Tôi đã dạy con học 6 năm ở nhà thế nào?

Theo dõi VGT trên

“Với mong muốn con có tuổ.i thơ vừa sức, cũng như có những kỹ năng thiết thực hơn cho cuộc sống sau này, tôi quyết định chọn home school” – anh Bùi Huy Kiên (Long Biên, Hà Nội).

Chia sẻ về lý do chọn “home school”, anh Kiên nói: Muốn cậu con trai học được những kiến thức, kỹ năng hữu ích và gần gũi với cuộc sống hơn, thay vì phải học những kiến thức mà sau này có thể cháu sẽ không bao giờ sử dụng tới.

Anh kỳ vọng ít nhất sau khi tốt nghiệp cấp 3, với những gì được học, con có thể tồn tại một cách độc lập. Theo anh, trong chương trình giáo dục mà anh lựa chọn cho con, có những kiến thức và kỹ năng quan trọng mà chương trình giáo dục của Việt Nam không đề cập tới.

Tôi đã dạy con học 6 năm ở nhà thế nào? - Hình 1

Bé Bùi Huy Khang sắp học xong lớp 6 của một chương trình học tại nhà. Ảnh: VietNamNet.

Hiện tại, bé Bùi Huy Khang, 13 tuổ.i – con trai anh Kiên – đang theo học một chương trình học tại nhà của Mỹ. Khang cũng từng đến trường như những đứ.a tr.ẻ khác nhưng chỉ học được nửa năm thì dừng. Sau đó, vợ chồng anh quyết định cho con học tại nhà theo một số giáo trình của nước ngoài. Ban đầu, Khang theo học một số chương trình nhưng thấy không hiệu quả cho lắm, sau đó mới chuyển sang chương trình hiện tại.

Vì mất thời gian chuyển đổi nên những năm đầu tiên Khang học chậm hơn so với độ tuổ.i nhưng hiện tại cậu bé này đã học gần xong chương trình lớp 6. Anh Kiên cho biết: “Do mình có thể chủ động về thời gian học tập nên thậm chí nếu nhanh có thể học một năm 2 lớp”.

Cô giáo hướng dẫn qua video

Với hình thức này, Khang có thể học qua video và sách được gửi về từ Mỹ sau khi bố mẹ đã thanh toán chi phí qua tài khoản. Mỗi cuốn sách cũng chia thành các bài như bình thường, tuy nhiên thay vì nghe cô giáo giảng bài trực tiếp thì Khang nghe cô giáo hướng dẫn trong video.

Chính vì thế, vai trò của bố mẹ trong chương trình học này là rất quan trọng. Phụ huynh sẽ là người giám sát, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của con. Nếu có những vướng mắc không thể giải đáp, phụ huynh có thể gửi email cho trường để hỏi. Để theo học cùng con, chương trình cũng thiết kế khá nhiều tài liệu hướng dẫn dành riêng cho bố mẹ.

Sau mỗi bài học cũng có những bài tập theo mẫu sẵn, trẻ điền câu trả lời vào đó và bố mẹ chính là người chấm điểm (theo hướng dẫn trong tài liệu), sau đó gửi bài và điểm chấm sang cho trường lưu. Cả tiề.n sách, video và chi phí vận chuyển trong vòng một năm học của chương trình này là khoảng 1.000 USD – anh Kiên cho biết.

Video đang HOT

Ngoài ra, thông thường mỗi tuần Khang phải làm một bài “test” cho mỗi môn học. Những bài test này cũng được bố mẹ chấm điểm, nếu là bài đọc thì ghi âm vào đĩa rồi gửi sang cho trường. Khoảng 6 tuần anh chị gửi những kết quả này sang Mỹ một lần.

Anh Kiên cho biết, trước đây có cho cháu học ở một trường mầm non quốc tế và cho đi học tiếng Anh từ nhỏ nên trước khi theo học chương trình này cu cậu cũng đã biết một chút tiếng Anh. ” Hồi mới bắt đầu học, tiếng Anh của cháu cũng chỉ ở mức bình thường thôi nhưng bây giờ kỹ năng nghe nói của cu cậu đã tốt hơn nhiều” – ông bố này chia sẻ.

Con được cấp bằng mà không “mất gốc”

Khác với nhiều người nhầm tưởng học tại nhà là không có bằng cấp, anh Kiên cho biết nếu phụ huynh đăng ký, trường sẽ cấp giấy chứng nhận cho học sinh. Ngoài ra, sau khi học xong phổ thông, nếu muốn học tiếp đại học, học sinh thường phải trải qua một bài test và phỏng vấn. Nếu trường đại học cần thông tin về những năm học phổ thông, trường đại học sẽ tự liên hệ với trường cũ để lấy thông tin, phụ huynh sẽ không phải cung cấp nữa.

Tuy nhiên, vợ chồng anh Kiên cũng có những cách khác để cậu con trai không “mất gốc”. Lịch sử, địa lý Việt Nam được anh chị bổ sung cho cháu bằng nhiều cách khác nhau: qua sách vở, các hoạt động ngoại khoá, du lịch, tham quan… Đặc biệt, hai bố con rất thích đi thăm bảo tàng.Do chương trình của Mỹ, học hoàn toàn bằng tiếng Anh nên những năm đầu, ngoài thời gian học ở nhà, Khang còn theo học 2 lớp tiếng Anh bên ngoài, một ở Hội đồng Anh, một do thầy giáo người Mỹ giảng dạy. Hiện tại, tiếng Anh của Khang đã tốt hơn nhiều nên em không còn học thêm tiếng Anh bên ngoài nữa.

Nói về định hướng sau này cho con trai, anh Kiên chia sẻ: “Phải có thêm thời gian để xem khả năng của cháu phù hợp với ngành gì. Còn phụ thuộc vào đam mê của cháu nữa. Bây giờ cháu vẫn còn nhỏ, chưa thể hiện khả năng gì đặc biệt… Nếu muốn, cháu có thể đi làm sau khi học xong phổ thông, sau này thấy thiếu kiến thức thì học tiếp, không vấn đề gì!”

Vì không đến trường như các bạn cùng lứa nên Khang có ít bạn. “Cháu cũng hơi buồn thôi!” – cậu bé chia sẻ. Tuy nhiên, tiếp xúc với Khang, ấn tượng để lại là một cậu bé nhanh nhẹn, cởi mở và dễ thương. Khó có thể nhận ra cái “hơi buồn” của Khang khi nghe cu cậu kể đủ thứ chuyện thú vị bằng giọng hào hứng, từ sở thích chơi Lego, đọc truyện tranh tới việc tiết kiệm tiề.n ăn khi đi du lịch.

“Dạo trước cháu sang Singapore mấy ngày, vừa đi chơi vừa đi học. Cháu không đi cùng bố mẹ mà đi theo đoàn. Bố mẹ cho cháu 60 đô. Đến giờ ăn người ta phát tiề.n cho, phần lớn cháu ăn không hết tiề.n. Cháu dành tiề.n mua một con đồ chơi, khoảng 42 đô. Hàng thật luôn!…” – Khang hớn hở khoe.

“Lớn lên, cháu thích chế tạo kiểu đồ chơi như Lego vì cháu thích chơi Lego. Cháu thích sang Mỹ, chơi hay học đều thích” – cậu bé 13 tuổ.i chia sẻ về ước mơ.

Theo Nguyên Thao/Bao Vietnamnet

Điều kiện vật chất tốt, vì sao có học sinh-sinh viên tê liệt tự học?

Lối dạy học áp đặt một chiều, đọc chép, học quá tải kéo dài cũng là lý do khiến học sinh, sinh viên xơ cứng, uể oải, mất dần hoặc mất hẳn khả năng tự học.

Cha bán bánh cuốn, con mô tả là kỹ sưThi rồi lại thi ...Hai kỳ tuyển sinh, học trò muốn học Đại học Quốc gia phải thi những gì?

Thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc, Phó hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi tiếp tục có bài viết nêu lên thực trạng dạy và học ở các nhà trường hiện nay. Ở đó, nhà trường dạy theo khuôn mẫu, học trò nhiều em sa sút tự học, thậm chí tê liệt cả ý chí học tập.

Tòa soạn trân trọng gửi đến quý độc giả bài viết này và hoan ngênh mọi bình luận, góp ý nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề. Liệu đây có phải là thực trạng đáng báo động trong học sinh-sinh viên, trong các nhà trường hiện nay?

Từ lười đến tê liệt

Có thể nói, tự học là một hoạt động, phương pháp học tập rất quan trọng để tất cả học sinh, sinh viên chúng ta tiếp thu, củng cố và vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng đã học. Tự học góp phần làm cho chất lượng giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời cũng là cơ sở, nền tảng cho quá trình phát triển, sáng tạo của người học về sau. Trước đây, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn nhưng nhiều học sinh, sinh viên ở ta rất có ý thức cần cù, tự học, sáng tạo nên đã có nhiều thành quả, đóng góp cho nền khoa học, tri thức... của nước nhà.

Những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế gia đình, xã hội đã khá lên, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giáo dục và đào tạo, phương pháp dạy học của đội ngũ giảng viên, giáo viên từ bậc phổ thông đến đại học có chuyển biến, thế mà ý thức, hoạt động tự học của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên lại giảm sút nghiêm trọng, thậm chí bị tê liệt hoàn toàn, rất đáng lo ngại.

Điều kiện vật chất tốt, vì sao có học sinh-sinh viên tê liệt tự học? - Hình 1

Lối dạy học áp đặt, học quá tải kéo dài cũng là lý do khiến học sinh, sinh viên uể oải, mất dần khả năng tự học. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Em Trần Quốc Trung, học sinh lớp 9 của một trường THCS ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cho biết: "Em chán học từ năm lớp 7, nhưng bị cha mẹ ép buộc quá nên mới ráng theo học đến lớp 9 này. Ngày thường, em ít học bài vở, đến lúc kiểm tra, thi cử thì học sơ sơ gì đó. Đề nào, câu nào học không trúng hay không hiểu thì xem, chép bài của bạn. Gặp thầy cô, giám thị coi kiểm tra, thi nghiêm khắc, chặt chẽ thì bỏ giấy trắng".

Cô giáo Nguyễn Thị Lê Minh, giáo viên THPT Quảng Bình (Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình tâm sự: "Chúng tôi thấy buồn và lo về hiện tượng học sinh phổ thông ham chơi, lười học, chỉ đợi đến thi cử, kiểm tra mới học ngày càng gia tăng. Là giáo viên, tôi cũng dùng nhiều biện pháp, nhắc nhở, động viên có, "dọa" cho điểm thấp, buộc thi lại... nhưng xem ra các em ít có chuyển biến".

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, khoa Ngữ Văn, Trường đại học Quy Nhơn ( Bình Định) nhận xét: "Nhiều sinh viên bây giờ rất biếng học, chỉ mải chơi, thời gian ở nhà, kí túc xá cứ chúi đầu vào game, mạng xã hội...Lên lớp thụ động, không chuẩn bị bài vở, tài liệu gì cả, giảng viên chúng tôi nêu câu hỏi, nêu vấn đề, hiếm có sinh viên nào giơ tay, chỉ định cụ thể thì chẳng trả lời được. Thư viện, các phòng đọc sách luôn vắng hoe. May đâu, đến lúc thi hết học trình, học phần, mới lao đầu học mấy bữa, chỉ mong đủ điểm qua kỳ thi, chứ ít có ý chí học để tăng khả năng hiểu biết sâu rộng phục vụ cho công việc sau này. Thậm chí, nhiều sinh viên đến thi cũng chẳng thèm học gì, toàn nghĩ đến chuyện tiêu cực, lo lót "chạy" điểm thầy cô".

Dẫu được rất nhiều fan là sinh viên Việt Nam dành tình cảm mến mộ, chàng ca sĩ điển trai người Mỹ Kyo York ( từng đi giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam) vẫn thẳng thắn bộc bạch những suy nghĩ và góp ý chân thành của mình về một hiện tượng trong một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay, đó là, lười biếng, thụ động, lúng túng và thiếu đam mê, sáng tạo, có những ước mơ viễn vông, phi thực tế. Ý kiến chia sẻ trên của chàng ca sĩ người Mỹ ấy khiến chúng ta suy nghĩ nhiều về ý thức, thái độ học tập tiêu cực của giới trẻ đất nước mình. Vậy đâu là căn nguyên chính của thực trạng đó?

Tại cả hai bên

Theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, là do nhiều học sinh, sinh viên chưa xác định được mục đích, ý nghĩa đúng đắn và ích lợi, giá trị to lớn của việc tự học, tự rèn luyện. Thế nên nhiều học sinh, sinh viên ít có tính tự giác nghiên cứu, đào sâu, củng cố kiến thức.

Một bộ phận sinh viên, học sinh lại mắc nặng "bệnh" học đối phó, học chơi, học kiểu "mì ăn liền", đến mùa thi mới học, chỉ nặng nghĩ tới chuyện điểm số, bằng cấp hơn là kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, công việc sau này.

Lối dạy học nặng về nhồi nhét kiến thức, áp đặt một chiều, đọc- chép, học tập quá tải...kéo dài, phổ biến ở bậc phổ thông, cũng là lý do khiến học sinh, sinh viên xơ cứng, uể oải, mất dần hoặc mất hẳn khả năng tự học.

Ngoài học chính khóa ở nhà trường, hầu hết các em học sinh phổ thông cả nước, tối ngày phải quay cuồng với cỗ máy dạy thêm, học thêm " siêu hạng" của ngành giáo dục, thầy cô giáo. Các em đâu còn thời gian để nghỉ ngơi, tự học? Nhiều văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của ngành đều bất lực trước " vấn nạn" nghiêm trọng này.

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều loại hình vui chơi, giải trí như phim ảnh, game online... thịnh hành đã cuốn hút và ngốn đi nhiều thời gian của giới trẻ. Đáng lẽ ra thời gian đó phải dành cho tự học, tự nghiên cứu, làm những việc có ích khác.

Mặt khác, cách đán.h giá, kiểm tra ở nhà trường THPT cũng như ĐH, CĐ lâu nay chậm cải, đổi mới. Một số nhà trường, thầy cô giáo có biểu hiện dễ dãi, sính thành tích nên thiếu nghiêm túc, chặt chẽ khiến học sinh, sinh viên chủ quan, ỷ lại, thiếu hẳn động lực tự học; thậm chí có dấu hiệu tiêu cực mua, bán điểm giữa thầy và trò, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học tạo nên sự không công bằng trong dạy và học, làm cho giá trị của học hành bị giảm sút.

Để chấn chỉnh bệnh lười học, không có ý thức, thói quen tự học ở bộ phận sinh viên, học sinh hiện nay cần có thời gian và sự nỗ lực, đồng bộ của cả ngành giáo dục, thầy cô giáo, gia đình. Trước mắt, nhà trường, thầy cô giáo phải nghiêm túc, chặt chẽ trong kiểm tra, thi cử, đán.h giá thì mới giảm được những biểu hiện sa sút của việc học hành, khơi dậy tinh thần tự học. Không dừng lại đó, ngành giáo dục cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại mình, từ khâu biên soạn chương, sách giáo khoa, giáo trình...theo hướng thực sự tinh gọn, phù hợp, giảm được sự quá tải cho người học.

Bản thân thầy cô cần không ngừng làm mới mình, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng gợi mở, kích thích tư duy, sáng tạo của học sinh, sinh viên.Theo nhiều đồng nghiệp,giảng viên không phải chỉ vào lớp làm duy nhất nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho sinh viên mà còn hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu, cung cấp đầy đủ tài liệu học tập: giáo trình, tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo, công bố đề cương chi tiết môn học để sinh viên biết rõ lịch trình học và phát huy có hiệu quả việc tư vấn, hỗ trợ trong học tập, nghiên cứu ở các trường CĐ,ĐH. Có tự học mới thực học. Tự học một mắt xích quan trọng bậc nhất làm nên thành công, hiệu quả của giáo dục, phải luôn được cổ súy, nhân rộng không ngừng.

Theo Giaoducvietnam.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
    05:36:13 05/10/2024
    Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
    07:07:34 05/10/2024
    Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
    08:03:04 05/10/2024
    Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
    05:15:28 05/10/2024
    Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
    05:31:32 05/10/2024
    Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
    07:09:54 05/10/2024
    Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
    05:27:37 05/10/2024
    "Hoàng tử nước mắt" Hoa ngữ đóng phim nào kết buồn phim đó: Siêu phẩm để đời khiến fan chỉ dám xem đúng một lần
    06:00:52 05/10/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Quang Lê ôm chặt, tựa đầu vào Bằng Kiều, muốn tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

    Sao việt

    08:48:13 05/10/2024
    Mới đây, trên kênh Youtube của danh hài Thúy Nga đã đăng tải một clip quay lại cảnh cô cùng ca sĩ Quang Lê tới dự tiệc tại nhà một người bạn ở Mỹ.

    Trở lại với thành viên mới, FIFTY FIFTY được khen ngợi hết lời

    Nhạc quốc tế

    08:45:25 05/10/2024
    Sau lùm xùm kiện tụng, FIFTY FIFTY đã chính thức trở lại đường đua âm nhạc với diện mạo mới, bao gồm thành viên cũ Keena và 4 thành viên mới.

    Lên đồ đầy trẻ trung và tràn đầy sức sống cho những cô nàng tri thức

    Thời trang

    08:38:12 05/10/2024
    Bằng cách kết hợp những món đồ thời trang một cách tinh tế, bạn sẽ không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn trông thật trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp trong mắt mọi người.

    Sắc thu Sapa dưới ống kính của nhiếp ảnh gia nước ngoài

    Du lịch

    08:32:31 05/10/2024
    Vào mùa thu, Sapa khoác lên mình những sắc màu rực rỡ, cảnh quan mê hồn, nơi này trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai tìm kiếm sự quyến rũ và thanh bình của thiên nhiên.

    Nana, Song Hye Kyo diện trang phục lệch vai trở lại đường đua thời trang

    Phong cách sao

    08:23:51 05/10/2024
    Nét chấm phá ở chi tiết cổ áo lệch hẳn sang một bên. Lợi thế ở khung xương quai xanh quyến rũ, người đẹp được cho là vô cùng tinh tế khi để hờ một bên vai nhẹ nhàng.

    Đi giữa trời rực rỡ - Tập 48: Chải thất tình nhìn Pu lên xế xịn

    Phim việt

    08:13:10 05/10/2024
    Nhìn một và duy nhất trong lòng mình lên xe của công tử nhà giàu, một anh chàng shipper như Chải không khỏi tủi thân, đau tận trong tim.

    5 loại mặt nạ chống lão hóa tốt nhất cho da

    Làm đẹp

    08:10:54 05/10/2024
    Việc sử dụng các thành phần tự nhiên tạo mặt nạ chống lão hóa giúp phục hồi sự tươi trẻ cho làn da.

    Chàng trai nhét nhẫn kim cương vào kem để tạo bất ngờ cho bạn gái nhưng kết quả lại khiến chính anh hốt hoảng

    Netizen

    07:48:22 05/10/2024
    Mới đây, một chàng trai đã chia sẻ clip tạo bất ngờ cho bạn gái bằng cách đặt một chiếc nhẫn vào que kem ốc quế rồi đưa cho cô ăn.

    Những loại thực phẩm giàu kẽm giúp tóc mọc nhanh

    Sức khỏe

    07:36:21 05/10/2024
    Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm hỗ trợ chức năng nang tóc. Kẽm trong hạt bí ngô cũng giúp cân bằng hormone, có thể làm giảm tình trạng rụng tóc do mất cân bằng hormone.

    Cặp sao trẻ bất ngờ l.y hô.n khi con trai chưa tròn 1 tuổ.i

    Sao âu mỹ

    07:06:21 05/10/2024
    Mới đây, rapper DDG thông báo anh và nàng tiên cá Halle Bailey đã chia tay. Thông tin này khiến khán giả vô cùng bất ngờ vì con trai Halo của cặp đôi chưa tròn 1 tuổ.i.

    Loại rau là kho chứa kháng sinh tự nhiên đem xào với nấm được món thơm ngon, tươi giòn, bổ dưỡng

    Ẩm thực

    06:32:49 05/10/2024
    Ngồng tỏi là phần thân của cây tỏi, nó có chứa kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh cúm và cải thiện khả năng miễn dịch, lại rất giàu vitamin... tốt cho cơ thể.