Thầy đôi khi cũng học từ trò

Theo dõi VGT trên

Đã là học sinh lớp 12 và phải chịu không ít áp lực của các kỳ thi sắp tới nhưng không vì thế mà các nhà khoa học tương lai bỏ qua cuộc chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ để hiện thực hóa ý tưởng của mình khi thi đấu với những tài năng cả nước cũng như quốc tế.

Thầy đôi khi cũng học từ trò - Hình 1

Rất nhiều sự sáng tạo và hăng say được khuấy động từ sân chơi khoa học

Thầy Nguyễn Thiết Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Kim Liên cho biết, 2 nhóm học sinh của trường đang tham gia sân chơi khoa học, kỹ thuật ISEF 2013 với sản phẩm “cây nhà lá vườn”: Giải pháp tiết kiệm điện năng cho trường học tại Việt Nam và Bạo lực học đường thực trạng và giải pháp. Tìm hiểu về đề tài khá thời sự là tiết kiệm điện năng, Trưởng nhóm Phạm Quốc Khánh, học sinh lớp 12 A1 cho biết: “Ai đã từng nhìn tủ điện trường em thì thấy rằng việc tắt đèn, tắt quạt quả là thử thách lòng dũng cảm. Nhiều bạn, nhất là các bạn nữ, được phân công trực nhật thường rất ngại chạm vào tủ lằng nhằng dây điện và công tắc đang trong tình trạng thiếu an toàn cho người sử dụng. Vậy là ý tưởng về việc làm thế nào để tự động tắt, mở thiết bị điện trong hàng chục lớp học đã nhen nhóm. Sân chơi khoa học, kỹ thuật được Bộ GD-ĐT phát động lần này là cơ hội để hiện thực hóa ý tưởng của em”.

Sản phẩm của các nhóm tham gia sân chơi đi từ những vấn đề thiết thân như giải pháp giảm bớt áp lực thi cử của Nguyễn Hoàng Oanh, trường THPT Xuân Đỉnh, hay các vấn đề môi trường trong gia đình như đề tài máy tách dầu mỡ ra khỏi nước thải nhà bếp hay biện pháp xử lý nước hồ công viên phường Ngọc Lâm, rồi mở rộng phục vụ các đối tượng như phần mềm gậy thông minh cho người khiếm thị và tham gia cả lĩnh vực vật lý và thiên văn học với ứng dụng định luật bảo toàn động lượng, chế tạo tên lửa nước tách tầng… “Điều có thể đ.ánh giá cao nhất ở kỳ thi này là không có đề bài đặt ra sẵn mà học sinh phải tự tìm tòi sáng tạo từ A đến Z” – ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nhận xét.

Một môi trường học tập, nghiên cứu thực sự đã được tạo ra khi mà ở đó không chỉ có trò học từ thầy mà chính thầy cô cũng phải tự tìm tòi, thậm chí phải học cả trò về sự nhanh nhạy, khả năng kết nối thông tin và tư duy thông minh, sắc sảo. Nhiều thầy cô đã phải thay đổi phương pháp giảng dạy của mình qua sân chơi này, ông Đoàn Hoài Vĩnh nhận xét sau kinh nghiệm tổ chức lần đầu tiên năm 2012. Chia sẻ về thành công của học sinh Thủ đô tại kỳ thi này năm 2012 trên đấu trường quốc tế, ông Đoàn Hoài Vĩnh phân tích, đề tài của học sinh Việt Nam về biến nước mặn thành nước ngọt được đ.ánh giá cao vì đây là đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều phương pháp giải quyết nhưng cách này là sáng tạo, ít kinh phí, dễ ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Theo ANTD

Khi “thầy” biến thành “thợ”

Mấy năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện qua các "bài giảng điện tử" (BGĐT) diễn ra khá phổ biến trong các trường học. Đây một bước tiến trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy vậy, việc lạm dụng BGĐT có thể gây ra nhiều phức tạp.

Khi thầy biến thành thợ - Hình 1

Những bài giảng điện tử thu hút được sự chú ý của nhiều học sinh, song giáo viên không nên lạm dụng
(Ảnh minh họa)

Lợi nhiều

Cô Nguyễn Hồng Thúy - giáo viên cấp 2 ở quận Thanh Xuân nhận xét, khi dự giờ một tiết học Lịch sử của học sinh lớp 7, cô đã thấy được sự hào hứng, phấn chấn của các em học sinh đối với BGĐT. Toàn bộ kiến thức của bài giảng tưởng chừng như khô cứng lại được thể hiện qua những hình ảnh sống động và hấp dẫn. Chỉ với 2/3 thời gian, giáo viên đã có thể kết thúc bài giảng để học sinh được tự do thảo luận nhóm về kiến thức xung quanh nội dung vừa học. Có thể nói, do kiến thức được cập nhật bằng hình ảnh sinh động nên áp lực của tiết học đã giảm xuống đáng kể, giúp học sinh có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.

Cũng theo cô Thúy, BGĐT còn giúp thầy cô tiết kiệm được thời gian lên lớp đồng thời rất dễ khắc phục, sửa chữa kịp thời những sai sót về kiến thức, cách trình bày, diễn đạt...

Nhờ có BGĐT, các môn học được coi là "khó nhằn" như Lịch sử, Địa lý, Văn học... đã thu hút được nhiều học sinh hơn. Đây là phương tiện trực quan có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc truyền tải đến học sinh những vấn đề khó hình dung nếu chỉ thông qua lý thuyết đơn thuần. Nhờ những hình ảnh cụ thể và sinh động, học sinh có thể dễ dàng nắm bắt được bài giảng ngay trên lớp. Em Lê Hoàng Vinh - học sinh lớp 8 ở quận Ba Đình cho biết, trước đây mỗi khi đến tiết học Lịch sử, hầu hết các bạn trong lớp đều tìm cách xin nghỉ, lấy môn khác ra học hoặc trả bài qua loa, hời hợt cho xong chuyện.

Tuy vậy, từ khi môn này được cải tiến phương pháp giảng dạy, các tiết học sôi nổi hơn hẳn. "Xen giữa lời giảng là những hình ảnh, những thông tin liên quan, thậm chí cả những tin tức mới nhất được trình bày rất sinh động khiến bọn em "tỉnh cả ngủ". Cách học này làm cho chúng em rất hứng thú vì hệ thống kiến thức được cập nhật bằng hình ảnh và trò chơi đố vui, thảo luận nhóm... Tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều khiến em và các bạn không còn thấy "sợ" môn học này nữa" - Hoàng Vinh chia sẻ.

Hại cũng không ít

Đáng buồn là có không ít giáo viên đã lạm dụng BGĐT trong quá trình giảng dạy hầu như không giao lưu với học sinh mà chỉ ngồi một chỗ, mắt nhìn màn hình vi tính. Về lâu dài, họ đã làm mất đi sự gần gũi, thân tình giữa thầy và trò. Bên cạnh đó, việc sử dụng BGĐT quá thường xuyên làm cho một số giáo viên không chịu rèn luyện trí nhớ nên dần dần bị lệ thuộc vào bộ nhớ của máy vi tính, dẫn đến tình trạng ngôn từ, kiến thức bị bào mòn, mai một dần. Từ vị trí người thầy, họ đã tự biến mình thành "thợ" vì công việc chủ yếu của họ giờ chỉ là nhấn bàn phím. Ngoài ra, hiện nay, do không được đào tạo bài bản nên không ít giáo viên khi trình bày bài giảng quá lạm dụng màu sắc, trang trí nền và sử dụng các hình ảnh không liên quan đến nội dung của bài học. Điều này đã gây...tác dụng ngược bởi nó khiến học sinh không tập trung vào bài giảng do bị choáng bởi những hình ảnh, âm thanh chằng chịt, phức tạp.

Thầy Nguyễn Quang Thành - một giáo viên dạy Văn THPT cho biết, khi giảng dạy môn Văn, thông qua BGĐT, nhiều người đã sử dụng những hình ảnh (tranh, hình vẽ...) để minh họa cho những ý thơ hay hình tượng nhân vật. Tuy vậy, do không có kinh nghiệm và thiếu thời gian chuẩn bị nên họ đã sử dụng hình ảnh một cách cứng nhắc và bừa bãi làm cho học sinh càng bị phân tâm, rối trí. Bên cạnh đó, do quá tin tưởng vào BGĐT nên nhiều giáo viên đã quên đi tính đặc thù trong giảng dạy văn chương, rằng văn học là nghệ thuật của ngôn từ, tư duy trong văn học là tư duy trừu tượng. Do đó, để truyền đạt đến học trò cái hay, cái đẹp của tác phẩm, người thầy phải sử dụng giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc của mình để phân tích, mô tả. Điều này không có bất kì một phương tiện kĩ thuật nào có thể thay thế được. Chưa kể đến việc, trong trường hợp xảy ra sự cố kĩ thuật như máy chiếu bị trục trặc, bị mất điện, người dạy sẽ bị động khiến cho tiết học Văn mất hứng thú.

Là người có kinh nghiệm nhiều năm đứng trên bục giảng, PGS Văn Như Cương cho rằng, không thể phủ nhận tác dụng của các BGĐT trong quá trình dạy và học. Ví dụ khi dạy bài "Sông Lô", do không thể đưa học sinh đến tận nơi để xem thực tế con sông này dài rộng thế nào, giáo viên có thể dùng hình ảnh để các em dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy vậy, máy móc không bao giờ có thể thay thế được lời giảng của giáo viên mà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Điều đáng nói là hiện nay, không ít giáo viên đã sử dụng BGĐT theo kiểu thay bằng cách đọc cho học sinh ghi từ bài soạn viết tay của mình, họ lại chiếu lên màn hình cho học sinh chép. Về phương pháp, hai cách làm này không khác nhau. Bởi vậy mà nhiều em học sinh, sinh viên đã không ngần ngại nói thẳng ra rằng nhờ có giáo dục điện tử mà họ được nghỉ học thoải mái. Đến cuối kỳ học chỉ cần USB copy lại bài giảng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ở một số trường học, học sinh bắt đầu chán nản với những tiết dạy bằng máy chiếu.

Để những BGĐT ngày càng có sức hút đối với học sinh, giáo viên cần phải nhận thức rằng đây chỉ là phương tiện để tác động tích cực đến người học, song nếu không khéo thiết kế bài giảng sẽ dẫn đến tác dụng ngược. Bản thân mỗi thầy cô phải căn cứ vào đặc thù của từng môn học để đưa ra phương pháp giảng dạy hợp lý, sử dụng đúng môn học, đúng liều lượng, kết hợp linh hoạt giữa hình ảnh và khả năng thuyết trình. Và điều quan trọng nhất là dù giảng dạy với cách thức nào thì người thầy luôn là trung tâm và phải thổi hồn vào trong mỗi bài giảng.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến
06:27:15 06/07/2024
Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?
00:29:57 06/07/2024
Nam thần Hoa ngữ cao 1,88m Trương Lăng Hách gây sốt
05:56:51 06/07/2024
Sao nam g.ây s.ốc vì giả gái "đẹp chấn động", váy áo thướt tha khiến netizen nhận không ra
06:02:37 06/07/2024
Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki
07:31:09 06/07/2024
Bóc giá tủ đồ của Lisa trong MV Rockstar
01:01:35 06/07/2024
"Chị đẹp" MLee ghi danh dự thi Miss Universe Vietnam 2024, chấn động cõi mạng
07:15:07 06/07/2024
Huyền Phi: từ nhà tạm bợ phất lên t.iền tỉ, cặp bài trùng với Hằng Du Mục?
07:20:47 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Sức khỏe

08:28:12 06/07/2024
Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.

"Cỗ xe tăng" Đức đổ gục và bật khóc sau trận thua Tây Ban Nha, Toni Kroos kết thúc sự nghiệp đầy nghiệt ngã

Sao thể thao

08:21:11 06/07/2024
Cầu thủ đội tuyển Đức buồn bã bật khóc sau khi để thua Tây Ban Nha 1-2 và bị loại ở tứ kết Euro 2024. Toni Kroos đã khép lại sự nghiệp bằng trận thua nghiệt ngã của tuyển Đức trước Tây Ban Nha tại tứ kết Euro 2024

Đủ kiểu tóc layer xinh điên đảo mà không lo mất dáng: Bí quyết nhờ đúng một thứ!

Làm đẹp

08:11:09 06/07/2024
Một mái tóc đẹp có thể cộng thêm rất nhiều điểm nhan sắc cho hội con gái. Vì vậy, bên cạnh việc chăm chỉ dưỡng và chăm sóc để tóc bóng khỏe, tạo kiểu cũng là bước quan trọng có thể giúp bạn thăng hạng visual.

Bằng Kiều tự nhận xuề xòa, bật mí chuyện vào bếp khi ở nhà

Sao việt

08:02:41 06/07/2024
Ai bị chê già chẳng buồn, vì có ai cưỡng lại được thời gian đâu. Nhưng với nghệ sĩ, tâm hồn luôn trẻ hơn nhiều so với t.uổi , Bằng Kiều nói về việc bị bình phẩm ngoại hình ở t.uổi 51.

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào nổi điên khi chồng bênh gái "bán hoa"

Phim việt

07:38:22 06/07/2024
Đào vô cùng tức giận khi phát hiện ra Quý giao con cho 2 cô hàng xóm. Không những thế khi thấy Huyền vừa bế vừa thơm bé Sóc, Đào vội vàng chạy tới cướp lấy con và ngăn cản.

Hành trình 5 năm Baifern - Nine: Từ friend zone hoá người yêu như phim, ai dè kết thúc bằng drama "mẹ chồng"

Sao châu á

07:26:08 06/07/2024
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Nine Naphat - Baifern Pimchanok đã chính thức tuyên bố chia tay. Thông tin này khiến netizen khắp nơi vô cùng buồn bã và tiếc nuối cho cặp đôi vàng của showbiz Thái Lan.

Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột

Thế giới

07:23:54 06/07/2024
Ukraine và các nước đồng minh phương Tây đã bác bỏ đề xuất trên, dù ông Putin khẳng định vẫn để ngỏ cơ hội xem xét kế hoạch này. Điện Kremlin đã khuyến khích giới lãnh đạo Ukraine dành thời gian để cân nhắc các đề xuất.

Tuấn Hưng: Tôi có lúc hay lúc dở nhưng luôn cống hiến mỗi ngày

Nhạc việt

06:48:54 06/07/2024
Xin hãy yêu thương và bao dung với Hưng ở mọi khía cạnh vì xét cho cùng Hưng chưa bao giờ thể hiện sự thiếu tôn trọng với khán giả yêu mình - Ca sĩ Tuấn Hưng nói.

Ngàn đêm nặng nợ trên đường quê

Netizen

06:47:06 06/07/2024
Có một đội thiện nguyện sống cho mình vào ban ngày, cho mọi người vào ban đêm. Họ rong ruổi khắp nẻo đường từ phố thị đến làng quê biên giới, mang lại chút bình yên, sự giúp đỡ quý giá đối với người lỡ đường.

Bom tấn Zenless Zone Zero gây thất vọng

Mọt game

06:45:48 06/07/2024
Zenless Zone Zero, bom tấn gacha năm 2024 từ nhà phát triển HoYoverse đã chính thức ra mắt vào ngày 04/07 vừa qua và nhận về rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng game thủ.

Indonesia: Phát hiện bức tranh hang động 51.200 năm t.uổi

Lạ vui

06:44:51 06/07/2024
Trên trần của một hang động đá vôi trên đảo Sulawesi của Indonesia, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật mô tả ba hình người đang tương tác với một con lợn rừng.