Thầy giáo mầm non trên rẻo cao

Theo dõi VGT trên

Huyện Sa Pa có 6 thầy giáo dạy học mầm non, chủ yếu tại những địa bàn xa nhất, khó khăn nhất. Câu chuyện đến với nghề của những người thầy ấy tuy khác nhau, nhưng họ giống nhau ở tình yêu trẻ, yêu nghề, nhiệt huyết say mê của t.uổi trẻ, tinh thần vượt khó để khai mở những nét chữ đầu tiên cho những đ.ứa t.rẻ vùng cao.

Thầy giáo mầm non trên rẻo cao - Hình 1

Thầy giáo Đặng Văn Phụng dạy hát cho các em học sinh mầm non

Ở nơi mà tất cả mọi thứ vật chất còn thiếu thốn ấy, lại bừng lên tình người, tình thầy trò mộc mạc, chân thành và ấm áp.

Sợ phải xa bọn trẻ

Chúng tôi đến điểm trường Tả Van Mông, sau một cơn mưa tầm tã. Trời vừa hửng, vài tia nắng mỏng manh đùa nghịch bên mấy chậu hoa trước hiên. Lớp học ê a tiếng hát. Và thật ngạc nhiên, người đứng lớp không phải là một cô giáo như chúng tôi nghĩ.

Thầy Đặng Văn Phụng, cao tới hơn mét tám, như người khổng lồ với những cô cậu học trò tí hon. Tiết học do thầy giáo Phụng giảng dạy diễn ra hết sức sôi nổi và hào hứng, với những ánh mắt trong veo, những câu hát còn ngọng nghịu, và với cả nụ cười thường trực trên môi người thầy giáo trẻ. Thầy Phụng rời quê Phú Thọ lên vùng cao Sa Pa đã hơn 7 năm nay.

Video đang HOT

Từng ấy thời gian gắn bó với lớp học mầm non, đã chuyển qua nhiều điểm trường khó khăn, thầy giáo Phụng đã gạt bỏ được những bỡ ngỡ ban đầu, cũng như cảm giác ngại ngùng khi múa hát với các em nhỏ. Trong suy nghĩ của thầy giáo trẻ, chỉ còn tình yêu thương với những đ.ứa t.rẻ vùng cao, chỉ còn khát vọng mang hết nhiệt tình, tâm huyết của t.uổi trẻ để truyền dạy những kiến thức đầu đời cho các em học sinh.

Thầy Phụng tâm sự: “Những ngày đầu lên vùng cao, em cũng buồn nhiều lắm, buồn vì cô đơn, nhớ nhà. Giờ thì cũng quen rồi, nhưng thỉnh thoảng cũng vẫn buồn, nhưng là bởi sợ có ngày phải xa bọn trẻ. Nhiều người muốn về dưới xuôi, nhưng chắc em sẽ mãi ở đây để dạy học thôi”.

Gian nan

Thầy giáo mầm non trên rẻo cao - Hình 2

Thầy Thắng trao khăn ấm cho các em học sinh

Đã có rất nhiều chuyến công tác vùng cao, nhưng con đường lên với điểm trường Lếch Mông B của xã Thanh Kim có lẽ là một ám ảnh đối với chúng tôi. Cung đường nhìn từ xa như con rắn trườn quanh sườn núi. Và lô nhô đá tảng. Sau một hồi loay hoay, “mấy chú ngựa sắt” xem chừng không bò lên đến nơi được, chúng tôi đành đi bộ, dưới cơn mưa lất phất, giữa tiếng sấm đùng đoàng. “Không nhanh chân lên, mưa là khổ đấy. Chẳng có chỗ nào mà trú chân”, câu giục của thầy Sơn, cán bộ Phòng Giáo dục huyện khiến chúng tôi thêm động lực để bước tiếp.

Và quãng đường như “hành xác” ấy khiến chúng tôi thêm cảm phục người thầy giáo trẻ đã 9 năm cắm bản với lớp học mầm non trên đỉnh núi – mà chúng tôi được nghe kể đến trên đoạn đường gian nan ấy. Lúc chúng tôi đến nơi, thầy Lê Văn Thắng đang cùng các em học sinh học tập với mô hình “Con sâu học Toán”.

Những hình ảnh được thầy Thắng vẽ trên nền đất trở thành một công cụ học tập hiệu quả và mang nhiều hứng thú cho các em nhỏ nơi đây. Thầy Thắng chia sẻ: “Ở đây, các bé thiệt thòi nhiều lắm, chẳng được vui chơi như các bạn dưới xuôi. Mình ở đây, vừa dạy học, cũng vừa như cha, như mẹ, làm được gì cho các em thì cố gắng mà làm thôi”.

Thầy Thắng khoe với chúng tôi mấy chiếc khăn, mũ len vừa mới xin được của một đơn vị tài trợ. “Gặp ai mình cũng xin, ai cho cái gì cũng lấy. Ban đầu cũng thấy ngại, nhưng cứ nghĩ đến hai mươi đứa học sinh có thêm áo ấm, giầy ủng, có bánh ăn, sữa uống là mình lại cố gắng thôi”. Hóa ra với thầy Thắng và có lẽ cũng là với nhiều thầy cô giáo vùng cao, nhiệm vụ của họ không chỉ là gian nan cõng chữ lên non.

Không còn những câu chuyện giành giật học trò khỏi lạc hậu như trước kia, ngày nay ở vùng cao Sa Pa dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào các dân tộc đã quan tâm hơn đến việc học của con em mình. Chúng tôi cũng vui lây niềm vui của các thầy giáo trẻ nơi đây khi biết các cháu nhỏ độ t.uổi đến lớp đều được đi học. Chị Sùng Thị Phẩy, ở thôn Lếch Mông B, xã Thanh Kim chia sẻ: “Bà con mình quý thầy giáo lắm. Thầy dạy cho các con mình biết cái chữ, biết ngoan ngoãn nghe lời. Hôm trước mình bận đi gặt không đón con được, thầy Thắng còn đưa mấy đứa về tận nhà cơ đấy!”. Những tình cảm yêu thương của các em học sinh, sự tin yêu của bà con dân bản cũng là động lực để thầy giáo trẻ quyết tâm cắm bản, gieo chữ trồng người.

Chiều dần buông, học sinh lục tục ra về. Thầy Thắng đưa các em ra tận đầu thôn, tay bế, tay dắt, mấy đứa trứng gà trứng vịt, rộn rã như bầy chim non. Cuộc sống nơi đây như chia là hai nửa, một nửa với chất chứa bao nỗi niềm riêng tư, một nửa sôi nổi với lửa nhiệt tình tâm huyết của t.uổi thanh xuân. Thầy Phụng, thầy Thắng và những người thầy giáo trẻ, xa quê, xa gia đình cắm bản với bao nhọc nhằn, thoáng buồn kia chẳng làm vơi đi tình yêu, tình thương với những đ.ứa t.rẻ vùng cao.

“Hôm nay đi học xa, đường tương lai đường gần”… Tiếng hát của bầy trẻ thơ vang mãi. Trên đỉnh mờ sương, giữa trập trùng núi mây, những thầy giáo trẻ cắm bản với học trò của mình, đang viết tiếp bài ca ấy, viết tiếp những mơ ước về ngày mai tươi sáng.

Thu Hường

Theo GDTĐ

Vẹn tròn một tình yêu

Hơn 30 năm gắn bó với giáo dục tiểu học nơi vùng đất khó, cô Vũ Thị Bích Liên, giáo viên Trường Tiểu học (TH) Hòa Phú (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã dành trọn tình yêu thương cho t.rẻ e.m vùng cao, lặng thầm chèo lái không biết bao chuyến đò sang sông.

Vẹn tròn một tình yêu - Hình 1

Cô Liên ân cần hướng dẫn học sinh trong giờ học.

Hòa Phú những ngày tháng 4, nắng xuân trải vàng trên khắp núi rừng, thôn xóm. Giữa vùng nông thôn vắng lặng, Trường TH Hòa Phú rộn rã tiếng ê a đọc bài, tiếng cười nói, vui đùa của các em học sinh. Vừa đặt chân đến lớp 4/1, không khí ấm áp, đầy tình yêu thương của cô trò lan tỏa ngập tràn. Cô Liên, giáo viên chủ nhiệm lớp nhẹ nhàng hướng dẫn từng em đọc bài, làm toán. Những đ.ứa t.rẻ ở đây vẫn thân mật gọi cô là mẹ Liên. Sinh ra trong gia đình hiếu học ở miền quê Tiên Phong (H. Tiên Phước, Quảng Nam), ngay từ nhỏ cô Liên đã xác định theo nghề giáo. Năm 1983, sau khi ra trường, cô về công tác tại xã miền núi Tiên Hà (H.Tiên Phước). Đến năm 1991, cô chuyển về dạy tại Trường TH Hòa Phú và gắn bó cho tới bây giờ. Trường TH Hòa Phú có 3 khu vực: Hòa Thọ, Hội Phước và Phú Túc. Cô Liên dạy ở khu vực chính là Hòa Thọ. Ba năm một lần, cô lại đến khu vực Phú Túc giảng dạy một năm. Cô Liên cho biết, học sinh các điểm trường hầu hết là con em hộ nghèo, cận nghèo, tại thôn Phú Túc thì đa số là con em đồng bào dân tộc Cơ Tu nên con đường đến trường của các em còn nhiều khó khăn. Những năm 90 thế kỷ trước khi cô Liên mới về Hòa Phú, tuyến đường ĐT604 nối liền từ trung tâm huyện đến xã gập ghềnh sỏi đá, các tuyến đường toàn là đất đỏ, "nắng bụi, mưa bùn". Chứng kiến cuộc sống còn nhiều gian khổ của người dân nơi đây, cũng như cảnh học trò phải lặn lội đi bộ đến trường kiếm con chữ, cô Liên khát khao các em không ai phải chịu thiệt thòi so với t.rẻ e.m miền xuôi, mong các em vươn xa hơn để cuộc sống sau này đỡ vất vả. Chính vì vậy, cô và các đồng nghiệp luôn tìm mọi cách, không quản ngại gian khổ, hàng ngày miệt mài gieo từng con chữ trên mảnh đất còn nghèo khó này.

Nhớ lại những ngày đầu đi dạy, cô Liên tâm sự, ngày trước, các bậc phụ huynh không biết hết ý nghĩa của việc học nên không cho con đến trường. Vận động được các em đến trường đã khó, nhưng giữ chân các em ở lại trường còn khó khăn gấp vạn. Nhiều em số buổi đến lớp đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu ở nhà chăm sóc em nhỏ hoặc đi làm cùng bố mẹ. Những hôm vào vụ mùa, lớp học chỉ có vài ba em. Nhiều giáo viên cũng đến rồi vì khó khăn quá đã xin chuyển đi nơi khác, thậm chí có người còn bỏ cả nghề. Cô Liên vẫn một lòng bám trụ, kiên trì vận động học sinh đến lớp và xây dựng gia đình tại nơi này. Chồng cô là giáo viên, cũng chọn Hòa Phú để "gieo mầm" ước mơ cho các em học sinh. Giờ đây, cuộc sống và việc dạy học của giáo viên đã được cải thiện, trường học ngày một khang trang. Trường TH Hòa Phú là ngôi trường duy nhất trên địa bàn tỉnh thực hiện Mô hình trường học mới (VNEN) nên cô Liên luôn cố gắng nỗ lực, tiếp thu cái mới, có nhiều sáng kiến để nâng cao chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Em Nguyễn Văn Công, học sinh người Cơ Tu, học trò cũ của cô Liên chia sẻ, được học cô là một hạnh phúc lớn của em. Cô Liên chủ nhiệm năm em học lớp 4 (2014-2015) tại Trường TH Hòa Phú khu vực Phú Túc. Ấn tượng cô để lại trong em không chỉ là những bài dạy đầy lý thú, bổ ích mà là cả tình yêu thương, quan tâm học sinh hết mực. Hồi đó, nhà em nghèo lắm, em bị đau mắt nặng nên ba mẹ cho em nghỉ học. Cô Liên đã nhiều lần tìm đến nhà, khuyên nhủ, động viên ba mẹ cho em đến trường. "Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ như in buổi trưa nắng gắt ấy, cô Liên lặn lội đến nhà, tặng em chiếc mũ rộng vành để em bảo vệ mắt khi đi học. Giờ em vẫn còn giữ nó cẩn thận. Nhờ cô, em mới có thể bước tiếp trên con đường học vấn, nay em đã là học sinh lớp 8 tại Trường THCS Ông Ích Đường", em Công nghẹn ngào.

"Học trò tôi bây giờ có nhiều em đã trưởng thành, thi đậu đại học, có em đã đi làm, công việc ổn định và có cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt, những em dân tộc thiểu số đã tiến bộ, vươn xa, có thể giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Đó chính là những món quà vô giá và ý nghĩa nhất mà các em dành tặng cho tôi", cô Liên hạnh phúc. Thầy Trần Minh Nghĩa, Hiệu trưởng Trường TH Hòa Phú cho biết, cô Liên nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện. Không chỉ tận tâm, hết mực yêu thương học sinh, cô luôn gương mẫu trong công tác giảng dạy, thực hiện tốt phong trào thi đua, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. "Cô Liên như người mẹ hiền, âm thầm, lặng lẽ dành trọn tình yêu cho học trò. Sự tận tụy của cô đã mang về những "trái ngọt" khi tất cả các lớp mà cô chủ nhiệm luôn duy trì được sĩ số, không có trẻ bỏ học, chất lượng ngày càng nâng cao, đồng thời các em học sinh cô bồi dưỡng học sinh giỏi đều đạt giải trong các cuộc thi", thầy Nghĩa vui mừng.

MỘC MỘC

Theo CAND

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Choi Tae Joon: Mỹ nam khiến Park Shin Hye mê mệt lấy làm chồng, bạn thân Seungri
16:05:02 02/07/2024
Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa
16:30:40 02/07/2024
Diệp mất tích giống Phanh nè hậu bị Chưa Biết tung ghi âm thừa nhận ngoại tình
17:01:49 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ cải lương Thảo Nguyên qua đời

Sao việt

22:07:28 02/07/2024
Nghệ sĩ Thảo Nguyên có tình yêu lớn đối với sân khấu cải lương. Vì vậy, trong giai đoạn vắng bóng, bà không tránh khỏi cảm giác xót xa vì nhớ nghề.

12 công viên quốc gia đẹp nhất hành tinh

Du lịch

22:03:59 02/07/2024
Trên thế giới có khoảng 113.000 công viên quốc gia nhưng 12 công viên dưới đây được đ.ánh giá cao nhất. 1. Công viên quốc gia Khao Sok, Thái Lan

Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình

Sao châu á

22:03:52 02/07/2024
Trong hình ảnh mới nhất, Kimi gây chú ý vì vẻ ngoài phông phao, cao lớn. Ở t.uổi 15, Kimi cao vượt người cha tài tử.

Không có 'đàn bà cũ', chỉ có phụ nữ không chịu làm mới mình

Góc tâm tình

22:03:44 02/07/2024
Đời người sẽ chẳng tránh được lúc chênh vênh, chẳng tránh được khi buồn lúc vui. Trái tim phụ nữ mềm mại mà cũng kiên cường lắm. Cũng có thể có lúc, phụ nữ giấu nỗi niềm vào miền sâu thẳm, để mỉm cười trước cuộc sống chẳng ngừng trôi.

Chiêu lừa tinh vi của "nữ doanh nhân yến sào"

Pháp luật

22:00:58 02/07/2024
Tạo dựng bản thân là một nữ doanh nhân thành đạt với số t.iền trong tài khoản lên đến hàng chục tỷ đồng, Đặng Trúc Quỳnh, SN 1994 đã l.ừa đ.ảo nhiều người và chiếm đoạt số t.iền hơn 800 triệu đồng.

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống

Tin nổi bật

21:57:54 02/07/2024
Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Sa Pa, chiều 29/6, có 2 cháu bé nghi bị mất tích khi đi bắt cá tại suối Mường Hoa thuộc khu vực thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa.

Làn da căng bóng không tì vết của Hồng Diễm ở t.uổi tứ tuần

Làm đẹp

21:50:56 02/07/2024
Hồng Diễm không chỉ sở hữu vóc dáng cân đối, cô còn có làn da căng bóng, trắng hồng không tì vết. Để có được sắc vóc như vậy, người đẹp đã phải chăm sóc da như thế nào?

'Yêu' giờ nào để khỏe ?

Kiến thức giới tính

21:49:51 02/07/2024
Chuyện thời gian để yêu , trong các nghiên cứu khoa học, thay đổi xoành xoạch như chuyện tác dụng của cà phê (lúc thì tốt, khi thì có hại... cho sức khỏe).

Cứu sống người đàn ông nguy kịch tính mạng vì vết loét nhỏ ở ngực

Sức khỏe

21:41:54 02/07/2024
Trên ngực có vết loét nhỏ, người đàn ông ở Sơn La sốt cao, đi tới 2 bệnh viện không tìm ra nguyên nhân. Khi được chuyển tới Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108, bệnh nhân đã suy đa tạng, nguy kịch tính mạng.

Khốc liệt nhất lúc này: Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai Say Hi, show nào đang viral hơn?

Tv show

21:33:22 02/07/2024
Số liệu thống kê cho thấy, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai Say Hi đang trong một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

Thế giới

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.