Thi vào nhóm ngành quản trị – dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm

Theo dõi VGT trên

Tiếp tục chương trình trực tuyến truyền hình với chủ đề ‘Chọn nghề phù hợp’, buổi tư vấn về những lưu ý khi dự thi nhóm ngành quản trị – dịch vụ vào lúc 14 giờ 30 chiều nay (4.3) đã giải đáp nhiều yếu tố về kỹ năng mềm giúp học sinh có thể thành công khi chọn khối ngành này.

Tham dự chương trình có chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ gồm:

Thầy Châu Minh Quí- Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – MarketingThạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn LangThạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa SenThạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn HiếnThạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài GònCô Nguyễn Thị Viển, Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn.

Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi về chương trình qua địa chỉ: www.thanhnien.com.vn hoặc điện thoại vào đường dây nóng trực tuyến số: (08).39256248.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 1

Các thầy cô nhận hoa từ Ban tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Đ.N.T

14 giờ 30 phút, chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến về chủ đề những lưu ý khi dự thi nhóm ngành quản trị – dịch vụ bắt đầu.

Nhà báo Thùy Ngân, Phó ban Thanh Niên – Giáo dục báo Thanh Niên, cho biết theo thông tin từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP.HCM, trong năm 2014 nhóm ngành du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, kinh tế… sẽ lên ngôi. Dự đoán, năm này nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn tăng khoảng 50% so với năm 2013. Nhưng sinh viên ra trường mỗi năm chỉ đáp ứng 60% nhu cầu.

Đặc biệt năm 2015, khi VN bước vào cộng đồng kinh tế ASEAN, trong đó quản lý và du lịch là 2 lĩnh vực ngành nghề VN phải cạnh tranh nhiều nhất.

Mở đầu chương trình, nhà báo Võ Ba, Trưởng ban Thanh niên – Giáo dục, Báo Thanh Niên tặng hoa cho các thầy cô tham gia buổi tư vấn.

Thi, xét tuyển ngành du lịch, dịch vụ

Một bạn đọc gửi câu hỏi đến chương trình: “Em muốn theo học ngành quản trị thương hiệu nhưng không rõ lắm công việc sau này ra làm là gì? Em muốn học song song hai ngành trong một trường được không?”.

Thầy Châu Minh Quí, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Tài chính – Marketing, tư vấn: ĐH Tài chính – Marketing có ngành Quản trị Marketing, là ngành chủ lực của trường. Trong đó có chuyên ngành quản trị thương hiệu. Ngành này giúp phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp: xây dựng chiến lược giúp người tiêu dùng từ chưa biết được một thương hiệu, cho đến biết và sử dụng thương hiệu; giúp triển khai một sản phẩm của một doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Hiện nay, trường cũng mở thêm một chuyên ngành mới là Truyền thông marketing, dựa trên sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, trong đó đào tạo các công cụ truyền thông để xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 2

Thầy Châu Minh Quí, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Tài chính – Marketing – Ảnh: Đ.N.T

“Ngành quản lý khách sạn khác với quản trị kinh doanh như thế nào? Em dự định đăng ký thi vào ngành quản lý khách sạn nhưng thấy ra trường khó xin việc làm quá, còn làm về phục vụ hay tiếp viên nhà hàng thì mình chỉ cần học trung cấp là có thể đi làm được rồi, vậy học trình độ đại học ngành này là mình ra làm gì trong đó, em chưa hình dung được. Em muốn kinh doanh nhà hàng, khách sạn thì em nên học ngành Quản trị kinh doanh hay Quản lý khach sạn?”, một bạn đọc ở Bình Dương đặt câu hỏi.

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen cho biết: trường có ba ngành liên quan đến dịch vụ là: dịch vụ du lịch và lữ hành, khách sạn và quản trị dịch vụ ăn uống được đào tạo bậc đại học. Còn em thích quản trị khách sạn nhưng sợ nhu cầu tuyển dụng ít? Tôi khẳng định xã hội đang phát triển nhanh về dịch vụ, nhu cầu ở ngày càng gia tăng.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 3

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen – Ảnh: Đ.N.T

Ở TP.HCM, nhiều khách sạn cao cấp được mọc lên nhưng đội ngũ này chưa có nhiều chuyên môn. Do đó em có thể yên tâm với nhu cầu tuyển dụng trong ngành này. Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành này càng ngày càng khắt khe. Đối với câu hỏi liên quan đến nhà hàng và dịch vụ ăn uống, tôi xin trả lời cũng có nhiều kiểu nhà hàng, có thể là quán ăn, tiệm ăn nhưng có thể đó là nhà hàng 4-5 sao, cụm vui chơi giải trí, dịch vụ cao… đòi hỏi trình độ cao, tính chuyên nghiệp cao.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 4

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang – Ảnh: Đ.N.T

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang chia sẻ thêm: Quản trị kinh doanh và quản trị khách sạn đều thuộc nhóm ngành quản lý kinh doanh. Trường có 6 ngành liên quan lĩnh vực này: quản trị kinh doanh, dịch vụ du lịch lữ hành, quản lý nhà hàng khách sạn, quản trị thương mại, kế toán, tài chính.

Quản trị khách sạn đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ liên quan quản lý khách sạn; còn quản trị kinh doanh thì rộng hơn. Nếu mong muốn theo ngành du lịch thì thi quản trị khách sạn. Quản trị kinh doanh rộng hơn nhưng không chuyên lĩnh vực du lịch.

Một bạn đọc Sóc Trăng thắc mắc: “Em thi khối C vào ngành Quản trị du lịch và lữ hành được không? Thi khoảng bao nhiêu điểm thì đậu?”.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: Trường ĐH Văn Hiến có hai ngành khối C đào tạo về du lịch là Quản trị dịch vụ du lịch và Quản trị khách sạn – nhà hàng. Tùy nguyện vọng và năng lực của em thì em có thể xét tuyển vào ngành này.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 5

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến – Ảnh: Đ.N.T

Theo thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn bổ sung thêm: Trường hệ CĐ nghề nên xét tuyển dựa vào kết quả học tập trên học bạ của cấp THPT vào ngành Quản trị lữ hành. Học ngành này ra trường, sinh viên có thể làm thiết kế tour của các công ty du lịch.

Cô Nguyễn Thị Viển, Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn thông tin, trường hiện có số lượng sinh viên học ngành du lịch đông nhất toàn quốc và có số lượng sinh viên đi tour du lịch đông nhất cả nước.

Một học sinh khác hỏi trực tiếp tại buổi tư vấn: “Có trường nào liên kết với nước ngoài hay không? Em muốn học phải làm gì?”.

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen cho biết: Nhóm ngành dịch vụ của trường có nhóm ngành liên kết với Pháp. Chương trình này học tại Hoa Sen, do giáo viên nước ngoài và trong nước giảng dạy. Đây là chương trình đào tạo về quản trị nhà hàng, được nhiều doanh nghiệp đán.h giá cao.

Chương trình đào tạo trong 3 năm. Các em có 3 học kỳ thực tập ở các khách sạn 4-5 sao, 3 học kỳ học ở nhà trường. Khi sinh viên ra trường các em có được 1,5 năm kinh nghiệm làm tại các khách sạn. Tốt nghiệp, trường sẽ giới thiệu việc làm cho các khách sạn đối tác của trường. Các em có thể thi tuyển để vào nhóm ngành này, hoặc thi tuyển đầu vào riêng biệt do Pháp yêu cầu.

Thầy Châu Minh Quí, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing bổ sung thêm: Từ năm 2012, trường có chương trình đào tạo chất lượng cao và đặc biệt. Các em phải thi tuyển đầu vào. Trường có chính sách là các em học sau 2 năm tại trường rồi có thể đăng ký học ở một trường ở Mỹ, Pháp… Muốn học chương trình này, các em phải có khả năng tài chính bởi học phí khá cao và cần phải có khả năng ngoại ngữ. Bằng tốt nghiệp do trường nước ngoài cấp. Một chương trình khác là trường liên kết với đại học Malaysia. Các em có thể tìm hiểu trong website của trường hay tại trường.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang lưu ý: Trường không tổ chức thi tuyển mà tổ chức xét tuyển theo quy định của Bộ GD – ĐT. Trường có hai ngành hợp tác với nước ngoài là: ngành quản trị khách sạn và du lịch lữ hành. Học phí nhóm ngành này chỉ cao hơn một tí. Thời gian học trong hai năm đầu không bắt buộc em phải giỏi tiếng Pháp. Hai năm tiếp theo nếu em thi lấy được bằng tiếng Pháp sẽ được học tiếp và học những môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp, do giảng viên của Pháp dạy. Tốt nghiệp, sinh viên được cấp hai văn bằng gồm bằng của trường và bằng của trường bên Pháp.

“Học du lịch xong có cần học thêm chứng chỉ nghề để làm hướng dẫn viên du lịch không?”, Phương Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT Vĩnh Viễn thắc mắc.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 6

Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn – Ảnh: Đ.N.T

Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn nói: Muốn làm hướng dẫn viên du lịch nội địa chỉ cần tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp. Hướng dân viên quốc tế chỉ cần bằng cao đẳng. Tùy theo phân ngành mà có quy định học nghiệp vụ 1 – 3 tháng.

Nếu yêu thích làm hướng dẫn viên thì xem sở thích, khả năng như thế nào vì ngành này cần kỹ năng thực hành nhiều hơn kiến thức. Trong quá trình đào tạo, trường có ít nhất từ 5- 6 tour du lịch đi trong nước hoặc ở nước lân cận. Trong quá trình học thường yêu cầu sinh viên phải mạnh dạn thể hiện bằng các lần thuyết minh trong lớp.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 7

Cô Nguyễn Thị Viển, Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn – Ảnh: Đ.N.T

Cô Nguyễn Thị Viển, Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn tư vấn thêm: Ở trường chúng tôi hiện nay có các đợt kiến tập cho sinh viên, mỗi đợt kiến tập có quá trình thuyết trình trên xe. Sinh viên trước khi đi kiến tập phải chuẩn bị, viết đề tài… Với nghề hướng dẫn viên du lịch sinh viên phải mạnh dạn, yêu ngành nghề của mình, rèn luyện sức khỏe để đi tour.

“Em học khối D, điểm thi thử khoảng 14-15 điểm. Em muốn học quản trị du lịch và dịch vụ ở trường Văn Hiến có được không? Em học ở Quảng Ngãi 2 năm nhưng năm nay chuyển vào học ở TP.HCM, vậy có được điểm ưu tiên không?” – một học sinh đặt câu hỏi qua điện thoại cho chương trình.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến giải đáp: Điểm xét tuyển của trường trong những năm gần đây thường xấp xỉ cao hơn điểm sàn 1 điểm. Điểm của em 14-15 điểm, có khả năng trúng tuyển. Năm nay dự kiến sẽ bỏ điểm sàn xét tuyển. Vậy em cần theo dõi quy chế xét tuyển sẽ được bộ GD – ĐT ban hành từ ngày 10.3.

Về câu hỏi thứ hai, căn cứ vào quy chế tuyển sinh năm 2013, trong ba năm cuối cấp em học ở đâu lâu hơn thì được xét tuyển theo khu vực đó. Ví dụ trong 3 năm cấp 3, em học ở Quảng Ngãi 2 năm, TP.HCM 1 năm thì được xét tuyển theo khu vực Quảng Ngãi. Trong trường hợp thời gian học bằng nhau thì điểm ưu tiên xét tuyển sẽ dựa theo thời gian học sau cùng của em.

Những yếu tố cần trong ngành du lịch, khách sạn

“Em thích ngành quản lý nhà hàng – khách sạn nhưng không yêu thích ẩm thực. Vậy cho em hỏi ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn có đòi hỏi phải yêu thích ẩm thực không? Ngành này đòi hỏi tố chất gì?”, một bạn đọc thắc mắc.

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen nói thêm: Trước khi làm nghề gì đó ta phải yêu nghề trước mới làm quản lý ngành được. Nếu chỉ quản lý thôi thì không thể dấn thân được. Riêng lĩnh vực nhà hàng – dịch vụ – ăn uống phải có hiểu biết, đam mê, nếu không thì không thể quản lý thành công được.

Một bạn đọc ở An Giang gửi câu hỏi cho chương trình: Em thấy Trường ĐH Văn Hiến có Ngành Việt Nam học gồm hai chuyên ngành là hướng dẫn viên du lịch và văn hóa du lịch. Thầy cho em biết hai ngành này ngành nào dễ xin việc làm hơn?

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: Ngành Việt Nam học của trường năm nay có mở chuyên ngành Văn hiến Việt Nam, đào tạo về kiến thức văn hóa, văn hiến của Việt Nam. Tuy nhiên, để ra làm hướng dẫn viên du lịch thì em nên chọn ngành Quản trị Du lịch và Dịch vụ lữ hành.

Theo quy định hiện hành, học sinh – sinh viên học ngành hướng dẫn viên du lịch của trường nào mà trong bảng điểm có tên chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch thì sẽ có thể nộp hồ sơ, được Sở VH – Thể thao và Du lịch xem xét cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch.

Còn học ngành khác có liên quan thì phải đi học thêm khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch thì mới có thẻ hành nghề. Trường ĐH Văn Hiến hiện có các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ này.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 8

Video đang HOT

Nhiều câu hỏi được học sinh gửi đến buổi tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Đ.N.T

Một học sinh đặt câu hỏi: “Tính em rất sâu sắc, cẩn thận, nhạy cảm, theo thầy em nên theo học ngành nào?”

Thầy Châu Minh Quí, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing trả lời: Câu hỏi này rất khó. Có trường hợp tôi gặp một em học sinh rất nhút nhát hỏi nên học ngành nào. Em này nói rất thích học sư phạm vì yêu tr.ẻ e.m. Sau khi hai thầy trò nói chuyện cuối cùng tôi thấy em này đã rất tự tin. Quan trọng là em yêu trẻ, đó là yếu tố cần thiết cho nghề sư phạm.

Ngành nghề nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận, yêu nghề. Ở đây em sâu sắc, nhạy cảm có thể hướng đến những ngành có chiều sâu. Đối với nhóm ngành kinh tế ở trường chúng tôi cần phải cẩn thận, có tính nhạy cảm. Cái này cũng phải rèn luyện. Nhóm ngành kỹ thuật cũng cần cẩn thận, nhạy cảm. Đây là một số ví dụ để em chọn lựa.

“Em thích làm hướng dẫn viên du lịch nhưng bị say xe vậy em nên chọn ngành nào trong khối ngành du lịch cho phù hợp”, một bạn đọc băn khoăn.

Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, tư vấn: Qua quá trình đào tạo, cô nhận thấy một số bạn học hướng dẫn viên cũng say xe trong chuyến đi đầu tiên. Tuy nhiên, ngành này cần sự đam mê, yêu thích, sức khỏe và phải có sự rèn luyện từ từ.

Trong quá trình học tập sinh viên sẽ được rèn luyện từng bước từ tour một ngày đến tour xuyên Việt dài ngày. Có những bạn đi tour đầu lên xe mặt xanh lè nhưng qua thời gian dài đào tạo, rèn luyện đã có thể đi những tour xuyên Việt dài mà vẫn tỉnh, không những không say xe mà còn có thể thuyết minh, hát, đọc thơ, tổ chức các hoạt động trong suốt chuyến đi. Cô nghĩ chỉ cần đam mê là em có thể rèn luyện sức khỏe và khả năng thích ứng, hết say xe của mình.

Câu hỏi thú vị khác của bạn đọc ở Long An chuyển đến chương trình: Em muốn khi tốt nghiệp mình sẽ được làm quản lý các công việc, điều hành các tour du lịch, em nên chọn ngành nào cho phù hợp. Và xin hỏi thêm muốn nhanh thăng tiến trong công việc ngoài chuyên môn em được học ở trường, em cần rèn luyện bản thân như thế nào?

Cô Nguyễn Thị Viển, Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn tư vấn: Làm nghề nào em phải có niềm đam mê với ngành mới có thể yêu nghề và tập trung làm việc tốt. Ngoài học ở trường cũng phải trau dồi kiến thức bên ngoài để học hỏi kinh nghiệm những người đi trước.

“Em rất thích du lịch, nhưng em học môn sử và địa chỉ đạt ở mức trung bình. Theo thầy em nên chọn ngành văn hóa du lịch và văn hóa Việt Nam có phù hợp không? Với sức học của em thì khả năng trúng tuyển như thế nào. Ngành này có dễ xin việc khi tốt nghiệp không?”, một bạn đọc ở Hà Nam đặt câu hỏi.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến giải đáp: Làm trong ngành du lịch cần có kiến thức nền tảng về đất nước, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán… Nếu có sở trường 2 môn sử, địa thì có thể đăng ký xét tuyển theo khối C, các ngành du lịch, Việt Nam học (năm nay có chuyên ngành mới Văn Hiến Việt Nam). Trường chuyên đào tạo xã hội và nhân văn nên em có thể lựa chọn các ngành khác liên quan khối C như ngữ văn, tâm lý học, xã hội học, đông phương học.

“Em muốn hỏi trường CĐ du lịch Sài Gòn là muốn thi vào trường có cần phải có ngoại hình không, một số yêu cầu của trường ra sao?”, Bùi Trọng Toàn, học sinh trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) thắc mắc.

Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn lý giải cặn kẽ: Du lịch có hai mảng khách sạn và lữ hành. Đối với mảng lữ hành đòi hỏi người học năng động, còn với mảng khách sạn thì đòi hỏi một chút về ngoại hình. Tôi xin nhấn mạnh ngoại hình ở đây là sự duyên dáng, thân thiện, ánh nhìn cởi mở sẵn sàng phục vụ khách của bạn. Riêng ở khách sạn 4-5 sao, có thể họ sẽ đòi hỏi cao hơn về ngoại hình.

Bạn đọc hỏi: “Em muốn học du lịch – lữ hành nhưng tính em lại không năng động lắm vậy em cần phải rèn luyện như thế nào để học ngành này? Học lực khối D1 của em chỉ ở mức trung bình thì em nên chọn thi ngành nào?”.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang tư vấn: Năng động là một yếu tố được đòi hỏi khi làm ngành du lịch – lữ hành này. Người nào năng động thì có thể đi theo các tour, còn không thì chỉ làm việc văn phòng. Tuy nhiên, tôi nghĩ bất cứ ngành nghề nào muốn phát triển thì cũng cần năng động. Em cần rèn luyện thêm cho mình kỹ năng này.

Nếu em học khối D1 chỉ có học lực trung bình thì hiện các ngành liên quan đến kinh tế khối D1 những năm gần đây chỉ lấy bằng điểm sàn.

“Học ngoại ngữ không tốt lắm em có thể thi vào học ngành tài chính, marketing, tài chính, ngân hàng được không?”, Đình Nhân, học sinh Trường THPT Vĩnh Viễn TP.HCM đặt câu hỏi tại buổi tư vấn.

Thầy Châu Minh Quí, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing thông tin: Người giỏi ngoại ngữ thì trước hết phải có năng khiếu. Nếu chúng ta không có năng khiếu thì cần cù cũng có thể bù đắp được phần nào. Khi tốt nghiệp ra trường cần một số kỹ năng để đi làm tốt, ngoại ngữ là một trong những kỹ năng đó.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 9

Các học sinh trường Vĩnh Viễn chăm chú theo dõi buổi tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Đ.N.T

Đối với ngành tài chính ngân hàng, nếu chuyên tâm học ngoại ngữ em sẽ dễ thành công hơn khi ra trường bên cạnh kiến thức chuyên môn học được.

Đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ

Nhà báo Thùy Ngân đặt vấn đề cho các khách mời tư vấn thêm cho các em về ngoại ngữ và những kỹ năng quan trọng đối với sinh viên ngành du lịch – dịch vụ để có thể cạnh tranh trên thị trường lao động và thành công trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen: Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đòi hỏi nhiều kỹ năng rất cao. Các kỹ năng này cần được giảng dạy, thực hành trong môi trường chuyên nghiệp. Trong đó, truyền thông là vấn đề quan trọng, nói cụ thể đó là nghe – nói ngôn ngữ Quốc tế mà hiện giờ là tiếng Anh. Các bạn phải nói được mà không chỉ nói để người ta nghe mà người ta phải hiểu, phải thuyết phục được người ta. Làm du lịch mà không biết tiếng Anh thì không thể phát triển được.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, đán.h giá kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu quan trọng để sinh viên ra trường có thể tham gia vào thị trường lao động, hội nhập quốc tế. Hiện nay, nhiều trường đã đặt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với sinh viên. Các bạn cần học để đáp ứng được chuẩn ngoại ngữ đầu ra và yêu cầu của thị trường lao động.

Thầy Châu Minh Quí, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing cho rằng đây là điều lo lắng không chỉ của sinh viên, nhà trường mà cả xã hội. “Tôi thấy các em học nhiều lắm nhưng ra trường không sử dụng được ngoại ngữ. Với trường, có giải pháp: khi sinh viên trúng tuyển, chúng tôi sẽ kiểm tra Toeic và sẽ được đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ khi ra trường”, thầy Quí nói.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, khuyên học sinh, sinh viên cần bổ sung thêm kỹ năng ngoại ngữ vì đây là kỹ năng quan trọng. Bên cạnh đó là ngoại hình, sự chỉn chu và cần nhất là “đẹp” trước mặt mọi người” khi nở nụ cười thân thiện.

Đặc biệt, qua quá trình đào tạo của trường thì những sinh viên nào giỏi tiếng Anh đều rất thành công trong lĩnh vực này. Học du lịch, ngoài tiếng Anh, để giỏi sinh viên cần phải học thêm một ngoại ngữ phụ, tối thiểu là hai ngoại ngữ.

Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, chia sẻ: Kết quả điều tra của EU về việc các doanh nghiệp du lịch mong đợi gì ở nhân sự ngành du lịch thì đầu tiên là thái độ, tác phong phục vụ; thứ hai là ngoại ngữ mà hiện nay là tiếng Anh và thêm một ngoại ngữ phụ. Đối với trường thì ngoại ngữ là kỹ năng mà trường chú trọng đào tạo sinh viên. Học tốt ngoại ngữ thì sinh viên ra trường mới thành công. Thứ ba mới là kỹ năng nghề. Cuối cùng là kỹ năng mềm.

Cô Nguyễn Thị Viển, Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn lưu ý thêm: Nhà trường hàng năm có tổ chức hùng biện về tiếng Anh do người bản xứ dạy. Nhà trường rất quan tâm tới những học sinh và dành cho những suất học bổng (giá trị 1 năm). Giảm học phí cho học sinh thi đầu vào có điểm tiếng Anh cao.

Thi vào nhóm ngành quản trị - dịch vụ: Thí sinh cần nhiều kỹ năng mềm - Hình 10

Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến – Ảnh: Đ.N.T

“Năm nay các trường có ngành nào mới, chính sách học bổng, học phí đối với sinh viên ra sao?”, một học sinh đặt câu hỏi.

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen cho biết: Trường có 21 ngành đại học, 8 ngành cao đẳng. Trường tổ chức thi, một số ngành sẽ xét tuyển. Các em sẽ học một số ngành có giáo trình tiếng Anh và có ngành thì 100% bằng tiếng Anh. Trường có chương trình học bổng tổng trị giá 6,4 tỷ đồng. Năm rồi trường cấp khá nhiều học bổng toàn phần hoặc 75% – 50% cho sinh viên. Các em tìm hiểu thông tin đầy đủ thì lên website của trường.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến: Trong những năm gần đây trường luôn cam kết mức học phí thấp, khoảng 7 triệu/học kỳ, tức 13-14 triệu/năm. Trường có nhiều chế độ cho người học như học bổng thu hút, năm 2014 trường dành 2,5 tỷ đồng cho dạng học bổng này, trong đó tập trung vào nhóm ngành xã hội, nhân văn. Nhóm học bổng đầu vào cho thí sinh thi vào trường có học bổng tài năng. Các em xem chi tiết ở website của trường. Trường kí hợp đồng với hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM để tạo điều kiện các em có việc làm sau khi ra trường.

Thầy Châu Minh Quí- Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing nói thêm: Năm nay trường có mở chuyên ngành mới là truyền thông marketing, ngành tài chính ngân hàng có chuyên ngành hải quan, ngành hệ thống thông tin quản lý có chuyên ngành tin học quản lý.

Trường mở chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đặc biệt, chương trình liên kết với nước ngoài.

Học phí hỗ trợ năm 2013 theo học chế tín chỉ là 220.000 đồng/tín chỉ. Nếu học một năm thì khoảng 6 – 6,5 triệu/năm. Hàng năm có học bổng hỗ trợ sinh viên nghèo, vượt khó.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang cho biết: Trường tuyển sinh 18 ngành năm 2014, xét tuyển theo kì thi 3 chung. Đang dự kiến tuyển thêm khối H1 và B1. Trường tuyển chỉ tiêu 2.000 cho tất cả các ngành.

Học phí của trường không thay đổi trong suốt khóa học. Trường cho vay trung bình 10 triệu đồng/năm. Anh chị em học cùng trường được giảm học phí. Bạn học có anh chị em đã tốt nghiệp cũng được giảm 8%.

Có 5 mức học bổng công bố theo từng lớp từ 100% – 10% nếu đủ 7 điểm/môn trở lên.

Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn bổ sung thêm: Trường chỉ xét tuyển học bạ, không tổ chức thi tuyển. Trường tập trung đào tạo du lịch. Năm nay có thêm 2 ngành mới là bếp (kỹ thuật chế biến món ăn) và quản trị nhà hàng.

Học phí trung bình 5 triệu đồng/học kì, không thay đổi học phí trong suốt 3 năm liền. Có học bổng doanh nghiệp, học bổng của người sáng lập trường, các giả.i thưởn.g dành cho sinh viên tài năng.

Cô Nguyễn Thị Viển, Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn nói tiếp: Trường đào tạo 4 nhóm ngành du lịch, kinh tế, ngoại ngữ, nghệ thuật. Trường vừa tuyển sinh theo phương thức thi tuyển và xét tuyển.

Đúng 16 giờ 40, buổi tư vấn kết thúc. Hẹn gặp lại vào buổi tư vấn trực tuyến truyền hình kế tiếp diễn ra vào lúc 14 giờ 30 ngày 6.3 với chủ đề lưu ý khi thi vào các trường nhóm: công nghệ thông tin, viễn thông.

Theo VNE

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ

Buổi truyền hình trực tuyến trong chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh với chủ đề "Chọn ngành nghề phù hợp" do báo Thanh Niên tổ chức vào chiều 18.2 với nội dung những lưu ý thi khối ngành kỹ thuật và công nghệ đã giải đáp nhiều thắc mắc và cung cấp những thông tin bổ ích cho các học sinh và phụ huynh.

Năm nay, lần đầu tiên, song song với chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra ở các tỉnh thành, Báo Thanh Niên còn tổ chức các buổi tư vấn truyền hình trực tuyến tại địa chỉ www.thanhnien.com.vn với chủ đề "Chọn ngành nghề phù hợp" vào các buổi chiều thứ ba và thứ năm hằng tuần.

Buổi tư vấn truyền hình trực tuyến đầu tiên sẽ diễn ra lúc 14 giờ 30 hôm nay (18.2) với nội dung những lưu ý thi khối ngành kỹ thuật và công nghệ.

Ngay trước 14 giờ 30 phút, đông đảo học sinh trường Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) đã có mặt tại tòa soạn báo Thanh Niên để bắt đầu buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến.

Nhà báo Thùy Ngân cho biết, cùng tham gia buổi trực tuyến hôm nay có đại diện 6 trường ĐH có đào tạo những ngành liên quan đến kỹ thuật, công nghệ.

Mỗi trường có những đặc thù, thế mạnh khác nhau. Để giúp các thí sinh biết được trường nào phù hợp với bản thân, đại diện các trường sẽ cho biết những điểm lưu ý, đặc thù về khối ngành này.

Tham dự buổi tư vấn có các chuyên gia đến từ nhiều trường ĐH, CĐ gồm:

TS Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCMTS Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCMThS Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCMThS Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc HồngThS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCMThầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM

Các chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc của thí sinh và phụ huynh về việc chọn lựa ngành và trường dự thi liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

Bạn đọc quan tâm, ngay từ bây giờ có thể gửi câu hỏi về chương trình qua địa chỉ: www.thanhnien.com.vn hoặc tòa soạn Báo Thanh Niên, 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 1

Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến tại tòa soạn Báo Thanh Niên - Ảnh: Khả Hòa

Phụ huynh và học sinh có thể đăng ký tham gia chương trình trực tiếp tại tòa soạn.

Đúng 14 giờ 30, chương trình tư vấn trực tuyến chính thức diễn ra.

Theo nhà báo Thùy Ngân, Phó Ban Thanh niên - Giáo dục, Báo Thanh Niên, chọn học ngành gì là một câu hỏi quan trọng đối với tất cả các học sinh lớp 12 chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ hay các trường trung cấp chuyên nghiệp. Chọn học ngành theo sở thích, đúng sở trường hay theo nhu cầu xã hội. yếu tố nào cũng có những giá trị của nó. Tuy nhiên, trước khi có quyết định chính thức, điều cần thiết nhất là mọi người, đặc biệt là các phụ huynh, học sinh phải có đủ thông tin.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 2

Các thầy giáo đại diện các trường tham gia chương trình tư vấn - Ảnh: Khả Hòa

Nhà báo Thùy Ngân cho biết, nhằm cung cấp cho thí sinh thêm thông tin và tạo cầu nối giúp các bạn có điều kiện trao đổi trực tiếp với các trường đa dạng ngành nghề, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Chọn ngành nghề phù hợp", dự kiến 10 buổi. Mỗi buổi là các nhóm ngành nghề khác nhau.

Mở đầu chương trình có nhà báo Võ Ba, Trưởng ban Thanh niên - Giáo dục, Báo Thanh Niên gửi tặng những bó hoa tươi thắm cho các thầy tham dự chương trình.

Đặc điểm riêng từng trường khối ngành kỹ thuật, công nghệ

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM:

Giới thiệu sơ qua về trường, Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết trường có truyền thống về các môn khoa học cơ bản, về các ngành như: toán, lý, hóa, sinh, địa chất. Trường đã phát triển một số ngành công nghệ mũi nhọn, CNTT, sinh học, công nghệ cao... để tạo điều kiện cho các em có cơ hội chọn lựa.

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, trường luôn cập nhật kiến thức mới nhất để các em khi tốt nghiệp được học lên cao ở trong, ngoài nước và ứng dụng với thực tế.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 3

TS Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM giải đáp thắc mắc cho các thí sinh - Ảnh: Khả Hoà

Khối thi của trường là khối A, A1, B..., mỗi chuyên ngành đều có thế mạnh để các em phát huy sở trường của mình.

ĐH Bách Khoa TP.HCM:

Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo cho biết: Bách Khoa là trường đào tạo về kỹ thuật tương đối lâu đời nhất trong nước. Ở trường có khá nhiều khối ngành kỹ thuật, đào tạo dạng tín chỉ từ lâu, nên đặc điểm lớn nhất của trường là các em có thể đăng ký tín chỉ và học ở các khoa khác nhau.

Trong chương trình đạo tạo có nền tảng chung, trường cho phép các em tự chọn ngành yêu thích. Đa số các ngành Bách Khoa đào tạo thì các trường khác cũng đào tạo như công nghệ thông tin, điện, tự động hóa, xây dựng, công nghệ hóa học... Do vậy năm nay 2014, Bách Khoa có nêu đặc điểm khác biệt của các ngành mà trường đạo tạo so với các trường đào tạo khác tại trang web của trường. Các em có thể lên xem và tham khảo.

ĐH Giao thông vận tải TP.HCM:

Trong khi đó, Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM thông tin: Trường có một số nét đặc trưng riêng, trực thuộc Bộ GTVT nên điều kiện thực tập, thực hành có sự ủng hộ của các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT.

Trường được thành lập dựa trên phân hiệu của Trường ĐH Hàng Hải phía Nam. Trường có các ngành truyền thống liên quan đến hàng hải như điều khiển tàu biển, vận hành khai thác máy tàu thủy,...

Ngoài ra, trường còn có các ngành đặc thù khác như lĩnh vực xây dựng có chuyên ngành xây dựng đường sắt và metro lĩnh vực kinh tế thì có kinh tế vận tải biển gần đây có chuyên ngành mới thuộc nhóm ngành kinh tế là logistics và vận tải đa phương thức,...

Các em có thể tham khảo chi tiết trên website của nhà trường để xem cụ thể các ngành và chuyên ngành đào tạo.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 4

Học sinh đặt câu hỏi trực tiếp với các khách mời tại buổi tư vấn - Ảnh: Khả Hòa

Trường ĐH Lạc Hồng:

Đại diện trường ĐH nổi lên gần đây với các danh hiệu xuất sắc trong các cuộc thi Robocon trong nước và quốc tế, thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết: trường đa ngành nhưng về khối kỹ thuật trường ĐH Lạc Hồng tuyển sinh các ngành: điện tử, tự động hóa, hóa sinh, hóa thực phẩm, công nghệ môi trường, xây dựng...

Theo thầy Hiển, thế mạnh của trường là đóng ở Đồng Nai - nơi có nhiều khu công nghiệp. Do đó trường thường tuyển sinh theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 5

ThS Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng trả lời các thắc mắc của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM:

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng gửi đến nhiều thông tin mới, bổ ích cho chương trình.

Theo thầy Quốc Anh, Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) đào tạo đa ngành như: quản lý, kinh tế, kỹ thuật, kiến trúc... Thế mạnh của trường là khối ngành kỹ thuật công nghệ như cơ khí, công nghệ thực phẩm, xây dựng, công trình giao thông... Đặc biệt, trường có những sinh viên năng động vì chúng tôi chú trọng đào tạo phát triển toàn diện kỹ năng của sinh viên như kỹ năng thực hành bằng cách trang bị, các phòng thí nghiệm mở trong khối ngành công nghệ kỹ thuật.

Bên cạnh đó, trường chú trọng đào tạo các kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm để trang bị cho sinh viên hành trang toàn diện khi ra trường.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 6

ThS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trả lời các câu hỏi của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa

Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM:

Thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM giới thiệu, thế mạnh nhất của trường chắc chắn là khối CNTT. Trường còn chia làm 2 khối: Điện tử viễn thông và kinh tế.

Theo đó, ngành CNTT có thế mạnh nhất so với các trường cao đẳng khác là thực hành. Có 3 ngành: CNTT, truyền thông mạng máy tính và hệ thống thông tin. Tỷ lệ đào tạo lý thuyết và thực hành là 50/50. Trường còn phối hợp với các công ty lớn về CNTT để sinh viên thực tập và làm việc sau khi ra trường.

Theo thầy Khương Đại Thắng, nhóm ngành công nghệ của trường có ngành công nghệ kỹ thuật tự động hóa và kỹ thuật máy tính là các ngành mới.

Sau phần giới thiệu chung của các trường, các học sinh tham dự chương trình đã hào hứng đặt câu hỏi trực tiếp với đại diện các trường.

Những thắc mắc ngành CNTT, kỹ thuật, điện tử, xây dựng

"Em học 12, thi khối A1, chọn ngành CNTT. Tuy nhiên em chưa biết rõ học CNTT là học gì, ra làm gì, chưa dự tính thi được trường nào, mong thầy cô tư vấn giúp?" - một học sinh tại hội trường đặt câu hỏi.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết: vai trò của CNTT rất quan trọng để phát triển hầu hết các ngành khoa hoc, nhu cầu về ngành này rất lớn cả trong và ngoài nước. Nhà nước cũng có nhiều chủ trương chính sách đào tạo ngành này. Một số chuyên ngành nằm trong ngành CNTT như hệ thống máy tính, truyền thông mạng máy tính, thị giác máy tính...

Theo Tiến sĩ Quang, điều quan trọng là bản thân các học sinh phải xem xét rằng: trường đó có phù hợp với năng lực của mình không, điểm đầu vào của các trường khác nhau, cho nên mỗi em phải xét lại năng lực rồi mới tính tiếp.

Thầy Quang cũng mong rằng các em yêu thích ngành học nào, trường nào nên nỗ lực để đạt được mong muốn của mình.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 7

TS Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM trả lời các câu hỏi của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa

Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì tư vấn: khoa CNTT của trường đổi thành khoa học và kỹ thuật máy tính. Trước đây trường đào tạo thiên về phần kỹ thuật và ứng dụng, ít nghiên cứu về khoa học nhưng giờ đã rút ngắn khoảng cách này. Ngược lại ở trường ĐH Khoa học tự nhiên, một số khoa cũng đưa vào ngành nghề kỹ thuật ứng dụng vào đào tạo. Hai trường cũng thường xuyên trao đổi với nhau liên quan đến chuyên ngành CNTT.

Tiến sĩ Lê Thanh Hưng lưu ý thêm: khi học ngành CNTT, học sinh cần phải tự hỏi lại mình, thích cái gì ở trong đó.

"Ở trường tôi có những em học giữa chừng rồi bỏ để đi học những mảng gì cụ thể hơn. Còn ở mức độ đại học học thiên về kiến thức nền tảng hơn nên có thể học 3-4 năm chưa thấy gì. Nếu muốn làm trang web hay sản phẩm gì cụ thể ngay và luôn, thì em nên suy nghĩ lại. Trong trường hợp này thì chứng chỉ ngắn hạn về CNTT lại phù hợp với các em hơn" - thầy Hưng cho lời khuyên

Trong khi đó, thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM thì cho rằng nguồn gốc của CNTT là toán. Cho nên thầy Thắng khuyên các em cần xét về trình độ tư duy, lý luận, logic xem mình có thể theo học được ngành này không? Nếu các em cảm thấy không theo được trình độ đại học thì nên học cao đẳng. Hiện trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM có nhiều mảng ngành CNTT về cả phần cứng và phần mềm.

Thông qua website www.thanhnien.com.vn, một bạn đọc tên Bình đặt câu hỏi khá thú vị cho ĐH Lạc Hồng: "Cho em hỏi các ngành kỹ thuật điện, điện tử, cơ điện tử, tự động hóa tại Trường ĐH Lạc Hồng cấp bằng kỹ sư hay cử nhân, có tạo điều kiện cho sinh viên đi tham quan thực tế hay không?".

Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng trả lời: chúng tôi có đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, cơ khí, điện - điện tử,... đào tạo 4,5 năm. Ngoài học ở trường cũng có chương trình tham quan thực tế tùy ngành nghề. Có thể là ở các nhà máy, các công ty gần trường về điện tử, cơ khí,... để định hình ngành nghề của mình. Trong chương trình học, yêu cầu sinh viên ứng dụng thực tế nhiều nên phải thực hành nhiều".

Theo thầy Hiển, cuối chương trình đào tạo, trường ĐH Lạc Hồng còn có chương trình thực tập 6 tháng ở các doanh nghiệp và đây cũng chính là là yêu cầu của các doanh nghiệp. Qua đó sinh viên vừa có kiến thức, vừa có thu nhập, có thêm kinh nghiệm làm việc.

Liên tục nhiều câu hỏi được gửi về chương trình liên quan đến các lĩnh vực tự động hóa, xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp được nhà báo Thùy Ngân đặt ra cho các khách mời:

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 8

Thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM đang trả lời trực tuyến - Ảnh: Khả Hòa

"Học ngành tự động hóa ở trường ĐH Giao thông vận tải ra trường làm việc gì? Ra trường cơ hội làm việc có cao không? Điểm chuẩn ra sao?".

"Em quan tâm đến ngành Kỹ thuật xây dựng giao thông vận tải em cần những kỹ năng gì để có thể bước vào nghành này một cách vững chắc? Và tỉ lệ xin được việc làm sau khi ra trường có cao không?".

"Em định thi nghành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Học lực của em chỉ khá. Vậy em nên thi trường nào?"

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM trả lời chung cho cả 3 câu hỏi trên:

Trường được giao nhiệm vụ đặc biệt là cung cấp nhân lực ngành GTVT nên trường có khuynh hướng cho sinh viên học những học phần ứng dụng cụ thể hơn về GTVT như: ngành điện - điện tử đi sâu vào điện tàu thủy để làm hàng hải, tự động hóa. Ngoài kiến thức chung về hệ thống tự động cơ, điện thì năm nay trường đầu tư thêm kiến thức để chuẩn bị nhân lực xây dựng đường sắt Metro.

Đối với ngành kỹ thuật công trình xây dựng trường có những chuyên ngành như kết cấu công trình, nền móng..., phần nền tảng cũng giống các chuyên ngành xây dựng khác ngoài ra có đi sâu kiến thức về xây dựng các công trình dân dụng nhà cửa.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 9

ThS Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM trả lời các câu hỏi của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa

Một học sinh khác ở Bình Dương đặt câu hỏi: Nghe nói trước đây trường ĐH Công nghệ TP.HCM có tên là trường ĐH Kỹ thuật công nghệ, nay vì sao thay đổi? Vậy trường có còn đào tạo ngành kỹ thuật nữa không?

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết: từ năm 2013, trường chính thức đổi tên, với định hướng không chỉ ngành kỹ thuật công nghệ mà là đa ngành nghề. Bên cạnh khối kỹ thuật công nghệ, trường tập trung phát triển các ngành kinh tế, quản trị, makerting, dịch vụ khách sạn, lữ hành, ăn uống....

Một câu hỏi được tiếp tục nêu ra: Em có dự định sẽ thi vào khối V ngành Kiến trúc trường ĐH công nghệ hoặc Đại học Tôn Đức Thắng. Được biết khối V năm 2014 trường Đại học Kiến Trúc đã thay đổi thay môn Lý bằng môn Văn, nghĩa là khối V thi Toán- Văn-Vẽ. Vậy khối V thi ngành Kiến trúc của các trường khác như thế nào?

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 10

Bây giờ bảo các em chọn nghề là rất khó vì theo thầy còn bị ảnh hưởng bởi ba mẹ, anh chị... Các em có thể học ngành mình chọn, rồi chúng ta còn nhận kiến thức bên cạnh để bổ sung. Chẳng hạn như thầy, từ học cơ khí, thầy chuyển sang học ngành công nghệ thông tin từ chuyện mê chơi game. Trong xã hội, mỗi ngành nghề đều gắn bó với nhau nên các em càng biết rộng càng dễ tiến vào xã hội"

Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thông tin: Hiện trường vẫn tuyển sinh khối V ngành kiến trúc. Theo thông tin ban đầu thì các bạn thi khối V của các trường sẽ thi riêng. Thông tin chính thức sẽ được công bố sau ngày 10.3.

Tiếp tục chương trình, nhà báo Thùy Ngân đề nghị các thầy có mặt tại buổi tư vấn trực tuyến chia sẻ với các bạn thí sinh những tố chất cần thiết cho thí sinh khi thi vào khối ngành kỹ thuật công nghệ.

Những lời khuyên cho thí sinh khối kỹ thuật, công nghệ

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM chia sẻ: thời điểm này nhiều học sinh đã có thể lựa chọn và có nhiều cơ hội để tham khảo thông tin cho riêng mình. Hiện nay có một số trang web của một số học giả trắc nghiệm sở thích ngành nghề mà các em có thể tham khảo. Các em cố gắng tìm trường nào đào tạo uy tín, phù hợp để đến tận nơi tìm hiểu.

Các em có thể tự xác định những thói quen, sở thích của bản thân để liên hệ với ngành nghề có thể mình phù hợp. Ví dụ khi thích ngành khoa học công nghệ kỹ thuật thì người đó thường hay tìm hiểu, tò mò những thiết bị xung quanh mình. Đặc điểm thành công của khoa học công nghệ đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo.

Nếu không đủ năng khiếu hay sức khỏe lĩnh vực nào đó không có nghĩa chúng ta không theo được. Người ta có thể thiết kế nhiều máy móc chỉ bằng ngồi lập trình trên máy. Lĩnh vực nặng nề như dầu khí nhưng không có nghĩa là ra giàn khoan mà có thể ngồi trong phòng lạnh để làm việc với máy tính.

Nếu yêu thích lĩnh vực đó, không hội tụ đủ năng khiếu, sức khỏe thì vẫn có thể phát huy sở trường khác của mình.

Định hướng chuyên ngành gì, ngành gì thì chính các em phải tự định hướng. Đó là "nỗi khổ" ai cũng phải trải qua khi chưa được trải nghiệm ngành nghề thực sự nào đó. Những bạn có tố chất để đi theo lĩnh vực khoa học công nghệ thì nên mạnh dạn lựa chọn.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 11

Nhiều học sinh quan tâm đến những thông tin mà buổi tư vấn mang lại - Ảnh: Khả Hòa

Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì nhấn mạnh: đa số các ngành về kỹ thuật như xây dựng, cơ khí.. thì cần về toán rất nhiều. Do đó muốn học ngành kỹ thuật bắt buộc phải học toán nhiều. Toán ở đại học lại khó hơn rất nhiều nên làm kỹ sư phải biết tính toán, phải biết tự lập trình để tính.

Về việc chọn nghề yêu thích thì đây là vấn đề vẫn được thường xuyên nhắc đến. Vấn đề khó khăn là nhiều em không biết thích cái gì. Việc chọn sai là hơi nhiều nên các em không nên quá băn khoăn, cần dựa trên ý kiến của cha mẹ, thầy cô và ở chính các em để lựa chọn trường, nghề mà các em cảm thấy thích.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM lưu ý thêm: cách hiểu ngành công nghệ kỹ thuật phải làm ngành nghề vận động chân tay nhiều hiện đã lỗi thời. Bất cứ ngành nghề gì đều có nhiều lĩnh vực, bộ phận khác nhau. Ví dụ như nói ngành hàng hải của trường suốt ngày phải lênh đênh trên biển là không đúng mà còn làm nhiều việc khác nữa.

Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ - Hình 12

Nhiều học sinh đắn đo định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân - Ảnh: Khả Hòa

Các thầy có thể định hướng còn việc học, nắm kiến thức chuyên môn là nhiệm vụ của các em. Việt Nam giờ đã hội nhập nên kiến thức chuyên môn có rất nhiều trên mạng, sách vở hay trong nhà trường. Các em cần lưu ý học ngoại ngữ để có thể nghiên cứu được tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Tiếp tục chương trình, một bạn đọc ở Đồng Nai hỏi: Chỉ thích làm công việc ở nhà liên quan đến khoa học công nghệ thì có thể học ngành gì?

Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng chia sẻ: trong giai đoạn hiện nay muốn học kỹ thuật phải học giỏi Toán, Lý, Hóa. Người theo kỹ thuật cần có đầu óc mô hình vì khi đi làm ngành điện tử thường làm việc bằng bản vẽ, ngành xây dựng cũng thế. Thích làm việc ở nhà thì chỉ có một ngành có thể là công nghệ thông tin. Với sự phát triển của Internet thì có những công việc có thể làm ở nhà và chuyển qua đường mạng, hoặc là buôn bán hàng trên mạng.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM lưu: "Thầy muốn nhắn nhủ em nào muốn đi theo khối ngành kỹ thuật công nghệ thì cần có điều quan trọng nhất là đam mê. Không có đam mê thì rất khó thành công trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Nếu các bạn dễ buông xuôi, dễ bỏ qua thì chắc chắn không thành công được".

Còn thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM đúc kết: khối ngành kỹ thuật công nghệ đều có điều khiển tự động hóa. Muốn học được điều khiển tự động phải có lập trình, muốn lập trình phải có tư duy về toán. Lĩnh vực này, yếu tố tư duy các thí sinh cần phải có.

Cũng theo thầy Thắng, vấn đề sinh ngữ cụ thể là tiếng Anh thì phải nắm chắc để giúp các em tự tin bước vào thế giới.

"Bây giờ bảo các em chọn nghề là rất khó vì theo thầy còn bị ảnh hưởng bởi ba mẹ, anh chị... Các em có thể học điều mình chọn rồi chúng ta còn nhận kiến thức bên cạnh để bổ sung. Chẳng hạn như thầy, từ học cơ khí, thầy chuyển sang học ngành công nghệ thông tin từ chuyện mê chơi game. Trong xã hội, mỗi ngành nghề đều gắn bó với nhau nên các em càng biết rộng càng dễ tiến vào xã hội" - thầy Thắng bày tỏ.

Phụ nữ học ngành kỹ thuật - công nghệ có hợp không? Một bạn đọc đặt câu hỏi qua chương trình: Nếu là nữ nhưng thích học kỹ thuật công nghệ thì có thể học những ngành nghề nào? Có bị giới hạn không? Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM trả lời: trong tuyển sinh thì ngành khoa học kỹ thuật cũng không hạn chế nữ. Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển rất rộng nên có những chuyên ngành có thể nam thuận lợi hơn nhưng cũng có nhiều nữ có thể thành công ví dụ như ngành địa chất thường đi vào thực địa, trực tiếp tới hiện trường nhưng cũng có những nữ địa chất rất thành công ở những phòng thí nghiệm địa chất. Tiến sĩ Quang nhấn mạnh: nữ không có hạn chế, ngay cả trong CNTT vốn đòi hỏi tư duy logic, toán học... thì nữ vẫn có thể làm tốt. Nhiều công ty phần mềm vẫn tuyển nữ làm lập trình viên. Nhiều em nữ có đam mêm nghề nghiệp, cần cù thì vẫn có khả năng sáng tạo. Vì vậy, có thể khẳng định nữ không bị hạn chế khi thi vào các ngành khoa học kỹ thuật. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: từ năm 2002 các ngành đi biển không tuyển nữ. Bây giờ hội nhập rồi và các nước không còn hạn chế. Từ 2013 và năm nay nhà trường chủ trương không giới hạn nam nữ trong tất cả các ngành của trường. Những ngành có đặc thù riêng nên vào lớp số lượng nữ hơi ít nhưng có ngành có số lượng nữ áp đảo như nhóm ngành kinh tế. Còn thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng thì cho rằng tất cả ngành nghề của trường không giới hạn nữ. Một số ngành nữ tưởng không có ưu thế nên không dám vào nhưng thực tế lại khác. Như điện tử thì nữ có thể kiểm tra các dây chuyền vì cẩn thận, siêng năng. Các ngành kỹ thuật nữ vẫn có ưu thế và thế mạnh của nữ vẫn cần cho nhiều ngành. Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khẳng định: Các ngành khoa học kỹ thuật gần như không phân biệt nam hay nữ. Các khối ngành liên quan hóa như môi trường, sinh học, công nghệ thực phẩm,... thì gần như nữ chiếm đông hơn cả nam. Các bạn vẫn có thể làm chuyên gia tư vấn ở các nhà máy, xí nghiệp. Ưu thế của nữ là dễ tiếp xúc, dễ tư vấn, dễ thuyết phục, dễ thu hút khách hàng hơn trong các lĩnh vực. Các bạn nữ vẫn có thể tham gia tư vấn, giám sát lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Thầy Khương Đại Thắng lưu ý thêm: đội ngũ giảng viên khoa CNTT đội ngũ nữ chiếm đa số so với nam. "Chúng ta không phân biệt nam và nữ học ngành gì. Ngành nấu ăn thường do phụ nữ nhưng trong lớp ngoài nữ vẫn có nam. Thành công nhiều hơn lại là nam, chẳng hạn như ...Yan Can Cook. Điều đó cho thấy chúng ta thích gì thì làm cái đó, làm đúng theo sở thích và sẽ chắc chắn thành công" - thầy Thắng đúc kết.

Học lực trung bình có dễ đậu không?

Câu hỏi cuối cùng do nhà báo Thùy Ngân đặt ra cho đại diện các trường là: với những học sinh có học lực trung bình, cơ hội nào vào ngành kỹ thuật công nghệ sẽ thế nào? Khả năng đậu có cao không?

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang tư vấn: các em yêu thích ngành nghề kỹ thuật nếu không thể đi vào trình độ đại học thì thi vào các trường cao đẳng trung cấp. Nếu các em có tay nghề xuất sắc hơn cả kỹ sư thì vẫn được trọng dụng, xã hội đãi ngộ.

Tiến sĩ Lê Thanh Hưng: Điểm thông thường của Bách Khoa có 3 mức: khoảng trên 20 - 21 điểm, khoảng giữa khoảng 18 điểm, còn ở top dưới là 16 điểm như ngành trắc địa.. Bách Khoa có những ngành như vật liệu xây dựng cũng là ngành hay, điểm cũng không quá cao, khoảng 16 điểm. Tuy nhiên, khi học những ngành của Bách khoa thì những em tuyển vào với điểm thấp học cũng khá vất vả.

"Tôi muốn nói không phải những em học đại học lại có trình độ cao hơn cao đẳng. Ví như những em học rất giỏi nhưng lại muốn học cái gì để có thể làm liền phù hợp với nhiều ngành ở bậc cao đẳng, có những người phù hợp kiến thức hàn lâm thì theo bậc đại học" - TS Quang đúc kết.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ: Điểm trúng tuyển phụ thuộc nhiều yếu tố như số lượng thí sinh đăng ký, năng lực thí sinh. Nếu các em có đam mê thì cứ mạnh dạn tuy nhiên cần cân nhắc năng lực của mình và các điểm trúng tuyển qua một vài năm của một ngành nào đó để so sánh. Ở trường ĐH Giao thông vận tải cũng đào tạo các ngành cao đẳng nên các em có thể xem và lựa chọn ngành phù hợp.

Thạc sĩ Lâm Thành Hiển: Trường chúng tôi hướng đến đối tượng học lực trung bình khá. Các ngành của trường lấy điểm bằng điểm sàn (trừ ngành dược). Chương trình học được điều chỉnh một chút để các em có thể ứng dụng được những kiến thức vào thực tế. Ngành kỹ thuật đang có hướng học một buổi, thực hành một buổi, giảm lý thuyết cho phù hợp. Các bạn học lực trung bình, trung bình khá có thể không học được những trường danh tiếng thì còn có các trường khác và hệ cao đẳng hoặc trung cấp.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh: Bất cứ ngành nào thì cũng đòi hỏi năng lực của các em. Tuy nhiên, thời đại hiện nay, năng lực và học lực chỉ chiếm một phần trong thành công công việc sau này. Trường hiện đang mong muốn đào tạo sinh viên theo 2 hướng: tự khám phá năng lực bản thân (có sự nhạy bén, tư duy,...) phương pháp và kỹ năng làm việc.

Thầy Khương Đại Thắng: Đối với trình độ cao đẳng thì học trung bình vẫn có thể học trường liên quan đên kỹ thuật - công nghệ. Nếu không học cao đẳng thì học trung cấp. Không được nữa thì các em có thể học nghề, để chính cái nghề sẽ dạy cho ta. Khi học cao đẳng, được vừa học vừa làm, kiến thức lý thuyết và thực tế có tỷ lệ 50/50. Nhà trường tạo mọi điều kiện để các em thực hiện được ước mơ của mình.

Đúng 16 giờ 30, buổi tư vấn trực tuyến kết thúc. Hẹn các bạn đọc, phụ huynh học sinh trong buổi truyền hình trực tuyến tư vấn vào chiều thứ năm (20.2) với các vấn đề liên quan đến khối ngành: kinh tế, ngân hàng, tài chính và luật.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh sách sao Vbiz xuất hiện trong nhóm content bẩn của Negav bị lộ, người trong cuộc lần lượt lên tiếng!
20:47:54 01/10/2024
Em họ của chồng xin ở nhờ, nửa đêm tôi chế.t sững trước cảnh 'nóng mắt' của hai người
19:09:42 01/10/2024
Vợ Quách Phú Thành sống trong nhung lụa nhưng vẫn bị chồng từ chối một điều
19:59:14 01/10/2024
Thu Trang chính thức lên tiếng khi chồng Phương Lan nhắc tên trong lùm xùm bị nó.i xấ.u
22:05:40 01/10/2024
Phan Đạt - chồng diễn viên Phương Lan là ai mà náo loạn Vbiz?
21:32:28 01/10/2024
Thông tin chính thức vụ NS Hữu Châu bị gọi tên giữa drama chèn ép, có hành động sai lệch với diễn viên trẻ
20:24:01 01/10/2024
Ngọc Hiệp "Cô gái xấu xí" tuổ.i 59: Thích đi phượt, viên mãn bên chồng
19:44:10 01/10/2024
Xoài Non bị chỉ trích thiếu trách nhiệm, lên tiếng kể khổ nhưng netizen không chấp nhận
18:08:44 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Bảo Chung nói thẳng về tin đồn là đại gia bất động sản

Sao việt

23:28:21 01/10/2024
Nghệ sĩ Bảo Chung phủ nhận chuyện là đại gia bất động sản. Ông nói lý do từ Mỹ về Việt Nam vì muốn hết mình với nghệ thuật.

Diễn viên Lê Giang tuổ.i 52 hóa 'phú bà phông bạt', đắt show phim ảnh bậc nhất

Hậu trường phim

22:50:03 01/10/2024
Lê Giang vui vì tuổ.i 52 vẫn nhận nhiều lời mời đóng phim. Hiện chị là nữ diễn viên trung niên đắt show bậc nhất với vai diễn trong các dự án doanh thu trăm tỷ.

Màn ảnh Việt có 1 phim ngôn tình cực đáng hóng: Nữ chính trong trẻo tựa tình đầu, bối cảnh đẹp như tranh vẽ

Phim việt

22:17:40 01/10/2024
Bộ phim nhận nhiều phản hồi tích cực từ khán giả nhờ màu sắc trong trẻo, tươi mới đậm chất thanh xuân vườn trường mà dàn diễn viên trẻ đem đến.

Thiếu gia nổi tiếng gâ.y số.c khi thú nhận 22 tuổ.i có 10 mối tình

Netizen

22:15:52 01/10/2024
Đảo Thiên Đường đang là show hẹn hò hot nhất hiện tại khi ghép cặp các người chơi trai xinh gái đẹp. Khi chương trình càng về cuối, các cặp đôi dần lộ diện thì có một cái tên vẫn bị coi là mỹ nam lu mờ

Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da

Sức khỏe

22:02:04 01/10/2024
Chụp động mạch vành qua da là thủ thuật cơ bản và sử dụng rộng rãi trong các quy trình can thiệp về tim mạch với mục đích đán.h giá toàn bộ hệ động mạch vành.

Ngôi sao số 1 Việt Nam - người duy nhất không sợ bị vạ miệng hồi "trẻ trâu", nhân cách là thứ không thể phủ nhận!

Nhạc việt

22:01:46 01/10/2024
Ngôi sao này đã luôn được ca ngợi hết mình vì nhân cách vàng và EQ cao xuyên suốt hơn 1 thập kỷ trong showbiz.

Diễn biến mới về cuộc đấu tố giữa NewJeans và tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

21:58:17 01/10/2024
Ngày 30/9, Uỷ ban Lao động và Môi trường đã thông qua yêu cầu triệu tập Hanni (người tham chiếu) và CEO đương nhiệm của ADOR là Kim Joo Young (nhâ.n chứn.g) vào hôm 25/10 tới.

Thương vợ đau bụng nên mình tôi về giỗ mẹ, nào ngờ tiếng nhạc chát chúa từ điện thoại của con gái khiến cả nhà 'ngã ngửa'

Góc tâm tình

21:56:14 01/10/2024
Lúc này, cả nhà với ngã ngửa . Hóa ra vợ tôi chẳng đau bụng gì hết. Cô ấy chỉ viện cớ như vậy để không phải về quê ăn giỗ mẹ chồng.

Điểm 10 cho cameraman của Anh Trai Chông Gai: Góc máy quá ảo như đang xem MV bom tấn Hàn Quốc, MXH "phát cuồng"!

Tv show

21:47:05 01/10/2024
Công diễn 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang làm cộng đồng fan Kpop điên đảo , được ví như EXO, DBSK Việt Nam.

Uyên Endy 'bạn gái' Ngô Kiến Huy, khoe dáng nuột, cơ ngơi 'chanh sả'?

Trẻ

21:32:09 01/10/2024
Uyên Endy tên thật là Nguyễn Thu Uyên, sinh năm 1997. Cô là một hot girl có gần 20 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Cô không hoạt động nghệ thuật, mà hiện tại, cô nàng đang có công việc kinh doanh riêng.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

Tin nổi bật

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.