Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga vào ngày 7/5

Theo dõi VGT trên

Ngày 7/5 tới, Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/ dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga vào ngày 7/5 - Hình 1

Quang cảnh buổi họp báo về phiên tòa phúc thẩm của bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, kiện các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trong cuộc họp báo được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, ngày 25/4, tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở thủ đô Paris, bà Trần Tố Nga cùng các luật sư và các hội đoàn ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà đã thông báo sự kiện này trước đông đảo đại diện báo chí quốc tế, trong đó có Pháp và Việt Nam.

Chia sẻ với báo giới, bà Trần Tố Nga cho biết quyết tâm theo đuổi vụ kiện vì thấy có quá nhiều nạn nhân chiến tranh. “Khi bắt đầu khởi kiện, ở Việt Nam đã có hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam. Chính con số này khiến trái tim tôi đau đớn và thúc đẩy tôi dấn thân vào vụ kiện này. Sau 12 năm theo đuổi hành trình công lý, tôi nhận thấy con số này đã không dừng ở đó, mà lên đến hơn 4 triệu nạn nhân và di truyền đến thế hệ thứ 4″, bà tâm sự và nhấn mạnh cuộc chiến của bà không chỉ nhằm chống lại việc sử dụng chất độc da cam, mà còn là cơ sở cho các cuộc đấu tranh khác vì môi trường.

“Tôi luôn có nghị lực để theo đuổi vụ kiện vì đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa và cao quý. Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và cả ở nước khác. Khi bạn đấu tranh cho chính nghĩa, thì bạn sẽ có nghị lực để theo đuổi cuộc chiến đấu. Chính điều này đã mang lại sức mạnh cho tôi và cũng không cho phép tôi buông bỏ giữa chừng. Vì thế mà tôi sẽ đi đến cùng”, bà khẳng định.

Bà Trần Tố Nga cũng cho biết tình cờ phiên tòa được mở đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và bà hy vọng sẽ trở thành “Chiến sĩ Điện Biên 2024″ trong phiên tòa lịch sử của cuộc đời mình.

Sát cánh với bà Trần Tố Nga từ những ngày đầu của vụ kiện, hai luật sư William Bourdon và Bertrand Repolt luôn tình nguyện hỗ trợ cho bà Tố Nga và hàng triệu nạn nhân da cam Việt Nam chống lại các công ty hóa chất Mỹ.

Đề cập đến những khó khăn trong quá trình theo đuổi vụ kiện, luật sư William Bourdon cho biết, thách thức lớn nhất trong phiên tòa sắp tới, đó là bác bỏ quyền “miễn trừ” mà các doanh nghiệp Mỹ dựa vào và được Tòa án Évry chấp nhận. Theo ông đó là một sự biện bạch hoàn toàn không có cơ sở: “Chúng tôi cần phải đưa ra những luận cứ mạnh mẽ và thuyết phục để Tòa phúc thẩm Paris bác bỏ phán quyết vô lý của Tòa án Evry, ủng hộ các công ty Mỹ đã sản xuất ra những hóa chất độc hại gây ra một thảm họa nhân đạo, y tế và môi trường chưa từng có trong lịch sử nhân loại”.

Ông chỉ trích và nhấn mạnh: “Có rất nhiều những luận cứ pháp lý để chỉ ra rằng các công ty Mỹ không hề bị chính phủ Mỹ ép buộc mà họ tự nguyện đáp lại lời kêu gọi đấu thầu và chính họ đã chủ động sản xuất ra loại chất độc g.iết n.gười màu da cam có chứa hàm lượng lớn dioxine, cũng là trọng tâm của vụ kiện này. Chúng tôi có đủ tài liệu để củng cố lý lẽ của chúng tôi và chúng tôi tin tưởng vào kết quả phiên tòa này. Đó sẽ là một phiên tòa lịch sử, mở ra hướng thay đổi phán quyết của Tòa Évry”.

Về phía mình, luật sư Bertrand Repolt cho rằng thách thức lớn nhất đó là sự việc đã diễn ra quá lâu, nhưng đến bây giờ mới có thể xét xử trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ về những hành động mà họ đã thực hiện từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc tập hợp và đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng ở thời điểm đó các công ty này đều ý thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng các hóa chất độc hại này.

Để vượt qua thách thức này, các luật sư của bà Trần Tố Nga đã phải cộng tác với các đồng nghiệp Mỹ, những người có khả năng tiếp cận quá trình trao đổi thư từ nội bộ của các công ty này từ những năm 50, 60, 70 để có thông tin chứng tỏ rằng họ đã sớm nhận thức được sự nguy hiểm của sản phẩm từ quy trình đến phương thức sản xuất chất độc da cam.

Video đang HOT

Về thuận lợi, luật sư Bertrand Repolt cho rằng bà Trần Tố Nga là một người phụ nữ có nghị lực phi thường và bên cạnh đó còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nạn nhân da cam cũng như là các hội đoàn ủng hộ họ.”Chính điều này đã tạo nên sức mạnh thúc đẩy chúng tôi đi đến cùng trong cuộc chiến pháp lý này”, ông khẳng định.

Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga vào ngày 7/5 - Hình 2
Bà Trần Tố Nga tại buổi họp báo.

Quả thực , bà Trần Tố Nga không hề đơn độc trong cuộc đấu tranh này. Rất nhiều các cuộc biểu tình, hội họp, đã được tổ chức để bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Lá thư kêu gọi ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà Trần Tố Nga nhận được hàng ngàn chữ ký ủng hộ trong đó nhiều nhân vật quan trọng, các chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, học giả, bác sĩ, văn nghệ sĩ…

Ngay trong khuôn khổ cuộc họp báo, nhiều hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam đã bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga. Collectif Vietnam Dioxine thông báo sẽ tổ chức cuộc mít tinh ủng hộ Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam vào ngày 4/5, tại Quảng trường Cộng hòa (Place de la République) ở Paris. Một bữa cơm từ thiện cũng sẽ được tổ chức vào tối 26/4 để gây quỹ ủng hộ vụ kiện. Các hoạt động ủng hộ nạn nhân da cam cũng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ sự kiện Tuần hành chống hóa chất nông nghiệp vào ngày 25/5 tại Paris.

Hành trình đòi công lý

Sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, bà Trần Tố Nga từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và bị nhiễm chất độc dioxin trong thời kỳ chiến tranh. Theo kết quả giám định y tế, nồng độ dioxin trong m.áu của bà cao hơn tiêu chuẩn quy định dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Bà mắc 5 trong số 17 bệnh lý đã được Mỹ công nhận và liệt kê trong danh sách các bệnh do chất độc da cam gây ra. Không chỉ bản thân bà mà các con của bà đều bị dị tật tim và xương. Người con đầu đã qua đời khi mới 17 tháng t.uổi do dị tật tim bẩm sinh.

Vào tháng 5/2009, bà Trần Tố Nga đứng ra làm chứng tại Tòa án lương tâm quốc tế vì nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ở Paris. Sau đó, với sự ủng hộ và đồng hành của một số luật sư và nhà hoạt động xã hội Pháp ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, bà quyết định đứng ra kiện các công ty hóa chất Mỹ. Bà Tố Nga là một trong những trường hợp hiếm hoi có thể theo đuổi các vụ kiện liên quan đến chất độc da cam vì hội tụ đủ 3 điều kiện : Là công dân Pháp gốc Việt ; đang sinh sống tại Pháp, nơi cho phép luật sư mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình; và là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Tháng 5/2013, Tòa đại hình Évry, thành phố nơi bà Trần Tố Nga đang sinh sống, đã chấp thuận đơn của bà khởi kiện các công ty hóa chất cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên sau 19 phiên thủ tục, trong phán quyết ngày 10/5/2021, Tòa án Evry đã chấp thuận bào chữa của các công ty bị kiện cho rằng họ “hành động theo theo lệnh và vì Nhà nước Hoa Kỳ” và như vậy được hưởng quyền “miễn trừ” vì không một Nhà nước có chủ quyền nào bắt một Nhà nước có chủ quyền khác dưới quyền tài phán của mình.

Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga vào ngày 7/5 - Hình 3
Hai luật sư William Bourdon (bên phải) và Bertrand Repolt (bên trái) trả lời báo giới.

Phía luật sư của bà Trần Tố Nga đã phản đối phán quyết này và cho rằng những công ty này “đã dự thầu”, có nghĩa là không hành động do bị ép buộc. Theo họ, Tòa án Evry đã áp dụng một nguyên tắc lỗi thời “đi ngược lại với những nguyên tắc hiện đại của luật pháp quốc tế” và quốc gia Pháp.

Không chùn bước trước thất bại này, sau khi Tòa đại hình thành phố Evry phán quyết rằng họ không đủ thẩm quyền để xử vụ án liên quan đến các hành động trong thời chiến của Chính phủ Mỹ, bà Trần Tố Nga, với sự ủng hộ của các luật sư và các hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Paris. Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào thứ Ba ngày 7/5 tại Tòa phúc thẩm Paris.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (chất độc nhất mà con người biết được từ trước đến nay) xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử này đã gây ra một thảm họa nhân đạo, sức khỏe và môi trường với những hệ quả vô cùng nặng nề và lâu dài: hơn 3 triệu người Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả vì ung thư và các bệnh do chất độc dioxine gây ra; khoảng 150.000 t.rẻ e.m, qua bốn thế hệ kể từ năm 1975 đến nay đã sinh ra với dị tật hoặc khuyết tật nghiêm trọng (không có chân tay, mù, điếc, khối u bên ngoài,…); 1 triệu ha diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá cùng sự biến mất của nhiều loài động vật hoang dã, 400.000 ha đất nông nghiệp bị ô nhiễm; và cho đến nửa thế kỷ sau, di chứng của chất độc da cam vẫn còn tồn tại và gây nên những nỗi đau tang tóc.

Tranh cãi việc Pháp cấm n.ữ s.inh Hồi giáo mặc abaya

Chỉ sau một tháng nhậm chức, ngày 27/8/2023, ông Gabriel Attal, Bộ trưởng Giáo dục Pháp đã quyết định cấm tất cả các n.ữ s.inh Hồi giáo đang theo học tại những trường công lập Pháp mặc abaya.

Ngay lập tức, lệnh cấm này đã gây ra những phản ứng không chỉ ở Pháp mà còn ở những quốc gia có người Hồi giáo sinh sống...

1. Ngay hôm khai giảng năm học mới 2023, ông Gabriel Attal, Bộ trưởng Giáo dục Pháp trong bài phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia đã nói: "Tôi quyết định rằng tất cả những n.ữ s.inh Hồi giáo không được phép mặc abaya ở các trường công lập...". Nhưng ông Gabriel Attal cũng giải thích thêm: "Nữ sinh Hồi giáo vẫn sẽ được chào đón và sẽ có những cuộc trò chuyện với họ để giải thích ý nghĩa của quy tắc này".

Tranh cãi việc Pháp cấm n.ữ s.inh Hồi giáo mặc abaya - Hình 1
Ngày đầu tiên sau lệnh cấm, không còn thấy ai mặc abaya tại một trường trung học công lập ở Paris.

Abaya là trang phục truyền thống của đa số phụ nữ theo đạo Hồi trên thế giới. Nó là chiếc áo choàng rộng rãi, dài từ cổ đến chân, thường có màu trắng, đen, xám hoặc xanh lam, xanh xám..., ra đời từ hàng trăm năm nay. Hệ quả của tuyên bố này là bắt đầu từ 28/8, bất kỳ n.ữ s.inh nào đến trường với chiếc abaya sẽ phải đối mặt với lệnh cấm vào lớp, cũng như không thể hòa nhập với bạn bè và đó là chưa kể đến những tác động về phương diện tâm lý. Thế vẫn chưa hết, ông Olivier Véran, người phát ngôn của Chính phủ Pháp cho biết "abaya rõ ràng là trang phục tôn giáo và là một cuộc tấn công chính trị, một dấu hiệu chính trị. Việc mặc abaya là một hành động tuyển mộ hoặc cố gắng chuyển sang đạo Hồi trong lúc trường học là một không gian thế tục, nơi không một ai có thể xác định tôn giáo của người khác bằng cách chỉ nhìn vào sự ăn mặc của họ".

Lệnh cấm abaya bắt nguồn từ mối quan hệ thuộc địa giữa nhà nước Pháp và công dân Pháp nhập cư, tồn tại từ hàng chục năm nay.Lịch sử của nó được đ.ánh dấu bằng 3 sự kiện quan trọng: Năm 1989, hiệu trưởng một trường học đã đuổi 3 n.ữ s.inh vì đội khăn trùm đầu trong lớp. Năm 1994, một bản ghi nhớ của chính phủ đã tạo ra sự phân biệt giữa cái gọi là biểu tượng tôn giáo "kín đáo", được cho là có thể chấp nhận và các biểu tượng tôn giáo "phô trương", vốn không được chấp nhận trong trường học.Đến năm 2004, luật mới cấm đeo mạng che mặt hoặc bất kỳ biểu tượng tôn giáo "dễ nhận thấy" trong các trường công lập, bao gồm khăn trùm đầu của người Hồi giáo, mũ kippas của người Do Thái, khăn xếp của người Sikh và thánh giá của người Thiên Chúa giáo.

Cũng về mặt lịch sử, nguyên tắc của chủ nghĩa thế tục (laicité) ở Pháp là "bảo vệ quyền tự do lương tâm". Nó đòi hỏi nhà nước phải giữ thái độ trung lập tuyệt đối nhưng theo thời gian và ảnh hưởng của các đảng phái chính trị, chủ nghĩa thế tục đã được dùng để phục vụ cho một diễn ngôn nhằm "bảo vệ nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ". Nói cách khác, diễn ngôn coi Hồi giáo là tôn giáo gia trưởng và là mối đe dọa đối với nền dân chủ Pháp. Vì vậy nước Pháp tự cho mình có trách nhiệm giúp phụ nữ Hồi giáo thoát khỏi những giáo điều ràng buộc với đàn ông Hồi giáo và rộng hơn là thoát khỏi nền văn hóa Hồi giáo nên giờ đây, sau lệnh cấm của ông Attal, các n.ữ s.inh Hồi giáo sẽ bị từ chối quyền học tập, quyền tự do đi lại trong các cơ sở giáo dục hoặc giao tiếp với giáo viên, với bạn bè cùng lớp nếu họ mặc abaya.

Tranh cãi việc Pháp cấm n.ữ s.inh Hồi giáo mặc abaya - Hình 2
Với các n.ữ s.inh Hồi giáo, abaya có thể chỉ còn là dĩ vãng.

2. Về phía công chúng và các đảng phái ở Pháp cũng như nhiều nơi trên thế giới, lệnh cấm abaya đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ và những người phản đối. Với nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen, người đã ra tranh cử tổng thống Pháp hồi năm ngoái nhưng thất bại, đã đề xuất "cấm tất cả những chiếc khăn trùm đầu của người Hồi giáo ở những nơi công cộng". Ông Eric Ciotti, đứng đầu đảng bảo thủ Les Republicains nhanh chóng hoan nghênh động thái này, điều mà ông cho rằng "đã quá hạn" từ lâu. Ông Didier Georges, thư ký của Les Republicains nói với Hãng tin Reuters rằng Liên minh Hiệu trưởng các trường học (SNPDEN-UNSA) ủng hộ lệnh cấm và cần có sự rõ ràng từ chính phủ. Ông Georges nói: "Điều chúng tôi muốn từ các bộ trưởng là cấm hay không, và chúng tôi hài lòng vì đã có quyết định".

Ngược lại với những quan điểm trên, bà Clémentine Autain, nghị sĩ của đảng cánh tả La France Insoumise đã chỉ trích cái mà bà gọi là "cảnh sát mặc quần áo", và lệnh cấm là "đặc điểm của sự ám ảnh đối với người Hồi giáo". Ông Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo của La France Insoumise cho biết, việc các n.ữ s.inh Hồi giáo quay trở lại trường học vào tháng 9 đang bị "phân cực về mặt chính trị bởi một hình thức chiến tranh tôn giáo vô lý mới" trong lúc Abdallah Zekri, Phó chủ tịch Hội đồng đức tin Hồi giáo Pháp cho biết abaya "không phải là trang phục tôn giáo mà là một loại thời trang". Bà Sophie Venetitay, thành viên của Hiệp hội giáo viên Pháp nói: "Điều quan trọng là cần tập trung đối thoại với học sinh và gia đình họ để bảo đảm rằng lệnh cấm sẽ không khiến t.rẻ e.m rời khỏi các trường công lập để đến học tại các trường tôn giáo vì abaya không tạo ra ảnh hưởng đến mức phải biến nó thành luật!".

Với một số học giả, động thái cấm abaya có thể sẽ phản tác dụng vì nó liên quan đến "sở thích, thói quen, thời trang hoặc bản sắc dân tộc hơn là tôn giáo" bởi lẽ năm 2010, sau lệnh cấm phụ nữ Hồi giáo mang khăn chàng mạng che mặt tại những nơi công cộng được Chính phủ Pháp thông qua, cộng đồng Hồi giáo với hơn 5 triệu người ở Pháp tức giận, dẫn đến việc thúc đẩy thành lập các trường Hồi giáo tư nhân. Nhà xã hội học Agnes De Feo, người đã nghiên cứu về việc phụ nữ theo đạo Hồi ở Pháp mang niqab (khăn trùm mặt nhưng không che mắt) trong thập kỷ qua cho biết: "Nó sẽ làm tổn thương người Hồi giáo nói chung và học sinh nói riêng vì một lần nữa, họ lại cảm nhận được sự kỳ thị trong khi abaya là biểu hiện của t.uổi teen và không hề có hậu quả".

Chưa đầy một năm trước đó, người t.iền nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục Attal là ông Pap Ndiaye đã phản đối việc cấm abaya. Phát biểu trước Thượng nghị viện Pháp, ông Pap Ndiaye nói: "Abaya không dễ xác định về mặt pháp lý. Lệnh cấm sẽ đưa chúng ta đến tòa án hành chính và chúng ta sẽ thua". Ông Daoud Riffi, người giảng dạy các vấn đề về đạo Hồi tại Viện Nghiên cứu chính trị Lille đồng ý với lập luận này.Ông nói với Hãng tin Reuters: "Về bản chất, không có cái gọi là trang phục Hồi giáo. Chúng ta cần thay đổi quan niệm đó. Việc phân biệt giữa thời trang và tôn giáo có thể dẫn đến việc học sinh bị lập hồ sơ theo dõi dựa trên quần áo của họ".

Với cô n.ữ s.inh Djennat, cô không hiểu tại sao abaya lại bị cấm vì đó chỉ là một chiếc áo bình thường, không có ý nghĩa tôn giáo nào gắn liền với nó. Cô nói: "Một số vùng ở châu Phi, thổ dân cả nam lẫn nữ đều có thói quen cởi trần và tập quán này đã kéo dài hàng nghìn năm nay. Nhiều t.rẻ e.m khi đến lớp vẫn ở trần nhưng chính phủ của họ không cấm. Các giáo viên chỉ khuyến khích các em nên mặc áo cho phù hợp với cuộc sống văn minh thì tại sao nước Pháp lại cấm abaya? Nó là điều vô lý!".

Tranh cãi việc Pháp cấm n.ữ s.inh Hồi giáo mặc abaya - Hình 3
Sau lệnh cấm, một số n.ữ s.inh vẫn mặc abaya đến trường nhưng không vào lớp.

3. Lệnh cấm abaya được đưa ra vào thời điểm dư âm của sự hỗn loạn vẫn chưa kết thúc. Kể từ khi tái đắc cử vào tháng 4/2022, Tổng thống Emmanuel Macron đã phải đối mặt với những cuộc biểu tình trên toàn quốc về quyết định tăng t.uổi nghỉ hưu, ban hành hồi đầu năm nay cũng như các cuộc đảo chính quân sự vừa xảy ra tại các thuộc địa cũ của Pháp như Gabon và Niger, đe dọa cắt đứt việc tiếp cận nguồn dầu mỏ và các nguồn tài nguyên khác. Hiện tượng chống chính phủ càng thể hiện rõ sau vụ cảnh sát b.ắn c.hết một thanh niên Paris 17 t.uổi gốc Maroc hồi cuối tháng 7.Các cuộc biểu tình phản đối vụ g.iết n.gười đã dẫn đến thiệt hại 1 tỷ USD, hơn 2.000 vụ bắt giữ, chủ yếu ở các vùng tập trung tín đồ Hồi giáo.

Áp lực chính trị cũng có thể là một yếu tố quyết định thời điểm cấm các biểu tượng Hồi giáo trong trường công lập. Hồi cuối tháng 8, ông Macron đã gặp các nhà lãnh đạo của đảng Tập hợp quốc gia cánh hữu và Liên minh nhân dân xã hội, kinh tế mới, nhằm cố gắng phá vỡ những bế tắc trong Quốc hội, đang cản trở chương trình lập pháp của ông. Lệnh cấm abaya có thể là một nỗ lực của ông Macron nhằm báo hiệu khả năng thay đổi và nhượng bộ với phái chính trị cánh hữu.

Nhìn sang những quốc gia láng giềng, không giống như Pháp, nước Đức không tuân theo chủ nghĩa thế tục và trong hiến pháp cũng không có điều khoản nào nói đến việc này. Luật cơ bản quy định rằng nhà nước Đức phải trung lập và khoan dung đối với mọi thế giới quan cũng như tôn giáo nhưng trên thực tế, những cuộc tranh luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ đã nổ ra ở Đức về việc có nên cho phép giáo viên đội khăn trùm đầu hay không. Nó xuất hiện sau vụ kiện năm 1998 của giáo viên Fereshta Ludin, người Đức gốc Afghanistan, bị từ chối giảng dạy chỉ vì chiếc khăn trùm đầu của cô.

Và mặc dù vụ kiện của cô giáo Ludin không thành công nhưng nó đã làm thay đổi nước Đức. Tất cả các bang ở Đức đã cho phép nữ giáo viên Hồi giáo được đội khăn trùm đầu, trong đó Berlin là bang cuối cùng dỡ bỏ lệnh cấm hồi mùa hè năm nay. Ở Bắc Rhine-Westphalia, các lớp tôn giáo Hồi giáo được dạy ở trường và sinh viên có thể học thần học Hồi giáo ở bậc đại học, trong lúc Bộ Quốc phòng Đức vẫn đang chật vật với vấn đề giáo sĩ Hồi giáo trong quân đội.

Ở Bỉ, nơi có khoảng 5% dân số theo đạo Hồi thì những cuộc tranh luận về các biểu tượng tôn giáo đã diễn ra từ năm 2011, khi tấm choàng mạng che kín mặt, chỉ hở ra đôi mắt bị cấm ở nơi công cộng khiến Bỉ trở thành quốc gia châu Âu thứ hai sau Pháp áp đặt những hạn chế này. Những người không tuân thủ lệnh cấm có thể sẽ phải ngồi tù. Tuy nhiên, năm 2018, một nhóm phụ nữ Hồi giáo ở Bỉ đã tiến hành một vụ kiện, và đã thành công khiến chính phủ Bỉ phải bãi bỏ lệnh cấm sau phán quyết của tòa án. Một số quốc gia châu Âu khác như Hà Lan, Luxembourg, Na Uy, Áo và Đan Mạch cũng cấm mạng che mặt trong các cơ sở giáo dục.Vi phạm lệnh cấm có thể bị phạt t.iền nhưng trên thực tế, lệnh cấm chỉ mang tính biểu tượng bởi lẽ tỷ lệ phụ nữ mang choàng mạng rất nhỏ nên nó hầu như không được áp dụng.

Với những quốc gia mà người Hồi giáo chiếm đa số, hầu hết tín đồ đều phản ứng trước lệnh cấm abaya của Chính phủ Pháp. Thậm chí có nơi còn lên tiếng kêu gọi "nếu Pháp cấm abaya thì tại sao chúng ta lại không cấm phụ nữ Pháp đang sinh sống ở nước ta mặc váy ngắn, áo h.ở n.gực. 513 trường công lập ở Paris với hàng chục nghìn n.ữ s.inh Pháp theo đạo Hồi sẽ ra sao khi đã có 67 n.ữ s.inh bị đuổi về vì mặc abaya?".

Trong một diễn biến có liên quan, nhóm Nhân quyền Hồi giáo Pháp đã gửi đơn kháng cáo lệnh cấm abaya lên tòa án, dẫn đến cuộc tranh luận đầu tiên kéo dài suốt hai tiếng đồng hồ ngày 5/9 tại Conseil d'Etat, tòa án hành chính cao nhất của Pháp ở Paris. Đơn kháng cáo được đệ trình bởi luật sư William Bourdon và Vincent Brengarth, thay mặt cho tổ chức Quyền hành động của người Hồi giáo (ADM), yêu cầu đình chỉ lệnh cấm của Bộ Giáo dục.

Về phía Bộ Giáo dục, có 5 đại diện tham gia tố tụng nhưng chỉ mình ông Guillaume Odinet, giám đốc phụ trách pháp lý phát biểu: "Abaya khiến người mặc nó ngay lập tức được nhận ra là người theo đạo Hồi".

Kết thúc cuộc tranh luận kéo dài 2 ngày, hội đồng thẩm phán tuyên bố giữ nguyên lệnh cấm vì: "Quyết định này dựa trên luật pháp của nước Pháp, không cho phép bất kỳ ai mặc những trang phục có dấu hiệu rõ ràng về liên kết tôn giáo trong trường học...".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD
20:10:42 29/06/2024
Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa
15:00:29 29/06/2024
Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine
18:12:22 29/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024

Tin đang nóng

Phát sốt ảnh cận cảnh Daehan - Minguk - Manse lột xác cao 1m75 ở t.uổi 12, nhưng visual bố tài tử sau 10 năm mới là plot twist!
10:17:13 01/07/2024
Nguyên mẫu "Câu chuyện Hoa Hồng": Mỹ nhân khiến 2 đại gia phá sản
08:48:27 01/07/2024
Quỳnh Trần JP làm IVF kiếm thêm con ở Nhật, chi phí rẻ bèo tới mức khó tin
10:35:16 01/07/2024
Minh Hằng đáp trả khi bị nói là "con giáp thứ 13" và giật spotlight của Midu
11:29:05 01/07/2024
Hằng Du Mục thông báo về An Giang livestream, chồng có động thái mới nhưng phải xóa nhanh sau đó
10:35:27 01/07/2024
Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt
12:30:55 01/07/2024
Sau 1 đêm say sưa cùng sếp, còn được anh chuyển khoản 200 triệu, tôi ngỡ bắt được mồi ngon nhưng lại 'ngồi trên đống lửa' nghe anh thú nhận điều chấn động
09:21:57 01/07/2024
Trở về nhà sau chuyến công tác, đang hạnh phúc khi thấy phòng ngủ được tân trang, nào ngờ tiếng phụ nữ vọng vào khiến tôi ngã quỵ
09:29:39 01/07/2024

Tin mới nhất

Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp

14:38:18 01/07/2024
BFMTV cho biết thêm, giao thông gần hiện trường vụ tai nạn đã bị gián đoạn. Nhà chức trách đang tiến hành điều tra vụ việc.

Tổng thống Nam Phi công bố chính phủ mới

14:35:25 01/07/2024
Phát biểu trước toàn dân, Tổng thống Ramaphosa cho biết phải mất một thời gian để đảm bảo sự ổn định của Nội các và các cuộc đàm phán cần có thời gian để đảm bảo rằng Nội các phục vụ đất nước một cách hiệu quả nhất.

Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo

14:27:51 01/07/2024
quân đội nước này thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên vào sáng 1/7, đ.ánh dấu vụ phóng thứ 2 chỉ trong một tuần.

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'

05:35:39 01/07/2024
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.

Tổng thống Ai Cập nêu bật nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới

05:33:23 01/07/2024
Theo Tổng thống El-Sisi, kể từ năm 2013, đất nước Ai Cập đã ổn định trở lại sau một thời gian hỗn loạn. Ông nhấn mạnh rằng nhà nước đã loại bỏ chủ nghĩa k.hủng b.ố và xây dựng nền tảng cho sự phát triển trong những năm vừa qua.

Serbia bắt giữ 2 đối tượng sau vụ tấn công Đại sứ quán Israel tại Belgrade

05:30:57 01/07/2024
Theo Bộ trưởng Dacic, nhà chức trách Serbia đã tăng cường an ninh lên mức cao nhất trên cả nước và cảnh sát đang triển khai chiến dịch truy quét k.hủng b.ố, các phần tử cực đoan và những đối tượng có khả năng liên quan đến các nhóm khủng ...

Đ.ánh bom xe tại miền Nam Thái Lan

05:29:02 01/07/2024
Vụ nổ đã làm vỡ kính và hư hại trần nhà ở các căn hộ và ngôi nhà gần đó. Nhà chức trách đã phong tỏa hiện trường vụ nổ vì lo ngại có thể xảy ra thêm các vụ đ.ánh bom.

Lở đất làm 2 người t.hiệt m.ạng tại Thụy Sĩ - Hy Lạp khống chế cháy rừng trên đảo Serifos

05:18:59 01/07/2024
Các lực lượng khẩn cấp đang tìm cách sơ tán 300 người tham dự một giải bóng đá tại Peccia, trong khi gần 70 người khác đang được sơ tán khỏi một trại nghỉ dưỡng ở làng Mogno.

Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia đạt thỏa thuận giảm leo thang xung đột

05:16:37 01/07/2024
Trong khuôn khổ các biện pháp kinh tế nhằm giảm leo thang xung đột và hướng tới hòa bình, Chính phủ Colombia sẽ ưu tiên các chương trình cải cách nông nghiệp toàn diện và bồi thường đất đai.

11 người bị t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở New Delhi, Ấn Độ

05:07:05 01/07/2024
Ngoài ra, mưa lớn cũng làm ngập các đường hầm giao thông, dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số khu vực dân cư trong thành phố rơi vào tình cảnh mất điện và mất nước.

Có thể bạn quan tâm

Thêm một công thức mới làm món thịt ba chỉ ngon 'nhức nách', cơm ăn bao nhiêu cũng hết

Ẩm thực

14:49:32 01/07/2024
Thêm một món mới từ thịt ba chỉ của mẹ đảm muốn gửi tặng công thức đến chị em. Xem ngay kẻo lỡ món ngon đắt hàng của đại gia đình.

Vẻ đẹp hoang sơ biển Ninh Chữ, Ninh Thuận

Du lịch

14:42:47 01/07/2024
Nhiều người đi chơi nhiều bãi biển trong nước mỗi lần trở lại biển Ninh Chữ (trên địa bàn TP Phan Rang-Tháp Chàm và xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận)

Khán giả bình phim Việt: Nữ chính 'Trạm cứu hộ trái tim' có nên yêu người cũ?

Hậu trường phim

14:39:35 01/07/2024
Ở tập 48 phim Trạm cứu hộ trái tim , nữ chính đã chính thức yêu lại người yêu cũ nhưng nhiều người cho rằng tình yêu của họ giống tình đồng chí hơn vì thiếu cảm xúc, không giống những cặp đôi yêu nhau.

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 49: Vũ từ chối ra mắt gia đình Ngân Hà?

Phim việt

14:36:16 01/07/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ tuyên bố chủ quyền với Ngân Hà; Ngân Hà muốn Vũ về ăn cơm ra mắt bố mẹ mình; An Nhiên khóc khi Nghĩa tuyên bố cạch mặt .

FVPL Summer 2024: Nhấn chìm SOLO, XMen lần đầu tiên lên ngôi vô địch

Mọt game

14:34:24 01/07/2024
Trong trận chung kết tổng diễn ra tối 30/6, XMen với màn trình diễn xuất sắc của Quidii đã đ.ánh bại SOLO với tỷ số 3-1, qua đó đăng quang giải vô địch FC Online quốc gia Việt Nam - FVPL Summer 2024.

Idol thế hệ mới NewJeans Danielle bật mí cách sở hữu sắc vóc tựa như 'búp bê Barbie'

Làm đẹp

14:29:37 01/07/2024
Danielle, thành viên của nhóm nhạc thần tượng thế hệ mới NewJeans, sở hữu sắc vóc tựa búp bê Barbie khiến ai cũng phải say mê. Cô nàng còn được ví như Công chúa Disney ngoài đời thực.

Vân Trang: Không có cô gái nào chịu nổi tính cách của ông xã ngoài tôi

Tv show

14:26:28 01/07/2024
Vân Trang cho biết cô không bao giờ nghi ngờ chồng vì tin rằng không có cô gái nào chịu được tính cách khô khan của ông xã Hữu Quân.

Sao nam U60 sở hữu body với tỷ lệ mỡ cơ thể chỉ 3%, nghe thực đơn mỗi ngày ai cũng choáng

Sao châu á

14:22:52 01/07/2024
Mới đây, sao nam đình đám xứ Hàn Yoo Jun Sang gây sốt với màn k.hoe b.ody cực phẩm ở t.uổi 54. Không những nam tài tử xứ Hàn còn tiết lộ rằng, tỷ lệ mỡ cơ thể hiện giờ của anh chỉ có 3%.

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!

Sao việt

14:19:43 01/07/2024
Dù đang say xỉn, thiếu gia Minh Đạt vẫn không quên thả tim, khẳng định chủ quyền bằng cách vòng tay ôm vào vai bà xã. Anh còn tình cảm gục xuống vai cô.

Real Madrid sẽ can thiệp vào chấn thương của Mbappe

Sao thể thao

13:58:40 01/07/2024
Với việc chính thức trở thành cầu thủ của Real Madrid từ 1/7, Kylian Mbappe sẽ bắt đầu được các chuyên gia y tế của Real Madrid chăm sóc.

Dàn lãnh đạo huyện, xã sắp hầu tòa vì chiêu quyết toán khống lấy t.iền chúc Tết

Pháp luật

13:23:15 01/07/2024
Đầu tháng 7 này, 23 bị cáo với phần lớn là lãnh đạo xã, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cùng nhiều chủ công ty xây dựng sẽ được Toà án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm. Các bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản".