Tổng thống Putin: Nga xây trạm vũ trụ hoàn chỉnh mới thay ISS

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ xây dựng một trạm vũ trụ mới hoàn chỉnh trên không gian thay thế Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và các modul đầu tiên sẽ được phóng sau 4 năm.

Phát biểu tại cuộc gặp các nhà khoa học trẻ và chuyên gia ngành vũ trụ của Nga ngày 26/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẽ bắt đầu xây dựng một trạm vũ trụ mới hoàn chỉnh trên không gian từ năm 2027, thay thế trạm ISS có thể sắp dừng hoạt động, Reuters đưa tin.

Tổng thống Putin: Nga xây trạm vũ trụ hoàn chỉnh mới thay ISS - Hình 1
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ảnh: Reuters

“Chúng ta cần tránh mọi khoảng trống trong chương trình không gian của chúng ta và đảm bảo công việc vẫn diễn ra bình thường khi ISS không thể khai thác nữa”, ông Putin nói. “Năm 2027, phần đầu tiên (của trạm không gian mới) sẽ cần được đưa lên quỹ đạo”.

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos ngày 27/10 xác nhận nước này đã thông qua dự án xây dựng Trạm Quỹ đạo Nga (ROS) với nội dung chi tiết về tiến độ và ngân sách. Roscosmos đ.ánh giá Nga cần huy động nguồn lực lớn ngay từ năm 2024 để có thể hoàn thành trạm vũ trụ mới đúng hạn.

ISS là dự án có sự hợp tác của Nga, Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản nhưng vai trò chính thuộc về Nga và Mỹ. Bộ phận đầu tiên của ISS được đưa lên vũ trụ năm 1998. ISS dự kiến được “nghỉ hưu” vào năm 2028, nhưng cơ quan vũ trụ NASA của Mỹ nói ISS có thể hoạt động đến năm 2030.

Sau gần 30 năm hoạt động, ISS đã ghi nhận một số sự cố. Cách đây gần 3 tuần, các nhà khoa học trên ISS phát hiện chất làm mát bị rò rỉ khỏi một modul của Nga, đ.ánh dấu vụ rò rỉ thứ 3 trong chưa đầy một năm.

Tháng 12/2022, hình ảnh phát sóng từ NASA cho thấy những hạt trắng như tuyết phun ra từ phía sau tàu vũ trụ Soyuz MS-22 (đang ghép nối với trạm ISS) của Nga. Nguyên nhân sự cố được cho là bởi một vụ va chạm với vi thiên thạch. Soyuz MS-22 sau đó phải trở về Trái đất mà không chở người.

Video đang HOT

Do căng thẳng ngoại giao, hợp tác Nga-Mỹ liên quan đến ISS bị ảnh hưởng. Năm 2021, Roscosmos đã kí một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm xây dựng một tổ hợp trạm nghiên cứu trên quỹ đạo và bề mặt Mặt trăng, ngay sau khi từ bỏ một dự án gần tương tự cùng Mỹ.

Các nước BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung do Nga đề xuất?

Mới đây, Moskva đã đề xuất nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - chế tạo một module riêng trên Trạm quỹ đạo mới của Nga (ROS) để thực hiện các nghiên cứu không gian ở quỹ đạo Trái Đất thấp.

Các nước BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung do Nga đề xuất? - Hình 1
Trạm vũ trụ quốc tế nhìn từ Tàu con thoi Discovery. Ảnh: NASA

Theo đài Sputnik (Nga), trong cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác không gian BRICS, ông Yury Borisov, Giám đốc Tập đoàn Vũ trụ quốc gia Roscosmos của Nga, đã đề xuất rằng các quốc gia trong nhóm nên cân nhắc cùng nhau tạo ra một module không gian chung, cho phép các thành viên tận dụng lơi thế của quỹ đạo Trái Đất thấp để thực hiện các chương trình không gian.

S. P. Korolev Energia - Tập đoàn tên lửa và vũ trụ hàng đầu của Nga - đã thiết kế sơ bộ trạm quỹ đạo mới dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Module đầu tiên của trạm dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2027, và các phi hành gia sẽ có thể vận hành trạm này vào năm 2028.

Ông Nathan Eismont, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Viện Khoa học Nga, nói: "Chúng ta không được quên rằng trạm quỹ đạo mới của Nga có những khả năng mới so với ISS".

Ông Eismont giải thích rằng độ nghiêng của quỹ đạo - góc giữa đường xích đạo và mặt phẳng quỹ đạo -của trạm quỹ đạo mới của Nga không giống với độ nghiêng của Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS). Đây là một quỹ đạo ngược. Tức là khi nhìn từ Bắc Cực, quỹ đạo này quay ngược chiều với quỹ đạo quay của ISS.

Tại sao lại như vậy? Theo ông, do quỹ đạo này nằm gần cực nên có góc nghiêng xấp xỉ 98 độ. Ở góc hơn 90 độ, điều đó có nghĩa là quỹ đạo này đang di chuyển theo hướng khác. Và nó mang lại những cơ hội mới. Điều này có nghĩa là quỹ đạo mới có thể quan sát các vùng cực. Tất nhiên, trạm vũ trụ ISS không thể thực hiện điều này.

"Quỹ đạo này cũng mang lại nhiều thuận tiện ích vì đây là quỹ đạo đồng bộ với Mặt Trời. Có nghĩa Mặt Trời vẫn giữ nguyên góc với mặt phẳng quỹ đạo của trạm vũ trụ mới của Nga. Các nhà khoa học có thể khám phá toàn bộ bề mặt Trái Đất từ trạm vũ trụ mới này", ông Eismont nói thêm và lưu ý rằng module mới có thể trông khá giống module cũ của Nga trên ISS.

Theo kế hoạch, ROS sẽ được khánh thành trước khi ISS ngừng hoạt động, dự kiến vào năm 2028 - 2030. ISS được xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa nhiều quốc gia, gồm Nga, Mỹ, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Canada và Nhật Bản.

Ông Eismont tin rằng những nước tham gia ISS cũng có thể sớm bày tỏ mong muốn tham gia vào dự án không gian chung của BRICS, bởi lợi thế khi tham gia dự án này là khá rõ ràng.

BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung?

Các nước BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung do Nga đề xuất? - Hình 2
Nhà du hành vũ trụ Roscosmos Alexander Misurkin và tỉ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa bên trong tàu vũ trụ khi tên lửa Soyuz-2.1a phóng từ Sân bay vũ trụ Baikonur. Ảnh: Roscosmos

Theo chuyên gia người Nga, các nước BRICS có thể sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ dự án đang phát triển này. Trong đó, Brazil và Nam Phi sẽ có nhiều lợi thế hơn vì hai quốc gia này rất quan tâm đến việc quan sát Nam Cực và trạm vũ trụ mới sẽ mang đến cho họ cơ hội đó.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể có những cơ hội mới khi tham gia dự án này. Dù Trung Quốc đã phóng trạm quỹ đạo riêng lên vũ trụ, nhưng trạm vũ trụ này có độ nghiêng thấp, chỉ khoảng 30 độ. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc hiện không thể quan sát các vùng Cực.

"Trung Quốc đang bị Mỹ trừng phạt nặng nề. Những biện pháp trừng phạt này được đưa ra khi Washington lo sợ Bắc Kinh sẽ đ.ánh cắp công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ chỉ đơn giản là không muốn để thêm một đối thủ cạnh tranh ở lĩnh vực này", ông Eismont nói.

Một quốc gia khác có thể tham gia vào dự án này là Ấn Độ. Theo chuyên gia Eismont, về mặt địa lý, Ấn Độ có thể cân nhắc hầu hết các sứ mệnh tương tự như Trung Quốc và nắm bắt những cơ hội "có một không hai". Bên cạnh đó, ông chỉ ra rằng New Delhi cũng có thể có nhận được lợi ích chính trị khi tham gia dự án này.

"Song quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Và tôi nghĩ rằng công cụ hợp tác trong không gian có thể phục vụ như một công cụ để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trước đây, dự án không gian cũng từng là động lực để kết thúc Chiến tranh Lạnh. Giờ đây hợp tác trong không gian cho phép cải thiện mối quan hệ trên mặt đất. Hãy nhìn vào ISS, bất chấp mọi vấn đề của con người trên Trái Đất, ISS vẫn hoạt động như trước đây. Điều này có nghĩa là các quốc gia có thể hợp tác tốt hơn trong không gian so với trên Trái Đất. Dự án này dường như vô cùng hấp dẫn", ông nói.

Các nước BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung do Nga đề xuất? - Hình 3
Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tháng 9/2017. Ảnh: Sputnik

Nhóm BRICS còn có một lợi thế khác khi hợp tác trong lĩnh vực không gian. Ông Eismont nhận định công nghệ vũ trụ của Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng với công nghệ của Nga.

"Ngành vũ trụ Trung Quốc phần lớn được xây dựng trên cơ sở công nghệ của Liên Xô. Một phần của ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ cũng dựa vào một số công nghệ đã được Moskva chuyển giao cho Ấn Độ. Chẳng hạn, công nghệ vận hành động cơ bằng nhiên liệu hydro đã được chuyển giao cho Ấn Độ trong quá khứ và vẫn đang được sử dụng thành công. Điều này cho thấy sự hợp tác giữa Trung Quốc, Ấn Độ với Liên Xô và Nga đã trải qua một lịch sử lâu dài", ông nói.

Dường như là một nhân tố mới trong lĩnh vực không gian, Nam Phi cũng có lợi thế riêng trong dự án đầy hứa hẹn này. Không chỉ Brazil, mà cả Nam Phi, đều nằm ở Nam bán cầu, điều này cho phép họ sử dụng trạm điều khiển tại đây. Và điều này tất nhiên mở rộng đáng kể khả năng vận hành trạm.

"Mọi quốc gia BRICS đều có thể hưởng lợi từ dự án không gian chung" , ông nói.

Còn với Brazil, quốc gia từ lâu đã phấn đấu để gia nhập nhóm các cường quốc không gian có ảnh hưởng, chắc chắn họ cũng có cơ hội lớn từ dự án này

"Cần phải đưa Brazil vào dự án, nơi những cơ hội đó sẽ được hiện thực hóa ở mức độ lớn hơn. Xét về trình độ công nghệ, Brazil có đủ năng lực. Việc tham gia vào dự án không gian chung của các nước BRICS mang đến cơ hội khẳng định những năng lực này", ông Eismont nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa BTQP hai nước Mỹ-Nga sau thời gian dài
12:49:38 26/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Nga triệu tập Đại sứ Mỹ sau vụ Ukraine tấn công thành phố Sevastopol
05:50:06 25/06/2024
Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp
22:28:23 26/06/2024
Số vụ cháy rừng thảm khốc tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ
21:01:14 25/06/2024

Tin đang nóng

Vợ có 2 chồng ở Sóc Trăng: Được MTQ cho nhà mới, chia tay cả 2, làm mẹ đơn thân
21:38:45 26/06/2024
Binz tỏ rõ bức xúc, lần đầu lên tiếng vụ Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh
19:58:03 26/06/2024
Nine Naphat chính thức lên tiếng về nghi vấn chia tay Baifern Pimchanok vì mẹ, dàn sao Thái gửi lời động viên
22:12:51 26/06/2024
Ca sĩ Lý Hào Nam đột ngột trở về sau 6 tháng đi rong, bị đồn 'qua đời ở t.uổi 41'
22:57:39 26/06/2024
Diện mạo gây ngỡ ngàng của sao nữ Vbiz sau 6 năm bị ngã chấn thương cột sống
20:07:57 26/06/2024
Trấn Thành điểm danh 6 "Anh Tú" của showbiz Việt, có người phải đính chính vì liên tục bị nhận nhầm thành... chồng Diệu Nhi!
22:42:39 26/06/2024
Con trai mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Sở hữu chiều cao nổi bật, 18 t.uổi được tuyển thẳng vào 1 trong những trường đại học tốt nhất thế giới
22:25:21 26/06/2024
Song Hye Kyo - Suzy "hẹn hò" tăng 2 sau sự kiện khủng, khung hình nhan sắc ngoài đời gây sốt
21:09:33 26/06/2024

Tin mới nhất

Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung

22:35:47 26/06/2024
Các chuyên gia đ.ánh giá, kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung, có thể gặp trở ngại.

Mưa lớn và sét đ.ánh khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng ở Nepal

22:31:25 26/06/2024
Huyện Lamjung và Morang là 2 địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tại huyện Lamjung, cách thủ đô Kathmandu khoảng 125 km về phía Tây, lở đất đã chôn vùi 3 căn nhà, khiến 4 người t.hiệt m.ạng, trong đó có 2 t.rẻ e.m.

Tắc nghẽn cảng biển lan rộng sang châu Á

21:21:40 26/06/2024
Giới phân tích cảnh báo, chi phí vận chuyển leo thang sẽ làm gia tăng nguy cơ tăng giá đối với người tiêu dùng trong bối cảnh nhiều nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Hàn Quốc đẩy nhanh điều tra vụ cháy nhà máy pin

21:19:17 26/06/2024
Ba quan chức của Aricell đã bị lập biên bản vi phạm Luật sức khỏe và an toàn lao động. Họ có thể đối mặt với án phạt nặng sau cuộc điều tra này.

Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm động lực tăng trưởng

21:13:28 26/06/2024
Các dịch vụ mới đang được phát triển hoặc đã triển khai sẽ được chuyển đến trung tâm mới. Trung tâm sẽ chủ trì việc xây dựng chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh mới và đưa vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Washington cân nhắc cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tại Ukraine

21:10:08 26/06/2024
Theo một quan chức, các công ty đấu thầu hợp đồng sẽ được yêu cầu phát triển các kế hoạch giảm thiểu rủi ro mạnh mẽ để bảo vệ an toàn cho các nhân viên của họ.

Căn cứ quân sự của Nam Phi ở nước ngoài bị tấn công

21:08:46 26/06/2024
Hồi tháng 2 cũng đã xảy ra vụ tấn công bằng s.úng cối nhằm vào căn cứ của Nam Phi ở CHDC Congo, khiến 2 người t.hiệt m.ạng và 3 người bị thương.

Tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sát cánh với Liban

21:04:19 26/06/2024
Về phần mình, Cộng hòa Síp khẳng định không liên quan đến cuộc xung đột. Cộng hòa Síp đã vận động các đối tác EU hỗ trợ tài chính cho Liban và gần đây thiết lập một hành lang hàng hải để gửi viện trợ nhân đạo tới Gaza.

Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục

20:54:40 26/06/2024
Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, cho rằng biến động t.iền tệ sẽ phản ánh các nền tảng kinh tế.

Ông Om Birla được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ

20:45:55 26/06/2024
Lãnh đạo đảng Quốc đại đối lập Rahul Gandhi cũng chúc mừng ông Birla tiếp tục nắm giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là các cuộc thảo luận tại Hạ viện sẽ có sự giam gia cân bằng của các đảng chính trị.

Nga theo dõi tàu ngầm mới, giá trị nhất của hải quân Israel?

20:40:53 26/06/2024
Tàu ngầm của Israel được coi là tài sản chiến lược quan trọng. Theo báo cáo nước ngoài, các tàu này có thể mang tên lửa hạt nhân và mang lại cho Israel khả năng răn đe cao.

Mảng băng Nam Cực đang tan nhanh đến mức không thể dự báo mực nước biển dâng

20:35:07 26/06/2024
Nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ đại dương tăng lên một chút cũng có thể có tác động rất lớn đến lượng băng tan. Khi biến đổi khí hậu làm nóng các đại dương, quá trình này sẽ tăng tốc.

Có thể bạn quan tâm

BLACKPINK bị ném gấu bông nghi có camera quay lén: Jisoo - Jennie xử lý tinh tế, phản ứng Lisa gây tranh cãi!

Nhạc quốc tế

01:20:34 27/06/2024
Ngay sau đó, khi các thành viên khác đang giao lưu, Lisa đã tiến tới khu vực rìa sân khấu và thẳng tay ném gấu bông xuống sân khấu. Hành động dứt khoát này của em út BLACKPINK từng gây ra tranh cãi khi nhiều người cho rằng cô hành xử ké...

Tăng Phúc kể nỗi lòng của "kẻ qua đường"

Nhạc việt

23:51:24 26/06/2024
Ca khúc Kẻ qua đường đ.ánh dấu sự trở lại của Tăng Phúc sau nửa năm im ắng trong làng nhạc, đồng thời khởi động cho các dự án thú vị vào nửa cuối năm 2024.

Thống kê báo động đỏ về t.iền vệ Jude Bellingham

Sao thể thao

23:49:18 26/06/2024
Như nhiều đồng đội tại đội tuyển Anh, Jude Bellingham gây thất vọng lớn ở vòng bảng EURO 2024, đặc biệt trận hòa Slovenia 0-0 thuộc lượt cuối cùng bảng C.

Phim hài - kinh dị đứng đầu phòng vé Thái Lan 'Ôi ma ơi: Hồi kết' sắp khởi chiếu tại Việt Nam

Phim châu á

23:42:04 26/06/2024
Ôi ma ơi: Hồi kết quy tụ dàn diễn viên quen mặt với các fan của điện ảnh Thái Lan như Weeradit Srimalai, Jaturong Phonboon và Charoenphon Onlamai, đạo diễn bởi Poj Arnon.

"Tiểu Kim Tae Hee" nói gì trước nghi vấn ly hôn chồng sau 2 năm kết hôn?

Sao châu á

23:35:47 26/06/2024
Hiện, các thông tin liên quan tới cuộc hôn nhân của nữ ca sĩ Hàn Quốc Jiyeon (thành viên T-ara) và chồng, nam cầu thủ bóng chày Hwang Jae Gyun, là tâm điểm bàn tán của cộng đồng mạng châu Á.

Ốc mua về đừng vội luộc ngay, ngâm với 3 thứ này hết sạch bùn đất, ốc béo múp đến tận mấy ngày sau

Ẩm thực

23:33:12 26/06/2024
Với nguyên liệu chính là ốc, bạn có thể thực hiện nhiều món ăn ngon khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm cho ốc sạch nhớt và loại bỏ bùn đất một cách nhanh chóng.

Chú lừa hài hước Donkey trong 'Shrek' sẽ có phần phim riêng

Phim âu mỹ

23:30:29 26/06/2024
Mới đây, diễn viên hài kịch Eddie Murphy - người thổi hồn cho chú lừa Donkey trong Shrek 5 - đã tiết lộ nhà sản xuất sẽ thực hiện riêng phần phim cho nhân vật của ông.

Không nhận ra sao nhí Việt sau 9 năm, thăng hạng visual ngoạn mục ở thảm đỏ Mùa Hè Đẹp Nhất

Hậu trường phim

23:08:24 26/06/2024
Mùa Hè Đẹp Nhất là một trong trong số ít những bộ phim điện ảnh Việt ra mắt trong tháng 6. Phim được kỳ vọng sẽ mang tới một làn gió tươi trẻ trên màn ảnh rộng.

Trứng gà 'ngon, bổ, rẻ' nhưng phải tuyệt đối tránh xa nếu có những dấu hiệu này

Sức khỏe

23:05:21 26/06/2024
Trứng gà là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt vì chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, dễ chế biến và giá thành hợp lý.

Hình thể săn chắc của Hồng Nhung t.uổi 54, NSND Thanh Hoa đẹp đến ngỡ ngàng

Sao việt

23:03:57 26/06/2024
Diva Hồng Nhung t.uổi 54 vẫn giữ được hình thể săn chắc. NSND Thanh Hoa đăng ảnh mới, nhiều khán giả ngỡ ngàng vì ở t.uổi 74 vẫn đẹp.

BTC lên tiếng về nghi vấn bất công tại 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Tv show

23:00:31 26/06/2024
Sự kiện ra mắt 33 nghệ sĩ tham gia cuộc thi Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra tại TPHCM chiều 26/6 gây chú ý khi có câu hỏi về yếu tố công bằng.