Thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dầu diesel trầm trọng

Theo dõi VGT trên

Thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ là tin xấu với những nước tiêu thụ các sản phẩm dầu. Khi xem xét cụ thể, thiếu hụt dầu diesel tiềm ẩn hệ lụy tiêu cực thậm chí còn lớn hơn thiếu dầu thô.

Thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dầu diesel trầm trọng - Hình 1
Xe chở xăng dầu di chuyển tại New York, Mỹ, ngày 8/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Từ tháng hai, căng thẳng nguồn cung dầu thô, khí đốt và than đá đã bắt đầu lây lan sang các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ, nhất là các mặt hàng dầu chưng cất, trong đó có dầu diesel.

Thị trường dầu diesel, nhiên liệu chủ chốt dùng trong hoạt động vận tải, hứng chịu cú sốc lớn trong thời điểm các nước ban hành lệnh phong tỏa, đóng cửa để kiểm soát COVID-19. Nhưng sau khi dỡ phong tỏa và các nền kinh tế bắt đầu hồi phục thoát khỏi đại dịch, nhu cầu vận tải tăng cao, kéo theo cầu tiêu thụ dầu diesel tăng vọt. Tuy nhiên, sản lượng lại không tăng tương ứng.

Theo khảo sát của Reuters, kho dự trữ dầu diesel tại châu Âu trong tuần này giảm xuống mức thâp nhất kể từ năm 2008, thấp hơn 8% – tương đương 35 triệu thùng, so với mức trung bình 5 năm gần đây tính cùng thời điểm. Tại Mỹ, tình hình còn tệ hơn. Kho dự trữ dầu diesel của Mỹ hiện thấp hơn 25% so với trung bình 5 năm, tương đương với mức suy giảm 30 triệu thùng. Tại Singapore, một trung tâm giao dịch năng lượng lớn của thế giới, lượng dầu diesel dự trữ cũng giảm 4 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm.

Tính trong 12 tháng gần đây, lượng dầu diesel trong kho của Mỹ, châu Âu và Singapore hao hụt 110 triệu thùng và chưa có tín hiệu sẽ sớm được lấp đầy. Nga hiện là nhà cung ứng lớn đối với sản phẩm này, đồng nghĩa với việc các lệnh cấm của phương Tây chống Moskva sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung. Do khan hiếm trên thị trường, hai tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới là Shell và BP đã tạm thời ngừng đáp ứng các chuyến hàng chở dầu diesel sang thị trường Đức trong vòng hai tuần.

Thế giới trong 'vòng xoáy' giá năng lượng tăng cao - Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai

Giá dầu tăng mạnh trong những ngày qua đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thế giới đối mặt với cú sốc năng lượng lớn nhất trong lịch sử.

Giá khí đốt, giá nhiên liệu nhanh chóng tăng lên mức cao chưa từng có, trong khi giá lương thực và chi phí các nguyên vật liệu tăng vọt.

Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và những hệ lụy có nguy cơ làm "chệch đà" hồi phục tăng trưởng của kinh tế toàn cầu còn khá mong manh sau hai năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Viễn cảnh lạm phát kèm suy thoái đang dần hiện hữu trong bối cảnh giá cả leo thang.

Thông tấn xã Việt Nam thực hiện chùm bài viết "Thế giới trong vòng xoáy giá năng lượng tăng cao", đề cập đến những tác động của giá năng lượng tăng cao tới nền kinh tế, nhận định của chuyên gia cùng các biện pháp ứng phó của các nước, trong đó có Việt Nam, để điều hành các hoạt động trong nền kinh tế một cách hiệu quả và từng bước phục hồi nền kinh tế.

Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai

Thế giới trong vòng xoáy giá năng lượng tăng cao - Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai - Hình 1
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Giá dầu tăng kỷ lục trong những ngày qua cùng với sự leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine, đặc biệt là khi lạm phát cao không phải câu chuyện của riêng ai trong một nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi từ đại dịch. Giá cả tăng vọt đang làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt như thắt chặt chính sách t.iền tệ ngay cả khi triển vọng tăng trưởng đã yếu đi.

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới còn tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường Bộ Công Thương Việt Nam đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời điều hành giá xăng dầu phù hợp tình hình thực tế.

Khi giá dầu đảo chiều

Do những hạn chế đi lại nhằm kiểm soát đại dịch, nhu cầu dầu mỏ đã giảm mạnh, trong khi sản lượng không được cắt giảm đủ nhanh, giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ đã giảm xuống -40 USD/thùng vào giữa tháng 4/2020. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá dầu ở mức âm, đồng nghĩa với việc người bán phải trả t.iền để "giải phóng" dầu tồn kho.

Tuy nhiên, khi các nền kinh tế dần trở lại bình thường, nhu cầu về dầu mỏ cũng phục hồi, vấn đề là nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối đã từng bước tăng sản lượng, nhưng khả năng dự phòng của khối này khá hạn chế và có lẽ các nhà sản xuất cũng thận trọng để không tăng nguồn cung quá mức trên thị trường một lần nữa.

Thêm vào đó, căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine đang góp phần làm gia tăng những lo ngại về nguồn cung năng lượng. Và điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới ra sao sẽ phụ thuộc vào cách Nga phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây. Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn của thế giới, chiếm khoảng 12% nguồn cung của toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với những hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga đều có thể khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn.

Ông Patrick DeHaan, người đứng đầu bộ phận phân tích xăng dầu tại công ty chuyên về thông tin trạm xăng dầu Mỹ GasBuddy, nói rằng Chính phủ Nga có thể trả đũa bằng cách ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên, từ đó gây áp lực lên giá xăng và khí đốt tự nhiên không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều nơi khác như châu Âu, vốn đã chứng kiến giá năng lượng tăng vọt từ cuối năm 2021.

Khi những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung gia tăng sau các lệnh trừng phạt Nga, giá dầu liên tục tăng cao. Phiên 24/2, giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Sang phiên 3/3 giá dầu Brent Biển Bắc giao dịch kỳ hạn có lúc vọt lên 119,84 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ có lúc vọt lên 116,57 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Tới phiên 7/3 giá dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, sau khi Mỹ và các nước châu Âu xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga còn nguồn cung dầu thô từ Iran chưa có dấu hiệu sớm trở lại thị trường toàn cầu. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng lên 139,13 USD/thùng và giá dầu ngọt nhẹ WTI chạm mức 130,50 USD/thùng. Giá dầu đã tăng đột biến khoảng 60% kể từ đầu năm 2022, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lạm phát sau giai đoạn đình trệ vì dịch COVID-19.

Tuy nhiên, giá dầu đã hạ nhiệt sau đó, với giá dầu WTI giảm gần 5,5% trong tuần trước, còn giá dầu Brent Biển Bắc giảm 4,6% và tiếp tục đà giảm vào đầu tuần này. Trong phiên 14/3, giá dầu giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần trong bối cảnh thị trường hy vọng về một tiến triển ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng giữa Nga-Ukraine, một diễn biến sẽ thúc đẩy nguồn cung toàn cầu. Trong khi đó, lệnh cấm đi lại liên quan đến dịch COVID-19 tại Trung Quốc đang làm dấy lên nghi ngại về vấn đề nhu cầu. Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc giảm xuống 106,90 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm xuống 103,01 USD/thùng. Trước khi Mỹ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga, ngân hàng Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent năm 2022 từ mức 98 USD/thùng lên 135 USD/thùng và triển vọng giá dầu năm 2023 từ 105 USD/thùng lên 115 USD/thùng. Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế thế giới có thể đối mặt với "cú sốc cung cấp năng lượng lớn nhất từ trước đến nay" vì vai trò chủ chốt của Nga.

Trong khi đó, JP Morgan dự báo giá dầu có thể chạm mức kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu sự gián đoạn xuất khẩu của Nga kéo dài, dù ngân hàng này cũng như hầu hết các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters cho rằng mức giá trung bình của năm sẽ ở dưới mức 100 USD/thùng.

Kéo lùi đà tăng trưởng

Theo ông Mark Zandi - chuyên gia kinh tế cấp cao tại Moody's Analytics, giá dầu cứ tăng thêm 10 USD/thùng thì tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,1% vào năm sau đó. Vào thời điểm hiện nay, khó có thể dự đoán tình hình sắp tới và như đ.ánh giá của chuyên gia tại ngân hàng HSBC, giá năng lượng tăng sẽ là "đòn chí mạng" đối với kinh tế toàn cầu.

Giá nhiên liệu tăng gây ra hiệu ứng domino đối với các hoạt động kinh tế là điều tất yếu, trong đó phải kể đến chuỗi cung ứng. Hoạt động này vốn chứng kiến sự gián đoạn từ cuối năm ngoái, nay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, làm trì hoãn việc vận chuyển nguyên liệu thô hoặc thành phẩm.

Giá dầu tăng sẽ khiến giá xăng tăng cao hơn, đội chi phí của người tiêu dùng lên. Giá năng lượng cao hơn cũng sẽ làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Nhiên liệu máy bay sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các hãng hàng không, từ đó có thể đẩy giá vé máy bay tăng cao, trong khi các nhà chế tạo tiêu thụ nhiều điện, như các nhà sản xuất thép, cũng sẽ bị "vắt kiệt hầu bao". Chi phí tăng, cước vận tải và giá khí đốt tăng. Cùng với đó, giá các loại hàng hóa cũng tăng phi mã tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Nếu giá cả tiếp tục tăng thì người dân chỉ có thể thắt chặt chi tiêu, kéo theo xu hướng giảm tiêu dùng. Động thái này khiến đà tăng trưởng của các nền kinh tế có thể chậm lại, bởi tiêu dùng vốn là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Sức ép lạm phát càng gia tăng

Theo các nhà phân tích của hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics, nếu giá dầu tăng thêm 10 USD/thùng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng thêm khoảng 0,3 điểm phần trăm. Bà Kathy Bostjancic, chuyên gia tại Oxford Economics, nhận định tác động lớn nhất của việc giá dầu cao hơn là lạm phát giá tiêu dùng và gia tăng sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải hành động quyết liệt hơn.

CPI tại Mỹ tăng 7% trong năm 2021, tốc độ tăng nhanh nhất trong 4 thập kỷ qua. Trong tháng 1/2022, chỉ số này tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982. Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm kiếm các giải pháp kiềm chế đà tăng giá năng lượng, trong bối cảnh nhu cầu tăng cao và nguồn cung thắt chặt. Tại nước này, trung bình giá xăng tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, ở mức trung bình 4,43 USD/gallon (3,78 lít) vào ngày 13/3, trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn.

Tại châu Âu, Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (EU) Eurostat ngày 2/3 công bố số liệu cho thấy lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng mạnh trong tháng Hai, lên mức kỷ lục 5,8%, chủ yếu do giá năng lượng tăng. Lạm phát tăng từ mức 5,1% trong tháng Một, khi giá dầu và khí đốt tăng vọt, do những lo ngại về tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine đến nguồn cung. Theo Eurostat, giá năng lượng tăng 31,7% trong tháng Hai, sau khi tăng 28,8% trong tháng Một.

Lạm phát tăng trong thời điểm các nhà lãnh đạo EU cảnh báo người dân về những tác động do các biện pháp trừng phạt Nga, nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất của khối này. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại lạm phát tăng mạnh có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế của khu vực sau đại dịch.

Tại Anh, CPI của nước này trong tháng Một vừa qua đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 5,4% của tháng 12 và cao hơn rất nhiều so với mức 0,7% của tháng 1/2021. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/1992, thời điểm chỉ số này đạt mức 7,1%.

Ngay cả ở Nhật Bản, dù CPI cơ bản trong tháng 1/2022 chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây tháng thứ 5 liên tiếp lạm phát tăng. Trong tháng Một, giá nhiên liệu đã tăng tới 17,9%, cao nhất kể từ tháng 1/1981. Đáng chú ý, giá dầu hỏa tăng tới 33,4% và giá xăng tăng 22%.

Theo giới phân tích, nhiều khả năng lạm phát ở Nhật Bản sẽ tăng cao trong các tháng tới do giá dầu thô thế giới vẫn đứng ở mức cao vì vấn đề Ukraine, trong khi tác động của việc giảm cước viễn thông năm ngoái sẽ giảm dần. Trong bối cảnh giá nhiên liệu và nguyên vật liệu thô đều tăng, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ xem xét các biện pháp bổ sung nhằm giảm thiểu tác động của việc tăng giá lên các hộ gia đình ở nước này.

Tại Việt Nam, do giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là một trong những nguyên nhân chính làm CPI tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Trước tình hình này Bộ Tài chính Việt Nam đã lấy ý kiến giảm mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Về tác động CPI, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, với giá bán lẻ ổn định như mức hiện tại, giảm thuế sẽ giúp giảm CPI bình quân 0,6-0,7%.

Trong số các nền kinh tế lớn hiện nay, chỉ có Trung Quốc là có con số lạm phát thấp hơn so với đầu năm 2020.

Các ngân hàng trung ương rơi vào thế khó

Trên khắp thế giới, giá cả tăng vọt khiến một số ngân hàng trung ương phải chuyển hướng chống lạm phát. Căng thẳng Nga-Ukraine đang làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt.

Giám đốc bộ phận kinh tế và t.iền tệ tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, được mệnh danh là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương, ông Claudio Borio cho biết, "căng thẳng Nga-Ukraine leo thang đã làm gia tăng mạnh những bất ổn kinh tế" và trở thành nhân tố chi phối các thị trường. Ông nhấn mạnh thách thức của các ngân hàng trung ương ngày càng trở nên phức tạp hơn khi áp lực lạm phát gia tăng ngay cả khi triển vọng tăng trưởng đã yếu đi.

Lạm phát tăng vọt đã đặt ra nhiều vấn đề đối với các ngân hàng trung ương về việc có nên tăng lãi suất hay không và tăng đến mức nào khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 được dỡ bỏ.

Fed đang đứng trước yêu cầu kiểm soát lạm phát hiện ở mức cao nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới. Mới đây, Ủy ban Thị trường mở liên bang, bộ phận hoạch định chính sách của Fed, dự kiến sẽ tăng lãi suất bắt đầu vào tháng Ba năm nay.

Việc Mỹ tăng lãi suất có thể sẽ khiến các nhà đầu tư rút vốn khỏi các nước đang phát triển, ít nhiều làm cho nền kinh tế tăng trưởng yếu hơn. Trong bài phát biểu trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra trực tuyến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lo ngại nếu các nền kinh tế lớn lao dốc không phanh hoặc quay đầu trong chính sách t.iền tệ, sẽ có những thách thức đối với sự ổn định kinh tế và tài chính toàn cầu, và các nước đang phát triển sẽ đối mặt với những khó khăn.

Lạm phát tăng cao hơn dự kiến cũng đang gây nhiều áp lực lên các nhà hoạch định chính sách châu Âu. Xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế châu Âu, vốn chỉ đang hồi phục sau các làn sóng đại dịch COVID-19. Do đó, các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng hơn các chính sách của mình.

Giới phân tích tại Capital Economics nhận định lạm phát tại Eurozone sẽ chạm mức 6% trong những tháng tới, trước khi giảm xuống khoảng 4% vào cuối năm, trong khi mục tiêu lạm phát mà ECB đặt ra là 2%.

Với Anh, giá tiêu dùng tăng ảnh hưởng đến mức sống của người dân và gây áp lực đối với Ngân hàng Trung ương nước này (BoE) trong việc phải tiếp tục tăng lãi suất. Một số nhà phân tích dự báo lạm phát tại Anh sẽ đạt đỉnh 7% vào tháng Tư. BoE cho rằng lạm phát sẽ bắt đầu hạ sau đó, nhưng sẽ vẫn trên 5% trong năm nay.

Khi lạm phát liên tục tăng mạnh, cao gần gấp 3 lần mức mục tiêu là 2%, ngày 16/12/2021, BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới quyết định tăng lãi suất từ 0,1% lên 0,25%. Tiếp đó, ngày 3/2/2022, ngân hàng này đã có đợt tăng lãi suất thứ hai lên mức 0,5%.

Một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả các ngân hàng ở Mexico và Hungary, đã liên tục tăng lãi suất trong hai năm dịch COVID-19 bùng phát. Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ chốt lần thứ bảy trong năm 2021. Cuối tháng 2/2022 Ngân hàng trung ương Nga đã nâng lãi suất từ 9,5% lên 20%.

Ngày 2/3, Ngân hàng trung ương Canada đã quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018, từ 0,25% lên 0,5% - bước đi đầu tiên trong nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát. Quyết định ngày 2/3 đưa Canada vào lộ trình bình thường hóa chính sách t.iền tệ sau hai năm lãi suất thấp kỷ lục.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, nơi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) đã hạ lãi suất cho vay. Dân số trong độ t.uổi lao động của Trung Quốc, nguồn lao động giá rẻ trong nhiều năm cho các tập đoàn đa quốc gia, hiện đang giảm dần. Và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp sẽ đồng nghĩa với việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng mới, tốn kém hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga
07:06:25 02/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024

Tin đang nóng

Loạt khoảnh khắc tương tác giữa Midu và nhà chồng: Tình cảm chị em dâu gây chú ý hơn cả mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
21:15:02 03/07/2024
Nguyệt Ánh rao bán nhà cửa, đất đai chục tỷ đồng, tài sản phủ phê, fan ngơ ngác
21:33:27 03/07/2024
Midu vừa lấy chồng đã nhận tin vui: Kênh Tiktok "Chưa biết" từng đăng bài bội nhọ cô và nhiều người nổi tiếng bị "sập"
20:17:32 03/07/2024
Anh trai "hát 1 bài ăn cả đời" đình đám nhất hiện nay: Ngã từ lầu 3 xuống đất, cưới học trò kém 12 t.uổi
21:09:52 03/07/2024
Lời thú tội của đôi vợ chồng h.ành h.ạ n.ữ s.inh 22 t.uổi ở TP Hồ Chí Minh
23:15:18 03/07/2024
Phản ứng chồng hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân khi bị khui danh tính
21:54:10 03/07/2024
5 phim Hoa ngữ đạt điểm cao nhất nửa đầu 2024: Dữ Phượng Hành và Mặc Vũ Vân Gian bất ngờ thua đau trước một cái tên lạ hoắc
19:32:44 03/07/2024
Phép màu đến với nam vũ công liệt tứ chi sau vụ bị màn hình LED 600 kg rơi trúng người
22:04:32 03/07/2024

Tin mới nhất

Khác biệt lớn từ những thay đổi nhỏ

04:49:07 04/07/2024
Túi nylon là món đồ tiện lợi và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày nhưng cũng là một trong số những thủ phạm đang hủy hoại Hành tinh Xanh.

Lý giải nguyên nhân Ukraine vẫn nâng hạng kinh tế dù đang trong chiến sự

04:46:43 04/07/2024
Không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì các hoạt động quân sự sẽ có sức tàn phá cực kỳ lớn. Tất nhiên cũng sẽ không mang theo bất kỳ lợi ích kinh tế nào , ông Kolganov lý giải.

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Paul Pogba lên tiếng về việc giải nghệ

Sao thể thao

23:57:34 03/07/2024
T.iền vệ Paul Pogba làm rõ lập trường về việc giải nghệ khi anh xuất hiện tại Euro 2024 theo dõi tuyển Pháp thi đấu.

MC Mai Ngọc VTV nhiều tâm sự, diễn viên Hồng Đăng vui vẻ bên vợ con

Sao việt

23:32:56 03/07/2024
MC Mai Ngọc đăng tải dòng trạng thái với nhiều tâm sự, diễn viên Hồng Đăng dành thời gian vui vẻ bên vợ con dịp hè.

Rosé - Cha Eun Woo vướng tin hẹn hò, nhưng đây mới là "chân ái" của mỹ nhân BLACKPINK

Sao châu á

23:12:14 03/07/2024
Từ cách đây 4 năm, cũng chính Koreaboo là nơi soi ra loạt bằng chứng hẹn hò của Rosé và Suzy. Nghi vấn hẹn hò của Rosé - Suzy là hệ tư tưởng và là 1 trong những bí ẩn lớn nhất Kpop.

Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Công ty HDTC về hành vi tham ô tài sản

Pháp luật

23:04:16 03/07/2024
Ngày 3/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đinh Chí Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà

7 cách mix đồ với chân váy bút chì vừa hack dáng vừa sành điệu nàng nên thử

Thời trang

23:00:27 03/07/2024
Nên làm mới set đồ bằng chân váy bút chì màu sáng hoặc các màu pastel thời thượng. Chỉ một chút thay đổi về màu sắc cũng có thể tăng khả năng hack dáng và chuẩn mốt.

Tháng 7 may mắn: 4 con giáp được quý nhân phù trợ, tài lộc vô lo

Trắc nghiệm

22:54:44 03/07/2024
Tháng 7 này, 4 con giáp may mắn sẽ được quý nhân phù trợ, tài lộc tăng tiến không ngừng. Cuộc sống sung túc, cơm no áo ấm đang chờ đón họ.

Tour diễn âm nhạc "Từ đây... Từ nay...": Làn gió mới nửa cuối năm 2024

Nhạc việt

22:50:37 03/07/2024
Ngoài phần âm nhạc, những địa điểm mà chương trình lựa chọn cũng phải đáp ứng được những tiêu chí như sự sang trọng và gần gũi để nghệ sĩ kết nối với khán giả. Dự kiến, số lượng khán giả tối đa tham gia mỗi đêm nhạc sẽ không quá 500 khá...

Dàn mỹ nhân đóng 'Anh hùng xạ điêu' bản 2024

Phim châu á

22:48:52 03/07/2024
Ở phiên bản mới của Anh hùng xạ điêu , Bao Thượng Ân được khen xinh xắn, dễ thương, tạo hình đẹp nhưng diễn xuất chưa thuyết phục khi vào vai Hoàng Dung.

Vì sao vai diễn của Hồng Diễm, Lương Thu Trang tiếp tục bị 'réo tên'?

Hậu trường phim

22:39:07 03/07/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim sắp kết thúc nhưng những diễn biến ở tập gần cuối khiến vai diễn của Hồng Diễm, Lương Thu Trang tiếp tục bị khán giả réo tên .

Rihanna k.hoe t.hân hình 'bà mẹ hai con' quyến rũ

Sao âu mỹ

22:25:06 03/07/2024
Rihanna vừa chia sẻ những bức ảnh quyến rũ trong bộ sưu tập n.ội y mới nhất của mình. Nữ ca sĩ 36 t.uổi sở hữu t.hân h.ình b.ốc l.ửa dù đã trải qua hai lần sinh nở.

Giải mã hình dạng quầng vật chất tối của Dải Ngân hà

Lạ vui

22:01:37 03/07/2024
Trong kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature Astronomy mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng quầng vật chất tối hiện tại của Dải Ngân hà có hình dáng hơi dẹt.