TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc

Theo dõi VGT trên

Trong cuộc họp bàn về xây hệ thống trường ĐH-CĐ tại TPHCM hôm qua 1/12, 69 hiệu trưởng các trường tán đồng việc cần thiết di dời các trường ra ngoại thành để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm tải cho giao thông thành phố. Nhưng để thực hiện thì còn nhiều vướng mắc.

Quá khó về kinh phí và thủ tục

Dù muốn di dời nhưng hiệu trưởng các trường đều nhìn nhận cái khó chính là lấy đâu ra đất sạch cũng như kinh phí trong khi các thủ tục xây dựng còn quá chậm. ĐH Luật TPHCM hiện có diện tích nhỏ nhất chỉ với 0,7 ha gồm cả 2 cơ sở. Do đó TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM, băn khoăn: “Theo quy hoạch trường chúng tôi nằm trong cụm Đông bắc cũng với ĐH Kinh tế. 3 năm trước, chúng tôi đã nói đến việc xây dựng trường ở địa điểm này, đến nay quy hoạch 1/2000 của thành phố vẫn chưa có nên chưa thể thành lập dự án, thi công được”.

TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời những vấn đề về di dời các trường ĐH, CĐ ra ngoại thành

Tán đồng với việc di dời nhưng ông Ngô Hướng, hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TPHCM, cũng cho rằng thủ tục hiện nay đang làm khó các trường. Đơn cử như trường ông có 10 ha đất ở Thủ Đức với kinh phí 3 tỷ nhưng việc xây dựng cũng rất gian khổ, thủ tục xin xây dựng mất vài năm là thường. “Mấy năm rồi chúng tôi phải thuê chỗ cho sinh viên học. Sinh viên có phàn nàn thì trường cũng chỉ biết hứa từ năm này sang năm khác. Nhà nước nên có cơ chế để giúp các trường được giải quyết sớm”, ông Hướng chia sẻ.

Trong khi đó, dù được cấp đất mấy năm nay, nhưng hiện tại ĐH Văn Hiến vẫn trong tình cảnh “trường thuê”. Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng ĐH Văn Hiến, than thở: “Trường được thành phố cho 5,6 ha ở huyện Bình Chánh từ năm 2006. Từ năm 2007 đến nay, dù đã nâng giá t.iền giải phóng mặt bằng từ 1,2 triệu đồng/m2 lên 12 triệu đồng/m2 nhưng người dân khu vực đó vẫn chưa chấp nhận. Trường học là phục vụ xã hội chứ không thể kinh doanh nên đền bù rất khó”.

Video đang HOT

Còn TS Phan Đăng Liêm, hiệu trưởng ĐH Gia Định, đặt vấn đề: “Thủ tục quy hoạch chậm, thành phố đặt các trường vào tình thế “cái cày đi trước con trâu”. Nên cho các trường nhận đất trước rồi cùng tham gia vào việc quy hoạch, thiết kế xây dựng thì tiến độ mới nhanh hơn. Sinh viên của trường cứ “méo mặt” vì t.iền thuê phòng ở nội thành cứ tăng vùng vụt. Chúng tôi chấp nhận 5 năm di dời toàn bộ ra Củ Chi nhưng vấn đề làm sao cho trường nhận đất sớm và thủ tục nhanh”.

TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc - Hình 2

Trường ĐH Bách khoa TPHCM. (Ảnh: bmg.edu)

Bên cạnh đó, ông Liêm đề nghị UBND TPHCM cho các trường vay 300 tỷ đồng kích cầu để các trường đầu tư cơ sở vật chất rồi trả dần qua các năm thì may ra mới có thể thực hiện được.

Đồng ý kiến, ông Kiều Tuân, Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH Kỹ thuật Công nghệ, thì ý kiến: “Giao đất sạch cho các trường thì rất hoan nghênh nhưng bắt các trường phải tự chịu trách nhiệm mọi chi phí đền bù, xây dựng thì quá khó”. Các đại diện trường đều cho rằng nên tạo điều kiện cho các trường về kinh phí. Vì để chi trả cho đền bù giải phóng mặt bằng đã khó thì làm sao đủ để xây dựng cơ sở vật chất khang trang.

Sẽ báo cáo chính phủ

Trước những kiến nghị của các trường, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cuộc họp này Bộ GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến của các trường. Bộ sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ có chủ trương thực hiện. Nếu cứ để các trường tự làm như trong quá khứ thì khó mà di dời được.

Đồng thời, Thứ trưởng Ga cũng khẳng định việc di dời các trường ra ngoại thành là không thể không làm. “Quyết định di dời các trường ra ngoại thành không phải vì quá tải cơ sở hạ tầng ở thành phố mà là sự sống còn của ngành giáo dục. Hiện thành phố có hơn 40 trường diện tích chỉ 1-2 ha trở lại. Một trong các tiêu chí nâng chất lượng đào tạo là diện tích/sinh viên. Những trường chỉ có 500 sinh viên trở xuống thì có được tồn tại hay không cũng cần xem lại vì đất đai không thể sinh ra được. Tương lai Bộ có biện pháp khống chế về chất lượng đào tạo nên các trường muốn tồn tại lâu dài thì phải tính từ bây giờ”.

“Không phải tất cả các trường đều di dời ra ngoại thành hết. Sẽ có những tiêu chí như truyền thống, lịch sử để xác định trường nào di dời hoàn toàn, một phần hay ở lại hoàn toàn. Ví dụ như các trường như Bách Khoa, ĐH Y…. vốn có truyền thống gắn bó với người dân địa phương cũng sẽ được cân nhắc ở lại”.

Lê Phương
Theo Dân trí

ĐHQGHN: ĐH Khoa học Tự nhiên dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu nhiều ngành học

Ngày 30/11, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh 2011. Theo đó, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi trong tuyển sinh 2011 để đáp ứng nhu cầu người học.

Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, tại hội nghị, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến khó khăn chung về đầu vào đối với các ngành khoa học cơ bản. Trên thực tế, có nhiều ngành học có nhu cầu xã hội cao, ra trường dễ xin việc làm tại các tỉnh, địa phương, trong khi đa phần sinh viên sau khi ra trường lại mong muốn ở lại các thành phố lớn. Một số ngành học như Công nghệ Biển, Khoa học Vật liệu, Khí tượng Thủy văn... là những ngành học đang trong tình trạng có nhu cầu xã hội cao nhưng khó tuyển sinh.

Các đại biểu đề nghị, đối với một số ngành học, chương trình đào tạo khó tuyển, nhà trường có thể tạm dừng tuyển sinh để điều chỉnh và tìm hiểu thêm về nhu cầu xã hội và tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành dễ tuyển, có nhu cầu xã hội cao. Một số ngành khoa học cơ bản khó tuyển sinh nhưng là nhiệm vụ chiến lược, có vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực của đất nước, nhà trường cần đề nghị ĐHQGHN linh động trong áp dụng điểm sàn để thu hút thí sinh đăng ký.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Phạm Trọng Quát, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Nhà trường cần công khai việc đáp ứng nhu cầu xã hội của từng ngành đào tạo, công khai các chuẩn đầu ra. Đối với những ngành khoa học cơ bản có vai trò chiến lược trong đào tạo nhân lực cho đất nước, nhà trường và ĐHQGHN cần có những đề xuất chính thức lên cấp trên để có những ưu đãi đặc biệt cho sinh viên, cán bộ làm trong các ngành này, từ đó sẽ cải thiện được khó khăn trong khâu tuyển sinh".

Về điểm sàn, PGS.TS Quát cho biết, sẽ cân nhắc khả năng điều tiết trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung cho sinh viên các khóa, các ngành, đồng thời đảm bảo yêu cầu đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện đang đào tạo cử nhân khoa học và cử nhân công nghệ thuộc 22 ngành học với 43 chương trình đào tạo. Theo lãnh đạo nhà trường với chủ trương đảm bảo chất lượng đào tạo nên sẽ giữ ổn định quy mô tuyển sinh. Dự kiến chỉ tiêu năm 2011 của trường là 1.310.

ĐHQGHN: ĐH Khoa học Tự nhiên dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu nhiều ngành học - Hình 1

(ảnh minh họa)

Theo lãnh đạo nhà trường, trường có nhiều ngành học "ưu tiên" cho sinh viên được học thêm chuyên ngành thứ 2 tại ĐH khác. Cụ thể, thí sinh trúng tuyển các ngành Vật lý, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Hóa học và Công nghệ hóa học nếu có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào lớp học tăng cường tiếng Pháp do Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) tài trợ.

SV ngành Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ; SV các ngành Vật lý, Khoa học Vật liệu, Công nghệ Hạt nhân có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ Điện tử-Viễn thông của Trường ĐH Công nghệ; SV ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên có cơ hội học thêm ngành thứ hai Kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế; SV ngành Địa lý có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa chính và SV ngành Địa chính có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa lý của Trường.

Về chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng của trường,các ngành Toán học, Toán - Cơ, Vật lí, Hóa học, Sinh học dành cho những SV đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Sau khi trúng tuyển nhập học, SV được đăng ký xét tuyển vào hệ tài năng theo quy định riêng. Ngoài các chế độ dành cho SV chính quy đại trà, SV hệ tài năng được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm, được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1 triệu đồng/tháng, được bố trí phòng ở miễn phí trong KTX của ĐHQGHN. Ngoài kiến thức và kĩ năng chuyên môn đạt trình độ quốc tế, SV được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để đạt trình độ C1 tương đương 6.0 IELTS.

Hồng Hạnh

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu và Minh Đạt chính thức lộ diện, mẹ chồng có thái độ gây chú ý bên cạnh con dâu
18:08:23 29/06/2024
Vì sao dâu hào môn Midu chọn hoa cưới cầm tay có 1 loại dây leo quen thuộc trong vườn nhà?
19:07:36 29/06/2024
Mẹ ông Thích Minh Tuệ nhập viện sau nhiều lần bị làm phiền, em trai tuyên bố gắt
17:07:22 29/06/2024
Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sau
17:27:27 29/06/2024
CeCe Trương: Con gái Cẩm Vân - Khắc Triệu, từng bị tai nạn dập phổi, liệt tứ chi
18:20:30 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong
20:41:27 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô dâu Midu diện váy cưới lộng lẫy, giá hơn 3 tỷ chuẩn dâu hào môn

Phong cách sao

22:03:53 29/06/2024
Chiều ngày 29/6, lễ cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt đã chính thức diễn ra. Trong những hình ảnh đầu tiên được chia sẻ trên MXH, cô dâu Midu xuất hiện vô cùng long lanh với layout makeup tông hồng.

Tuấn Hưng: Hương Baby giúp tôi bớt nóng nảy, sống có trách nhiệm

Sao việt

22:01:35 29/06/2024
Tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai , Tuấn Hưng được Hương Baby, ủng hộ, hỗ trợ hết mình để anh cháy với đam mê âm nhạc.

Bích Trâm: Ca sĩ Thanh Hà là người mẹ thứ hai của tôi

Nhạc việt

21:42:10 29/06/2024
Sau chương trình Giọng hát Việt 2019 , Diêu Ngọc Bích Trâm vẫn giữ liên hệ với ca sĩ Thanh Hà và đàn chị cho nhiều lời khuyên về cách để nâng cao kỹ năng thanh nhạc cũng như phát triển con đường sự nghiệp.

Minh Dự: Vì không phải diễn viên ngôi sao nên tôi càng cố gắng

Hậu trường phim

21:27:51 29/06/2024
Nam diễn viên Minh Dự tiết lộ từng tổn thương sau thất bại của một dự án nên lơ khi đạo diễn Vũ Khắc Tuận mời đóng phim.

Thiếu phụ hai lần phạm tội mua bán người

Pháp luật

21:16:51 29/06/2024
Cụt Thị Tư (SN 1993), sinh ra tại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nhưng sau đó sang Trung Quốc lấy chồng. Quá trình sinh sống, người phụ nữ này biết nhu cầu mua phụ nữ về làm vợ của một số đàn ông nơi đây.

12 lý do nên ăn quả óc chó mỗi ngày

Sức khỏe

21:11:48 29/06/2024
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Loại hạt tốt cho sức khỏe này cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống.

Đây là loài tôm 'khó ăn' nhất hành tinh!

Lạ vui

20:59:41 29/06/2024
Nằm sâu trong lòng đại dương, nơi ánh sáng mặt trời không thể len lỏi, tồn tại một loài tôm có khả năng thích nghi phi thường và sở hữu ngoại hình kỳ dị: tôm núi lửa biển sâu - Rimicaris hybisae.

Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine

Thế giới

20:26:10 29/06/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus. Ukraine chưa phản hồi về thông tin này.

Nhật Kim Anh muốn giàu sang... trên màn ảnh

Tv show

20:17:45 29/06/2024
Nữ diễn viên, ca sĩ Nhật Kim Anh cho biết đã đóng nhiều vai diễn đau khổ, bị h.ành h.ạ trên màn ảnh nên cô muốn được đóng vai doanh nhân giàu sang, phú quý.

Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13

Tin nổi bật

20:14:27 29/06/2024
Vụ tai nạn liên hoàn giữa xe tải, ô tô du lịch và xe đầu kéo xảy ra trên quốc lộ 13 (Bình Dương) khiến 2 phương tiện hư hỏng nặng, nam tài xế xe tải t.ử v.ong trong cabin.

Tử vi hôm nay Chủ Nhật ngày 30/6/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ cẩn thận camera chạy bằng cơm, Bảo Bình được cấp trên khen ngợi

Trắc nghiệm

20:03:54 29/06/2024
Xem tử vi hằng ngày 12 cung hoàng đạo để biết về tình yêu, công việc và may mắn của Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư chi tiết nhất.