Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiề.n đầu tư học hành cho con

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do các biện pháp áp thuế mạnh tay của Mỹ, các gia đình trung lưu tại Trung Quốc đã cắt giảm các khoản chi tiêu khác để đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục của con cái họ với hi vọng chúng sẽ đỗ đại học hoặc ra nước ngoài du học.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiề.n đầu tư học hành cho con - Hình 1

(Ảnh minh họa: SCMP)

Chiều Chủ nhật, bà mẹ Amy Jiang đang vội vàng ăn bữa trưa chuẩn bị sẵn cùng con gái 7 tuổ.i bên ngoài lớp học của bé bên trong một tòa nhà xuống cấp ở Bắc Kinh. Họ đang trong giờ nghỉ giữa hai lớp học, mỗi lớp kéo dài 2 giờ, do một công ty gia sư tổ chức ngoài giờ lên lớp.

Giống hàng triệu gia đình trung lưu khác tại Trung Quốc, Jiang, một kỹ sư 35 tuổ.i, dành phần lớn thời gian trong những ngày nghỉ cuối tuần để tham gia các lớp gia sư cùng con gái.

“Tôi phải có mặt ở đây”, Jiang nói với Thời báo Hoa nam Buổi sáng (SCMP). “Một số chủ đề quá khó hiểu đối với tr.ẻ e.m, như phép hoán vị, tích phân trong toán học và tiếng Hán cổ”.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ đang leo thang, sức mua của tầng lớp trung lưu như Jiang, ước tính từ 100-400 triệu người tại Trung Quốc theo các số liệu khác nhau – có thể góp phần vực dậy nền kinh tế vốn đang phát triển chậm lại. Tuy nhiên, các dấu hiệu mới cho thấy tầng lớp này đang gia tăng chi tiêu cho giáo dục của con cái và hạn chế các nhu cầu khác.

Đầu tư cho con cái

Theo SCMP, cho con cái học trước và học các môn sâu hơn là các cách mà các bậc phụ huynh thường làm để giúp con cái họ cạnh tranh được trong một môi trường giáo dục đầy thách thức tại Trung Quốc.

New Oriental và TAL Education Group tại Bắc Kinh, hai công ty giáo dục lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán, đều báo cáo mức tăng trưởng 2 con số trong nửa đầu năm 2018. New Oriental cho biết số lượng sinh viên tham gia vào các khóa học chuẩn bị thi và nâng cao đã tăng 44,9% lên 2,06 triệu sinh viên trong quý I năm nay. Trong khi đó, TAL cho biết số lượng sinh viên học thêm đã tăng 88,7% so với một năm trước đó lên gần 2 triệu sinh viên so với cùng kỳ.

“Các phụ huynh Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, hiểu được rằng rất khó để đạt được thành công nếu tr.ẻ e.m từ các gia đình bình thường không có bằng cấp từ một trường đại học tốt”, Hu Xingdou, một nhà kinh tế độc lập, nói. “Trong bối cảnh có những lo ngại và lo lắng, tầng lớp trung lưu hối thúc con cái học hành chăm chỉ hơn và cũng sẽ đầu tư từng đồng cho giáo dục”.

Trên thực tế, các bậc cha mẹ khắp thế giới cũng đang đầu tư để đảm bảo rằng con cái họ có sự khởi đầu tốt

hơn trong cuộc sống. Một báo cáo của HSBC được công bố hồi tháng 6 cho thấy một nửa trong tổng số 8.481 bậc phụ huynh được khảo sát tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đang chi tiề.n cho việc học của con cái họ, và gần 2/3 đang chi tiề.n cho các trường tư hoặc từng làm như vậy trong quá khứ.

Các bậc cha mẹ Trung Quốc hiểu rằng cuộc đua ngày càng quyết liệt tại đại lục. Con cái họ phải cạnh tranh với gần 10 triệu sinh viên khác tại kỳ thi đại học để được vào học tại một trong số 150 trường đại học của Trung Quốc. Cơ hội của các học sinh là chưa tới 6%.

Tuy nhiên, các quy định về việc phân chia trường không được công khai và lý do may mắn đã không giải thích được tại sao các tr.ẻ e.m từ các gia đình có điều kiện luôn được học tại các trường tốt hơn. Kết quả là, các phụ huynh trung lưu phải đặt hi vọng vào một số ít trường vốn nhận các sinh viên có IQ cao hơn thông qua các bài kiểm tra toán, tiếng Anh và tiếng Trung đối với các chương trình đặc biệt.

Video đang HOT

“Ít nhất những cuộc thi này cũng minh bạch và tương đối công bằng. Tôi biết cơ hội để con bé vào một trường trung học danh tiếng là rất ít”, bà mẹ Jiang nói, trong khi con gái Jiejie đang ngồi mệt mỏi bên cạnh sau một buổi sáng học hành bận rộn. “Rồi sau này Jiejie cũng phải cạnh tranh với các sinh viên khác để vào đại học và tương lai của con bé sẽ chủ yếu được định đoạt bởi các điểm số. Vì thế, không bao giờ là quá muộn để chuẩn bị cho điều đó”.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiề.n đầu tư học hành cho con - Hình 2

Ước tính phi chí mà các gia đình tại một số nước chi tiêu cho giáo dục của con cái họ (Đồ họa: SCMP)

“Đừng gọi tôi là tầng lớp trung lưu”

Trung Quốc đã sửa đổi luật giáo dục bắt buộc vào năm 2006, cấm các kỳ thi đầu vào tại các trường tiểu học và trung học cơ sở để giảm gánh nặng cho học sinh. Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013, ông đã nhấn mạnh tới việc cần thiết phải có sự công bằng trong hệ thống giáo dục bắt buộc miễn học phí 9 năm, đồng thời nhấn mạnh việc phân bổ các nguồn lực cân bằng hơn cho giáo dục. Theo chương trình đó, các học sinh được ưu tiên học các trường gần nhà.

Jiang tới từ một vùng hẻo lánh ở tỉnh Thiểm Tây nhưng tốt nghiệp tại một trường đại học hàng đầu ở Bắc Kinh. Thu nhập hàng năm của cô là 100.000 nhân dân tệ (tương đương 14.500 USD), gấp đôi thu nhập bình quân của lao động trong thành phố. Điều đó khiến cô được xếp vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, với mức lương hàng năm từ 3.650-36.500 USD (theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB).

Jiang nói thành công của cô một phần là do giáo dục. Jiang giờ đây chi 12.000 nhân dân tệ mỗi năm cho các lớp học Toán của con gái, 12.000 nhân dân tệ khác cho lớp học Văn và 25.000 nhân dân tệ cho môn tiếng Anh. Ngoài ra, cô cũng chi khoảng 50.000 nhân dân tệ cho các lớp học đàn và múa của con gái, và 20.000 nhân dân tệ cho một chuyến ra nước ngoài để giúp cô bé có “một số trải nghiệm quốc tế”.

Chi phí giáo dục chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả gia đình, Jiang nói.

“Đừng gọi tôi là tầng lớp trung lưu. Tôi và chồng chưa bao giờ mua món quần áo nào cao hơn 100 nhân dân tệ kể từ khi có con”, Jiang nói. “Chúng tôi đang tiết kiệm từng đồng cho con gái, vì giáo dục là cách duy nhất tại Trung Quốc để những người bình thường như tôi có một cuộc sống ổn định trong tương lai”.

Một cuộc khảo sát đối với gần 52.000 bậc cha mẹ trên khắp Trung Quốc, hầu hết họ là tầng lớp trung lưu, được trang web Sina.com tiến hành vào tháng 11 năm ngoái, cho thấy chi tiêu cho giáo dục chiếm trung bình gần 20% tổng thu nhập của các hộ gia đình.

Khoảng 90% các em nhỏ chưa tới trường và 81% các học sinh trong độ tuổ.i từ 6-18 học các khóa gia sư. Các gia đình có con học mẫu giáo chi trung bình 26% cho giáo dục, trong khi các gia đình có con từ lớp 1-12 chi trung bình 20% cho giáo dục. Trong số những người được hỏi, 61% nói họ có kế hoạch đưa con ra nước ngoài du học.

Kể từ năm 2013, người dân Trung Quốc chi cho giáo dục, văn hóa, giải trí, sức khỏe và chăm sóc y tế tăng mạnh, trong khi chi tiêu cho lương thực, thuố.c l.á, rượu và quần áo đã giảm, theo các số liệu chính thức.

“Nhiều gia đình sẵn sàng chi nhiều tiề.n cho giáo dục và các dịch vụ liên quan như du lịch và giải trí”, Li Chao, một nhà phân tích tại Huatai Securities, cho hay. “Khi mọi người lấy giáo dục làm ưu tiên cao nhất và gia tăng chi tiêu cho giáo dục, họ sẽ giảm các chi phí khác”.

Các trường tư nở rộ

Emma Li đã xóa hai quảng cáo thương mại khỏi điện thoại di động gần đây. Li, cựu nhân viên của một ngân hàng đầu tư của Mỹ tại Bắc Kinh, trước đây thường mua các bộ quần áo thời thượng, giầy và mỹ phẩm, nhưng đó là trước khi con trai cô bắt đầu đi học tại một trường tiểu học tư hồi tháng này. Học phí là vào khoảng 300.000 nhân dân tệ một năm, không tính các khóa học tự chọn.

“Không có trường tiểu học công nào trong bán kính 5km tính từ nhà của tôi”, Li, người hiện đang sống trong một dự án nhà ở ngoại ô Bắc Kinh với số dân 150.000 người, cho biết. “Bên cạnh đó, tôi muốn con trai có các trải nghiệm quốc tế trước khi đi du học nước ngoài, điều vốn không phải là lợi thế tại các trường công”.

Các gia đình trung lưu có chung suy nghĩ với Li đã đua nhau gửi con tới một trong khoảng 125 trường tư thục ở Bắc Kinh, hoặc 200 trường ở Thượng Hải. Các trường tư thục đã nở rộ tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tuyên bố cấm các sách giáo khoa đại học vốn ca ngợi các giá trị của phương Tây và giảm nhẹ tầm quan trọng của việc học tiếng Anh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở. Vào năm 2015, Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc khi đó là Viên Quý Nhân cho biết: “Không cho phép các sách giáo khoa ca ngợi các giá trị của phương Tây xuất hiện trong các lớp học của chúng ta”.

Đối với Li, đó là một bước lùi. “Làm sao có thể cạnh tranh với tầng lớp tinh hoa của thế giới nếu bạn không hiểu các giá trị của họ?”, Li nói, giải thích tại sao cô chọn một trường tư cho con trai, vốn có các lớp học dạy bằng tiếng Anh và do các giáo viên nước ngoài đảm nhiệm.

“Nhưng học phí cao hơn thu nhập hiện tại của gia đình chúng tôi. Tôi đang tìm kiếm một công việc khác trong nhiều tháng qua nhưng vẫn chưa may mắn. Tất cả những gì tôi có thể làm là tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm”, Li nói.

An Bình

Theo Dantri/ SCPM

Công nhận văn bằng: Chặt quá thành phiền phức

Sau một số lùm xùm về bằng cấp do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp của cán bộ quản lý nhà nước, việc công nhận văn bằng trong nước càng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vì quá lo lắng 'lọt lưới' các trường hợp bằng dởm mà nhiều người học nghiêm túc ở trường xịn cũng bị vạ lây.

Công nhận văn bằng: Chặt quá thành phiền phức - Hình 1

Quy trình xử lý công nhận văn bằng đơn giản, nhưng thực tế quá rườm rà - ĐỒ HỌA: HỒNG SƠN - ẢNH: SHUTTERSTOCK

Chờ 2 năm không được hồi âm

Hoàng Lê Trường là một nhà toán học trẻ được đán.h giá "có triển vọng" của Viện Toán học VN, hiện đang nghiên cứu ở Đức theo diện học bổng Humboldt (một học bổng uy tín dành cho các nhà toán học). Cách đây 2 năm, sau khi nhận bằng tiến sĩ do Trường ĐH Meiji (Nhật Bản) cấp, anh Trường đã làm thủ tục nộp hồ sơ công nhận văn bằng ở Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, đến nay văn bằng của anh Trường vẫn chưa được công nhận. Anh Trường cho biết: "Tôi đã đến (Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT - PV) 2 lần, mỗi lần được hẹn tầm 6 tháng. Và tôi chán quá không đến lần thứ ba. Mọi giấy tờ của tôi đều đủ. Nhưng theo họ, tổng thời gian tôi đi học là 9 tháng nên không thể trả lời, phải lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định".

Hoàng Lê Trường cho biết anh đi theo chương trình học bổng RONPAKU của Hiệp hội Xúc tiến khoa học Nhật Bản (JSPS), dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN và JSPS. Chương trình JSPS là lấy bằng tiến sĩ của một trường đại học của Nhật mà không cần tham gia khóa học tiến sĩ. Ngoài ra chương trình này chỉ tài trợ một năm 3 tháng ở Nhật, 9 tháng ở VN và không quá 5 năm.

Nghiên cứu sinh của chương trình này có 2 người hướng dẫn, một ở VN và một ở Nhật. Chương trình học bổng RONPAKU thường được đảm bảo với chất lượng kết quả nghiên cứu và không phụ thuộc nhiều vào thời gian. Mỗi năm chương trình đều sẽ xét lại xem có đạt không thì gia hạn tiếp. "Trường hợp của tôi thì chỉ cần sang Nhật 3 lần với tổng thời gian 9 - 10 tháng cả thời gian bảo vệ là tôi đã đủ kết quả bảo vệ. Sở dĩ tôi chọn chương trình này vì phần thời gian còn lại tôi có thể làm việc ở Mỹ mỗi năm 4 - 5 tháng và có thời gian đi hội nghị", Hoàng Lê Trường giải thích.

Hoàng Lê Trường nhận xét về cách thực hiện quy định về công nhận văn bằng hiện nay là nhận hồ sơ và nếu đúng theo quy định thì cho công nhận. Cái gì nằm ngoài quy định thì họ không làm gì, kể cả công nhận rồi thì cũng có thêm một câu là "người cung cấp hồ sơ cam kết mọi thứ là đúng".

Chặt quá mức cần thiết

Liên quan tới câu chuyện công nhận văn bằng, nhiều nhà khoa học trẻ cho biết, nghĩ tới "đoạn trường" công nhận văn bằng mà họ ngại, nên chưa bị thúc ép thì cứ tạm "câu giờ" đến chừng nào có thể.

H.H, một cán bộ nghiên cứu ở một trường tư, người có bằng tiến sĩ về quản trị giáo dục ở một trường ĐH lớn của Đài Loan, nói: "Tôi đã tìm hiểu các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT và mường tượng mình sẽ phải đối mặt với một số vấn đề, trong đó rắc rối lớn nhất đối với tôi là yêu cầu kiểm tra hộ chiếu để xem có xuất nhập cảnh trong mấy năm đi học. Bao nhiêu năm nay, Đài Loan có chính sách cởi mở với những người có thẻ cư trú dài hạn, nên khi xuất nhập cảnh tôi không phải gặp vị hải quan nào. Các thủ tục đều được điện tử hóa hết. Tôi còn không có cả visa giấy, mà chỉ có visa điện tử. Cái này thì giải trình thế nào? Vì thế tôi chưa làm vội, mà đợi bao giờ có quy định mới thông thoáng hơn".

Ngoài ra còn một số yêu cầu khác khiến nhà khoa học trẻ này không muốn tiêu tốn thời gian và tiề.n bạc (lệ phí gần 1 triệu đồng) cho thủ tục công nhận văn bằng. Chẳng hạn như việc anh đã chuyển ngành nghiên cứu, tuy cũng đã có một số giấy tờ minh chứng nhưng anh không dám chắc Bộ GD-ĐT sẽ đồng ý. Thứ hai là tên của anh trên văn bằng, vừa có cả tên tiếng Trung và tên tiếng Việt. Cái này trong văn bằng của các trường ở nước ngoài là bình thường, nhưng ở ta lại không quen, nên nhiều khả năng anh sẽ bị "vặn vẹo".

Theo bình luận của nhiều nhà khoa học, việc công nhận văn bằng mấy năm nay ngày càng minh bạch hóa, không bị mang tiếng sách nhiễu hay tiêu cực nhưng lại nguyên tắc quá, hóa thành cứng nhắc, đặc biệt là sau khi các vụ bằng cấp dởm của một số vị quan chức bị phanh phui. Dường như Bộ GD-ĐT quá quan tâm việc ngăn chặn lọt lưới các trường hợp bằng cấp dởm, hoặc bằng cấp được cấp bởi các chương trình đào tạo chưa được kiểm định, không đảm bảo chất lượng, nên vô hình chung đã gây phiền phức với một số trường hợp học thật ở trường "xịn".

Ý KIẾN

Cần có cách làm khoa học hơn

Trong bối cảnh văn bằng ĐH "thượng vàng hạ cám" như hiện nay, việc đưa ra những yêu cầu chặt chẽ trong quy trình và thủ tục công nhận văn bằng là điều nên làm, tuy nhiên Bộ GD-ĐT cần tìm giải pháp khoa học hơn, hoặc giải pháp có tính hỗ trợ các cơ quan sử dụng lao động. Chẳng hạn, Bộ GD-ĐT cần lập một danh sách các chương trình, các trường ĐH không cần công nhận văn bằng nữa (danh sách này không nhất thiết đầy đủ ngay từ đầu mà là bổ sung hằng quý, hằng năm). Căn cứ vào đó, người nào có bằng nằm ngoài danh sách này mới phải đi công nhận.

PGS Trần Văn Tớp (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)

Còn rườm rà

Yêu cầu photo hộ chiếu để chứng minh người đi học có đi học thật là chính đáng nhưng lại rườm rà vì có những người làm tiến sĩ ở nước ngoài 7 - 8 năm mới xong thì họ phải đổi 2 - 3 cuốn hộ chiếu là thường. Chúng ta có thể đơn giản hóa thủ tục bằng cách chỉ cần có giấy chấp nhận việc nhập học ở bên kia, có visa, cộng với quyết định tiếp nhận, với bằng là đủ.

T iến sĩ Đồng Xuân Đảm (Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Kinh tế quốc dân )

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024
Phong tỏa một nhà ga ở Hamburg do lo ngại hành khách mang virus lạ
13:47:47 03/10/2024
Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
09:29:44 04/10/2024
Căng thẳng Trung Đông đ.e dọ.a kinh tế toàn cầu
07:13:52 04/10/2024
Campuchia 'bật đèn xanh' cho hải quân Mỹ đến căn cứ Ream
06:15:06 04/10/2024

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Con trai đưa mẹ đẻ về sống cùng nhà vợ, sau nửa năm đã phải tá hỏa đòi chuyển đi nhưng bố vợ lại đưa ra lời đề nghị hấp dẫn
05:27:37 05/10/2024

Tin mới nhất

Hướng tới 'Sáng tạo, đổi mới và thực hiện bằng tiếng Pháp'

11:00:52 05/10/2024
Theo ước tính của OIF, đến năm 2050 con số này có thể lên tới hơn 715 triệu người, tương đương 8% dân số thế giới. Và vào năm 2060, thế giới dự kiến có 760 triệu người nói tiếng Pháp.

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?

06:21:11 05/10/2024
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.

Nơi giữ gìn cội nguồn và bản sắc dân tộc

06:18:21 05/10/2024
Không chỉ là ngôi trường dạy tiếng Việt, những người thành lập trường Việt ngữ Cây Tre còn hướng đến mục tiêu đưa nơi này trở thành một địa điểm văn hóa của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Nhân viên bảo trì đường sắt ở Italy bị tàu đâ.m t.ử von.g

06:15:36 05/10/2024
Công ty đường sắt Rete Ferroviaria Italiana (RFI) cho biết kết nối đường sắt giữa các thành phố Bologna và Venice ở phía Bắc Italy bị dừng vào lúc 4h30 (giờ địa phương) sau khi một nhân viên đường sắt bị tàu đâ.m ngay ở phía Bắc Bologna.

Đội tàu chở dầu của Nga giương cao những lá cờ 'lạ', vượt qua lệnh trừng phạt

06:10:39 05/10/2024
Theo luật quốc tế, tất cả các tàu phải đăng ký với một cơ quan quốc gia. Các quốc gia có sổ đăng ký hàng hải đã cạnh tranh để cung cấp mức thuế thấp hơn, các quy định ít nghiêm ngặt hơn và chứng nhận nhanh chóng.

Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội

05:58:08 05/10/2024
Về phòng chống thảm họa thiên tai, Thủ tướng Ishiba tiếp tục nhấn mạnh cam kết thành lập Cục Phòng chống Thiên tai, một trong những chính sách chủ chốt của ông nhằm đối phó kịp thời với các thiên tai như lũ lụt và bảo vệ tính mạng người...

Căng thẳng tại Trung Đông: Cắt đứt tuyến đường cho người sơ tán từ Liban vào Syria

05:54:56 05/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban.

Phát hiện các mỏ khí đốt lớn tại Colombia

05:52:17 05/10/2024
Petrobras hiện nắm giữ 44,4% cổ phần trong một tập đoàn thăm dò khí đốt ở vùng Caribe của Colombia, trong khi công ty nhà nước Ecopetrol (Colombia) nắm giữ 55,6% còn lại.

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

Tân Thủ tướng Ishiba ưu tiên giảm gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai

21:34:00 04/10/2024
Dự kiến sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng này, Nội các sẽ nhanh chóng trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 (tính đến hết tháng 3/2025), nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp kin...

Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g

21:32:28 04/10/2024
Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao HLV Kim Sang-sik loại tiề.n đạo triệu USD khỏi tuyển Việt Nam?

Sao thể thao

11:03:00 05/10/2024
Tiề.n đạo Phạm Tuấn Hải vắng mặt trong đợt tập trung quan trọng của đội tuyển Việt Nam trong hành trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 5/10/2024: 3 con giáp có vận may tốt hôm nay

Trắc nghiệm

11:00:29 05/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 5/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Dần, Tỵ và Mùi - 8/10

Thùy Dương 'cô dâu' của Chải, chạm ngõ màn ảnh với nét đẹp quyến rũ

Sao việt

10:59:51 05/10/2024
Đi Giữa Trời Rực Rỡ cùng với cặp đôi Pu và Chải (Thu Hà Ceri và Long Vũ) nhận về nhiều ý kiến trái chiều, gián tiếp khiến bộ phim giảm nhiệt. Vì lý do này mà mới đây, khi phim xuất hiện nhân tố mới.

Loài chim có biệt tài hút đối phương bằng kỹ năng xây tổ độc đáo

Sáng tạo

10:57:32 05/10/2024
Đẹp không chỉ về hình dáng, sức hấp dẫn của chim Bowerbird còn đến từ tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế và sự tỉ mỉ chu đáo.

Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng

Sao âu mỹ

10:55:40 05/10/2024
Sean Diddy Combs, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong giới giải trí Mỹ, đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về ồn ào buổi tiệc nhạy cảm, buôn bán hành động về thể xác.

Miss Cosmo 2024: Thí sinh vứt bỏ tóc giả, nhiều đại diện "vồ ếch" trên sân khấu

Sao châu á

10:49:15 05/10/2024
Sự kiện Jury Session (Vòng thẩm định/Vòng đán.h giá của ban giám khảo) của cuộc thi Miss Cosmo 2024 đã diễn ra tại TPHCM vào tối 3/10. Đây là sự kiện được tổ chức thay thế cho đêm bán kết dự kiến ra ngày 2/10.

CEO Phạm Duy Khánh: Người có màn trao vương miện đẹp nhất lịch sử, gây chấn động

Netizen

10:43:02 05/10/2024
Đạo diễn Phạm Duy Khánh bất ngờ nổi tiếng với khoảnh khắc trao vương miện nhanh gọn lẹ và đẹp cho tân hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên tại đêm chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024.

Team Quang Linh: người 'gán tội' cho Quang Dũng xin lỗi, bị 'chủ tịch' 'xử' đẹp

Trẻ

10:36:24 05/10/2024
Anh Đồng cho biết, kênh Quang Dũng Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi yếu hơn các kênh khác trong team do kinh tế hạn hẹp, là một phần nguyên nhân của những lùm xùm nấu xói trong nội bộ team Quang Linh vừa qua.

Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng

Tin nổi bật

10:22:35 05/10/2024
Cơ quan chức năng vẫn triển khai tuần tra tìm kiếm người mất tích, trục vớt phương tiện và các nhịp cầu bị sập sau sự cố sập cầu Phong Châu.

ĐTCL mùa 12: "Nắm trùm" meta cùng đội hình Gwen - Bảo Hộ siêu "lì lợm"

Mọt game

10:20:09 05/10/2024
Phiên bản 14.19 của ĐTCL mùa 12 đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của meta Fast 8 hay chính xác hơn là sự thống trị của các chủ lực 4 tiề.n.

Kiểm tra, ngăn chặn kinh doanh xyanua trôi nổi

Pháp luật

09:00:49 05/10/2024
Đáng nói, công ty này không có giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa chỉ trên; không cung cấp hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng Potassium Gold Cyanide.