Thuyền chở 60 người bị lật ở ngoài khơi Liban
Bộ trưởng Giao thông Liban Ali Hamie thông báo, ngày 23/4, một trẻ em thiệt mạng và trên 40 người được giải cứu sau khi một chiếc thuyền chở khoảng 60 người bị lật ngoài khơi bờ biển thành phố Tripoli, miền Bắc nước này.
Theo Bộ trưởng Hamie, các lực lượng chức năng đang tìm kiếm những người còn lại. Chỉ có người Liban và người Syria trên chiếc thuyền xấu số này.
Hội Chữ thập Đỏ Liban đã điều động hơn 10 xe cứu thương đến cảng Tripoli.
Chính phủ Liban ra tuyên bố cho biết Thủ tướng Najib Mikati đang theo sát vụ chìm thuyền chở những người đang rời đi bất hợp pháp từ khu vực Qalamoun, phía Nam Tripoli – thành phố lớn thứ 2 của Liban.
Theo Chương trình Định cư Con người Liên hợp quốc, Tripoli là thành phố nghèo nhất bên bờ Địa Trung Hải.
Liban, một quốc gia với khoảng 6 triệu dân, đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có mà Ngân hàng Thế giới cho biết là ở quy mô thường liên quan đến chiến tranh. Đồng tiền của Liban đã mất hơn 90% sức mua và phần lớn dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Video đang HOT
Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc cho biết ít nhất 1.570 người, trong đó có 186 người Liban, đã rời bỏ hoặc cố gắng rời khỏi Liban bất hợp pháp bằng đường biển trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 11/2021. Hầu hết những người này đều hy vọng đến được Cyprus, thành viên Liên minh châu Âu, một hòn đảo cách đó 175 km. Con số này tăng từ 270 người, trong đó có 40 người Liban, vào năm 2019.
Hầu hết những người cố gắng rời khỏi Liban bằng đường biển là người tị nạn Syria, nhưng ngày càng nhiều người Liban tham gia vào dòng người này.
Bộ trưởng Giao thông muốn "trải thảm đỏ" mời tư nhân rót tiền vào cảng biển
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT sẽ đề xuất Chính phủ cơ chế đặc thù, đề nghị các địa phương cùng "trải thảm", tạo "sân chơi" thu hút nhà đầu tư rót vốn vào cảng biển Việt Nam.
Chiều 7/10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch mới được phê duyệt, hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn mới sẽ được phân thành 5 nhóm thay vì 6 nhóm cảng biển như giai đoạn trước.
Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ hơn 1,1 tỷ tấn đến hơn 1,4 tỷ tấn. Trong đó, hàng container từ 38-47 triệu TEU; hành khách từ 10,1-10,3 triệu lượt khách.
Giai đoạn đến năm 2050, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới với năng lực đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4 - 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 - 1,3%/năm.
Hội nghị công bố quy hoạch cảng biển chiều 7/10 (Ảnh: NK).
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch chuyên ngành quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sớm nhất, tại Quyết định số 1579 ngày 22/9/2021. Đây là một văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế biển vào cuộc sống, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ 2021-2030.
Quá trình lập quy hoạch, Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ và lấy ý kiến các Bộ ngành, địa phương cùng chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo đồng bộ giữa quy hoạch cảng biển với các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan.
Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, quy hoạch xác định cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại, phát huy lợi thế là phương thức chủ đạo vận tải hàng hóa khối lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế.
"Trong 5 loại hình kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển được ưu tiên lựa chọn vị trí, các loại hình khác sẽ kết nối đồng bộ liên hoàn dựa trên những ưu thế của từng phương thức trong từng hành lang vận tải. Quy hoạch cũng ưu tiên các cảng biển cửa ngõ quốc tế, các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp" - Thứ trưởng Sang thông tin.
Đặc biệt, nguồn lực cho phát triển cảng biển thời kỳ này chủ yếu được huy động từ nguồn ngoài ngân sách chiếm đến 95% trong tổng số 313.000 tỷ đồng nhu cầu vốn đầu tư cảng biển. Vốn ngân sách sẽ tập trung cho hạ tầng công cộng, khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.
Cảng quốc tế Cái Mép.
Để quy hoạch cảng biển được thực hiện hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị các Bộ, ngành ủng hộ ngành GTVT bằng cơ chế, chính sách để tiếp tục hoàn thành quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển, phát triển đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không để liên kết cảng biển tốt hơn,
Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho biết sẽ đề xuất cơ chế đặc thù để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để nhà đầu tư tiếp cận vốn, tạo "sân chơi" cho nguồn vốn xã hội hóa rót tiền đầu tư vào cảng biển, tạo tiền đề phát triển cho đất nước.
"Các địa phương cần phối hợp với Bộ GTVT xây dựng các cảng biển, đồng thời kêu gọi xúc tiến, "trải thảm" cho các nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện, địa phương nếu có vướng mắc cần phối hợp với Bộ để hệ thống hạ tầng cảng biển hoàn thành tốt nhất.
Bộ GTVT sẽ đề xuất cơ chế đặc thù để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để nhà đầu tư tiếp cận vốn, tạo "sân chơi" cho nguồn vốn xã hội hóa rót tiền đầu tư vào cảng biển, tạo tiền đề phát triển cho đất nước" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.
Bước tiến quan trọng tại Liban Trước sức ép từ cộng đồng quốc tế cũng như áp lực từ cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng ở trong nước, các nhà lãnh đạo Liban ngày 10/9 đã đạt được đồng thuận về việc thành lập chính phủ mới. Tuy nhiên, chính phủ mới của Thủ tướng Najib Mikati sẽ phải giải quyết nhiều nhiệm vụ then chốt nhưng...