiết cổ áo lệch hẳn sang một bên. Lợi thế ở khung xương quai xanh quyến rũ, người đẹp được cho là vô cùng tinh tế khi để hờ một bên vai nhẹ nhàng.