Toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Giá khí đốt tăng vọt. Giá than cũng tăng mạnh. Giá dầu dự báo có thể phá ngưỡng 100 USD/thùng. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang ngày một tệ hơn nhưng không dễ giải quyết.

Khủng hoảng khắp nơi

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - Hình 1
Tháp làm mát tại một nhà máy điện chạy than ở Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP

Theo kênh CNN, Trung Quốc đã bắt đầu cắt điện luân phiên. Tại Ấn Độ, các nhà máy sản xuất điện đang vất vả tìm kiếm nguồn than.

Tại châu Âu, khí đốt thiên nhiên đang được giao dịch ở mức 230 USD/thùng, tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 và tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các tổ chức ủng hộ người tiêu dùng châu Âu đang kêu gọi cấm cắt nguồn năng lượng nếu khách hàng chưa thể ngay lập tức trả nợ hóa đơn.

Tại Đông Á, giá khí đốt thiên nhiên cũng tăng 85% kể từ đầu tháng 9, chạm mức 204 USD/thùng. Giá này vẫn thấp hơn nhiều ở Mỹ – quốc gia xuất khẩu ròng khí đốt thiên nhiên, nhưng vẫn tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm. Giá khí đốt thiên nhiên ở Mỹ đã tăng 47% từ đầu tháng 8.

Trong khi đó, giá dầu ở Mỹ tuần này cũng đạt mức cao nhất trong 7 năm. Ngân hàng Bank of America gần đây dự báo rằng mùa đông lạnh giá có thể đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Giá dầu chưa bao giờ ở mức cao này từ năm 2014.

Các nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng Société Générale nhận định: “ Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu hiện nay là hiện tượng đặc biệt. Trước đó, chưa bao giờ giá năng lượng lại tăng cao và nhanh như thế”.

Video đang HOT

Ông Nikos Tsafos, chuyên gia địa chính trị và năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Mỹ), nhận định nguyên nhân tăng giá năng lượng phần nhiều là so nỗi sợ về mùa đông sắp tới và tâm lý lo lắng đã khiến thị trường không tuân theo nguyên tắc cơ bản của cung và cầu.

Hoạt động tăng cường mua khí đốt ồ ạt cũng đang đẩy giá than và dầu lên cao. Ấn Độ, quốc gia rất phụ thuộc vào than, cho biết có tới 63 trong tổng số 135 nhà máy điện chạy bằng than chỉ còn nguồn cung than trong hai ngày hoặc ít hơn.

Tình hình này đang khiến các ngân hàng trung ương và nhà đầu tư lo lắng. Giá năng lượng tăng đang gây ra lạm phát – vốn đã ở mức gây quan ngại lớn khi nền kinh tế toàn cầu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch COVID-19. Nhu cầu năng lượng cao vào mùa đông có thể làm cho tình hình thêm tệ hơn.

Không có giải pháp đơn giản

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - Hình 2
Thiết bị dự trữ khí thiên nhiên hóa lỏng ở miền đông nam nước Anh. Ảnh: Getty Images

Cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ nhu cầu tăng vọt khi nền kinh tế phục hồi từ đại dịch COVID-19 và do hệ thống dễ bị gián đoạn bởi vấn đề kỹ thuật và thời tiết.

Đầu năm nay, mùa đông dài và lạnh bất thường đã khiến châu Âu dùng hết sạch kho khí đốt thiên nhiên. Quá trình bổ sung khí đốt trong giai đoạn mùa hè và xuân bị cản trở khi nhu cầu năng lượng tăng vọt.

Nhu cầu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng ngày càng tăng ở Trung Quốc khiến thị trường này không thể lấp đầy khoảng trống. Nga giảm xuất khẩu khí đốt cũng khiến tình hình tệ hơn.

Ông Jim Burkhard, trưởng nhóm nghiên cứu tại HIS Markit cho rằng tình hình này không thể giảm bớt trong tương lai gần và sẽ kéo dài trong mùa đông này ở Bắc Bán cầu.

Về mặt lý thuyết, Nga có thể can thiệp. Société Générale cho rằng căng thẳng năng lượng sẽ giảm bớt nếu giới chức Đức khẩn trương cấp phép cho đường ống Nord Stream 2. Ngày 6/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nước này có thể tăng sản lượng và tập đoàn Gazprom của Nga chưa bao giờ từ chối tăng nguồn cung cho các khách hàng nếu họ dự thầu phù hợp.

Theo ông Burkhard, kịch bản tốt nhất là mùa đông này sẽ có nhiệt độ trung bình, giúp đẩy bớt áp lực sang quý II/2022.

Tuy vậy, nếu thời tiết khắc nghiệt trong những tháng tới, nguồn cung năng lượng sẽ cực kỳ căng thẳng, đặc biệt là ở những nước phụ thuộc nhiều vào khí đốt thiên nhiên để sản xuất năng lượng như Italy và Anh. Anh đang gặp khó khăn lớn vì thiếu năng lực dự trữ và đang xử lý hậu quả khi đường cáp điện nối với Pháp bị hỏng. Nếu thiếu nguồn cung năng lượng trong mùa đông, Anh có thể sẽ phải yêu cầu các nhà máy giảm sản lượng và giảm tiêu thụ khí đốt để đảm bảo nguồn cung cho hộ gia đình.

Ngày 8/10, quan chức phụ trách năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), Kadri Simson xác nhận EU sẽ vạch chính sách dài hạn hơn vào tuần tới. Ông nói: “Cơn sốc giá cả này là cuộc khủng hoảng không ngờ tại thời điểm quan trọng. Ưu tiên tức thì cần là giảm nhẹ ảnh hưởng xã hội và bảo vệ các hộ gia đình dễ bị tổn thương”.

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - Hình 3
Các bể chứa khí tự nhiên hoá lỏng tại cảng nhập khẩu LNG ở Grain, Đông Nam nước Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, giá năng lượng tăng vọt đang thổi bùng nỗ lo lạm phát, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các động thái tiếp theo cẩn trọng.

Giá năng lượng ở các nước phát triển đã tăng 18% trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất từ năm 2008. Trong những tuần gần đây, tình hình xấu đi nhanh chóng. Chi phí năng lượng cao hơn có thể khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu với các hoạt động như ăn nhà hàng, mua sắm quần áo, làm ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu các doanh nghiệp buộc phải giảm hoạt động để tiết kiệm điện thì nền kinh tế có thể sẽ bị tổn thương.

Các chuyên gia lo ngại rằng giá khí đốt tăng cao sẽ khiến quá trình phục hồi kinh tế ở châu Âu gặp rủi ro. Ngoài ra, cũng có lo ngại người tiêu dùng sẽ yêu cầu đầu tư hơn vào ngành dầu mỏ và khí đốt để hạn chế biến động giá cả trong tương lai. Yêu cầu này đi ngược với cam kết giảm khí thải của các chính phủ.

Trung Quốc cho phép khu tự trị Nội Mông tăng sản lượng than gần 100 triệu tấn

Ngày 8/10, các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu hơn 70 mỏ khai thác ở khu tự trị Nội Mông của nước này tăng sản lượng than thêm gần 100 triệu tấn, giữa bối cảnh nước này đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng điện và tình trạng thiếu than tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.

Trung Quốc cho phép khu tự trị Nội Mông tăng sản lượng than gần 100 triệu tấn - Hình 1
Các phương tiện làm việc tại một mỏ than lộ thiên gần Ordos ở khu tự trị Nội Mông. Ảnh: AP

Động thái này là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nguồn cung than, giữa lúc giá than thế giới tăng cao kỷ lục và tình trạng thiếu điện đã dẫn đến việc phải phân bổ nguồn điện trên toàn quốc, qua đó làm suy giảm sản lượng công nghiệp. Mức tăng sản lượng than được đề xuất sẽ chiếm gần 3% tổng lượng tiêu thụ than của Trung Quốc.

Trong một thông báo khẩn cấp ngày 7/10 vừa qua, Cục Quản lý năng lượng khu tự trị Nội Mông đã yêu cầu các thành phố Ô Hải, Ngạc Nhĩ Đa Tư và Hô Luân Bối Nhĩ, cũng như thị trấn Minh Tích Lâm Quách Lặc, thông báo cho 72 mỏ than rằng họ có thể hoạt động với công suất cao hơn quy định ngay lập tức, miễn là đảm bảo sản xuất an toàn.

72 mỏ than này hầu hết là các mỏ lộ thiên, trước đây có công suất khai thác là 178,45 triệu tấn/năm.

Theo tính toán của Reuters, với đề xuất tăng công suất thêm 98,35 triệu tấn, tổng công suất hàng năm của các mỏ than này sẽ được phép đạt tới 276,8 triệu tấn/năm.

Một quan chức của Cục Quản lý năng lượng Nội Mông đã xác nhận thông tin trên, song từ chối cho biết việc tăng sản lượng sẽ được phép kéo dài bao lâu.

Một thương nhân ở Bắc Kinh cho biết, động thái trên chứng tỏ Chính phủ Trung Quốc đang nghiêm túc trong việc tăng sản lượng than để giảm bớt tình trạng thiếu hụt điện năng, đồng thời ước tính việc tăng sản lượng có thể mất tới 2 - 3 tháng để triển khai.

Nội Mông là khu vực sản xuất than lớn thứ hai của Trung Quốc, song sản lượng than của khu vực này trong năm 2020 chỉ đạt hơn 1 tỷ tấn, chiếm hơn 1/4 tổng sản lượng than cả nước. Sản lượng than của Nội Mông liên tục sụt giảm hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay, một phần do cuộc điều tra chống tham nhũng đối với lĩnh vực than.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine
18:12:22 29/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024

Tin đang nóng

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt
12:30:55 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Dân tình đòi mỹ nhân này giải nghệ ngay lập tức: 2 năm đóng 10 phim rác, diễn dở chỉ giỏi k.hoe t.hân
13:20:04 01/07/2024
Vân Trang: Không có cô gái nào chịu nổi tính cách của ông xã ngoài tôi
14:26:28 01/07/2024
Nữ Việt kiều vận chuyển trái phép hàng tỷ đồng về Việt Nam
12:23:17 01/07/2024

Tin mới nhất

Palestine phản đối bàn giao Gaza cho các lực lượng nước ngoài

17:21:45 01/07/2024
Cùng ngày, theo kênh truyền hình Al-Qahera News TV, Ai Cập vừa bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã chấp thuận di dời cửa khẩu Rafah giáp với Dải Gaza hoặc xây dựng một lối đi mới gần cửa khẩu Kerem Shalom của Israel.

Nhóm ngư dân Sri Lanka t.ử v.ong sau khi thử chất lỏng trong chai trôi nổi trên biển

17:11:31 01/07/2024
Truyền thông Sri Lanka dẫn lời quan chức địa phương cho biết tàu cá mang tên Devon 5 với 6 thủy thủ rời cảng vào ngày 4/6. Hai ngư dân trong tình trạng nguy kịch đã được đưa lên một tàu thương mại Singapore và được cấp cứu.

Belarus cáo buộc NATO triển khai hàng nghìn quân ở biên giới

16:55:56 01/07/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus.

Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine

16:50:55 01/07/2024
Lực lượng Liên bang Nga đã tấn công hai thành phố lớn nhất của Ukraine. Các mảnh tên lửa rơi xuống một tòa nhà ở ngoại ô thủ đô Kiev và một quả bom dẫn đường g.iết c.hết một người ở Kharkov.

Ấn Độ ưu tiên cao cho chủ đề tăng cường kết nối của ASEAN

16:48:22 01/07/2024
Theo Đại sứ Agarwal, trong khuôn khổ song phương cũng như trong ASEAN, Lào coi Ấn Độ là nước góp phần vào sự ổn định và an ninh khu vực. Về vấn đề này, sự tương tác của Ấn Độ được các quốc gia ASEAN, trong đó có Lào, hoan nghênh rộng rã...

Quân đội Nga tiết lộ cách giành quyền kiểm soát thành trì của Ukraine ở Donbass

16:38:49 01/07/2024
Bộ nhấn mạnh yếu tố bất ngờ đã góp phần mang lại lợi thế cho quân đội Nga. Một số binh sĩ Ukraine đầu hàng, trong khi những người khác bỏ đồn và rút lui.

Lý do căn cứ Mỹ ở châu Âu nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất trong hơn thập kỷ

16:29:21 01/07/2024
Dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, đài Sputnik ngày 30/6 đưa tin các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng cường nỗ lực an ninh để bảo vệ nhân viên do một số yếu tố có thể đe dọa đến sự an toàn của họ.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1

15:04:17 01/07/2024
Cũng theo thống kê sơ bộ, đã có 67,5% cử tri đăng ký đã bỏ phiếu để bầu cho các ứng cử viên tại vòng 1, nhiều hơn 20 điểm phần trăm so với năm 2022 và là con số kỷ lục tại các cuộc bầu cử lập pháp ở Pháp trong ít nhất 20 năm qua.

Tổng thống Nam Phi công bố chính phủ mới

14:35:25 01/07/2024
Phát biểu trước toàn dân, Tổng thống Ramaphosa cho biết phải mất một thời gian để đảm bảo sự ổn định của Nội các và các cuộc đàm phán cần có thời gian để đảm bảo rằng Nội các phục vụ đất nước một cách hiệu quả nhất.

Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo

14:27:51 01/07/2024
quân đội nước này thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên vào sáng 1/7, đ.ánh dấu vụ phóng thứ 2 chỉ trong một tuần.

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu về ra mắt lại 'đụng mặt' người yêu cũ của bồ, tôi chỉ nói một câu nhưng khiến cô nàng ánh mắt hiện đầy 't.ia m.áu'

Góc tâm tình

17:42:33 01/07/2024
Cũng vì cô ta cố tình kiếm chuyện trước nên tôi mới nói như thế để cô ấy biết khó mà lui. Tôi và Đăng yêu nhau đã 1 năm.

Lật tẩy chiêu trò 'đổi trắng thay xanh' biển số xe qua trạm thu phí

Pháp luật

17:41:56 01/07/2024
Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông (Đội 2) vừa lật tẩy chiêu trò của chủ xe biển tư nhân hóa trang đội lốt xe của cơ quan Trung ương.

Phim siêu anh hùng nhận điểm tuyệt đối từ giới phê bình, kịch bản hack não cực độ khiến người xem không kịp trở tay

Phim âu mỹ

17:41:43 01/07/2024
Mới đây, Supacell - một series truyền hình siêu anh hùng của Netflix - lên sóng từ ngày 27/6 đã bất ngờ gây sốt, nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình quốc tế.

Midu có 1 hành động khiến mẹ Minh Đạt hài lòng và loạt chi tiết phơi bày quan hệ con dâu - nhà chồng tại lễ cưới hào môn

Sao việt

17:39:51 01/07/2024
Trong hôn lễ đậm chất giới nhà giàu của Midu và Minh Đạt, ngoài những chi tiết xa hoa hay phần xuất hiện của cô dâu và chú rể thì nhiều người cũng soi thái độ mẹ chồng - nàng dâu mới.

Mùa Hè Đẹp Nhất: Thanh xuân đủ đẹp nhưng lưng chừng cảm xúc

Phim việt

17:32:56 01/07/2024
Mùa Hè Đẹp Nhất còn khá nhiều điểm đáng tiếc nhưng vẫn đáng được khen ngợi vì nỗ lực mang đến một tác phẩm chỉn chu.

Theo Won Young (IVE) "F5" tủ đồ hè xinh tươi như Pinterest, cân mọi style từ năng động đến "bánh bèo"

Phong cách sao

16:49:11 01/07/2024
Từ cool ngầu đến tiểu thư, style nào Won Young cũng có thể cân trọn mà không cần mix match cầu kỳ. Nàng có thể tham khảo để làm mới thêm tủ đồ ngày hè của mình.

Camera bắt trọn khoảnh khắc tình tứ của Đỗ Mỹ Linh và chồng chủ tịch, vóc dáng nàng hậu gây chú ý khi diện áo đá bóng

Sao thể thao

16:46:16 01/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng chồng chủ tịch CLB Hà Nội - Đỗ Vinh Quang mặc áo tím truyền thi đấu của đội bóng thủ đô xuất hiện trên khán đài sân Hàng Đẫy tối ngày 30/6

Ca sĩ tự nhận có cá tính hơi lập dị hạnh phúc vì chồng là nhạc sĩ ủng hộ trở lại nghệ thuật

Nhạc việt

16:18:52 01/07/2024
Sau 7 năm sống và làm việc tại Hoa Kỳ dù ít hoạt động âm nhạc nhưng với đam mê mãnh liệt Ngọc Ánh Kim đã quay trở lại khi có cơ hội.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng cực ngon

Ẩm thực

16:10:14 01/07/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng cực ngon. Đều là những món ăn dễ nấu nhưng vô cùng ngon miệng, dễ thưởng thức trong bữa cơm ngày hè.

Selena Gomez lần đầu nói về nghi vấn giả vai nạn nhân trong chuỗi drama với Justin Bieber và Hailey

Sao âu mỹ

16:07:42 01/07/2024
Những năm qua, Selena Gomez bị mỉa mai xây dựng sự nghiệp nghệ thuật trên lòng cảm thông của công chúng, biến bản thân thành nạn nhân trong mọi chuyện.

Thiên Đàng - Khe Hai: Điểm du lịch khá hấp dẫn

Du lịch

15:46:10 01/07/2024
Từ huyện Bình Sơn đi ngược về hướng Bắc theo Quốc lộ I đến Dốc Sỏi, nơi tiếp giáp với huyện Núi Thành (Quảng Nam), sẽ bắt gặp ngã ba Dung Quất.