Thị trấn của quỷ dữ ở Serbia
Gió thổi lạnh giá, rít qua các cột đá có hình dáng kỳ lạ ở Djavolja Varos mỗi khi đêm về khiến du khách phải rùng mình bởi họ vẫn nghe đâu đó tiếng kêu gào của quỷ dữ.
Djavolja Varos trong tiếng Serbia có nghĩa “thị trấn của quỷ”. Nơi đây gồm những tảng đá hình thù kỳ dị, chọc thẳng lên trời đầy ngạo nghễ, bất chấp sự xói mòn mạnh mẽ của tự nhiên. Nó tọa lạc trên sườn dốc phía nam của dãy Radan, gần vùng Kureumlija.
Vùng đất rộng lớn này có tất cả 202 chiếc cột đá dựng đứng, được miêu tả như những kim tự tháp với chiều cao 2 – 15 m, phần chân rộng từ 4 – 6 m. Độ cao của cả khu núi đá này khoảng 700 – 720 m. Ghé thăm nơi đây, bạn sẽ thấy trên đỉnh mỗi cột đá đều có một chiếc “mũ” nhằm chống lại sự xói mòn.
Serbia là một quốc gia không giáp biển, thuộc khu vực đông nam châu Âu, nằm trên phần phía nam của đồng bằng Pannonia và trung tâm bán đảo Balkan. Ảnh: Odd.
Theo dân bản địa, những cột đá nào được mũ bảo vệ có thể bị tan ra bởi sự bào mòn của nước, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng trở lại hình dáng ban đầu. Vì điều này, mọi người mới đặt tên nơi đây là “thị trấn của quỷ”. Họ cho rằng thời điểm xảy ra sự thay đổi này là lúc thế giới loài quỷ đang gây ra những trận huyết chiến để tranh giành quyền lực.
Ngoài ra, khi cơn gió thổi qua kẽ hở của các cột đá, chúng tạo nên những âm thanh kỳ lạ, lúc như tiếng rú rít, khi thì thào như giọng ma quỷ kêu khóc. Do đó, Djavolja Varos đến nay vẫn là một trong những nơi đáng sợ ở Serbia.
Nhiều truyền thuyết xoay xung quanh sự hình thành của bãi đá kỳ lạ này, nổi tiếng nhất là câu chuyện liên quan đến tam giới Thần – Quỷ – Người.
Video đang HOT
Địa hình phía bắc nước này chủ yếu là đồng bằng còn phía nam lại nhiều đồi núi. Serbia giáp với Hungary về phía bắc, Romania và Bulgaria ở phía đông, Albania và Cộng hòa Macedonia về phía nam, và cuối cùng giáp Montenegro, Croatia, Bosna & Hercegovina về phía tây. Ảnh: Odd.
Cách đây nhiều năm, Djavolja Varos là nơi sinh sống của các giáo dân. Điều này khiến ma quỷ khó chịu và chúng tạo ra “nước quỷ”. Người dân uống thứ nước này bị quên các mối quan hệ trong gia đình, từ đó xảy ra chuyện chấp nhận đám cưới giữa một đôi là anh em ruột.
Một bà tiên có nhiệm vụ bảo vệ nơi đây đã cố gắng ngăn chặn điều này xảy ra nhưng vô vọng. Cuối cùng, bà gửi lời cầu nguyện tới Chúa Trời, tạo ra một cơn gió lạnh lẽo, biến tất cả đám khách cùng cô dâu chú rể thành đá. Ngày nay, những cột đá vẫn được xem là hiện thân của các vị khách tham gia đám cưới năm xưa.
Chính phủ Serbia cũng rất lưu tâm tới hiện tượng tự nhiên này. Họ công nhận nơi đây là di tích tự nhiên lớn của nhân loại và cần được bảo vệ. Với hơn 50.000 du khách ghé thăm mỗi năm, Djavolja Varos là địa điểm được Serbia ứng cử để trở thành kỳ quan thế giới mới.
Ảnh thị trấn của quỷ dữ:
Theo VNE
Hồ Urmia - kỳ quan thế giới đang dần bị "khai tử"
Hồ Urmia của Iran là một trong những kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn trên thế giới, tuy nhiên, danh thắng này đang dần biến mất trước tác động của biến đổi khí hậu.
Hồ Urmia nằm ở phía Tây Bắc Iran, là một trong những hồ nước muối lớn nhất trên thế giới và lớn thứ hai ở Trung Đông, chỉ sau Biển Chết. Toàn bộ hồ bao phủ diện tích lớn hơn 5.200 km2, lớn gấp hai lần kích thước của đất nước Luxembourg. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, diện tích hồ đã bị thu hẹp đáng kể.
Hình ảnh vệ tinh hồ Urmia, được chụp vào ngày 23.6.2014
Hồ Urmia giờ chỉ còn cái bóng của chính nó. Cuối phía Nam của vùng hồ gần như cạn kiệt, làm giảm diện tích bề mặt xuống 2.000 km2 và khối lượng nước của hồ cũng giảm gần 95%. Lòng hồ trải rộng, chỉ còn chơ vơ vài con thuyền gỉ sét. Sự khô hạn của hồ Urmia ảnh hưởng đáng kể đến dân số tôm trong hồ.
Khu vực hồ Urmia từng có cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt mỹ, nơi đây thu hút nhiều loài chim di cư trong đó có chim hồng hạc, bồ nông, vịt và diệc. Hồ Urmia cũng chính là quê hương của loài tôm biển độc đáo, có tên khoa học là Artemia urmiana. Các vùng đất ngập nước xung quanh và môi trường sống ở đây là chỗ trú ngụ lý tưởng của nhiều loài bò sát, lưỡng cư và động vật có vú.
Hồ Urmia năm 1984
Hệ sinh thái ở đây vốn vô cùng lý tưởng. Có lẽ cũng vì thế mà nơi đây khá thu hút du khách, khách du lịch đến Urmia có thể thỏa thích bơi lội trong hồ nước có nồng độ muối rất cao và tắm bùn.
Hiện nay hồ Urmia đứng trên bờ vực biến mất dưới tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, chính sự yếu kém trong quản lí nguồn nước, các chính sách phát triển nông nghiệp ồ ạt cùng với nạn hạn hán trong vài thập kỉ gần đây đã khiến Urmia gần như khô cạn.
Hồ Urmia có cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời
Nhận ra sự cấp bách của vấn đề, chính phủ Iran đã đồng ý giải ngân 500 triệu USD/năm trong một kế hoạch 10 năm để cứu lấy hồ tuyệt đẹp đang dần biến mất.
Theo 24h
Thế giới cổ tích làm từ thực phẩm Chỉ bằng những loại rau củ và thực phẩm đơn giản, nhiếp ảnh gia Carl Warner đã tạo ra những công trình kiến trúc sống động và tinh xảo. Đoàn tàu bằng chocolate. Ngôi làng thanh bình được tạo nên từ những ổ bánh mỳ. Khu rừng hoang sơ từ súp lơ và củ cải. Thành phố nhộn nhịp bên sông được tạo...