Thi cử trên điện thoại, máy tính: Nếu không hiệu quả sẽ rơi vào lãng phí

Theo dõi VGT trên

Không chỉ tại kỳ thi THPT Quốc gia dự kiến từ năm 2021 mới tổ chức trên máy tính, thời gian qua, nhiều trường THPT cũng đã cho học sinh làm quen, tham gia kỳ thi giữa kỳ trên điện thoại, máy tính.

Thi cử trên điện thoại, máy tính: Nếu không hiệu quả sẽ rơi vào lãng phí - Hình 1

Hiện nay có một số trường THPT thử nghiệm thi giữa kỳ trên máy tính, điện thoại. Ảnh minh họa: Q.Anh

Nếu thực hiện được thì… hay quá!

Theo phương án của Bộ GD&ĐT, từ năm 2021 sẽ thí điểm việc thi THPT Quốc gia trên máy tại một số nơi. Hiện nay, một số trường học đã bắt đầu cho học sinh làm quen với phương thức thi này. Cụ thể, đầu tuần nay, học sinh khối 12 Trường THPT Trần Hữu Trang (TP HCM) làm bài thi giữa kỳ hai môn Toán, Tiếng Anh bằng hình thức online. Học sinh được sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, laptop có kết nối internet để trả lời các bài kiểm tra trắc nghiệm trong thời gian 45 phút/môn.

Trước đó, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) cũng đã áp dụng hình thức thi trên máy tính với Toán theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính. Phòng thi có 32 học sinh, mỗi em làm bài trên máy tính kết nối với website thi trực tuyến trong 45 phút. Đề thi gồm 25 câu trắc nghiệm, được chia thành nhiều mã đề. Sau khi thi, học sinh biết điểm ngay sau khi kết thúc bài thi. Sau khi tổ chức thi, các trường này cho rằng, kết quả của hoạt động này dù có chút bỡ ngỡ ban đầu, song đã tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, thi cử vì hầu hết học sinh đều có laptop, điện thoại thông minh.

Trên đây chỉ là hai trong số những trường THPT tại TP.HCM đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, trong đó có hình thức kiểm tra. Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019, các trường phổ thông tại thành phố sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, từ năm 2018 – 2020, 5 trường THPT: chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du thực hiện thí điểm mô hình trường học thông minh. Việc thí điểm này trên cơ sở xây dựng lớp học điện tử, trường học điện tử.

Dù chỉ có ít trường áp dụng đưa điện thoại, laptop, máy tính vào thi cử, song trong bối cảnh sắp tới dự kiến sẽ áp dụng thi THPT Quốc gia trên máy tính, nên được dư luận xã hội quan tâm. Đ.ánh giá về những hình thức thi cử theo dạng online (trực tuyến qua máy tính, điện thoại), GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho rằng: “Áp dụng công nghệ vào dạy và học là một xu thế của thế giới, trong đó đối với Việt Nam tổ chức thi trên máy tính được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thi cử là một tất yếu, chúng ta không thể ngoài cuộc, thông qua việc này kích thích học sinh học tập, nghiên cứu thông qua mạng internet. Nếu làm được điều này, tôi cho rằng sẽ rất hay”.

Máy móc vẫn có thể bị can thiệp

Tuy nhiên, GS.TS Phạm Tất Dong cũng đặt ra băn khoăn: “Cần đẩy nhanh đối với thi cử trên máy tính, một hệ thống giáo dục trong thời đại kỹ thuật số, một nhà trường thông minh cần có hình thức tổ chức thi tương ứng, nước ta có một thuận lợi đó là tiếp cận với công nghệ thông tin nhanh. Tuy nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc đảm bảo thi cử cũng là điều cần tính toán kỹ, nếu đầu tư thì quá lớn, còn nếu cho phép doanh nghiệp tham gia cung cấp hạ tầng, dịch vụ công nghệ. Trường hợp mua sắm lượng máy tính lớn mà từ nguồn ngân sách, nếu tổ chức không hiệu quả sẽ là một sự lãng phí”.

Cho rằng việc tiếp cận với thi cử trên điện thoại, máy tính ở các trường THPT tại các thành phố lớn học sinh tương đối thuận lợi, bởi được làm quen, sử dụng các thiết bị điện tử này, nên khi áp dụng vào thi thật sẽ không là đáng lo, theo thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), vấn đề không đáng lo với máy tính, mà cần nhất là bộ đề thi. Quá trình tổ chức thi online cần nhất là yếu tố đề thi, có đảm bảo được sự công bằng, phù hợp với kỳ thi hay không. Ngân hàng dữ liệu đủ đảm bảo chung với tất cả học sinh hay không, cần nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng.

“Tôi cho rằng, thao tác của học sinh trên các thiết bị điện tử cũng không quá lo ngại, vì hầu hết các trường đều có các phòng máy tính, học sinh được học môn tin học. Tuy nhiên, khi tổ chức thi online phải tính đến khả năng bị tác động đến đề thi, kết quả hay không, vì máy móc dù sao cũng là do con người làm chủ. Vẫn có sự can thiệp để làm sai lệch kết quả” – Thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ.

Video đang HOT

Tại cuộc họp bàn về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020 diễn ra mới đây tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2020 kỳ thi sẽ giữ ổn định như năm 2019. Giai đoạn từ năm 2021 – 2025 là kết hợp thi THPT trên giấy và máy tính nhưng tăng dần thi trên máy ở những nơi có điều kiện theo từng năm với sự chuẩn bị kỹ. Còn tại TP.HCM, đã có 5 trường THPT thí điểm mô hình trường học thông minh, trong đó tổ chức thi kiểm tra theo hình thức online (trên điện thoại, máy tính).

Theo giadinh.net

Cần chuẩn bị gì để thi THPT quốc gia trên máy tính?

Theo PGS Nguyễn Phương Nga, để học sinh THPT được làm quen với việc thi trên máy tính, các trường THPT cần có phòng máy tính có cài các bài thi mẫu...

Cần chuẩn bị gì để thi THPT quốc gia trên máy tính? - Hình 1

Theo lộ trình đổi mới, dự kiến sau năm 2020 thí sinh thi THPT quốc gia có thể thi trên máy tính - ĐÀO NGỌC THẠCH

Ủng hộ đẩy nhanh việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia theo cách quốc tế đang áp dụng với hình thức thi trên máy, thi nhiều đợt/năm... nhưng các chuyên gia cũng cho rằng để làm được điều đó đề thi phải chuẩn hóa, điều kiện về máy móc, kỹ thuật phải ngang bằng nhau mới đảm bảo được công bằng về kết quả bài làm của thí sinh.

Thi nhiều lần/năm, đề thi buộc phải có độ khó bằng nhau

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh (TS) có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ GD-ĐT, kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).

GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng để tổ chức thi nhiều đợt thì vấn đề quan trọng hàng đầu để đảm bảo công bằng cho TS ở từng đợt thi là đề thi phải có độ khó bằng nhau. Ở nước ngoài, họ dùng kỹ thuật để so bằng độ khó trong đề thi ở các lần thi. Đây là yêu cầu bắt buộc của việc cho phép thi nhiều lần trong năm, bởi nếu không dùng kỹ thuật này thì có cố gắng làm đề chuẩn đến mấy thì mỗi lần vẫn có một độ khó khác nhau và điều đó tạo ra sự không công bằng.

Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội cũng khẳng định việc tổ chức được thi nhiều lần trong một năm thông qua các trung tâm khảo thí độc lập là điều lý tưởng, học sinh, phụ huynh và các nhà trường chắc chắn đang rất chờ mong điều này được thực thi, áp lực dồn lên một kỳ thi nhờ đó cũng giảm đi rất nhiều so với hiện nay. Bà Nhiếp cũng cho rằng đề thi phải đ.ánh giá được năng lực người học thì mới thúc đẩy đổi mới trong các nhà trường, nhất là thời điểm năm 2025, "lứa" học sinh THPT đầu tiên học chương trình mới, ra trường.

Ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng ngân hàng đề thi là vấn đề khó nhất, kiểm định độ khó và tin cậy của câu hỏi rất phức tạp. Đây là vấn đề trọng tâm, Bộ GD-ĐT cần đầu tư thêm nhiều nữa, trước khi chuẩn hóa đưa vào triển khai.

PGS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN), đề xuất mỗi năm tối thiểu 2 kỳ thi do từng địa phương lựa chọn thời gian tổ chức phù hợp. Học sinh lớp 12 được lựa chọn nơi thi và thời gian thi phù hợp với hoàn cảnh và nguyện vọng cá nhân. Việc tổ chức thi nhiều lần/năm trên máy tính tại các địa điểm thi (test sites) là giải pháp tối ưu để loại bỏ hoàn toàn sự can thiệp có chủ đích làm sai lệch các kết quả thi. Và đây cũng là giải pháp tạo nhiều cơ hội cho học sinh lớp 12 được đăng ký để đ.ánh giá mức độ năng lực cá nhân đạt chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm kiểm soát chất lượng của đề thi để giữa thi trên máy hay trên giấy chỉ là vấn đề hình thức lựa chọn, không phải là hai nội dung khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo ông Nhạ, vẫn là làm sao để nâng cao năng lực tổ chức thi cho tốt vì máy tính có tốt, phần mềm có chắc thì quyết định vẫn là con người.

Đề xuất thí điểm thi trên máy từ năm 2020?

Tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, bàn về phương án tổ chức thi THPT sau năm 2020, có ý kiến đề nghị ngay từ kỳ thi năm 2020 tới nên cho phép thí điểm thi trên máy ở những nơi có điều kiện.

Bà Nguyễn Thị Nhiếp cho rằng việc thí điểm là cần thiết nhưng chỉ nên áp dụng ở nơi hoàn toàn khả thi về hạ tầng máy móc ở một số trường có điều kiện thuận lợi thuộc các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên, nếu áp dụng thí điểm từ năm 2020 thì Bộ cũng cần phải công bố rất sớm để nơi nào thuộc diện có thể thí điểm còn có thời gian chuẩn bị về tâm thế, kỹ thuật làm bài trên máy cho học sinh một cách thuần thục, nhuần nhuyễn.

Theo PGS Nguyễn Phương Nga, để học sinh THPT được làm quen với việc thi trên máy tính, các trường THPT cần có phòng máy tính có cài các bài thi mẫu. Đồng thời, trên cổng thông tin điện tử của Bộ và các sở GD-ĐT cần có diễn đàn riêng, có một s.ố đ.ề thi và phần mềm thi để mỗi học sinh có thể vào thi thử.

Cũng theo bà Nga, khi tổ chức cả hai hình thức thi phù hợp với điều kiện của địa phương, Bộ GD-ĐT cần tổng kết đ.ánh giá so sánh giữa việc thi trên giấy và thi trên máy tính để có những điều chỉnh phù hợp về khâu tổ chức và tiến tới việc thi đại trà trên máy tính hằng năm.

GS Nguyễn Quý Thanh nêu vấn đề: "Thi trên máy thì chuẩn hóa phòng thi rất quan trọng, tính bảo mật và đường truyền phải đảm bảo. Chuẩn hóa nghĩa là mọi người đều phải tiếp cận một điều kiện kỹ thuật bằng nhau, không thể chỗ này chậm, chỗ kia lại nhanh thì không thể có kết quả công bằng". Ông Lê Đông Phương cũng cho rằng việc điều chỉnh thi trên giấy sang máy tính cần phải làm sớm. Tuy nhiên, phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, đến năm 2025 chưa thể thi máy hóa tuyệt đối thì vẫn cần có phương án thi trên giấy.

Học sinh phải được làm quen với máy

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp ngày 26.9 cũng lưu ý: "Điều đặc biệt quan trọng ở chỗ muốn thi được trên máy thì không chỉ cần có máy, mà là các học sinh trong quá trình học phải làm quen với máy rồi, cho nên không thể cực đoan, nghĩa là kể cả sau này khi đã thi trên máy rồi, có thể vẫn còn một số bộ phận luôn luôn phải thi trên giấy. Nhưng xu hướng là mình phải dùng công nghệ để các cháu có thể thi được nhiều lần và bớt đi được sự can thiệp của con người".

Ý kiến

Cần vận dụng phù hợp với điều kiện VN

Tổ chức thi trên máy, áp dụng công nghệ, tránh tiêu cực là xu thế của các nước trên thế giới. Việc tiếp cận với các nền giáo dục hiện đại là cần thiết nhưng phải có sự vận dụng phù hợp với điều kiện của giáo dục VN. Chẳng hạn tổ chức tùy theo địa phương hay đồng loạt hay theo một lộ trình vì mỗi địa phương có điều kiện về cơ sở vật chất khác nhau, học sinh mỗi tỉnh, thành cũng có cách tiếp cận với công nghệ ở mức độ khác nhau. Tổ chức thế nào để tạo sự công bằng cho học sinh.

Nguyễn Văn Ngai - (Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

Cần thời gian thử nghiệm

Muốn chuyển qua thi trên máy tính cần phải có thời gian thử nghiệm trước khi triển khai đồng loạt. Ngay cả học sinh cũng cần có thời gian và môi trường để làm quen với cách thi mới.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ - (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)

Các vấn đề khi thi trên máy tính

Để làm tốt vấn đề thi trên máy tính, cần quan tâm các vấn đề sau: Ngân hàng câu hỏi được xây dựng như thế nào, mức độ phân hóa đề thi ra sao, độ khó và chênh nhau giữa các đề thi của từng thí sinh? Thí sinh chỉ làm một bài thi tổng hợp (như kiểu bài thi đ.ánh giá năng lực hiện nay) hay sẽ gồm nhiều bài thi theo kiểu môn thi độc lập.

Phạm Phương Bình - (Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân TP.HCM)

Tính đến tác động của thay đổi ảnh hưởng đến học sinh

Định hướng tổ chức thi trên máy tính về lâu dài là đúng đắn. Tuy nhiên, cần phân tích bối cảnh cụ thể để đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt là phải nghiên cứu, tính đến những tác động của thay đổi này đến việc học tập của học sinh, công tác bảo mật kỳ thi, các điều kiện kinh tế xã hội...

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính - (Giám đốc Trung tâm khảo thí và đ.ánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM)

Bích Thanh - Hà Ánh (ghi)

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
10:42:34 06/07/2024
Nam Thư tiếp tục có động thái khó hiểu giữa scandal giật chồng
12:41:39 06/07/2024
Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
Chị Giang Taiwan nàng dâu xứ Đài, chê trai Việt trên sóng nước bạn gây bức xúc
11:34:59 06/07/2024
Thấy mẹ chồng lên thăm cháu, tôi cố dậy sớm để nấu cho bã bữa ăn, nào ngờ vừa đến bếp đã thấy cảnh 'nóng mắt' này
11:32:46 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xung đột Hamas - Israel: Hai bên chuẩn bị nối lại đàm phán giải phóng con tin

Thế giới

16:29:41 06/07/2024
Nguồn tin xác nhận đề xuất này đảm bảo rằng các bên trung gian sẽ bảo đảm lệnh ngừng b.ắn tạm thời, cung cấp viện trợ và rút quân Israel miễn là những cuộc đàm phán gián tiếp tiếp diễn để thực hiện giai đoạn hai của thỏa thuận.

Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham

Sao âu mỹ

16:20:08 06/07/2024
David và Victoria Beckham là đôi vợ chồng quyền lực của giới giải trí. Cả hai vừa kỉ niệm 25 năm ngày cưới vào 4/7 vừa qua. Thế nhưng, ít ai biết Victoria đã có 6 năm yêu một anh chàng thợ điện và còn từng đính hôn.

Tiết Chi Khiêm: Ca sĩ bị ghét nhất Cbiz, lừa tình - t.iền, nối tình xưa với vợ cũ

Sao châu á

16:06:33 06/07/2024
Tiết Chi Khiêm là nam ca sĩ được trời phú cho chất giọng trầm ấm, hơi khàn và có độ dày nên hầu như chỉ hát tình ca, những bản ballad da diết. Khán giả có thể thấy được hình ảnh hay câu chuyện tình của chính mình trong từng câu ca nốt n...

Thác Gió, rừng Gáo những điểm du lịch lý thú ở Quảng Bình

Du lịch

16:05:31 06/07/2024
Ngay trên tuyến đường 20 huyền thoại chúng ta sẽ bắt gặp bao nhiêu điều kỳ thú mà thác Gió, rừng Gáo chỉ là những nét dạo đầu của thiên nhiên trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng...

3 loài cây này nở hoa: Điềm báo may mắn gia chủ t.iền v.ào như nước

Trắc nghiệm

15:55:13 06/07/2024
Trong phong thủy những loại cây này nở hoa điềm báo may mắn cuộc sống hanh thông, giàu sang như ý. Lợi ích của việc bôi kem đ.ánh răng vào lòng bàn chân, giải quyết vấn đề khó nói ở cả nam và nữ

Thi Hoa hậu ở t.uổi 32, 'chị đẹp' MLee xinh đẹp, gợi cảm thế nào?

Sao việt

15:33:03 06/07/2024
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp lai cuốn hút, MLee còn có chiều cao lý tưởng 1m76 cùng 3 vòng gợi cảm nhờ tập luyện thể thao từ nhỏ.

Mốt đầm dạ hội vừa tôn dáng, vừa sang trọng dành cho phái đẹp

Thời trang

15:25:48 06/07/2024
Các thiết kế với tông màu cơ bản như trắng, đen được thuê họa tiết kim tuyến nổi bật, tạo sự tương phản độc đáo đang được phái đẹp ưa chuộng.

Đại gia miền Tây chi gần 2 tỷ tự xây mộ "khủng" cho 2 vợ chồng dù đang khỏe mạnh

Netizen

15:22:38 06/07/2024
Thời điểm công bố chi phí làm mộ, chú Bảy Linh đã khiến họ hàng và người dân trong xã choáng ngợp. Họ không thể tin nổi chú sẵn sàng bỏ ra t.iền tỷ chỉ để xây dựng và trang trí 2 ngôi mộ.

Negav nói gì khi dẫn đầu bình chọn, làm đội trưởng trong show âm nhạc?

Tv show

15:04:57 06/07/2024
Negav là cái tên gây chú ý ở Anh trai say hi khi dẫn đầu bình chọn cá nhân và có cơ hội làm đội trưởng trong đêm thi tiếp theo.