Thí sinh “sấp, ngửa” đổi trường

Theo dõi VGT trên

10 ngày sau hạn cuối nộp hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 (23.4), hàng ngàn thí sinh vẫn “sấp, ngửa” làm hồ sơ đổi trường, đổi ngành do quyết định đình chỉ tuyển sinh quá muộn mà Bộ GDĐT vừa đưa ra.

“Cần” nhưng chưa “đủ”

Theo các quyết định ngày 27.4, Bộ GDĐT dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội và 5 ngành của 5 trường ĐH, CĐ khác với các lý do thiếu giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao, 3 năm liền không tuyển sinh được và chưa có đất xây trường.

Sau quyết định đình chỉ, Bộ GDĐT cũng đưa ra hướng dẫn về việc tạo điều kiện cho thí sinh đã nộp hồ sơ vào các ngành bị đình chỉ được đăng ký lại hoặc rút hồ sơ nộp sang trường khác đến hết ngày 15.5. Tính tổng chỉ tiêu của khối ngành bị đình chỉ lên tới vài ngàn sinh viên.

Với động thái này, các chuyên gia giáo dục cho rằng: Quyết định của Bộ GDĐT là cần thiết nhưng đưa ra quá muộn, đặc biệt sau khi thí sinh đã hoàn thành việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi khiến các em bị động, ảnh hưởng đến việc ôn thi.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý giáo dục Hà Nội phân tích: Thay đổi hồ sơ tuyển sinh ở thời điểm này là rất khó khăn cho thí sinh vì nguyện vọng đăng ký dự thi của thí sinh còn liên quan đến nhiều yếu tố như: Gia đình, dự kiến việc làm khi ra trường… Nếu thí sinh giữ nguyên ngành đã đăng ký và dự tuyển vào trường khác có thể xảy ra tình trạng: Điểm chuẩn của trường đăng ký sau cao hơn điểm chuẩn trường đăng ký ban đầu và học phí của các trường khác nhau… gây khó khăn cho thí sinh.

“Mặc dù đa số các trường bị đình chỉ tuyển sinh đều xét tuyển nhưng hàng nghìn chỉ tiêu tuyển sinh bị đình chỉ cũng là hàng nghìn cơ hội trúng tuyển bị đ.ánh mất”- TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Thí sinh sấp, ngửa đổi trường - Hình 1

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ. (Ảnh minh họa).

Video đang HOT

Phấp phỏng trường tư

Như vậy, trong mùa tuyển sinh 2012, đã có tổng số 5 trường ĐH, CĐ và 13 ngành đào tạo của 5 trường khác lần lượt bị đình chỉ tuyển sinh. Điều đáng nói, các trường hợp này hầu hết rơi vào khối các trường ngoài công lập. Vì vậy, các trường ĐH dân lập, tư thục khác rất lo ngại, bởi trong bối cảnh đất xây dựng trường cấp quá chậm, khó thuê giảng viên về vùng sâu, vùng xa… nên rất dễ bị “tuýt còi”. Và chắc chắn sẽ có thêm hàng vạn học sinh phải làm lại hồ sơ mỗi năm.

“Trong khi học trường công, sinh viên được hỗ trợ 70% học phí, còn học trường tư, sinh viên phải nộp 100%. Vì vậy, các trường tư rất khó tuyển sinh, và đã khó tuyển lại càng dễ bị đình chỉ”. GS – TS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH, CĐ ngoài công lập

Em Nguyễn Hồng Hạnh – học sinh lớp 12, Trường THPT Sơn Tây (Hà Nội) bày tỏ: “Bọn em nộp hồ sơ hoàn toàn theo thông tin đăng tải ở “Những điều cần biết về tuyển sinh”. Ở cuốn này, không hề có thông tin về điều kiện cơ sở vật chất của trường, số lượng giảng viên… Giờ cứ nộp hồ sơ vào ĐH dân lập là lo, không biết bị… ra đường lúc nào”.

Về phía các trường ĐH, CĐ bị đình chỉ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Ông Phạm Bá Phong – Hiệu trưởng ĐH Yersin Đà Lạt cho biết: “Trường sẽ đề nghị Bộ xem xét lại để trường tiếp tục tuyển sinh ngành kiến trúc”.

Theo ông Phong, khu vực Tây Nguyên có nhu cầu nhân lực về ngành kiến trúc rất cao mà chỉ có Trường Yersin Đà Lạt mới đào tạo ngành này nên việc đình chỉ sẽ khiến thiếu hụt nhân lực.

“Việc thẩm định điều kiện đào tạo là việc của Bộ, thực hiện trước thời điểm tuyển sinh chứ không phải giao chỉ tiêu rồi mới kiểm soát như hiện nay”- ông Phong nói.

Ông Nguyễn Đình Ngộ – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường ĐH Phú Xuân khẳng định, ở đây còn có trách nhiệm của Bộ GDĐT trong việc thẩm định các trường. Nếu trường không đạt chuẩn, Bộ phải có quyết định từ lâu. Đó là chưa kể có nhiều ngành học ở cả trường công lẫn trường tư, mỗi mùa tuyển sinh chỉ thu được vài ba hồ sơ. Cách giải quyết là đợi các em thi xong mới chuyển ngành chứ chưa thấy trường công nào bị đình chỉ.

Theo DV

Vỡ mộng kinh doanh giáo dục (Kỳ 1)

Nhiều trường ngoài công lập từ trung cấp đến đại học đang hoạt động cầm chừng. Thậm chí có trường đã phải ngừng hoạt động.

Giữa tháng 4, các học viên và phụ huynh của cơ sở đào tạo thiết kế, nghệ thuật và quản lý thời trang Vmode (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã đến cơ sở này đòi lại học phí. Cuối cùng, một học viên đã lấy... một chiếc máy may tương đương 4,2 triệu đồng học phí đã đóng cho những môn chưa được học.

Lấy tài sản trừ học phí

Có mặt ở cơ sở này tại thời điểm trên, chúng tôi nhận thấy mọi hoạt động dạy - học của cơ sở đã dừng lại. Vật dụng có giá trị của Vmode hầu như đã được chuyển đi hết, chỉ còn hai tủ kính, mấy bộ manơcanh và vài chiếc máy may. Trước đó, một số học viên khóa 1, khóa 3 đã đến lấy máy may, máy vắt sổ, manơcanh, sách vở... của trường để trừ nợ. Bà Nguyễn Nhật Quỳnh - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vi Mốt, đơn vị chủ quản cơ sở đào tạo này - cho biết: "Trường đã ngừng hoạt động vì khó khăn về tài chính. Thực tế chúng tôi đang trong quá trình thương thảo với các đối tác để vượt qua khó khăn hiện tại chứ không phải trường đã phá sản".

Cũng theo bà Quỳnh, cơ sở đào tạo này chính thức tuyển sinh từ tháng 2-2011 với 120 học viên (40 học viên khóa dài hạn và 80 học viên khóa ngắn hạn). Mức học phí của trường là 60 triệu đồng/khóa dài hạn và 10-20 triệu đồng/khóa ngắn hạn. Tuy nhiên, trong quá trình học nhiều học viên tự bỏ học. Khi ngừng hoạt động trường chỉ còn 14 học viên đang theo học (trong đó có tám học viên dài hạn). Do không tuyển sinh đạt chỉ tiêu nên thu không đủ bù chi phí hoạt động. "Từ khi mở trường đến nay tháng nào công ty cũng phải bù lỗ do quá ít người học. Đầu năm 2012, trường đã không đủ khả năng trả lương cho giáo viên nhưng vẫn ráng gồng... Đến nay đã lỗ hàng tỉ đồng nên tạm thời phải ngừng hoạt động để tìm đối tác, kêu gọi đầu tư..."- bà Quỳnh cho biết.

Trước đó, nhà trường đã họp học viên để thông báo tình hình khó khăn của trường, công khai tài chính và đưa ra hướng giải quyết. Theo đó trường tạm ngưng ba tháng để tháo gỡ khó khăn. Đồng thời học phí những môn học viên chưa học được hoàn trả 50% t.iền mặt và 50% tài sản hiện có tại trường (máy chiếu, máy may, máy vắt sổ, manơcanh, sách vở...). "Trường rất muốn hoàn trả 100% học phí cho học viên nhưng không thể. Chúng tôi chỉ vay được mức vậy thôi..." - bà Quỳnh giãi bày.

Cố gắng cầm cự

Từ ba cơ sở đào tạo, đến nay Trường trung cấp nghề Việt Giao chỉ còn một điểm ở Q.10, TP.HCM. Theo ông Trần Phương - chủ tịch hội đồng quản trị nhà trường, năm 2007 trường tuyển được 5-7 lớp (50 học sinh/lớp), nhưng đến năm 2011 chỉ tuyển được một lớp. Ba năm nay nhà trường không tuyển sinh được vào đợt tuyển tháng tư hằng năm.

Năm 2011, Trường trung cấp tư thục Hoàn Cầu (TP.HCM) gửi 10.000 thư mời nhập học nhưng chỉ có 78 học viên đến nhập học. Hết học kỳ I, học viên theo học tại trường này "rơi rụng" gần một nửa, đến nay chỉ còn 40. Ông Võ Thanh Trà - trưởng phòng đào tạo nhà trường - tính toán trường thuê một căn nhà hai tầng trên đường Tân Phước (Q.Tân Bình, TP.HCM) vừa làm trụ sở, vừa bố trí 10 phòng học để phục vụ đào tạo hết 80 triệu đồng/tháng. Chi phí cho hoạt động tuyển sinh của trường trong năm 2011 hết khoảng 100 triệu đồng. Nhưng trước tình hình tuyển sinh "ế ẩm", trường phải cho thuê lại tầng 1 của tòa nhà để bù lỗ. Đồng thời để giảm chi phí, trường vận động học viên hai ngành lập trình máy tính và quản trị mạng... dồn vào một lớp.

"Khi thành lập, lãnh đạo trường lạc quan nghĩ rằng mỗi năm sẽ tuyển được 300 học viên. Qua ba năm số học viên tại trường sẽ gần 1.000. Thế nhưng, học phí thu không đủ đóng t.iền mặt bằng. Hiện trường đang gặp nhiều khó khăn vì phải bù lỗ hằng tháng cho phí thuê mặt bằng, giáo viên, nhân viên... Trường đã rao bán bớt cổ phần nhưng không ai mua nên đang cố gắng cầm cự, còn nước còn tát" - ông Trà nói.

Trong khi đó, Trường trung cấp nghề Du lịch và tiếp thị quốc tế (TP.HCM) cũng đang phải hoạt động cầm chừng. "Trường đang bù lỗ và không biết cầm cự được bao lâu nữa" - ông Phan Đình Huê, phó hiệu trưởng nhà trường, lo lắng. Theo ông Huê, từ năm 2008 đến nay trường đã phải cắt giảm 2/3 quy mô hoạt động. Từ khoảng 800 học viên, đến nay chỉ còn hơn 100 học viên đang theo học tại trường này. Dù tăng cường quảng cáo, tuyển sinh nhưng số người theo học cứ giảm dần đều qua từng năm. Trước đây, trường có một cơ sở chính "hoành tráng" ở đường Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cùng ba điểm hợp tác đào tạo khác thì hiện chỉ còn một trụ sở nhỏ hơn trụ sở ban đầu. Hiện nhà trường đang trông chờ tuyển sinh các khóa đào tạo ngắn hạn để "lấy ngắn nuôi dài" và hoàn tất hồ sơ, thủ tục để mở một phân hiệu ở Cần Thơ.

Vỡ mộng kinh doanh giáo dục (Kỳ 1) - Hình 1

Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 khiến trường thêm khó khăn

"Đẩy các trường vào chỗ khó hơn"

Từ khi thành lập đến nay Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) luôn trong tình trạng khó khăn đủ thứ do thiếu t.iền. Năm trước trường có bảy khoa, hai trung tâm đào tạo hàng chục ngành với khoảng 1.250 sinh viên. Tuy nhiên trường lỗ 2,5-3 tỉ đồng/năm và nếu duy trì tình trạng này, số lỗ sẽ nhiều hơn, gấp 2-3 lần. Trong khi tình hình tuyển sinh của trường luôn èo uột nên khó càng thêm khó.

Ngày 27-4, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định đình chỉ tuyển sinh đối với một loạt ngành đào tạo ĐH của một số trường ĐH, trong số này hầu hết là các trường ngoài công lập. Lý do đình chỉ là tỉ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao và thiếu giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.. Trước đó, do mất đoàn kết nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo dẫn đến mất khả năng điều hành hoạt động của nhà trường, Bộ GD-ĐT quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với các trường: ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô, CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, ĐH Hùng Vương TP.HCM và đình chỉ tuyển sinh 12 ngành đào tạo thuộc bốn trường: ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.

Ông Trần Chút, phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, cho rằng: "Quy định mới của bộ rất đúng, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhưng để thực hiện phải có lộ trình. Bộ phải thừa nhận thực tế các trường ngoài công lập đang tồn tại nhờ số lượng người học, nguồn thu từ học phí. Không ít trường đang khó khăn, nay bộ làm căng như vậy đã đẩy các trường vào chỗ khó hơn".

Theo TT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt
12:30:55 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Dân tình đòi mỹ nhân này giải nghệ ngay lập tức: 2 năm đóng 10 phim rác, diễn dở chỉ giỏi k.hoe t.hân
13:20:04 01/07/2024
Vân Trang: Không có cô gái nào chịu nổi tính cách của ông xã ngoài tôi
14:26:28 01/07/2024
Nữ Việt kiều vận chuyển trái phép hàng tỷ đồng về Việt Nam
12:23:17 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?

Sao việt

17:36:50 01/07/2024
Chiều 1/7, trên trang cá nhân, Dương Hoàng Yến bất ngờ đăng tải khung ảnh chụp cùng vợ chồng Midu. Theo nữ ca sĩ, cô tình cờ hội ngộ đôi vợ chồng son trên một chuyến bay.

Mùa Hè Đẹp Nhất: Thanh xuân đủ đẹp nhưng lưng chừng cảm xúc

Phim việt

17:32:56 01/07/2024
Mùa Hè Đẹp Nhất còn khá nhiều điểm đáng tiếc nhưng vẫn đáng được khen ngợi vì nỗ lực mang đến một tác phẩm chỉn chu.

Palestine phản đối bàn giao Gaza cho các lực lượng nước ngoài

Thế giới

17:21:45 01/07/2024
Cùng ngày, theo kênh truyền hình Al-Qahera News TV, Ai Cập vừa bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã chấp thuận di dời cửa khẩu Rafah giáp với Dải Gaza hoặc xây dựng một lối đi mới gần cửa khẩu Kerem Shalom của Israel.

Cô gái bị đ.ánh gãy xương sườn: Hồi chuông báo động không thừa

Pháp luật

17:18:56 01/07/2024
H. được gia đình gửi đến ở nhà vợ chồng Nguyễn Thanh Đức, Nguyễn Thị Thu Vân tại TP Thủ Đức, TP HCM để học nghề. Quá trình này, do mâu thuẫn, cô bị cặp vợ chồng h.ành h.ạ, đ.ánh đến gãy nhiều xương sườn.

Tưởng tôi chửa con gái mẹ chồng đuổi tống, đến khi biết sinh cháu trai thì đòi "đợi cai sữa rồi đón về nuôi"

Góc tâm tình

17:13:28 01/07/2024
Thời đại thừa nam thiếu nữ như bây giờ mà vẫn còn có người như vậy. Sau nhiều chuyện không thể nhìn nổi mặt nhau nữa, tôi và mẹ chồng đã chính thức không thể đội trời chung.

Theo Won Young (IVE) "F5" tủ đồ hè xinh tươi như Pinterest, cân mọi style từ năng động đến "bánh bèo"

Phong cách sao

16:49:11 01/07/2024
Từ cool ngầu đến tiểu thư, style nào Won Young cũng có thể cân trọn mà không cần mix match cầu kỳ. Nàng có thể tham khảo để làm mới thêm tủ đồ ngày hè của mình.

Camera bắt trọn khoảnh khắc tình tứ của Đỗ Mỹ Linh và chồng chủ tịch, vóc dáng nàng hậu gây chú ý khi diện áo đá bóng

Sao thể thao

16:46:16 01/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng chồng chủ tịch CLB Hà Nội - Đỗ Vinh Quang mặc áo tím truyền thi đấu của đội bóng thủ đô xuất hiện trên khán đài sân Hàng Đẫy tối ngày 30/6

Ca sĩ tự nhận có cá tính hơi lập dị hạnh phúc vì chồng là nhạc sĩ ủng hộ trở lại nghệ thuật

Nhạc việt

16:18:52 01/07/2024
Sau 7 năm sống và làm việc tại Hoa Kỳ dù ít hoạt động âm nhạc nhưng với đam mê mãnh liệt Ngọc Ánh Kim đã quay trở lại khi có cơ hội.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng cực ngon

Ẩm thực

16:10:14 01/07/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng cực ngon. Đều là những món ăn dễ nấu nhưng vô cùng ngon miệng, dễ thưởng thức trong bữa cơm ngày hè.

Selena Gomez lần đầu nói về nghi vấn giả vai nạn nhân trong chuỗi drama với Justin Bieber và Hailey

Sao âu mỹ

16:07:42 01/07/2024
Những năm qua, Selena Gomez bị mỉa mai xây dựng sự nghiệp nghệ thuật trên lòng cảm thông của công chúng, biến bản thân thành nạn nhân trong mọi chuyện.

Thiên Đàng - Khe Hai: Điểm du lịch khá hấp dẫn

Du lịch

15:46:10 01/07/2024
Từ huyện Bình Sơn đi ngược về hướng Bắc theo Quốc lộ I đến Dốc Sỏi, nơi tiếp giáp với huyện Núi Thành (Quảng Nam), sẽ bắt gặp ngã ba Dung Quất.