Thương lái Trung Quốc “g.iết” nông sản Việt bằng cách nào?

Theo dõi VGT trên

Thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua những thứ dị biệt đã không còn là chuyện hiếm, đã nhiều lần người dân phải “ngậm đắng nuốt cay” bởi cách thu mua này. Thế nhưng, tình trạng thu mua kiểu lạ đời của thương lái Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Thương lái Trung Quốc “g.iết” nông sản Việt bằng cách nào?

Không mấy ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng không có tin thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt Nam bằng những cách rất dị biệt: Từ đỉa đến hồ tiêu, nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, cau non…

Và hiện nay đang là cam non thái lát phơi khô. Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì? Người đoán nọ, người đoán kia: Như mua hoa thanh long về làm thuốc, mua cau non về cũng là để làm thuốc… cường dương.

Nhiều người ham lợi đã bỏ ra số t.iền cực lớn để thu mua, gom vào một số hàng rất lớn. Nhưng rồi thương lái Trung Quốc nhanh chóng biến mất, để lại cho những người mua gom những “trái đắng” khổng lồ. Qua nhiều thương vụ như vậy, mới đây, nhiều nhà kinh tế đã tổng kết thành quy luật về hành trình thu mua nông sản của những thương lái Trung Quốc trên.

Thương lái Trung Quốc thu mua chuối lùn (không non, không già) tính cân theo từng buồng.

Nguyên tắc chung của các “tay buôn” Trung Quốc chính là: Tung tin đồn, đẩy giá cao và mua số lượng lớn; mua không cần chú ý đến chất lượng, nhiều khi còn yêu cầu nông dân “pha tạp” sản phẩm. Hậu quả để lại là một bộ phận thương lái trung gian Việt Nam mất trắng t.iền do sau khi gom đủ hàng thì thương lái Trung Quốc “biến mất”, còn người nông dân thẫn thờ khi “bờ xôi ruộng mật” của họ nay xơ xác vì bị tận thu. Thậm chí, người dân và thương lái nước ta lại mua hàng chính mình đã bán ra trước đó giống như vụ thu mua đỉa đã từng xảy ra. Về phía người nông dân, hầu như tất cả các “thương vụ” mua bán, người nông dân đều không quan tâm đến và cũng không biết thương lái nước ngoài thu mua để làm gì. Chỉ biết rằng, do “giá hời” nên người nông dân vẫn bất chấp.

Thương lái Trung Quốc g.iết nông sản Việt bằng cách nào? - Hình 1

Nông dân ồ ạt vặ cau non bán cho thương lái Trung Quốc.

Lấy hồ tiêu làm ví dụ chẳng hạn.

Giai đoạn 1: Những thương lái trên sẽ tung tin đồn cần mua một lượng hồ tiêu rất lớn, với mức giá ban đầu đưa ra khá cao, khiến nhiều người ham lợi đi thu gom. Tiếp theo, họ mua một lô hàng khoảng một vài trăm tấn, với giá 175-180 ngàn đồng/kg. Sau đó đặt mua thêm một ít với giá 185 ngàn/kg, đặt cọc một ít t.iền với yêu cầu “mua nhanh, lấy ngay”.

Từ đó, tiếng đồn lan ra, nhiều người ham lợi sẽ tung ra một lượng t.iền rất lớn để đi gom loại hàng này, vì giá 185 ngàn/kg do thương lái Trung Quốc đặt mua cao hơn rất nhiều so với giá thị trường.

Giai đoạn 2: Những thương lái trên sẽ thổi giá đặt mua hồ tiêu lên mức… trên trời, nhưng lại không mua ngay. Vì hám lợi, nhiều người càng đổ t.iền để gom hồ tiêu, chất đống lại chờ thương lái Trung Quốc.

Video đang HOT

Giai đoạn 3: Đây chính là giai đoạn thương lái Trung Quốc mang số hồ tiêu mà họ đã mua ở giai đoạn 1 ra bán lại cho chính… những người Việt đang đi mua gom hồ tiêu, với cái giá xấp xỉ giá mà họ đã thổi lên đó. Kết quả là họ kiếm được một món chênh lệch không nhỏ. Họ ôm khoản chênh lệch đó và… biến mất.

Hậu quả là hàng trăm người ngồi nhìn đống hồ tiêu chất ngất trong nhà mà không biết giải quyết cách nào. Đã trót thu gom với giá cao rồi, giờ bán lại cho thị trường thì lỗ nặng, mà cũng không bán được. T.iền mua gom hồ tiêu phần lớn là t.iền vay ngân hàng. Để ngày nào chịu lãi ngày nấy. Hồ tiêu còn có hy vọng bán được, dù chịu lỗ, nhưng còn những nông sản khác như nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, hay cam non thái lát phơi khô… thì đành đổ đi chứ bán cho ai.

Hầu như tất cả các “thương vụ” mua bán dị biệt, người nông dân đều không quan tâm đến và cũng không biết thương lái nước ngoài thu mua để làm gì. Chỉ biết rằng, do “giá hời” nên người nông dân vẫn bất chấp.

Nghe có vẻ không liên quan nhưng những trò bịp của thương lái Trung Quốc không khác nhiều so với “bài toán làm giá chứng khoán” mà chính thị trường Trung Quốc từng “té ngửa” vào năm 2007. Theo thông tin từ Đài truyền hình Việt Nam cho thấy, một công ty có tên Zhong Hen Xin đã thành thạo trong việc “làm giá chứng khoán” khi công ty này tranh thủ giai đoạn thị trường chứng khoán đang nóng để “bơm t.iền mua chứng khoán, bơm thông tin ảo” để đ.ánh lừa các nhà đầu tư kéo nhau đi mua rồi đột ngột tung ra bán với giá cao kiếm lời trong khi thị trường “tuột dốc không phanh”.

Như vậy, động cơ này được thương lái “tái sử dụng” tại thị trường nông sản Việt Nam. Một mặt, các thương lái tung tin mua nông sản giá cao để thu hút sự chú ý của nông dân và các thương lái trung gian. Từng bước một, thương lái Trung Quốc đẩy giá lên cao để việc thu mua nông sản của các thương lái trung gian trở nên mạnh hơn. Mặt khác, các thương lái đi “cửa sau” để bán chính sản phẩm mình đã mua để kiếm lời từ chênh lệch giá, rồi sau đó “thoát hiểm” dễ dàng.

Hiện nay, cam non thái lát phơi khô ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị thổi giá lên rất cao, khả năng những người thu gom sẽ gặp cảnh đó là rất lớn. Mục đích của những thương lái Trung Quốc kia không có gì khác là làm nhiễu loạn thị trường nông sản Việt Nam, và kiếm lợi trên sự nhiễu loạn đó.

Ngoài ra, mục đích phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam cũng khá rõ: Thanh long bị bứt nụ, cam bị vặt non… sẽ khiến cho hàng trăm hàng ngàn ha thanh long, cam mất mùa. Điều đáng ngạc nhiên là, khi được báo chí hỏi, thì nhiều cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng ở những địa phương đó thường mới “chỉ nghe nói” và hứa “sẽ kiểm tra”….

Ở một khía cạnh khác, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho đội ngũ thương lái nước ngoài bởi vẫn có những thương lái vào Việt Nam đầu tư với mục đích tốt, làm ăn giao thương chân chính và có đăng ký hợp pháp, mua bán nông sản theo hợp đồng cụ thể. Chính sự hám lợi trước mắt của đội ngũ thương lái trong nước đã “tiếp tay” cho ý đồ “thao túng” thị trường của thương lái nước ngoài. Lợi trước mắt nhưng hậu quả lâu dài thì người nông dân, thương lái trong nước lãnh đủ, sâu xa hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng quy hoạch của ngành. Bài học về khoai lang tím đối với người dân tỉnh Vĩnh Long vẫn còn nguyên giá trị.

Đến tận bây giờ nhiều người dân Việt Nam sẽ không quên được bài học về ốc bươu vàng khi chúng ta nhập khẩu loại động vật thân mềm này vào nước ta từ Trung Quốc với hy vọng đây sẽ là một giống vật nuôi có thể giúp người dân nhanh chóng nâng cao hiệu quả kinh tế thu lợi lớn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, con vật này đã trở thành kẻ thù số một của nghề nông Việt Nam.

Những tưởng sau những cú lừa trên cơ quan chức năng sẽ tỉnh táo hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động mua bán có tính chất phá hoại từ phía thương nhân Trung Quốc, nhưng những vụ việc mua bán mang tính chất phá hoại như mua sừng, móng của trâu bò (để phá hoại sức kéo), mua rễ cây chè cổ thụ ở Hà Giang (mục đích người dân chặt phá loại chè tuyết hàng trăm năm t.uổi, một đặc sản của vùng đất này), rồi chưa kể những vụ việc như mua lá điều khô hay mua đỉa…

Thương lái Trung Quốc g.iết nông sản Việt bằng cách nào? - Hình 2

Thương lái Trung Quốc thu mua chuối lùn (không non, không già) tính cân theo từng buồng.

Thị trường bị lũng đoạn vì thương lái Trung Quốc

Có thể nói trong những năm gần đây, người Trung Quốc sang nước ta mua khá nhiều mặt hàng với mục đích và động cơ không rõ ràng. Từ 10 năm trước, thứ mà thương lái Trung Quốc thường mua là móng trâu, móng bò, vài năm gần đây là đỉa, lá điều khô, lá vải khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, rễ hồi, mấy tháng qua họ chuyển sang mua nhiều nhất là lá khoai mì, lá khoai lang với số lượng lớn và được thu mua với giá rất cao, sau khi nông dân ồ ạt trồng, ồ ạt bán thì thương lái lại không mua nữa.

Cho đến thời điểm này các mặt hàng mà thương lái Trung Quốc thu mua chưa chứng minh được lợi ích về mặt ý nghĩa kinh tế, chúng ta không hiểu họ mua những sản phẩm đó để làm gì.

Tuy nhiên với kiểu làm ăn buôn bán như thế đã gây ra những tác hại không hề nhỏ đối với nền kinh tế nông nghiệp nước ta.

Thông tin trên báo Dân Việt, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng việc thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua các mặt hàng nông sản theo kiểu quái lạ cùng rất nhiều mánh khóe, chiêu trò là “hành động phá hoại nền kinh tế nước nhà”.

Tôi nghĩ phản ứng của các bộ ngành trước những chiêu trò kỳ quái của thương lái Trung Quốc là rất chậm và chưa quyết liệt. Chính vì vậy thương lái Trung Quốc mới có cơ hội diễn đi diễn lại những chiêu trò cũ và người nông dân vẫn bị lừa như thường.

Điều đó cho thấy đang có lỗ hổng lớn trong công tác quản lý điều hành tổ chức thị trường của các bộ ngành liên quan, sự kiểm soát thiếu chặt chẽ của các địa phương. Chúng ta cần phải có báo cáo chi tiết hàng năm về những hoạt động bất thường của thương lái Trung Quốc.

Cần phải giám sát chặt chẽ việc người Trung Quốc vào lãnh thổ nước ta đi theo hình thức nào, có giấy phép, có phải thương nhân hay không, có quyền được thực hiện các giao dịch mua bán trực tiếp với người dân hay không và thông qua hình thức hợp đồng như thế nào?..”.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Theo_Đời Sống Pháp Luật

Ưu tiên dự báo thị trường nông sản

ĐBQH đề nghị Chính phủ cần ưu tiên hiện đại hóa nông nghiệp, trước mắt ưu tiên dự báo thị trường để người nông dân yên tâm sản xuất đảm bảo sản phẩm hàng hóa làm ra có nơi tiêu thụ.

Tránh tình trạng đầu tư tràn lan

Đặt vấn đề về vai trò định hướng của các bộ, ngành, chính quyền địa phương với việc sản xuất nông sản, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt câu hỏi: Trách nhiệm, vai trò của chính quyền, của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu mà để lúc thì khoai lang, khi thì hành tím, dưa hấu bị ế ẩm? "Bây giờ người ta đang nói nhiều về cây mắc ca, nhiều nơi đang trồng ồ ạt. Liệu có lặp lại tình trạng làm nhiều nhưng không có đầu ra? Liệu mắc ca có rơi vào tình trạng như khoai lang, hành tím nữa không?" - ĐB Đương đặt câu hỏi.

Ưu tiên dự báo thị trường nông sản - Hình 1

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt câu hỏi về vai trò của cơ quan nhà nước trong việc để xảy ra tình trạng nông sản ế ẩm. Ảnh: Như Ý

Cùng chung đ.ánh giá, ĐB Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) thẳng thắn, đầu ra cho nông sản không phải là vấn đề mới. Giải pháp cũng đã có nhưng vẫn không thoát được điệp khúc được mùa mất giá. "Cần có dự báo và cập nhật nhu cầu thị trường cả nội thương và xuất khẩu để làm căn cứ, định hướng quy hoạch, hướng dẫn sản xuất. Bên cạnh đó, việc kiểm tra thực hiện quy hoạch phải có hiệu quả, việc quản lý điều hành sản xuất phải được thực hiện tốt hơn, tránh đầu tư tràn lan nhưng không gắn với thị trường" - ĐB Bình kiến nghị.

Cùng chủ đề này, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng: Năm nào chúng ta cũng được nghe điệp khúc "được mùa rớt giá". Điều này gây bức xúc cho người nông dân. Từ đó, ông Vinh đưa ra nhận định: Mặc dù đã có đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nhưng việc thực hiện vẫn còn lúng túng trong tổ chức sản xuất, việc hình thành các mô hình, chuỗi liên kết còn hạn chế. "Chính phủ cần ưu tiên hiện đại hóa nông nghiệp, trước mắt ưu tiên dự báo thị trường để người nông dân yên tâm sản xuất đảm bảo sản phẩm hàng hóa làm ra có nơi tiêu thụ"- ĐB Vinh đề nghị.

Sự khôn ngoan của người nông dân đã đủ?

Nhiều ĐB đã tỏ ra nóng ruột với tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp, sau khi chỉ ra những bất cập, hạn chế của đề án này. ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng, việc thực hiện đề án này vẫn còn trong tình trạng loay hoay, chưa xoay xở được gì nên người nông dân vẫn phải chịu cảnh trồng cây gì, nuôi con gì cũng phải lo đến giá cả và nơi tiêu thụ. "Các nhà chuyên môn có khuyến cáo là người nông dân phải khôn ngoan hơn trong quyết định chọn lựa vật nuôi, cây trồng, đáp ứng được thị trường tiêu thụ. Nhưng họ không được tham gia quyết định giá cả của sản phẩm mà họ làm ra, như vậy, sự khôn ngoan của người nông dân đã đủ lực để giải quyết vấn đề này hay chưa?" - ĐB Bé bày tỏ.

ĐB Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) đ.ánh giá Chính phủ đã triển khai rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ tín dụng nhằm hỗ trợ nhân dân mua máy móc, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. "Tuy nhiên, quá trình thực thi còn những hạn chế. Nguyên nhân chính do một số quy định về vay vốn không phù hợp. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi còn gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp sản xuất áp dụng công nghệ cao"- ĐB Công phân tích.

Góp ý vào giải pháp để tạo ra đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) khẳng định cần hoàn thiện văn bản về ứng dụng nâng cao phát triển công nghệ cao để nâng giá trị ngành nông nghiệp. Theo ĐB Vở, đến nay đã qua 4 kỳ họp, tức 2 năm trôi qua nhưng vẫn chưa ban hành được cơ chế chính sách để thúc đẩy vấn đề này. "Theo tôi, để giải quyết tiêu thụ nông sản, chúng ta phải giải quyết việc xây dựng khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời Bộ NNPTNT cần phối hợp các bộ, ngành khác hình thành các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, như thế mới đạt hiệu quả"- ông Vở nhấn mạnh.

Trước một số vấn đề còn tồn tại, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giải đáp: Đối với vấn đề hỗ trợ ngư dân, Chính phủ đã triển khai các chính sách theo Nghị định 67. Chính sách hướng đến 2 mục tiêu chính: Đó là khuyến khích ngư dân bám biển và tổ chức sản xuất nghề cá trên biển. Theo Phó Thủ tướng, khi thiết kế chính sách 67, Chính phủ đã định hình nhiều nội dung khá đồng bộ, toàn diện như: Đầu tư hạ tầng với định hướng đồng bộ, kể cả các cảng cá, khu tránh trú neo đậu tàu thuyền; khuyến khích tổ chức sản xuất, hậu cần nghề cá; miễn giảm thuế, lệ phí trước bạ, hỗ trợ duy tu bảo dưỡng, hỗ trợ chi phí cho vay lãi suất, vận hành tàu dịch vụ nghề cá, hỗ trợ tàu nâng cấp, đóng mới... "Có thể nói các chính sách này đã đi đúng hướng"- ông Ninh khẳng định

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân- Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: 4 yếu điểm của ngành nông nghiệp

Phát biểu tại nghị trường, ĐB Nguyễn Thiện Nhân (Bắc Giang) cho rằng: Hơn 20 năm qua, năng suất cây, con đã tăng lên, sản lượng gạo, tiêu, điều, cao su tăng lên. Tuy nhiên, hiện có tới 4 bất cập tồn tại trong ngành nông nghiệp, đó là: Được mùa rớt giá; thiếu vốn; thu nhập nông dân thấp vì 47% lao động mà chỉ đóng góp 19% giá trị GDP, tức bằng 1/3 lao động trong công nghiệp; xuất khẩu không ổn định.

Theo ông Nhân, hiện có sự không tương thích giữa quan hệ sản xuất và lao động trong nông nghiệp, bởi đa số doanh nghiệp trong nông nghiệp có quy mô nhỏ. Cụ thể, nước ta có hơn 10 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó có tới 80% số hộ có diện tích canh tác dưới 1ha. Cả nước có 4 triệu hộ nuôi lợn thì có 70% số hộ nuôi dưới 5 con, 7 triệu hộ nuôi gà thì có 60% nuôi dưới 49 con. Lực lượng chủ đạo của 10 triệu hộ với 2 lao động/hộ, hầu hết không qua đào tạo nghề. "Để liên kết các hộ, chúng ta đã hình thành các hợp tác xã, nhưng do chưa nhận thức đầy đủ nên hợp tác kinh tế chưa đầy đủ, cả nước có 10.000 HTX, nhưng chỉ có 10% hoạt động có hiệu quả. Chính vì thế, phần lớn các hộ xã viên bán sản phẩm không biết bán cho ai, bán để làm gì"- ông Nhân đ.ánh giá. Ông Nhân cho rằng, các hộ đơn lẻ, cá thể không thể nghiên cứu, dự báo thị trường, chúng ta đòi hỏi nông dân phải sản xuất theo thị trường nhưng nông dân không thể biết đó là bao nhiêu, mà chỉ có HTX và doanh nghiệp mới thực hiện được; cho nên chỉ có liên kết thành HTX mới giải quyết được. Với 10 triệu hộ nông dân, chúng ta cần hình thành 30.000-33.000 HTX.

ĐBQH Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ KHĐT : Đừng phê phán FDI

"Chúng ta không nên phê phán quá nhiều đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thực tế rất nhiều nước cũng muốn thu hút FDI. Chúng ta thử hình dung, nếu không cho FDI vào, kinh tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như Samsung, chỉ một dự án họ đã giải ngân 11,3 tỷ USD và thu hút tới 400.000 lao động. Họ xuất khẩu sản phẩm chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đầu tư phát triển doanh nghiệp trong nước,. Bản thân tôi làm việc với các doanh nghiệp FDI, họ cũng rất muốn các doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp các thiết bị phụ trợ, bởi như Samsung nếu họ thấy đầu tư vào Việt Nam mà không có các doanh nghiệp như vậy, họ cũng thấy không có hiệu quả. Vì đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn phải nhập các sản phẩm phụ trợ từ Hàn Quốc, thì họ đầu tư làm gì".

Ngọc Lê (ghi)

Theo_Dân việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Giật mình lời khai của nam thanh niên đặt camera quay lén Châu Bùi, CĐM tá hỏa
19:01:12 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Sự thật chuyện "rò rỉ đề thi THPT 2024", Bộ Công An vào cuộc xác minh
15:45:51 26/06/2024
Cháy nhà ở thành phố Thái Nguyên làm 2 người t.ử v.ong
11:18:43 26/06/2024
Xe buýt cán t.ử v.ong người phụ nữ ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
23:05:23 25/06/2024
Một trẻ bị điện giật t.ử v.ong khi trèo trạm biến áp gỡ diều
05:47:41 26/06/2024
Bệnh nhân bất ngờ lái ô tô lao vào tường bệnh viện
17:11:53 26/06/2024

Tin đang nóng

Nine Naphat làm rõ tin đồn tan vỡ với Baifern Pimchanok, khẳng định 1 điều
16:37:46 26/06/2024
Binz tỏ rõ bức xúc, lần đầu lên tiếng vụ Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh
19:58:03 26/06/2024
Vợ có 2 chồng ở Sóc Trăng: Được MTQ cho nhà mới, chia tay cả 2, làm mẹ đơn thân
21:38:45 26/06/2024
Vợ cũ ca sĩ Đình Văn: Ly hôn chồng, mang hai con sang Mỹ, phải đi làm nail vì cuộc sống khó khăn
17:45:41 26/06/2024
Thảm đỏ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: BB Trần được bạn trai hộ tống, Tiến Đạt đọ visual căng với SOOBIN
17:59:40 26/06/2024
Chồng Hằng Du Mục lại quậy, đăng đàn ẩn ý bị vợ cắm sừng, nhắc đến số t.iền 20 tỷ
16:57:10 26/06/2024
Danh ca Hương Lan bức xúc trước cuốn sách viết sai về cha mình: "Họ còn tặng tôi, đọc xong giật mình"
17:42:56 26/06/2024
Nanon Korapat: Mỹ nam Thái gốc Việt tại "Anh trai say hi", đình đám xứ chùa Vàng
17:07:22 26/06/2024

Tin mới nhất

Xác định nguyên nhân cá c.hết hàng loạt tại Bảo Lộc

22:25:48 26/06/2024
Tương tự, hộ ông Trần Linh Giang (ngụ Phường Lộc Tiến) có nuôi 6 lồng nuôi cá thương phẩm, ước tính thu hoạch khoảng 15 tấn cá các loại.

Bình Thuận: Thả 3 con rùa quý hiếm về với biển tự nhiên

22:23:13 26/06/2024
Sáng 26/6, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận đã tổ chức thả 3 con rùa biển về vùng biển tự nhiên thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

TP Hồ Chí Minh: Xe container đ.âm liên hoàn trên xa lộ Hà Nội, 3 ô tô con bị hư hỏng

22:17:00 26/06/2024
Tại hiện trường, 3 xe ô tô con bị hư hỏng, trong đó xe ô tô 93A - 347.01 bị hư hỏng nặng phần đuôi. Rất may không có ai bị thương, giao thông qua khu vực gặp khó khăn.

Mưa lớn kéo dài gây nhiều thiệt hại về tài sản và hoa màu ở Yên Bái

22:15:20 26/06/2024
Cùng với đó, tuyến tỉnh lộ 175, tuyến Khe Hóp đi Khe Lóng 2, Khe Lóng 3 (xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên) có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm.

Tai nạn giao thông đường thủy khiến một b.é g.ái 5 t.uổi t.ử v.ong

21:58:41 26/06/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Thới Bình đang phối hợp các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Cà Mau khám nghiệm hiện trường, phương tiện để điều tra làm rõ, xử lý vụ việc.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

21:56:02 26/06/2024
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm và sáng sớm 26/6, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Xe đầu kéo gây tai nạn liên hoàn, 4 phương tiện bị hư hỏng

17:01:41 26/06/2024
Khoảng 10h30 ngày 26/6, xe đầu kéo BKS 50H-299.94 kéo theo rơ-mooc chở container loại 40 feet lưu thông trên xa lộ Hà Nội (hướng từ TP Thủ Đức đi Đồng Nai).

Nỗ lực tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

11:21:57 26/06/2024
Báo cáo nhanh từ Văn phòng thường trực về Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định cho biết, một ngư dân địa phương bất ngờ bị mất tích khi đang hành nghề trên biển.

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

18:20:36 25/06/2024
Quốc hội chiều 25.6 đã bỏ phiếu đồng ý cho ông Đinh Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, thôi làm đại biểu Quốc hội.

Nỗ lực ổn định chỗ ở cho đồng bào trước mùa mưa lũ ở vùng sạt lở núi

17:10:20 25/06/2024
Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, Thanh Hóa ra Công điện khẩn

17:09:11 25/06/2024
Trong khi đó, bản thân t.rẻ e.m thiếu các kỹ năng phòng, chống đuối nước, an toàn trong môi trường nước, cứu và tự cứu đuối nước.

Có thể bạn quan tâm

Nước trái cây giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng

Sức khỏe

22:39:47 26/06/2024
Không chỉ thơm ngon, thuận tiện và dễ uống, nước ép trái cây cũng là thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, thức uống giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung

Thế giới

22:35:47 26/06/2024
Các chuyên gia đ.ánh giá, kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung, có thể gặp trở ngại.

Lưu Diệc Phi đã giàu mà fan cũng giàu không kém: Mua cả máy bay để "cheap moment" với thần tượng

Hậu trường phim

22:28:13 26/06/2024
Người hâm mộ của Lưu Diệc Phi gây sốt MXH khi chi t.iền mua hẳn 1 chiếc máy bay giống trong phim Câu Chuyện Hoa Hoa Hồng.

Con trai mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Sở hữu chiều cao nổi bật, 18 t.uổi được tuyển thẳng vào 1 trong những trường đại học tốt nhất thế giới

Sao châu á

22:25:21 26/06/2024
Vừa qua, thông tin con trai mỹ nhân Hoàn Châu cách cách Vương Diễm được tuyển thẳng vào trường Đại học Bắc Kinh nhanh chóng trở thành tiêu đ.iểm gây chú ý.

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Tuấn Hưng đưa vợ con lên thảm đỏ, thách thức "đấu 1 trận" cùng anh tài võ sư

Sao việt

22:18:47 26/06/2024
Sự kiện ra mắt chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và nhiều khán giả.

BABYMONSTER tung teaser comeback: Beat "giật giật" được lòng netizen, 1 chi tiết liên quan đến BLACKPINK bất ngờ xuất hiện!

Nhạc quốc tế

22:17:25 26/06/2024
Bộ đôi chị cả - Chiquita và Ruka bất ngờ trở thành center trong teaser với visual cận cảnh đầy sắc sảo, cá tính nhưng không kém phần slay .

Lý do ngôi sao Jennifer Lopez đi máy bay hạng phổ thông

Sao âu mỹ

22:08:22 26/06/2024
Ngôi sao Jennifer Lopez đã cố gắng hết sức để không thu hút bất kỳ sự chú ý nào nhưng vẫn bị phát hiện bay hạng phổ thông vào cuối tuần qua.

Hari Won gây tranh cãi khi làm giám khảo

Tv show

22:00:41 26/06/2024
Chương trình Nữ hoàng vũ đạo đường phố - Street Woman Fighter vừa công bố Hari Won là một trong ba giám khảo chính.

Rich kid Chao trổ tài nói tiếng Anh liền bị chê phèn, kém xa Jenny Huỳnh?

Netizen

21:39:52 26/06/2024
Chao không còn là cái tên quá xa lạ với các bạn trẻ. Mọi người biết đến cô nàng không chỉ bởi danh xưng rich kid vì có gia thế khủng, mà còn bởi sự giỏi giang, nhất là trong thành tích học tập.

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 48: Ngân Hà có cho Nghĩa nhận con?

Phim việt

21:22:25 26/06/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim tập 48: Nghĩa đuổi An Nhiên ra khỏi nhà tay trắng; Ngân Hà tuyệt tình với Nghĩa và cảnh cáo anh ta; Vũ năn nỉ mẹ đừng ngăn cản tình cảm giữa mình và Ngân Hà.

Lộ diện "8 thế giới bị vùi lấp" của vũ trụ

Lạ vui

21:09:05 26/06/2024
Hai đài quan sát mạnh mẽ đã hợp sức tìm ra 8 vật thể vũ trụ bị bạn đồng hành sáng hơn che giấu trước mắt người Trái Đất.